SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 112
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN VĂN HẢI
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN VĂN HẢI
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số : 60 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học: TS Vò QUANG H¶I
HÀ NỘI - 2013
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON 13
1.1. Một số khái niệm cơ bản 13
1.2. Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất
lượng đội ngũ giáo viên mầm non 19
Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG
HIỆN NAY 31
2.1. Khái quátđặc điểm, tìnhhình pháttriển giáo dục, đào tạo
của huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương 31
2.2. Thực trạng quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm
non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương 34
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG 59
3.1. Một số yêu cầu trong đề xuất và thực hiện biện pháp
quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non 59
3.2. Các biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên
mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dương hiện nay 62
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 93
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn Đề tài
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản
Việt Nam chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã
hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý
giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”
[20, tr.130-131]. Để thực hiện tốt mục tiêu đó thì cần phải phát huy nguồn lực
con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững có ý nghĩa sống
còn đối với sự phát triển giáo dục của đất nước...
Đội ngũ giáo viên và những người làm công tác giáo dục là nhân tố có
ý nghĩa quyết định đối với sự thành công hay thất bại của việc nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Sứ mệnh của nhà
giáo có vai trò đặc biệt, lao động của họ trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy sự
phát triển của đất nước một cách bền vững. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định: “Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là
người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng
huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh.
Đây là một điều rất vẻ vang. Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em
nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được” [29, tr.331].
Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, mầm non là bậc học đầu
tiên, có ý nghĩa quan trọng để trẻ làm quen với việc học ở nhà trường, là nền
tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách của
conngười, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục và đào tạo ở các bậc học tiếp
theo. Điều 22 của Luật Giáo dục năm 2005 chỉ rõ mục tiêu của giáo dục mầm
non là: “Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một” [32].
4
Để thực hiện được mục tiêu này cần nhiều điều kiện, yếu tố như xây
dựng được nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục phù hợp và cần có
các phương tiện trang thiết bị phục vụ quá trình chăm sóc nuôi dạy trẻ… Một
trong những điều kiện tiên quyết giúp giáo dục mầm non phát triển chính là
khâu quản lý. Chất lượng quản lý trường mầm non ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng thực hiện mục tiêu giáo dục của trường.
Trong hơn 50 năm hình thành và phát triển, ngành học mầm non đã có
hệ thống quản lý chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, đã có một
mạng lưới trường lớp ở khắp các vùng miền trong cả nước. Với những đặc
trưng của bậc học mầm non là vừa chăm sóc, vừa dạy dỗ, trẻ học thông qua
vui chơi. Giáo dục trẻ em ở trường mầm non mang tính chất giáo dục gia
đình, quan hệ giữa cô và trẻ vừa mang tính thầy trò vừa mang tính mẫu tử.
Việc giáo dục trẻ được tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi sinh hoạt và
hoạt động của trẻ hàng ngày. Do đó, đội ngũ giáo viên mầm non, những
người thầy đầu tiên của trẻ, muốn đảm nhận và hoàn thành trọng trách của
mình cần phải hội tụ đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của bậc
học mầm non nói riêng và mục tiêu giáo dục nói chung.
Thực tiễn trong những năm qua, công tác quản lý chất lượng đội ngũ
giáo viên mầm non ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương cho thấy đội ngũ giáo
viên bước đầu đáp ứng được yêu cầu về số lượng, có cơ cấu tương đối phù hợp
và có sự tiến bộ về chất lượng, nhưng đứng trước yêu cầu đổi mới vẫn còn tồn
tại những bất cập nhất định. Sự phân bố giáo viên mầm non trên địa bàn huyện
chưa hợp lý, một số vùng gần trung tâm huyện, thuận lợi thì thừa giáo viên,
trong khi đó ở nơi khó khăn, xa trung tâm huyện lại thiếu giáo viên. Sở dĩ có
tình trạng trên là do cơ quan quản lý khi tuyển dụng giáo viên chưa căn cứ vào
số lớp, số trường và số lượng giáo viên để tính biên chế nên công tác tuyển
5
dụng, điều động giáo viên chưa hợp lý. Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa
đồngđều, một số giáo viên mầm non do đào tạo cấp tốc, chắp vá qua nhiều hệ,
loại hình đào tạo, bồi dưỡng (đào tạo, đào tạo lại để đạt chuẩn qua nhiều gian
đoạn), trình độ kiến thức phổ thông hạn chế dẫn đến nghiệp vụ sư phạm không
vững chắc, trình độ chuyên môn yếu. Trong khi đó, hàng năm một số lượng
không nhỏ giáo viên mầm non tốtnghiệp ở các trường sư phạm, có trình độ cao
(cao đẳng và đại học) chưa được tuyển dụng do không còn chỉ tiêu biên chế.
Bên cạnh đó, tình trạng “già hóa” giáo viên mầm non đang diễn ra, mà nguyên
nhân là do trước đây, khi huyện Phú Giáo được tái lập đã tuyển dụng giáo viên
mầm non với tốc độ nhanh, số lượng lớn, chất lượng không đảm bảo, đến nay
chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên mới không tăng, dẫn đến tình trạng số giáo viên
mầm non được đào tạo chính quy, chưa được tuyển dụng gây ra sự lãng phí
chất xám trên địa bàn huyện Phú Giáo hiện nay.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, cần thiết phải có những giải pháp
quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên, nhằm duy trì và phát triển đội ngũ giáo
viên mầm non của huyện một cách bền vững, đủ về số lượng, chuẩn hoá và
đồng bộ về trình độ chuyên môn, có sự kế thừa để đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp đổi mới giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non,
hoàn thành “phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi” [29, tr.131]. Thực tế hiện nay,
vấn đề quản lý giáo viên nói chung, quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên
mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo nói riêng, chưa có bất cứ một công
trình, đề tài nào nghiên cứu tới. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả
chọn vấn đề: “Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn
huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực chuyên môn cho
những người làm công tác giảng dạy đã được các nhà giáo dục ở cả phương
6
Tây và phương Đông đề cập đến. J.A.Kômenxki (1592 - 1670), nhà giáo
dục tiêu biểu người Cộng hòa Séc, Ông đề cao vai trò to lớn của giáo dục,
của nhà trường trong việc hình thành, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách
con người mà ông gọi là “xưởng rèn nhân cách”. Với vị trí chức năng của
nghề dạy học, J.A.Kômenxki yêu cầu người giáo viên phải mẫu mực, trong
sáng về đạo đức và tác phong, giỏi về chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của
nghề nghiệp và đó cũng là lương tâm, trách nhiệm, uy tín của giáo viên.
Tuy nhiên, do hạn chế của xã hội đương đại lúc bấy giờ, Ông chưa chỉ rõ
con đường để thực hiện quản lý có hiệu quả việc đào tạo, bồi dưỡng cho
đội ngũ giáo viên.
Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời với quan điểm duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, hệ thống tư tưởng giáo dục mác xít đã làm cho khoa học giáo dục
nói chung, quản lý giáo dục nói riêng có sức sống mới, có giá trị lý luận và
giá trị chỉ đạo thực tiễn to lớn. Nền giáo dục của giai cấp vô sản được hình
thành, phát triển, đòi hỏi phải có một đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng cơ
bản về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
sư phạm để đào tạo ra lớp người lao động có tri thức, tay nghề, tích cực chủ
động trong sản xuất tạo ra của cải, vật chất góp phần xây dựng xã hội mới, xã
hội chủ nghĩa mà ở đó con người được tự do, bình đẳng, được chăm lo phát
triển toàn diện về phẩm chất và năng lực. Vì vậy, xã hội cần phải quan tâm
đến công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên về mọi mặt, trong đó đặc
biệt quan tâm đến quản lý chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội giáo viên. Đặc
biệt trong giai đoạn cách mạng hiện nay, khi xã hội loài người đang tiến dần
tới nền kinh tế tri thức thì việc nghiên cứu xây dựng các biện pháp để quản lý
quá trình đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên cũng như quản lý
chất lượng đội ngũ giáo viên có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết đối với sự
nghiệp giáo dục và đào tạo.
7
Ở Việt Nam, kiên trì đường lối phát triển giáo dục theo chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp tục phát huy truyền thống hiếu
học của nhân dân ta, Đảng và Nhà nước đã đề ra đường lối phát triển giáo dục
thời kỳ mới. Trong đó, quản lý toàn diện về chất lượng đội ngũ giáo viên, đảm
bảo cho đội ngũ giáo viên vừa hồng vừa chuyên là yêu cầu cấp thiết, là khâu
then chốt, là tiền đề căn bản để phát triển sự nghiệp giáo dục của dân tộc.
Chính vì vậy, nhiều công trình, đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý đội ngũ
giáo viên nói chung và quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng như:
Hội thảo toàn quốc về “Quản lý giáo dục còn hạn chế - thực trạng và
giải pháp”, do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Hà Nội tháng 04/2005, đã
nêu lên các nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế, yếu kém
trong quản lý giáo dục. Trong đó, nguyên nhân do năng lực đội ngũ cán bộ
quản lý giáo dục còn hạn chế; đội ngũ giáo viên vừa thừa, vừa thiếu, vừa
không đồng bộ, được các đại biểu nhấn mạnh trong hội thảo.
Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc trong cuốn sách “Giáo dục Việt Nam
trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI”, đã khẳng định đội ngũ giáo viên là một yếu tố
quyết định đến sự phát triển giáo dục, đào tạo nói riêng, phát triển phẩm chất,
năng lực cho con người nói chung. Trong bài viết, tác giả đưa ra những chuẩn
quy định về phẩm chất nhân cách, năng lực sư phạm của người giáo viên và
coi đó như là tiêu chí để đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
Tác giả Bùi Minh Hiền cho rằng nội dung phát triển đội ngũ giáo viên
phải coi trọng ba vấn đề chủ yếu: Đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng,
đồng bộ về cơ cấu. Tác giả đã chỉ ra những điều cần chú ý phát triển đội ngũ
giáo viên trong khâu kế hoạch, khâu tổ chức - chỉ đạo, khâu kiểm tra; đồng
thời chỉ ra biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên là phải kết hợp hài hòa các
yếu tố như: Người lãnh đạo nhà trường phải gương mẫu, các giáo viên phải
hiểu được nhiệm vụ, quyền hạn của mình, được giúp đỡ để thực hiện quyền tự
8
chủ trong tổ chức đào tạo, tạo ra được mối liên hệ giữa các cá nhân hợp lý;
nhà trường xác định được sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược hành động, xây
dựng được hệ thống thông tin quản lý giáo dục minh bạch, công khai, xây
dựng được một hệ giá trị tạo nên văn hóa đặc trưng của nhà trường phù hợp
với hệ giá trị tiên tiến của đất nước…[21].
Liên quan đến vấn đề quản lý đội ngũ giáo viên, đã có nhiều công trình
nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ của Lê Đình Huấn (2010) “Thực trạng công
tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Bình
Phước ”; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Xuân Hường (2002) “Một số giải pháp
quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học Phòng không”. Luận
văn thạc sĩ của Đỗ Ngọc Mỹ (2002) “Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo
viên trường Trung học Kỹ thuật Lý Tự Trọng”; tác giả Dương Đức Sáu, trong
luận văn thạc sĩ của mình, tập trung nghiên cứu “Các biện pháp quản lý đội
ngũ giáo viên Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Bình”; Luận văn thạc sĩ của
Nguyễn Đức Cường, nghiên cứu: “Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên các
trường trung học phổ thông thành phố Yên Bái trong giai đoạn hiện nay”; Luận
văn thạc sĩ của Trần Danh Phương, đề cập tới: “Các biện pháp quản lý, phát
triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp y tế Hải Phòng giai đoạn 2006-
2010”; Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Thu Huyền, nghiên cứu: “Các biện pháp
xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường trung học phổ
thông bán công trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”; Luận văn thạc sĩ của
Phạm Đình Ly, nghiên cứu: “Các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giáo
viên và cán bộ quản lý trường trường trung học phổ thông tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2006-2010”. Tác giả Nguyễn Kỷ Trung với đề tài “Thực trạng và biện
pháp quản lý đội ngũ giảng viên ở trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh”, tác giả nêu lên những ưu, nhược điểm và các giải pháp trong công tác
xây dựng, phát triển và quản lý có hiệu quả đội ngũ giáo viên của nhà trường.
9
Nghiên cứu các đề tài luận văn cho thấy nội dung trong từng đề tài đã
nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm
và đề xuất các giải pháp để thực hiện công tác quản lý việc đào tạo, phát triển
đội ngũ giáo viên ở các góc độ, phạm vi và tại các địa phương khác nhau như
Hải phòng, Quảng Nam, thành phố Hồ Chí Minh... Đây là những gợi mở, chỉ
dẫn tạo thuận lợi cho tác giả tiếp cận vấn đề, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
nghiên cứu về quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non. Ngoài ra còn có
nhiều công trình, bài viết về quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên nói chung.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu về quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên chưa
nhiều và chưa có bất cứ một công trình nào nghiên cứu về quản lý chất lượng
đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Như vậy, cùng với sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo, đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu, đề cập đến các biện pháp quản lý đào tạo, bồi dưỡng,
chuẩn hóa nhằm nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ giáo viên để bảo
đảm đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, chất lượng giáo viên không ngừng
nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo của
đất nước. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào về các biện
pháp quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên, nhất là quản lý chất lượng đội ngũ
giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Do vậy,
tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề “Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên
mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương” nhằm góp phần đáp
ứng yêu cầu của thực tiễn đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục bậc học mầm
trên địa bàn huyện Phú Giáo hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá đúng thực trạng quản lý chất
lượng đội ngũ giáo viên, đề xuất một số biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ
10
giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc học mầm non.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên nói
chung và giáo viên mầm non nói riêng.
Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm
non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Xây dựng biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên
địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo,
tỉnh Bình Dương.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú
Giáo, tỉnh Bình Dương.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng
đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Các số liệu điều tra, khảo sát tính từ năm 2007 - 2012.
5. Giả thuyết khoa học
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh
Bình Dương hiện nay phụ thuộc vào sự tác động của nhiều yếu tố. Nếu làm
tốt công tác nâng cao ý thức trách nhiệm, phẩm chất và năng lực quản lý cho
đội ngũ cán bộ quản lý; làm tốt việc tuyển dụng giáo viên mầm non; quản lý,
11
thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo
viên mầm non đủ số lượng, có chất lượng cao về phẩm chất, năng lực; chất
lượng dạy học, giáo dục và chăm sóc các cháu của đội ngũ giáo viên được
nâng cao và thúc đẩy hoạt động tự quản lý của đội ngũ giáo viên mầm non thì
việc quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên sẽ đạt hiệu quả cao, góp phần thiết
thực nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc học mầm non của huyện Phú Giáo.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Để nghiên cứu đề tài, tác giả dựa trên nền tảng các quan điểm, tư tưởng
về giáo dục và quản lý giáo dục của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời quán
triệt, vận dụng sâu sắc quan điểm hệ thống, cấu trúc, logic, lịch sử và quan
điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học giáo dục, từ đó định hướng cho việc
tiếp cận đối tượng nghiên cứu và luận giải các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Thực hiện việc thu thập, nghiên cứu tài liệu; phân tích, tổng hợp, hệ
thống hoá, khái quát hoá các tài liệu về giáo dục, đào tạo, đặc biệt là những tài
liệu liên quan đến quản lý giáo viên như: nghị quyết của các cấp ủy đảng, các
văn bản, chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kế hoạch quản lý
giáo dục nói chung, quản lý đội ngũ giáo viên nói riêng của Sở Giáo dục và
Đào tạo tỉnh Bình Dương, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Giáo và của
các trường mầm non trên địa bàn huyện.
Nghiên cứu các sản phẩm, công cụ quản lý như: chương trình, quy trình
tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên đã thực hiện
trong những năm gần đây; bài giảng và kế hoạch công tác của giáo viên, hệ
thống sổ sách của cán bộ quản lý nhà trường.
12
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát sư phạm: quan sát việc quản lý các buổi họp hội
đồng, sinh hoạtchuyên môn. Quan sáthoạt động dạy học, tổ chức vui chơi cho
các cháu của giáo viên.
Phương pháp điều tra: điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến (hỏi) đối
với 12 cán bộ, chuyên viên của phòng giáo dục và đào tạo, 36 cán bộ quản lý,
212 giáo viên ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm quản lý: nghiên cứu kết quả hoạt
động của đội ngũ giáo viên thông qua các báo cáo tổng kết năm học của các
trường mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo.
Phương pháp chuyên gia: trao đổi, tham khảo ý kiến của một số nhà
khoa học, cán bộ phòng giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng, giáo viên ở một số
trường mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo.
7. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài góp phần hệ thống hoá và khái quát hoá lý luận về quản lý chất
lượng đội ngũ giáo viên mầm non.
Đề xuất biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên
địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo
cho cán bộ quản lý giáo dục nói chung, quản lý trường mầm non nói riêng
trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
8. Kết cấu luận văn
Luận văn được kết cấu gồm: Phần mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận
và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục.
13
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm quảnlý trường mầm non
Nghiên cứu Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi năm 2009 cho thấy nhà
trường trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, trường mầm non nói
riêng, có nhiệm vụ và quyền hạn: “Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt
động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp
văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền; tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ,
nhân viên; tham gia vào quá trình điều động của các cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên”... Đồng thời, có
“các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật” [32].
Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong
phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý
giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ trở thành người lao
động có phẩm chất, năng lực, có khả năng thực hành tự chủ. Quản lý nhà
trường do chủ thể quản lý bên trong nhà trường, đứng đầu là hiệu trưởng và
cơ quan chức năng tiến hành. Hoạt động quản lý nhà trường bao gồm quản lý
giáo viên, học sinh; quản lý quá trình dạy học, giáo dục; quản lý cơ sở vật
chất và thiết bị trường học; quản lý tài chính và quản lý mối quan hệ giữa nhà
trường và cộng đồng. Quản lý nhà trường còn là những tác động quản lý của
các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên, những quyết định, hướng dẫn của các
thực thể bên ngoài nhà trường có liên quan trực tiếp đến nhà trường (như hội
đồng giáo dục), góp phần định hướng, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhà trường
hoạt động đạt hiệu quả và ngày càng phát triển.
14
Từnhững lý giải về quản lý nhà trường nói chung, theo tác giả: “Quản lý
trường mầm nonlà trách nhiệmcủa cơ quan chức năng, ban giám hiệu đứng
đầu là hiệu trưởngvà cơquancủa nhàtrường nhằm tổchứcvà huy động tối đa
nguồnlựccủa cáclực lượng, giáo viên và học sinh để thực hiện nhiệm vụ dạy
học, giáodụcgóp phần đưachấtlượnggiáo dục mầm non đạt tới mục tiêu dự
kiến và tiến lên trạng thái mới về chất”.
Như vậy, quản lý trường mầm non là một chuỗi các tác động hợp lý (có
mục đích, có kế hoạch, có hệ thống) mang tính tổ chức, tính sư phạm của chủ
thể quản lý, đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng trong và
ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp tham gia vào
các hoạt động của nhà trường để làm cho công tác quản lý vận hành tốt, hoàn
thành những mục tiêu dự kiến.
1.1.2. Khái niệm đội ngũ giáo viên và chất lượng đội ngũ giáo viên
mầm non
* Khái niệm đội ngũ giáo viên
“Đội ngũ”, theo cách giải thích của Đại từ điển tiếng Việt đó là: “tập
hợp gồm một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp, thành một
lực lượng” [44]. Như vậy, đội ngũ được cấu thành từ các thành tố như: một
tập thể người, cùng chung một chức năng, có cùng mục đích, làm theo kế
hoạch và gắn bó với nhau về quyền lợi, nghĩa vụ với tổ chức và xã hội. Khi
xem xét một đội ngũ, thông thường người ta quan tâm đến 3 yếu tố cơ bản, đó
là số lượng đội ngũ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ (bao gồm phẩm chất và
năng lực) và cơ cấu đội ngũ (bao gồm giới tính, độ tuổi…).
“Giáo viên”, theo Điều 70, Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005 chỉ rõ: nhà
giáo là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và
các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà giáo giảng
15
dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp
gọi chung là giáo viên [32, tr.22]. Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm
non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà
trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập [4, tr.19].
Từ cách tiếp cận về đội ngũ và giáo viên nói chung, tác giả quan niệm:
“Đội ngũ giáo viên mầm non là một tập thể các nhà sư phạm, có đủ về số
lượng, cân đối về cơ cấu, có chất lượng cao về phẩm chất, năng lực, cùng
chung một chức năng giáodục, đào tạo, là chuyên gia trong lĩnh vực giáodục,
chăm sóc trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi”. Với khái niệm này cho thấy:
Đội ngũ giáo viên mầm non là tập hợp những người tham gia công tác
giảng dạy, giáo dục trong các trường mầm non và các cơ sở giáo dục tư thục,
dân lập khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được tổ chức thành một lực
lượng, có cùng nhiệm vụ là giảng dạy, giáo dục, chăm sóc các cháu có độ tuổi
từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Với tư cách là nhà sư phạm, đội ngũ giáo viên mầm
non trực tiếp đóng góp trí tuệ và sức lực nhằm giáo dục cho các cháu ở lứa
tuổi nhà trẻ, mẫu giáo phát triển trí tuệ, hình thành nhân cách, đáp ứng đòi hỏi
khách quan của xã hội trong việc chăm lo cho thế hệ trẻ. Lao động của đội
ngũ giáo viên là lao động trí óc, lao động khoa học, lao động đặc thù nhằm
tạo ra sản phẩm đặc biệt là con người có ý thức, có tình cảm, có tinh thần
trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội.
Bên cạnh số lượng, cơ cấu, phẩm chất nhân cách nói chung của đội ngũ
giáo viên mầm non được thể hiện thông qua phẩm chất chính trị, thế giới quan
khoa học, niềm tin, lý tưởng và phẩm chất đạo đức cách mạng của mỗi giáo
viên. Năng lực nghề nghiệp của tập thể giáo viên trong nhà trường được biểu
hiện thông qua năng lực chuyên môn của từng giáo viên và thể hiện ở xu
hướng sư phạm, thái độ, trách nhiệm đối với hoạt động dạy học, sẵn sàng hiến
dâng đời mình cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng
những nhân tài tương lai cho đất nước.
16
Để có một đội ngũ giáo viên mầm non với cơ cấu hợp lý về tuổi đời, có
phẩm chất nhân cách tốt, có thâm niên nghề nghiệp, kinh nghiệm giảng dạy,
trình độ học vấn cao, thì công tác quản lý phải có những nội dung, biện pháp
và hình thức quản lý phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương.
* Kháiniệm chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non
Thuật ngữ “chất lượng” phản ánh thuộc tính đặc trưng về giá trị, bản chất
của sự vật, tạo nên sự khác biệt về chất giữa sự vật này với sự vật khác. Theo
quan điểm triết học, chất lượng là kết quả của quá trình tích lũy về lượng tạo
nên những bước nhảy vọt về chất của sự vật và hiện tượng.
Tiếp thu tính hợp lý của quan điểm triết học về chất lượng, dưới góc độ
quản lý giáo dục, tác giả đưa ra khái niệm chất lượng đội ngũ giáo viên mầm
non như sau: “Chấtlượng đội ngũ giáo viên mầm non là tổng hợp của yếu tố
số lượng, cơ cấu, phẩm chất nhân cách, năng lực chuyên môn được hình
thành, pháttriển, hoàn thiện trong công tác và được phản ánh thông qua kết
quả thực hiện nhiệm vụ”. Với quan niệm trên, có thể hiểu chất lượng đội ngũ
giáo viên mầm non ở các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non không phải là những
con số đơn thuần cộng lại của các yếu tố về số lượng, cơ cấu trong đội ngũ và
phẩm chất nhân cách, năng lực chuyên môn sư phạm của từng giáo viên mà là
tổng hợp các yếu tố về số lượng, cơ cấu độ tuổi, chuyên môn, phẩm chất,
năng lực sư phạm của cả tập thể giáo viên.
Thứ hai, chất lượng đội ngũ giáo viên được biểu hiện ở phẩm chất chính
trị, ý thức trách nhiệm, động cơ công tác, năng lực chuyên môn (mức độ nắm
kiến thức, khả năng vận dụng kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm) của mỗi giáo viên
vào giảng dạy, chăm sóc các cháu học sinh nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu,
yêu cầu giảng dạy, giáo dục của nhà trường.
17
Thứ ba, chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên mầm non nói
riêng được hình thành, phát triển, hoàn thiện thông qua học tập, rèn luyện và
công tác chuyên môn. Do vậy, khi xem xét, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo
viên phải tiến hành một cách toàn diện, từ những yếu tố đầu vào, những yếu tố
của quá trình đào tạo, yếu tố đầu ra và thực tiễn công tác của đội ngũ giáo viên.
1.1.3. Khái niệm quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non
Từ khái niệm quản lý trường mầm non, đội ngũ giáo viên và chất lượng
đội ngũ giáo viên mầm non, tác giả cho rằng quản lý chất lượng đội ngũ giáo
viên mầm non: “Là tổng thểcáccách thức, biện pháp của sự tác động có mục
đích, có kế hoạch thôngquachươngtrình,kếhoạch cụ thể của cơ quanquản lý
cấp trên, ban giámhiệu đứngđầulà hiệu trưởng và cơ quan chức năng trong
nhà trường nhằmquảnlýsố lượng, cơ cấu, hiểu rõ phẩm chất, nănglựcchuyên
môn, kinh nghiệmgiảngdạy,giáodụchọcsinh của độingũ giáoviên nhằm đạt
mục tiêu giáo dục, đào tạo và chăm sóc các cháu ở bậc học mầm non”.
Đội ngũ giáo viên mầm non, bên cạnh những đặc điểm chung của giáo
viên thì giáo viên mầm non có tính đặc thù như: đặc điểm lao động của họ
luôn thể hiện ba chức năng là chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ thơ, lấy quan
hệ tình cảm yêu thương mẹ - con làm yếu tố quyết định. Vì thế, lòng yêu trẻ
là phẩm chất số một trong nhân cách một giáo viên mầm non. Trong công tác
luôn hết lòng yêu thương, tôn trọng trẻ, là tấm gương hàng ngày đối với
chúng, thiết tha, hứng thú với nghề nghiệp. Có tấm lòng nhân hậu, vị tha,
công bằng, tế nhị và chu đáo với trẻ. Có ý chí cao, tính tình cởi mở, cứng rắn
nhưng lại kiên nhẫn và biết tự kiềm chế. Có kiến thức và những kỹ năng cần
thiết (học vấn phổ thông, đặc điểm tâm sinh lý trẻ từ 0 đến 6 tuổi); có năng
lực sư phạm riêng biệt như múa, hát, đọc và kể diễn cảm…
Bên cạnh đó, giáo viên mầm non hiện trung bình phải làm việc 12 tiếng
mỗi ngày, không kể thời gian soạn giáo án buổi tối ở nhà, làm đồ chơi vào các
18
ngày nghỉ. Trong khi trẻ là đối tượng rất đặc thù, chưa ý thức được hành vi
nên rất hay nghịch ngợm, tranh giành nhau,... nên công việc của giáo viên
mầm non hết sức vất vả và đối mặt với nhiều rủi ro trong khi đồng lương eo
hẹp, cần có những chính sách đãi ngộ tốt hơn cho giáo viên, giúp giáo viên
yên tâm công tác với nghề.
Chính từ đặc điểm của đội ngũ giáo viên mầm non, nên việc quản lý
chất lượng đội ngũ giáo viên cần phải tác động một cách có mục đích, kế
hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng được quản lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của đội ngũ giáo viên trong giảng dạy,
giáo dục, chăm sóc các cháu học sinh, thông qua đó rèn luyện kỹ năng,
chuyên môn nghiệp vụ sư phạm góp phần hoàn thiện phẩm chất nhân cách,
năng lực chuyên môn sư phạm cho đội ngũ giáo viên theo yêu cầu của ngành
giáo dục. Với quan niệm đó, quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non
bao hàm:
Một là, quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non vừa mang đầy đủ
đặc trưng của quản lý xã hội, quản lý trường học vừa mang tính chất đặc thù
của quản lý trường mầm non. Hoạt động này được tổ chức chặt chẽ theo luật
giáo dục, quy chế, qui định về giáo dục, đào tạo bậc học mầm non, đặt dưới sự
lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, ban giám hiệu nhà trường.
Hai là, mục đích quản lý đội ngũ giáo viên nhằm nắm chắc tình hình
mọi mặt, kết quả dạy học, giáo dục của giáo viên làm cơ sở đánh giá đúng
diễn biến, kết quả giáo dục, đào tạo để tiếp tục tiến hành, hoàn thiện quá trình
giáo dục, đào tạo của nhà trường; đồng thời tác động, điều khiển, uốn nắn
giáo viên, giúp họ tích cực trong công tác, học tập, thực hiện tốt nhiệm vụ mà
nhà trường giao cho. Thông qua quản lý để định hướng cho giáo viên xây
dựng ý chí quyết tâm, lòng yêu nghề, tích cực rèn luyện, ngày càng hoàn thiện
phẩm chất nhân cách, năng lực chuyên môn sư phạm để trở thành những giáo
19
viên giỏi về chuyên môn, đủ đức, đủ tài, hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục,
đào tạo của nhà trường giao cho.
Ba là, nội dung quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên bao gồm quản lý
về số lượng, cơ cấu, phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, chuyên
môn nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên…
Bốn là, chủ thể quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường
bao gồm ban giám hiệu đứng đầu là hiệu trưởng, các cơ quan chức năng cấp
trên, cùng cấp và chính bản thân mỗi giáo viên trong nhà trường.
Năm là, khách thể quản lý là đội ngũ giáo viên và hoạt động giảng dạy,
giáo dục, tự học, tự rèn luyện của giáo viên trong suốt quá trình công tác tại
nhà trường. Như vậy, giáo viên và đội ngũ giáo viên vừa là khách thể, vừa là
chủ thể trong quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên. Điều đó đặt ra yêu cầu
khách quan về mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp, thời gian và không
gian để xác định các biện pháp quản lý một cách khoa học, có tính khả thi cao
và phù hợp với hoạt động của đội ngũ giáo viên.
1.2. Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng đội
ngũ giáo viên mầm non
1.2.1. Nội dung quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non
Chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non phải được đánh giá toàn diện và
đồng bộ cả về cơ cấu, số lượng, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và trình
độ chuyên môn của nhà giáo. Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên được thực
hiện dựa trên cơ sở của Quyết định 02/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/01/2008
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐ ngày
22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chuẩn giáo
viên hiện nay và các quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương,
Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Phú Giáo. Hiện nay, chuẩn của giáo viên
(tạm quy về) cơ bản đạt yêu cầu ở 3 khía cạnh là: chuẩn về phẩm chất chính
20
trị, đạo đức lối sống; chuẩn về trình độ chuyên môn; chuẩn kỹ năng sư phạm
của người thầy [7].
Một là, quản lý về số lượng giáo viên
Phát triển đội ngũ giáo viên có đủ về số lượng theo Quyết định số
27/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc ban hành Điều lệ Trường mầm non và định mức biên chế theo
Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ban hành ngày 28/11/2007
về hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non
công lập giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ. Thông tư chỉ rõ: “Đối
với nhóm trẻ: bình quân mỗi giáo viên nuôi dạy 8 trẻ. Nếu nhiều hơn 5 trẻ thì
được bố trí thêm một giáo viên; đối với lớp mẫu giáo: lớp không có trẻ bán
trú: 1 giáo viên phụ trách một lớp có từ 20 đến 25 trẻ; lớp có trẻ bán trú: 2
giáo viên phụ trách một lớp có từ 25 đến 30 trẻ; lớp mẫu giáo nếu nhiều hơn
10 trẻ thì được bố trí thêm một giáo viên”. Do vậy, cần chuẩn bị đội ngũ giáo
viên kế cận để sẵn sàng bổ sung, thay thế kịp thời những trường hợp có giáo
viên chuyển công tác, nghỉ hưu, sức khỏe yếu hoặc khả năng không còn đảm
đương được nhiệm vụ được giao...
Hai là, quản lý cơ cấu đội ngũ giáo viên
Quản lý cơ cấu đội ngũ giáo viên, đảm bảo sự tương thích về tuổi đời;
tương thích về trình độ nghiệp vụ sư phạm (người có tay nghề cao và bình
thường). Trong giai đoạn hiện nay, cần phát triển đội ngũ giáo viên trẻ có khả
năng tiếp thu và vận dụng khoa học, công nghệ vào công tác giảng dạy, đồng
thời phải bảo đảm tính kế thừa, hợp lý về cơ cấu trong hoạt động của nhà
trường, phù hợp với năng lực và điều kiện công tác, cơ chế quản lý, điều hành
của nhà quản lý.
Để có một đội ngũ giáo viên mầm non đồng bộ, phải có một cơ cấu hợp
lý, bao gồm cơ cấu về độ tuổi, thâm niên giảng dạy, trình độ học vấn. Đây là
21
những yếu tố quan trọng của công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng
đội ngũ giáo viên hiện nay. Do đó, quản lý đội ngũ giáo viên nói chung, quản
lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non nói riêng để sử dụng có hiệu quả
cần phải có những nội dung, phương pháp và hình thức quản lý cơ cấu đội
ngũ giáo viên một cách linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của ngành và tình
hình thực tiễn của nhà trường.
Ba là, quản lý phẩm chất nhân cách, đạo đức lối sống của đội ngũ
giáo viên
Nhà quản lý cần nghiên cứu nắm vững việc chấp hành chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; thi hành nhiệm vụ
theo quy định của pháp luật. Động viên giáo viên không ngừng học tập, rèn
luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng
dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Có ý thức tổ chức kỷ
luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức; có ý thức tập
thể, phấn đấu vì lợi ích chung. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích
cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội [5].
Nắm chắc đạo đức lối sống của đội ngũ giáo viên, bảo đảm cho giáo
viên có lối sống trong sạch, lành mạnh; có tinh thần đoàn kết, thương yêu,
giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao
dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với người học, đồng nghiệp; tâm huyết với
nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; sẵn sàng giúp
đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng
nghiệp và cộng đồng. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy
chế, nội quy của nhà trường, của ngành. Công bằng trong giảng dạy và giáo
dục; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng
phí. Thực hiện tự phê bình và phê bình nghiêm túc; thường xuyên học tập
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành
22
tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo
dục, đào tạo.
Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần
phấn đấu với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Có lối
sống hòa nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với
sự tiến bộ của xã hội; luôn ủng hộ, khuyến khích lối sống có văn hóa, tiến bộ
và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ. Tác phong làm việc
nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan
hệ xã hội, giao tiếp với đồng nghiệp, với học sinh, giải quyết công việc khách
quan, tận tình, chu đáo. Trang phục, trang sức luôn gọn gàng, giản dị, lịch sự,
phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của
người học. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học
sinh, đồng nghiệp và học sinh; thực hiện nếp sống có văn hóa nơi công cộng.
Bốn là, quản lý năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên
Đây là nội dung đặc biệt quan trọng của công tác quản lý chất lượng đội
ngũ giáo viên mầm non, quản lý năng lực chuyên môn nghiệp vụ nhằm giúp
cho giáo viên có được những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp
vụ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục ở bậc học mầm non trong tình
hình mới. Hoạt động quản lý năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ
giáo viên cần tập trung vào các vấn đề sau:
Quản lý năng lực dạy học của giáo viên, đây là nội dung quản lý quan
trọng nhất đối với đội ngũ giáo viên. Bởi vì, hoạt động dạy học của giáo viên
được thực hiện trong suốt cả năm học, chiếm nhiều thời gian nhất, đồng thời
là nhân tố quyết định sự thành công của chương trình giáo dục mầm non hiện
nay. Yêu cầu về năng lực dạy học của giáo viên là phải nắm vững được kiến
thức chuyên môn; luôn chủ động cập nhật kiến thức mới; thực hiện đa mục
23
tiêu, nội dung dạy học theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ; có khả
năng vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học và phát huy được
tính tích cực của các cháu học sinh; sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ
thuật dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và phù hợp với lứa tuổi
của các cháu học sinh.
Quản lý năng lực giáo dục của đội ngũ giáo viên, đây là nhiệm vụ
thường xuyên của người quản lý, nhằm đánh giá đúng khả năng, trình độ của
đội ngũ giáo viên trong thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện về đức, trí, thể,
mỹ, giúp các cháu học sinh từng bước làm quen với việc học chữ, hình thành
phẩm chất nhân cách, đạo đức, lối sống trong sáng cho các cháu.
Cán bộ làm công tác quản lý, cần kiểm tra đánh giá giáo viên một cách
khách quan, công tâm thông qua hoạt động chuyên môn, nhằm giúp giáo viên
phát triển, hoàn thiện về phẩm chất nhân cách, năng lực chuyên môn nghiệp
vụ sư phạm. Do vậy, khi đánh giá giáo viên phải bảo đảm đúng quy định,
công khai, công bằng và chính xác để có hướng sử dụng trong tương lai.
Năm là, quản lý tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo
viên mầm non
Quản lý công tác tuyển dụng giáo viên: “Tuyển dụng là công việc xét
chọn người thích hợp và nhận vào làm việc” [44]. Nhiệm vụ tuyển dụng giáo
viên là xúc tiến các hoạt động để lựa chọn được những người phù hợp với yêu
cầu tuyển dụng vào một vị trí công tác nhất định của nhà trường.
Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên: “là một loạt
các hoạt động được tổ chức có hệ thống để trang bị cho người lao động
nhận thức, kỹ năng tay nghề và động lực thực hiện công việc” [30, tr.338].
Nội dung cơ bản của quá trình quản lý đào tạo, bồi dưỡng nhằm trang
bị cho giáo viên những kiến thức chuyên môn để hình thành, phát triển và
24
hoàn thiện phẩm chất, năng lực, các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, giúp
giáo viên thực hiện tốt hơn các công việc được tổ chức phân công. Kết quả
của quá trình đào tạo, bồi dưỡng là sự hoàn thiện về phẩm chất nhân cách,
phát triển và hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo đáp ứng các yêu cầu ngày càng
cao về chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường.
Quản lý công tác sử dụng đội ngũ giáo viên. Ngay từ đầu năm học,
hiệu trưởng phân công chuyên môn và yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch
giảng dạy của mình dựa trên các nhiệm vụ đã được phân công. Cuối năm
học, trên cơ sở ý kiến đánh giá của các bộ phận quản lý giáo viên, hiệu
trưởng tổ chức đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên dựa trên
kết quả giảng dạy, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và các
mặt công tác khác.
Sáu là, quản lý việc đánh giá giáo viên
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến hiệu quả
giáo dục ở các trường mầm non chính là trình độ năng lực dạy học, giáo dục,
chăm sóc các cháu của đội ngũ giáo viên. Đánh giá giáo viên về phẩm chất,
năng lực, kỹ năng sư phạm phải nắm chắc quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về chuẩn trình độ chuyên môn, chức danh khoa học, phẩm chất chính trị,
năng lực sư phạm và phù hợp với các quy định của cơ quan chức năng, sự
phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Trình độ chuyên môn sư phạm của giáo viên mầm non hiện nay được
các cơ quan giáo dục, cơ quan chức năng đánh giá, xem xét thông qua các văn
bằng mà giáo viên đã đạt được. Tuy nhiên, trên thực tế bằng cấp chỉ là một
trong những tiêu chí cần có khi tuyển dụng, còn thực tế trình độ chuyên môn
sư phạm của giáo viên phải được thể hiện ở năng lực giảng dạy, kỹ năng sư
phạm trong thu hút các cháu vào bài giảng và khả năng tiếp thu của các cháu
thông qua mỗi buổi dạy, bài học cụ thể.
25
Cơ sở đánh giá năng lực của giáo viên được thể hiện thông qua kết quả
dạy học, giáo dục, chăm sóc các cháu cũng như những sản phẩm, mô hình, đồ
dùng học cụ mà người giáo viên đó tạo ra. Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc
đánh giá giáo viên nói chung, giáo viên mầm non nói riêng vẫn chỉ chú trọng
đến công tác giảng dạy, chưa quan tâm nhiều đến năng lực sáng tạo, sáng kiến
khoa học của giáo viên.
Như vậy, quản lý chất lượng giáo viên là quản lý toàn diện về số lượng,
cơ cấu, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng, đánh giá đội ngũ giáo viên
mầm non một cách khách quan, toàn diện, cụ thể, qua đó kịp thời phát hiện,
giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý chất lượng đội ngũ
giáo viên; thông qua quản lý giúp giáo viên xây dựng động cơ, thái độ, trách
nhiệm trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của nhà trường.
Định hướng xây dựng cho giáo viên có ý chí quyết tâm, lòng yêu nghề, tích
cực rèn luyện, ngày càng hoàn thiện phẩm chất, năng lực để trở thành những
giáo viên đủ đức, đủ tài, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ
nhà trường giao cho.
1.2.2. Cácyếu tố ảnh hưởng đến quản lýchất lượng đội ngũ giáoviên
mầm non
* Yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của ngành giáo dục.
Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là
một trong những độnglực quan trọng thúc đẩy sựnghiệp côngnghiệp hóa, hiện
đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát
triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [17, tr.108-109]. Chính vì
vậy, trong chiến lược phát triển giáo dục đã xác định rõ những định hướng lớn
và chỉ ra từng bước đi cụ thể cho việc phát triển giáo dục, đào tạo nói chung,
đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nói riêng.
26
Từ các văn bản (nghị quyết, nghị định, chỉ thị, hướng dẫn) của Đảng,
Nhà nước về phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, giúp cho các cấp
quản lý giáo dục nói chung, quản lý giáo dục ở bậc học mầm non nói riêng
quán triệt và tổ chức thực hiện. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, các cơ
quan chức năng, ban giám hiệu và hiệu trưởng các trường mầm non hoạch
định chiến lược, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo
viên mầm non đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát
triển của hệ thống trường lớp, phục vụ cho sự nghiệp giáo dục, chăm sóc các
cháu đến tuổi tới trường ngày càng tốt hơn.
* Yêu cầu chuẩn hóa giáo viên
Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ đạo thực hiện nhiệm vụ giảng dạy,
giáo dục học sinh. Phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm, phương pháp, tác phong
công tác của đội ngũ giáo viên là những nhân tố quyết định trực tiếp đến chất
lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo học sinh để hình thành, phát triển nhân cách
cho các cháu học sinh theo yêu cầu của xã hội. Từ đó, đòi hỏi đội ngũ giáo
viên phải có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức tốt nhằm đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong tình hình mới.
Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên là làm cho đội ngũ này luôn vận động phát
triển, tích cực, tự giác trong học tập, rèn luyện để làm mới mình bằng con
đường “học - hỏi - hiểu - hành”. Đây cũng là phương châm hành động của
con người trong xã hội hiện đại, là phương châm hành động của một tập thể
lao động. Do vậy, người quản lý nhà trường phải tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo để
đưa phương châm hành động này thành nền nếp cho từng giáo viên và cho cả
tập thể giáo viên của nhà trường thực hiện.
* Vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý
“Quản lý ngày nay là một nghề”. Cán bộ quản lý giáo dục là những
người công tác trong lĩnh vực “đặc biệt”, nên người quản lý phải là những con
27
người toàn năng, vừa có tầm nhìn chiến lược, vừa thành thạo kỹ năng, nghiệp
vụ quản lý nhà trường, nghiệp vụ tổ chức sư phạm, biết xử lý các tình huống
nảy sinh khi thực hành quản lý.
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên là một nghệ thuật, người hiệu
trưởng phải có nghệ thuật tạo ra sự đồng thuận của cả tập thể giáo viên, để
mọi người đồng lòng, dốc sức, tận tâm, tận lực phục vụ sự nghiệp giáo dục
của nhà trường và xây dựng đội ngũ giáo viên thành một tổ chức đoàn kết,
biết học hỏi lẫn nhau. Vì vậy, đội ngũ cán bộ quản lý có vai trò quan trọng
trong thực hiện nhiệm vụ quản lý giáo dục, đào tạo của nhà trường nói
chung, quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng.
Một người hiệu trưởng giỏi không phải là người có tham vọng tìm cách
giỏi hơn mọi giáo viên (thực tế hiện nay ở mọi loại hình nhà trường, chưa có
hiệu trưởng nào làm được điều này) mà là người biết dùng giáo viên giỏi,
cũng như tạo điều kiện cho giáo viên giỏi phát huy tài năng, sức lực của mình
trong giáo dục, đào tạo.Do đó, quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên là một
nghệ thuật, người hiệu trưởng phải làm sao để xây dựng đội ngũ giáo viên
thành một tổ chức biết học hỏi, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng
hoàn thành nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Bên cạnh đó, hiệu trưởng và cơ quan
quản lý giáo dục ở các trường mầm non cũng phải luôn luôn “biết học hỏi” để
không ngừng nâng cao trình độ quản lý, thực sự là sợi dây liên kết các thành
viên trong nhà trường thành một khối thống nhất để thực hiện và hoàn thành
tốt nhiệm vụ giáo dục, đào tạo.
* Sự tác động của công cụ, phương pháp đến quản lý chất lượng đội
ngũ giáo viên mầm non
Công cụ quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên
mầm non nói riêng là những phương tiện, những biện pháp có tính ràng buộc
pháp lý của chủ thể quản lý (cơ quan chức năng cấp trên, ban giám hiệu nhà
28
trường và các cơ quan chức năng của nhà trường) đối với đối tượng quản lý
(giáo viên và tập thể giáo viên), nhằm định hướng, dẫn dắt, khích lệ, điều hòa,
phối hợp và đánh giá kết quả hoạt động của các thành viên trong tổ chức giáo
dục của nhà trường, hướng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo đã
đề ra. Trong quá trình quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên, nhà quản lý có
thể sử dụng các công cụ như:
Thứ nhất, công cụ quản lý có tính pháp lý như hệ thống luật pháp, pháp
lệnh, nghị quyết, các văn bản của các cơ quan chức năng ban hành (ví dụ:
Luật giáo dục; Nghị định của Chính phủ về quản lý giáo dục...).
Thứ hai, công cụ quản lý theo lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ như
công cụ quản lý ngành, công cụ quản lý liên ngành, do các cơ quan chức năng
ban hành (ví dụ: Quyết định của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo; Thông tư
liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ...).
Thứ ba, công cụ quản lý theo nội dung và quá trình quản lý như công cụ
quản lý chuyên môn của cấp trên thuộc ngành giáo dục, hiệu trưởng nhà
trường, công cụ kiểm tra - đánh giá, công cụ điều chỉnh hoạt động,... (ví dụ:
quy chế, quy định của hiệu trưởng nhà trường, kế hoạch năm học...).
Phương pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên hiện nay được các
cấp quản lý sử dụng, thường được chia làm 03 loại chủ yếu sau:
Mộtlà, phươngpháphànhchính-pháp luật:“là tổngthể các tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý dựa trên cơ sở
quanhệ tổ chức vàquyềnlực nhà nước”[23]. Đặc trưngcơ bảncủaphương pháp
này là sựcưỡngbức đơnphươngcủachủthểquảnlý đốivớiđốitượngbị quản lý.
Cơ sở để thực hiện phương pháp này là: luật; điều lệ; quy chế; quyết định…
Hai là, phương pháp tâm lý - giáo dục: “là tổng thể các tác động lên
trí tuệ, tình cảm, ý thức và nhân cách của con người. Mục đích của phương
29
pháp này là thông qua những mối quan hệ liên nhân cách tác động tới mỗi
người nhằm cung cấp, trang bị thêm hiểu biết, hình thành những quan điểm
đúng đắn, nâng cao khả năng, trình độ thực hiện nhiệm vụ của họ” [23]. Cơ
sở khách quan của phương pháp này là dựa trên cơ sở của quy luật nhận
thức, cảm xúc, tình cảm, các quan hệ và quy luật tâm lý - giáo dục - xã hội.
Hoạt động quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên lại diễn ra trong môi
trường sư phạm, lấy tính mô phạm làm chuẩn cho hành vi, hành động,
chính vì vậy phương pháp tâm lý - giáo dục được sử dụng nhiều trong quản
lý đội ngũ giáo viên.
Ba là, phương pháp kích thích: “là tổng thể các tác động đến con
người thông qua lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần nhằm phát huy ở họ tiềm
năng, trí tuệ, tình cảm, ý chí, trách nhiệm và quyết tâm hành động vì lợi ích
chung của tổ chức” [23]. Những kích thích vật chất có thể kể đến như nâng
lương, tặng thưởng; những kích thích về tinh thần có thể kể đến như phong
tặng các danh hiệu thi đua, danh hiệu giáo viên giỏi các cấp, danh hiệu nhà
giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân. Những tác động bằng vật chất, tinh thần đều
có ý nghĩa tích cực đối với giáo viên, khích lệ giáo viên làm việc có năng
suất, chất lượng và hiệu quả vì sự phát triển vững mạnh của nhà trường.
*
* *
Lịch sử phát triển giáo dục của xã hội loài người đã chứng minh việc
quản lý quá trình giáo dục nói chung, quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên
nói riêng sẽ góp phần quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả giáo dục,
đào tạo của nhà trường. Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động quản lý chất
lượng đội ngũ giáo viên với những phương pháp, biện pháp quản lý cụ thể, đã
được nhiều nhà chính trị, nhà khoa học và các nhà quản lý giáo dục quan tâm
30
nghiên cứu để vận dụng vào hoạt động quản lý nhà trường, nhằm nâng cao
chất lượng quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao kết quả
giáo dục, đào tạo của nhà trường.
Tổ chức quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên mầm
non nói riêng, luôn là vấn đề quan trọng và cần thiết để tăng cường, nâng cao
chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. Quá trình quản lý chất lượng đội
ngũ giáo viên phải tìm ra được những cách thức, biện pháp tác động đến đối
tượng một cách có tổ chức, kế hoạch nhằm làm biến đổi nhận thức, thái độ,
niềm tin và hình thành phát triển, củng cố vững chắc năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ, phẩm chất chính trị cho mỗi giáo viên.
Phân tích làm rõ cơ sở lý luận của quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên
mầm non, cũng như những lý giải về nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non sẽ là cơ sở để nghiên cứu, đánh giá
đúng thực trạng quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn
huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Đây là vấn đề sẽ được trình bày cụ thể ở
chương 2.
31
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ GIÁO
TỈNH BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY
2.1. Khái quát đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế, xã hội và giáo
dục, đào tạo của huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Phú Giáo, tỉnh
Bình Dương
Phú Giáo là huyện được tái lập vào ngày 20 tháng 8 năm 1999, nằm phía
đôngbắc của tỉnh Bình Dương. Diện tích tự nhiên là 524,5 km2. Phía đông bắc
giáp với huyện Đồng Phú (Bình Phước), phía tây bắc giáp với huyện Chơn
Thành (Bình Phước), phíađông giáp với huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), phía tây
là huyện Bến Cát và phía nam là huyện Tân Uyên.
Huyện Phú Giáo có 1 thị trấn và 10 xã với dân số hơn 88.000 người,
trong đó có 15 dân tộc thiểu số, với 765 hộ, 2.708 nhân khẩu, đông nhất là
dân tộc Khơ-me với 301 hộ sống tập trung tại xã An Bình, tiếp theo là dân tộc
Sán Chỉ cư trú tại xã Tam Lập; dân tộc Tày, Nùng cư trú tại xã Tân Hiệp...;
mật độ dân số của huyện là 167,8 người/km2, Phú Giáo có đất đai phù hợp để
phát triển các loại cây công nghiệp như cao su, điều, hồ tiêu; về cơ sở hạ tầng
còn nhiều khó khăn, trên địa bàn huyện có đường giao thông ĐT-741 đi qua
với chiều dài gần 30 km, tuyến đường này giúp cho việc lưu thông từ huyện
đi thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên được thuận lợi, dễ dàng.
Huyện Phú Giáo cách Trung tâm Thành phố mới Bình Dương 35 km
nên có vị trí khá quan trọng về chiếc lược phát triển kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh. Với khí hậu ôn hòa, thiên tai bão lụt
ít xảy ra nên thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày
32
và nông nghiệp. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh và huyện trong những
năm qua huyện đã có những tiến bộ về kinh tế, xã hội, an ninh, chính trị, trật
tự an toàn xã hội được giữ vững đã tạo nên môi trường thuận lợi, ổn định cho
việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế, cụ thể trong năm 2012 thu nhập bình
quân đầu người đạt 27,1 triệu đồng/người/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt
12,67%, kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng công
nghiệp, thương mại, dịch vụ giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, đến nay công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 30,8%; thương mại dịch vụ 26,2%; nông
nghiệp 43,0%. Cơ sở hạ tầng có nhiều thay đổi như điện, đường, trường, trạm
được nâng cấp mở rộng, đã làm bộ mặt của huyện ngày càng khang trang, đời
sống của nhân dân từng bước được nâng lên.
Cùng với phát triển kinh tế, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện luôn
chú trọng đến lĩnh vực văn hóa, xã hội đặc biệt là giáo dục, đào tạo và coi đó
là nhân tố hàng đầu trong việc nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, xã hội, xóa
đói giảm nghèo bền vững. Do đó, sự nghiệp giáo dục, đào tạo của huyện có
nhiều tiến bộ vượt bậc, nhân dân tích cực tham gia các phong trào xã hội hóa
về giáo dục và đào tạo, y tế, thể dục thể thao; những hộ nghèo, gia đình chính
sách, đồng bào dân tộc được chăm lo, nhiều người là đồng bào dân tộc thiểu
số hiện là giáo viên, cán bộ viên chức công tác tại các cơ quan đảng, nhà nước
trong và ngoài huyện. Tình hình kinh tế, xã hội của huyện Phú Giáo đã có
những ảnh hưởng tích cực và sâu sắc đến việc phát triển giáo dục, đào tạo của
huyện nói chung, giáo dục mầm non nói riêng.
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục, đào tạo nói chung, giáo dục
mầm non nói riêng của huyện Phú giáo, tỉnh Bình Dương
Ngành giáo dục, đào tạo huyện Phú Giáo khi mới tái lập có xuất phát
thấp cả về hệ thống trường, lớp, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đặc biệt là đội
ngũ giáo viên vừa thiếu lại vừa yếu, trong đó, giáo viên mầm non có trình độ
33
nghiệp vụ sư phạm đạt chuẩn còn thấp. Tuy nhiên, những năm gần đây được
sự quan tâm của huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện và các ban, ngành đoàn
thể, ngành giáo dục, đào tạo của huyện Phú Giáo đã có những bước phát triển
đáng khích lệ, điều đó được biểu hiện cụ thể:
Mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất từ mầm non đến trung học phổ
thông được đầu tư xây dựng, nâng cấp phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã
hội của huyện, đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh và sự mong mỏi của phụ
huynh học sinh, cụ thể như năm học 2011 - 2012, toàn huyện có 36 cơ sở giáo
dục công lập và 10 cơ sở giáo dục tư thục với 650 nhóm, lớp; 19.570 học
sinh, so cùng kỳ năm học 2010 - 2011 đã tăng 13 nhóm, lớp với 1.130 học
sinh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tiếp tục được (các cơ quan, ban
ngành) quan tâm đầu tư, nâng cấp, từng bước đáp ứng yêu cầu dạy và học.
Đến nay toàn huyện có 22 trong tổng số 36 trường được xây dựng kiên
cố, lầu hóa với nhà cao tầng khang trang, sạch đẹp, có 26 trường được công
nhận đạt chuẩn quốc gia (đạt 72.22 % tăng 05 trường so với năm học 2010 -
2011); 11/11 xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng, hoạt động ổn định;
có 11/11 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi,
phổ cập bậc tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học (theo Quyết
định 1894/QĐ-UBND ngày 11 tháng 05 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Dương). Đốivới bậc học mầm non, được sự quan tâm đầu tư của tỉnh và
huyện, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học ngày càng được đầu tư
tốt hơn; toàn huyện hiện nay có 11 trường mầm non công lập, 5 trường tư
thục và dân lập, đảm nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục cho 4.711 cháu
từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi.
Mạng lưới trường, lớp mầm non của huyện về cơ bản đã đáp ứng được
nhu cầu của các cháu đến tuổi được tham gia học ở các cơ sở mầm non. Chất
lượng học tập và chăm sóc các cháu có chuyển biến tích cực, nhờ các trường
34
áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động của giáo viên một cách toàn diện và
mang lại hiệu quả thiết thực.
Về trình độ chuyên môn, đội ngũ giáo viên mầm non đạt chuẩn hơn
90,0% và trên chuẩn 35,0%; giáo viên tiểu học đạt chuẩn 99,5%, trên chuẩn
49,5%; giáo viên trung học cơ sở, đã có 100% đạt chuẩn, trên chuẩn 38,8%;
giáo viên trung học phổ thông với 99,0% đạt chuẩn.
Qua 5 năm thực hiện chương trình đổi mới giáo dục, dưới sự lãnh đạo
của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự nỗ lực phấn đấu của ngành
giáo dục, sự đóng góp tích cực của nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục,
chính điều đó đã và đang làm cho nền giáo dục của huyện trong đó có giáo
dục mầm non có bước chuyển biến tích cực và bước đầu đạt được kết quả khả
quan. hàng năm, giáo viên ở các trường mầm non cùng chính quyền địa
phương huy động các cháu từ 24 tháng đến 36 tháng tuổi đến nhà trẻ đạt
95,5% và các cháu từ 3 đến 5 tuổi tới lớp mẫu giáo, đạt 99,1%.
Bảng 2.1. So sánh tỷ lệ trẻ em được đến trường của huyện Phú Giáo năm
2007 và năm 2012
TT Các cháu được đến trường
Năm 2007
tỷ lệ %
Năm 2012
tỷ lệ %
1. Trẻ em từ 24 tháng tuổi đến 3 tuổi được đến trường 16,65 20,81
2. Trẻ em từ 3 tuổi đến 5 tuổi được đi học mẫu giáo 83,0 87,35
3. Trẻ5 tuổiđược đihọc mẫugiáo trước khivào lớp 1 98,9 99,6
4. Trẻ 6 tuổi được vào lớp 1 99,8 100
(Nguồn Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Phú Giáo)
2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non và quản lý chất lượng
đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú giáo, tỉnh Bình Dương
Qua khảo sát và trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý và giáo viên,
chúng tôi có thể đánh giá một cách khái quát về thực trạng công tác quản lý
chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo như sau:
35
2.2.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non của huyện Phú Giáo
hiện nay
* Ưu điểm
Hiện nay, trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục, nên nhiệm vụ
trọng tâm của ngành giáo dục mầm non tỉnh Bình Dương nói chung, huyện
Phú Giáo nói riêng được xác định là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, thực chất
công tác quản lý và nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
toàn diện với phương châm hành động cụ thể: mỗi cán bộ, giáo viên, nhân
viên cấp học mầm non Bình Dương luôn tận tâm yêu thương trẻ, tận tụy, say
mê và kiên trì với công việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, tận lực, đoàn
kết với mọi thành viên trong nhà trường, sẵn sàng khắc phục khó khăn để
hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, tất cả hết lòng vì các cháu mầm non với
tinh thần chủ động, kiên quyết, nuôi dạy trẻ theo phương pháp khoa học, đánh
giá toàn diện, chính xác chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ” [35, tr.1].
Hàng năm, quy mô giáo dục được mở rộng, chất lượng chăm sóc, nuôi
dạy các cháu từ độ tuổi nhà trẻ đến hết tuổi mẫu giáo được nâng cao, đảm bảo
cho các cháu bước vào lớp 1 của hệ giáo dục tiểu học tự tin. Có được kết quả
ấy, là do cán bộ quản lý đã tích cực trong quản lý số lượng, cơ cấu và chất
lượng đội ngũ giáo viên mầm non. Cụ thể là:
Về số lượng
Ngành giáo dục mầm non của huyện luôn quán triệt sâu sắc và thực
hiện nghiêm: “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020” ngày
13/6/2012 của Chính phủ về xác định giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục. Củng cố, hoàn thiện và đổi mới căn bản, toàn diện nội
dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng để tạo ra một đội ngũ giáo viên, cán bộ
quản lý giáo dục có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục mầm non nói riêng.
36
Trong năm học 2011 - 2012, bậc học mầm non của huyện có 340 cán
bộ, giáo viên, trong đó giáo viên nhà trẻ, giáo viên mẫu giáo là 299 người và
41 cán bộ quản lý, bước đầu đáp ứng yêu cầu cho việc thực hiện giáo dục toàn
diện theo chương trình giáo dục mầm non dạy học 2 buổi/ngày đạt hiệu quả
thiết thực. Giáo viên ở các trường có sự đan xen giữa các thế hệ với nhau, nên
tạo thuận lợi để hỗ trợ nhau trong dạy học, giáo dục, chăm sóc các cháu, cũng
như trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
Về cơ cấu
Cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non của ngành giáo dục huyện luôn đảm
bảo sự đồng bộ về độ tuổi, tương đối đồng bộ về trình độ nghiệp vụ sư phạm
(người có tay nghề cao và bình thường), khả năng giảng dạy, giáo dục và
chăm sóc cho các cháu theo lứa tuổi ở từng lớp học.
Trong giai đoạn hiện nay, việc quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên
trong đào tạo, bồi dưỡng luôn bảo đảm tính kế thừa, sự hợp lý về cơ cấu đọ
tuổi, trình độ chuyên môn, phù hợp trong phân công hoạt động sư phạm
của nhà trường và phù hợp với năng lực và điều kiện công tác, cơ chế quản
lý, điều hành của nhà trường. Công tác quản lý cơ cấu đội ngũ giáo viên
luôn được cán bộ quản lý và cơ quan chức năng quan tâm một cách đúng
mức, đây là một trong yếu tố giúp cho ngành giáo dục của huyện đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục trong tình hình mới.
Về chất lượng
Qua nghiên cứu kết quả báo cáo tổng kết hàng năm của các trường, kết
hợp với khảo sát thực tế cho thấy đội ngũ giáo viên mầm non trong những
năm qua cơ bản đã đạt những tiêu chuẩn chung của người giáo viên mầm
non theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể là:
Một là, phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống
37
Đội ngũ giáo viên mầm non của huyện có phẩm chất chính trị vững
vàng, tuyệt đối tin tưởng vào đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng, chấp
hành nghiêm pháp luật nhà nước, quy định, quy chế của ngành, có thái độ,
hành vi ứng xử lành mạnh, mang tính mô phạm cao. Mặc dù đứng trước cuộc
sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng hầu hết giáo viên vẫn yên tâm
đứng lớp, một lòng, một dạ yêu ngành, yêu nghề, thương yêu học sinh, có bản
lĩnh chính trị vững vàng, quyết đoán và năng động, phát huy được vai trò
trách nhiệm trong giáo dục, đào tạo góp phần đưa hoạt động dạy học của các
trường mầm non phát triển ổn định. Đạo đức lối sống của giáo viên luôn trong
sạch, thực sự là tấm gương sáng về nhân cách, lối sống cho thế hệ trẻ noi
theo. Trong mối quan hệ với cán bộ quản lý, phụ huynh, với nhân dân và các
cháu học sinh, đội ngũ giáo viên là những người có thái độ đúng mực, sống
chan hòa, cởi mở, giàu tình thương, gương mẫu trong cả lời nói, việc làm, sâu
sát gần gũi với cán bộ, giáo viên, luôn quan tâm chăm lo cho các cháu.
Từ kết quả đánh giá của cán bộ quản lý nhà trường cho thấy, 100%
giáo viên đều đạt yêu cầu về phẩm chất chính trị, lập trường tư tưởng, đạo
đức, tình cảm nghề nghiệp và lối sống có văn hóa, tỷ lệ giáo viên đạt mức tốt
chiếm hơn 54% tổng số giáo viên (Kết quả ấy được minh chứng ở bảng 2.2).
Bảng 2.2: Kết quả đánh giá phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức lối
sống của giáo viên năm học 2011 - 2012.
TT Trường mầm non
Tỉ lệ %
Tốt Khá Tr. bình Yếu
1. Trường mầm non Phước Vĩnh 65,9 34,1
2. Trường mầm non Phước Hoà 61,5 38,5
3. Trường mầm non Vĩnh Hoà 70,0 30,0
4. Trường mầm non Hoạ Mi 54,5 45,5
5. Trường mầm non Tân Hiệp 69,3 30,7
6. Trường mầm non An Linh 65,2 34,8
7. Trường mầm non An Thái 65,0 35,0
38
8. Trường mầm non Tân Long 68,7 31,3
9. Trường mầm non An Long 58,3 41,7
10. Trường mầm non Phước Sang 64,5 35,5
11. Trường mầm non Tam Lập 54,5 45,5
12. Trường mầm non tư thục Vĩnh Hoà 61,5 38,5
13. Trường mầm non tư thục Sơn Ca 71,5 28, 5
14. Trường mầm non tư thục Tuổi Thơ 65,0 35,0
15. Trường mầm non tư thục Bình An 74,5 25,5
16. Trường mầm non tư thục Thanh Tân 60,0 40,0
(Nguồn Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Phú Giáo)
Hai là, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
Hiện nay, đội ngũ giáo viên mầm non ở các trường công lập và tư thục,
dân lập trên địa bàn của huyện có trên 90,0% số giáo viên đạt chuẩn. Ngành
giáo dục mầm non của huyện xác định tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên để đến năm 2020 có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào
tạo, trong đó có hơn 60,0% đạt trình độ trên chuẩn.
Bảng 2.3. Thống kê trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên mầm
non huyện Phú Giáo, tính đến cuối năm học 2011 - 2012.
Tổng số giáo viên
Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp
T. số % T. số % T. số % T. số % T. số %
299 0 0 16 6,3 90 30,1 176 58,7 17 5,7
(Nguồn Phòng Giáo dục, Đào tạo huyện Phú Giáo)
Cơ quan quản lý và cán bộ quản lý giáo viên ở các trường đánh giá
100% giáo viên đạt yêu cầu về năng lực chuyên môn, tỷ lệ giáo viên có năng
lực chuyên môn đạt từ mức khá trở lên chiếm một tỷ lệ tương đối cao, nhưng
chưa có giáo viên đạt trình độ giỏi. Những xã, thị trấn có điều kiện phát triển
về kinh tế, xã hội đồng thời cũng là những địa phương có đội ngũ giáo viên
đạt chuẩn về năng lực chuyên môn cao. Điều đó được minh chứng ở bảng 2.4.
39
Bảng 2.4. Thống kê về năng lực chuyên môn của giáo viên các trường
mầm non (năm học 2011 - 2012)
TT Trường Mầm non
Tỉ lệ %
Giỏi Khá Tr. bình Yếu
1. Trường mầm non Phước Vĩnh 9,1 34,1 56,8
2. Trường mầm non Phước Hoà 19,2 38,5 42,3
3. Trường mầm non Vĩnh Hoà 14,5 30,0 55,5
4. Trường mầm non Hoạ Mi 0,5 50,0 40,5
5. Trường mầm non Tân Hiệp 24,3 30,3 45,4
6. Trường mầm non An Linh 4,8 52,4 42,8
7. Trường mầm non An Thái 65,0 35,0
8. Trường mầm non Tân Long 9,7 31,7 58,6
9. Trường mầm non An Long 8,3 41,7 50,0
10. Trường mầm non Phước Sang 64,5 35,5
11. Trường mầm non Tam Lập 9,1 54,5 36,4
12. Trường mầm non tư thục Vĩnh Hoà 10,5 38,5 50,8
13. Trường mầm non tư thục Sơn Ca 12,5 81,25 6,25
14. Trường mầm non tư thục Tuổi Thơ 10,0 25,0 65,0
15. Trường mầm non tư thục Bình An 10,0 35,0 55,0
16. Trường mầm non tư thục Thanh Tân 12,0 40,0 48,0
(Nguồn Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Phú Giáo)
Đánh giá của cơ quan quản lý giáo dục và hiệu trưởng ở các trường
mầm non trên địa bàn huyện cho thấy: các trường đã chú trọng đầu tư,
khuyến khích giáo viên mạnh dạn nghiên cứu để đổi mới phương pháp dạy
học, làm đồ dùng dạy học cho phù hợp với từng lứa tuổi, nhằm phát triển
khả năng tư duy hình ảnh, tư duy trực quan hình tượng cho các cháu học
sinh. Bên cạnh đó, hàng năm căn cứ vào các văn bản của sở giáo dục và đào
tạo, phòng giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng các trường mầm non chỉ đạo cho
giáo viên viết sáng kiến, kinh nghiệm về giảng dạy, giáo dục, làm đồ dùng
học cụ. Bằng những việc làm cụ thể, các trường đã khích lệ, động viên được
giáo viên khai thác mọi tiềm năng trí lực, phục vụ có hiệu quả cho giảng
40
dạy, đa số giáo viên đã tiếp cận được với phương pháp giảng dạy hiện đại, từ
đó làm cho chất lượng đội ngũ giáo viên từng bước được nâng lên.
* Hạn chế
Bên cạnh kết quả đạt được về phẩm chất, năng lực, đạo đức lối sống của
giáo viên, thực sự là điểm sáng của ngành giáo dục, thì vẫn còn tồn tại những
hạn chế, bất cập như:
Về số lượng đội ngũ giáo viên còn thiếu, cơ cấu độ tuổi, trình độ
chuyên môn của giáo viên ở các trường trên địa bàn huyện chưa hợp lý, dẫn
đến không có lực lượng giáo viên dự trữ. Theo báo cáo của phòng giáo dục và
đào tạo, bước vào năm học 2012 - 2013 bậc học mầm non thiếu 32 giáo viên
(chiếm tỷ lệ 9,7%), 4 cán bộ quản lý (chiếm tỷ lệ 9,4%), việc bố trí đội ngũ
giáo viên ở các trường mầm non chưa thực sự khoa học về tuổi đời, tuổi nghề
đã làm hạn chế đến chất lượng dạy học, giáo dục của nhà trường, cường độ
làm việc của giáo viên cao (hầu hết làm việc hơn 10 tiếng/ngày) nên ít có thời
gian để tham gia học tập, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn
và tham gia các hoạt động khác của nhà trường.
Trong đội ngũ giáo viên của ngành giáo dục huyện Phú Giáo, bên cạnh
những giáo viên được đào tạo có hệ thống về khoa học giáo dục, có kinh
nghiệm và thể hiện được năng lực giảng dạy, giáo dục thì vẫn còn một số giáo
viên chưa đạt chuẩn (17 giáo viên, chiếm tỷ lệ 5,7%).
Về phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ
giáo viên. Mặc dù, kết quả đạt chuẩn về trình độ chuyên môn của giáo viên
mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cao, nhưng chủ yếu là
giáo viên tham gia học đại học từ xa, học liên thông (vừa học vừa làm) với
nhiều hệ, loại hình đào tạo cấp tốc, mang tính chắp vá để đáp ứng chuẩn quy
định của ngành nên chất lượng chuyên môn không cao, trình độ thực sự chưa
41
tương xứng với bằng cấp, hiệu quả giảng dạy của đội ngũ giáo viên chưa đáp
ứng được sự kỳ vọng của cơ quan quản lý giáo viên cũng như phụ huynh học
sinh, có trường số giáo viên có trình độ chuyên môn ở mức trung bình chiếm
tới 65,0% (bảng 2.4).
Một số giáo viên mới được tuyển dụng còn hạn chế cả về trình độ lý
luận chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm sư phạm. Năng
lực giảng dạy, giáo dục còn yếu và tính chuyên nghiệp chưa cao, trong thực
hành giảng dạy, chậm đổimới phương pháp giảng dạy, chưa nắm vững phương
pháp triển khai viết sáng kiến kinh nghiệm, chưa đầu tư nhiều thời gian, công
sức để nghiên cứu, học tập và cập nhật kiến thức mới, đã làm ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng chuyên môn và là rào cản lớn trong việc đào tạo nâng cao
trình độ chuyên môn cho chính đội ngũ giáo viên. Bên cạnh đó, việc tự học, tự
nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên gặp không ít khó
khăn do sự tác động của hoàn cảnh, điều kiện công tác và gia đình nên ảnh
hưởng tới chất lượng chăm sóc, giáo dục các cháu và trở thành vấn đề bức xúc
cần được giải quyết, tháo gỡ cho phù hợp với tiến trình đổi mới của sự nghiệp
giáo dục của đất nước hiện nay.
Thực trạng đội ngũ giáo viên bậc học mầm non của huyện Phú Giáo
trong những năm qua chưa đồng bộ về cơ cấu, số lượng giáo viên còn thiếu so
với nhu cầu thực tế, đòi hỏi phải khắc phục từng bước để bảo đảm về cơ cấu,
bổ sung số lượng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giáo dục của
ngành giáo dục đã đề ra.
* Nguyên nhân hạn chế
Tỉnh Bình Dương cũng như một số tỉnh trong cả nước, đang gặp khó
khăn trong việc thực hiện một số chế độ, chínhsách, định mức biên chế, vì một
số chính sách, quy định đối với tuyển dụng, sử dụng viên chức dù không còn
phù hợp nhưng chưa được sửa đổi, điều chỉnh, thay thế cho sát với tình hình
42
mới; việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường trong tuyển
dụng, bố trí sắp xếp giáo viên của các cơ quan quản lý nhà nước có lúc chưa
rành mạch, rõ ràng dẫn đến những hạn chế, bất cập về cơ cấu đội ngũ giáo viên
của nhà trường.
Ngành giáo dục huyện Phú Giáo hiện nay còn gặp nhiều khó khăn về cơ
sở vật chất, công tác quản lý đội ngũ giáo viên; công tác tham mưu với cơ
quan chức năng của huyện, tỉnh về thực hiện tổ chức và biên chế viên chức để
có cơ sở bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm
chất, kỹ năng, kinh nghiệm cho giáo viên còn hạn chế.
Trong đánh giá, sử dụng đội ngũ giáo viên của cán bộ quản lý ở một số
trường còn có chỗ chưa hợp lý; các chính sách và cơ chế tạo điều kiện thuận
lợi cho giáo viên chuyên tâm cống hiến chậm được cải thiện; công tác giáo
dục chính trị, tư tưởng, giữ gìn phẩm chất đạo đức trong đội giáo viên chưa
được tiến hành thường xuyên.
Một bộ phận giáo viên chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trò của nhà
trường, của bản thân trước yêu cầu đổi mới và đòi hỏi của xã hội, nên chưa
thật tận tâm với nghề, thiếu cố gắng vươn lên trong giảng dạy. Có giáo viên
do hoàn cảnh gia đình, do khó khăn của cuộc sống, hoặc do tuổi tác nên chưa
có quyết tâm học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
2.2.2. Thực trạng quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non
trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương hiện nay
* Ưu điểm của công tác quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non
Một là, quản lý thái độ chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, năng lực
chuyên môn
Nhờ làm tốt quản lý giáo dục, nhắc nhở, chấn chỉnh nhận thức chính trị,
tư cách, đạo đức của người giáo viên, nên hầu hết giáo viên không ngừng học
43
tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị; chấp hành sự điều động,
phân công của tổ chức; sống trung thực, lành mạnh; đoàn kết với đồng
nghiệp, động viên và giúp đỡ nhau thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà
trường; gương mẫu trong thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các
hoạt động chính trị, xã hội. Kết quả điều tra, cho thấy hơn 91,7% cán bộ quản
lý và 94,4% giáo viên được hỏi đều cho rằng thái độ chính trị, tư tưởng, đạo
đức lối sống của giáo viên đạt từ mức khá trở lên và luôn được giữ vững trong
giai đoạn hiện nay.
Công tác quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên đã tập trung chỉ đạo
giáo viên phát huy tính chủ động cập nhật kiến thức mới; thực hiện nội
dung dạy học, giáo dục theo yêu cầu về chuẩn kiến thức; động viên giáo
viên vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học, sử dụng thành
thạo các phương tiện kỹ thuật dạy học (đồ dùng, thiết bị, công nghệ thông
tin...), để nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục và chăm sóc các cháu.
Công tác quản lý năng lực chuyên môn luôn được cán bộ quản lý và
giáo viên thực hiện một cách chủ động nên khi được hỏi đã có 78,8% giáo
viên đánh giá “năng lực sư phạm” của giáo viên đạt từ mức “khá” trở lên,
cũng ở nội dung đánh giá này chỉ có 66,6% cán bộ quản lý cho rằng giáo
viên có “năng lực sư phạm” đạt từ mức “khá” trở lên. Về “kỹ năng tổ chức
dạy học” có 94,4% giáo viên được hỏi trả lời đạt từ mức khá trở lên, cán bộ
quản lý đánh giá về nội dung này với 83,3% số cán bộ quản lý được điều tra
đánh giá đạt từ mức “khá” trở lên.
Nhờ triển khai thực hiện khá tốt Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT
ngày 22/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chuẩn
giáo viên; Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ Nội vụ và
Công văn số 3040/BGDĐT-TCCB ngày 17/4/2006 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo hướng dẫn một số điều trong Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Luận án: Quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non - Gửi miễn phí ...
Luận án: Quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non - Gửi miễn phí ...Luận án: Quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non - Gửi miễn phí ...
Luận án: Quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
Quản lý giáo dục và quản lý nhà trườngQuản lý giáo dục và quản lý nhà trường
Quản lý giáo dục và quản lý nhà trườngPe Tii
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...jackjohn45
 
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 

La actualidad más candente (20)

Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAYĐề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
 
Luận án: Quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non - Gửi miễn phí ...
Luận án: Quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non - Gửi miễn phí ...Luận án: Quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non - Gửi miễn phí ...
Luận án: Quản lí đội ngũ giảng viên đào tạo giáo viên mầm non - Gửi miễn phí ...
 
Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ...
 Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ... Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ...
Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ...
 
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAYĐề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
Đề tài: Quản lý về giáo dục nghề nghiệp tại Bình Thuận, HAY
 
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
 
Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
Quản lý giáo dục và quản lý nhà trườngQuản lý giáo dục và quản lý nhà trường
Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
 
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAYĐề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
 
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
 
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại họcLV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
 
Một số biện pháp hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học!
Một số biện pháp hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học!Một số biện pháp hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học!
Một số biện pháp hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học!
 
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
 
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ ĐềLuận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng NaiLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học, 9đ
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học, 9đLuận văn: Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học, 9đ
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học, 9đ
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOTLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOT
 
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAYLuận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên
Luận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viênLuận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên
Luận văn: Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Khối Các Phường.
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Khối Các Phường.Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Khối Các Phường.
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Khối Các Phường.
 
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà NộiQuản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
 

Similar a Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY

Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTrần Đức Anh
 
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...HanaTiti
 

Similar a Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY (20)

Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
 
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAYQuản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
 
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái Nước
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái NướcLuận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái Nước
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái Nước
 
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THCS tỉnh Cà Mau, HOT
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THCS tỉnh Cà Mau, HOTLuận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THCS tỉnh Cà Mau, HOT
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THCS tỉnh Cà Mau, HOT
 
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
 
Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...
Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...
Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...
 
Đề tài: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THPT ở TPHCM, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THPT ở TPHCM, HAYĐề tài: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THPT ở TPHCM, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THPT ở TPHCM, HAY
 
Luận văn: Bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai
Luận văn: Bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá RaiLuận văn: Bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai
Luận văn: Bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai
 
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT ở TPHCM
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT ở TPHCMBồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT ở TPHCM
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT ở TPHCM
 
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPT
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPTĐề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPT
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPT
 
Giao duc
Giao ducGiao duc
Giao duc
 
Đề tài: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT Bạc Liêu
Đề tài: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT Bạc LiêuĐề tài: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT Bạc Liêu
Đề tài: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT Bạc Liêu
 
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
 
Luận văn quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường trung học phổ thôn...
Luận văn quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên  các trường trung học phổ thôn...Luận văn quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên  các trường trung học phổ thôn...
Luận văn quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường trung học phổ thôn...
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOTLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóaLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAYLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà MauLuận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳngLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
 
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAYLuận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Último

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 

Último (20)

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 

Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN HẢI QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2013
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN HẢI QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 01 14 Người hướng dẫn khoa học: TS Vò QUANG H¶I HÀ NỘI - 2013
  • 3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON 13 1.1. Một số khái niệm cơ bản 13 1.2. Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non 19 Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY 31 2.1. Khái quátđặc điểm, tìnhhình pháttriển giáo dục, đào tạo của huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương 31 2.2. Thực trạng quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương 34 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG 59 3.1. Một số yêu cầu trong đề xuất và thực hiện biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non 59 3.2. Các biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương hiện nay 62 3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC 93
  • 4. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn Đề tài Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [20, tr.130-131]. Để thực hiện tốt mục tiêu đó thì cần phải phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển giáo dục của đất nước... Đội ngũ giáo viên và những người làm công tác giáo dục là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công hay thất bại của việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Sứ mệnh của nhà giáo có vai trò đặc biệt, lao động của họ trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của đất nước một cách bền vững. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang. Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được” [29, tr.331]. Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, mầm non là bậc học đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng để trẻ làm quen với việc học ở nhà trường, là nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách của conngười, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục và đào tạo ở các bậc học tiếp theo. Điều 22 của Luật Giáo dục năm 2005 chỉ rõ mục tiêu của giáo dục mầm non là: “Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một” [32].
  • 5. 4 Để thực hiện được mục tiêu này cần nhiều điều kiện, yếu tố như xây dựng được nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục phù hợp và cần có các phương tiện trang thiết bị phục vụ quá trình chăm sóc nuôi dạy trẻ… Một trong những điều kiện tiên quyết giúp giáo dục mầm non phát triển chính là khâu quản lý. Chất lượng quản lý trường mầm non ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thực hiện mục tiêu giáo dục của trường. Trong hơn 50 năm hình thành và phát triển, ngành học mầm non đã có hệ thống quản lý chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, đã có một mạng lưới trường lớp ở khắp các vùng miền trong cả nước. Với những đặc trưng của bậc học mầm non là vừa chăm sóc, vừa dạy dỗ, trẻ học thông qua vui chơi. Giáo dục trẻ em ở trường mầm non mang tính chất giáo dục gia đình, quan hệ giữa cô và trẻ vừa mang tính thầy trò vừa mang tính mẫu tử. Việc giáo dục trẻ được tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi sinh hoạt và hoạt động của trẻ hàng ngày. Do đó, đội ngũ giáo viên mầm non, những người thầy đầu tiên của trẻ, muốn đảm nhận và hoàn thành trọng trách của mình cần phải hội tụ đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của bậc học mầm non nói riêng và mục tiêu giáo dục nói chung. Thực tiễn trong những năm qua, công tác quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương cho thấy đội ngũ giáo viên bước đầu đáp ứng được yêu cầu về số lượng, có cơ cấu tương đối phù hợp và có sự tiến bộ về chất lượng, nhưng đứng trước yêu cầu đổi mới vẫn còn tồn tại những bất cập nhất định. Sự phân bố giáo viên mầm non trên địa bàn huyện chưa hợp lý, một số vùng gần trung tâm huyện, thuận lợi thì thừa giáo viên, trong khi đó ở nơi khó khăn, xa trung tâm huyện lại thiếu giáo viên. Sở dĩ có tình trạng trên là do cơ quan quản lý khi tuyển dụng giáo viên chưa căn cứ vào số lớp, số trường và số lượng giáo viên để tính biên chế nên công tác tuyển
  • 6. 5 dụng, điều động giáo viên chưa hợp lý. Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồngđều, một số giáo viên mầm non do đào tạo cấp tốc, chắp vá qua nhiều hệ, loại hình đào tạo, bồi dưỡng (đào tạo, đào tạo lại để đạt chuẩn qua nhiều gian đoạn), trình độ kiến thức phổ thông hạn chế dẫn đến nghiệp vụ sư phạm không vững chắc, trình độ chuyên môn yếu. Trong khi đó, hàng năm một số lượng không nhỏ giáo viên mầm non tốtnghiệp ở các trường sư phạm, có trình độ cao (cao đẳng và đại học) chưa được tuyển dụng do không còn chỉ tiêu biên chế. Bên cạnh đó, tình trạng “già hóa” giáo viên mầm non đang diễn ra, mà nguyên nhân là do trước đây, khi huyện Phú Giáo được tái lập đã tuyển dụng giáo viên mầm non với tốc độ nhanh, số lượng lớn, chất lượng không đảm bảo, đến nay chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên mới không tăng, dẫn đến tình trạng số giáo viên mầm non được đào tạo chính quy, chưa được tuyển dụng gây ra sự lãng phí chất xám trên địa bàn huyện Phú Giáo hiện nay. Để khắc phục những tồn tại nêu trên, cần thiết phải có những giải pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên, nhằm duy trì và phát triển đội ngũ giáo viên mầm non của huyện một cách bền vững, đủ về số lượng, chuẩn hoá và đồng bộ về trình độ chuyên môn, có sự kế thừa để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, hoàn thành “phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi” [29, tr.131]. Thực tế hiện nay, vấn đề quản lý giáo viên nói chung, quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo nói riêng, chưa có bất cứ một công trình, đề tài nào nghiên cứu tới. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn vấn đề: “Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu của luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực chuyên môn cho những người làm công tác giảng dạy đã được các nhà giáo dục ở cả phương
  • 7. 6 Tây và phương Đông đề cập đến. J.A.Kômenxki (1592 - 1670), nhà giáo dục tiêu biểu người Cộng hòa Séc, Ông đề cao vai trò to lớn của giáo dục, của nhà trường trong việc hình thành, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách con người mà ông gọi là “xưởng rèn nhân cách”. Với vị trí chức năng của nghề dạy học, J.A.Kômenxki yêu cầu người giáo viên phải mẫu mực, trong sáng về đạo đức và tác phong, giỏi về chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp và đó cũng là lương tâm, trách nhiệm, uy tín của giáo viên. Tuy nhiên, do hạn chế của xã hội đương đại lúc bấy giờ, Ông chưa chỉ rõ con đường để thực hiện quản lý có hiệu quả việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời với quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, hệ thống tư tưởng giáo dục mác xít đã làm cho khoa học giáo dục nói chung, quản lý giáo dục nói riêng có sức sống mới, có giá trị lý luận và giá trị chỉ đạo thực tiễn to lớn. Nền giáo dục của giai cấp vô sản được hình thành, phát triển, đòi hỏi phải có một đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng cơ bản về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để đào tạo ra lớp người lao động có tri thức, tay nghề, tích cực chủ động trong sản xuất tạo ra của cải, vật chất góp phần xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa mà ở đó con người được tự do, bình đẳng, được chăm lo phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực. Vì vậy, xã hội cần phải quan tâm đến công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên về mọi mặt, trong đó đặc biệt quan tâm đến quản lý chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội giáo viên. Đặc biệt trong giai đoạn cách mạng hiện nay, khi xã hội loài người đang tiến dần tới nền kinh tế tri thức thì việc nghiên cứu xây dựng các biện pháp để quản lý quá trình đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên cũng như quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
  • 8. 7 Ở Việt Nam, kiên trì đường lối phát triển giáo dục theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của nhân dân ta, Đảng và Nhà nước đã đề ra đường lối phát triển giáo dục thời kỳ mới. Trong đó, quản lý toàn diện về chất lượng đội ngũ giáo viên, đảm bảo cho đội ngũ giáo viên vừa hồng vừa chuyên là yêu cầu cấp thiết, là khâu then chốt, là tiền đề căn bản để phát triển sự nghiệp giáo dục của dân tộc. Chính vì vậy, nhiều công trình, đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý đội ngũ giáo viên nói chung và quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng như: Hội thảo toàn quốc về “Quản lý giáo dục còn hạn chế - thực trạng và giải pháp”, do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Hà Nội tháng 04/2005, đã nêu lên các nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế, yếu kém trong quản lý giáo dục. Trong đó, nguyên nhân do năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục còn hạn chế; đội ngũ giáo viên vừa thừa, vừa thiếu, vừa không đồng bộ, được các đại biểu nhấn mạnh trong hội thảo. Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc trong cuốn sách “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI”, đã khẳng định đội ngũ giáo viên là một yếu tố quyết định đến sự phát triển giáo dục, đào tạo nói riêng, phát triển phẩm chất, năng lực cho con người nói chung. Trong bài viết, tác giả đưa ra những chuẩn quy định về phẩm chất nhân cách, năng lực sư phạm của người giáo viên và coi đó như là tiêu chí để đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Tác giả Bùi Minh Hiền cho rằng nội dung phát triển đội ngũ giáo viên phải coi trọng ba vấn đề chủ yếu: Đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Tác giả đã chỉ ra những điều cần chú ý phát triển đội ngũ giáo viên trong khâu kế hoạch, khâu tổ chức - chỉ đạo, khâu kiểm tra; đồng thời chỉ ra biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên là phải kết hợp hài hòa các yếu tố như: Người lãnh đạo nhà trường phải gương mẫu, các giáo viên phải hiểu được nhiệm vụ, quyền hạn của mình, được giúp đỡ để thực hiện quyền tự
  • 9. 8 chủ trong tổ chức đào tạo, tạo ra được mối liên hệ giữa các cá nhân hợp lý; nhà trường xác định được sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược hành động, xây dựng được hệ thống thông tin quản lý giáo dục minh bạch, công khai, xây dựng được một hệ giá trị tạo nên văn hóa đặc trưng của nhà trường phù hợp với hệ giá trị tiên tiến của đất nước…[21]. Liên quan đến vấn đề quản lý đội ngũ giáo viên, đã có nhiều công trình nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ của Lê Đình Huấn (2010) “Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước ”; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Xuân Hường (2002) “Một số giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học Phòng không”. Luận văn thạc sĩ của Đỗ Ngọc Mỹ (2002) “Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung học Kỹ thuật Lý Tự Trọng”; tác giả Dương Đức Sáu, trong luận văn thạc sĩ của mình, tập trung nghiên cứu “Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Bình”; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Đức Cường, nghiên cứu: “Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông thành phố Yên Bái trong giai đoạn hiện nay”; Luận văn thạc sĩ của Trần Danh Phương, đề cập tới: “Các biện pháp quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp y tế Hải Phòng giai đoạn 2006- 2010”; Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Thu Huyền, nghiên cứu: “Các biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường trung học phổ thông bán công trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”; Luận văn thạc sĩ của Phạm Đình Ly, nghiên cứu: “Các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trường trường trung học phổ thông tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2006-2010”. Tác giả Nguyễn Kỷ Trung với đề tài “Thực trạng và biện pháp quản lý đội ngũ giảng viên ở trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả nêu lên những ưu, nhược điểm và các giải pháp trong công tác xây dựng, phát triển và quản lý có hiệu quả đội ngũ giáo viên của nhà trường.
  • 10. 9 Nghiên cứu các đề tài luận văn cho thấy nội dung trong từng đề tài đã nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm và đề xuất các giải pháp để thực hiện công tác quản lý việc đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên ở các góc độ, phạm vi và tại các địa phương khác nhau như Hải phòng, Quảng Nam, thành phố Hồ Chí Minh... Đây là những gợi mở, chỉ dẫn tạo thuận lợi cho tác giả tiếp cận vấn đề, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu về quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non. Ngoài ra còn có nhiều công trình, bài viết về quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên nói chung. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên chưa nhiều và chưa có bất cứ một công trình nào nghiên cứu về quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Như vậy, cùng với sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đến các biện pháp quản lý đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa nhằm nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ giáo viên để bảo đảm đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, chất lượng giáo viên không ngừng nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào về các biện pháp quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên, nhất là quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Do vậy, tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề “Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương” nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục bậc học mầm trên địa bàn huyện Phú Giáo hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá đúng thực trạng quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên, đề xuất một số biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ
  • 11. 10 giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc học mầm non. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng. Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Xây dựng biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Các số liệu điều tra, khảo sát tính từ năm 2007 - 2012. 5. Giả thuyết khoa học Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương hiện nay phụ thuộc vào sự tác động của nhiều yếu tố. Nếu làm tốt công tác nâng cao ý thức trách nhiệm, phẩm chất và năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý; làm tốt việc tuyển dụng giáo viên mầm non; quản lý,
  • 12. 11 thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non đủ số lượng, có chất lượng cao về phẩm chất, năng lực; chất lượng dạy học, giáo dục và chăm sóc các cháu của đội ngũ giáo viên được nâng cao và thúc đẩy hoạt động tự quản lý của đội ngũ giáo viên mầm non thì việc quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên sẽ đạt hiệu quả cao, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc học mầm non của huyện Phú Giáo. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Để nghiên cứu đề tài, tác giả dựa trên nền tảng các quan điểm, tư tưởng về giáo dục và quản lý giáo dục của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời quán triệt, vận dụng sâu sắc quan điểm hệ thống, cấu trúc, logic, lịch sử và quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học giáo dục, từ đó định hướng cho việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu và luận giải các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Thực hiện việc thu thập, nghiên cứu tài liệu; phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu về giáo dục, đào tạo, đặc biệt là những tài liệu liên quan đến quản lý giáo viên như: nghị quyết của các cấp ủy đảng, các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kế hoạch quản lý giáo dục nói chung, quản lý đội ngũ giáo viên nói riêng của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Giáo và của các trường mầm non trên địa bàn huyện. Nghiên cứu các sản phẩm, công cụ quản lý như: chương trình, quy trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên đã thực hiện trong những năm gần đây; bài giảng và kế hoạch công tác của giáo viên, hệ thống sổ sách của cán bộ quản lý nhà trường.
  • 13. 12 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát sư phạm: quan sát việc quản lý các buổi họp hội đồng, sinh hoạtchuyên môn. Quan sáthoạt động dạy học, tổ chức vui chơi cho các cháu của giáo viên. Phương pháp điều tra: điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến (hỏi) đối với 12 cán bộ, chuyên viên của phòng giáo dục và đào tạo, 36 cán bộ quản lý, 212 giáo viên ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm quản lý: nghiên cứu kết quả hoạt động của đội ngũ giáo viên thông qua các báo cáo tổng kết năm học của các trường mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo. Phương pháp chuyên gia: trao đổi, tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học, cán bộ phòng giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng, giáo viên ở một số trường mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo. 7. Ý nghĩa của đề tài Đề tài góp phần hệ thống hoá và khái quát hoá lý luận về quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non. Đề xuất biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương hiện nay. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho cán bộ quản lý giáo dục nói chung, quản lý trường mầm non nói riêng trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương 8. Kết cấu luận văn Luận văn được kết cấu gồm: Phần mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 14. 13 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm quảnlý trường mầm non Nghiên cứu Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi năm 2009 cho thấy nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, trường mầm non nói riêng, có nhiệm vụ và quyền hạn: “Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền; tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điều động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên”... Đồng thời, có “các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật” [32]. Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ trở thành người lao động có phẩm chất, năng lực, có khả năng thực hành tự chủ. Quản lý nhà trường do chủ thể quản lý bên trong nhà trường, đứng đầu là hiệu trưởng và cơ quan chức năng tiến hành. Hoạt động quản lý nhà trường bao gồm quản lý giáo viên, học sinh; quản lý quá trình dạy học, giáo dục; quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học; quản lý tài chính và quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng. Quản lý nhà trường còn là những tác động quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên, những quyết định, hướng dẫn của các thực thể bên ngoài nhà trường có liên quan trực tiếp đến nhà trường (như hội đồng giáo dục), góp phần định hướng, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhà trường hoạt động đạt hiệu quả và ngày càng phát triển.
  • 15. 14 Từnhững lý giải về quản lý nhà trường nói chung, theo tác giả: “Quản lý trường mầm nonlà trách nhiệmcủa cơ quan chức năng, ban giám hiệu đứng đầu là hiệu trưởngvà cơquancủa nhàtrường nhằm tổchứcvà huy động tối đa nguồnlựccủa cáclực lượng, giáo viên và học sinh để thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáodụcgóp phần đưachấtlượnggiáo dục mầm non đạt tới mục tiêu dự kiến và tiến lên trạng thái mới về chất”. Như vậy, quản lý trường mầm non là một chuỗi các tác động hợp lý (có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống) mang tính tổ chức, tính sư phạm của chủ thể quản lý, đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp tham gia vào các hoạt động của nhà trường để làm cho công tác quản lý vận hành tốt, hoàn thành những mục tiêu dự kiến. 1.1.2. Khái niệm đội ngũ giáo viên và chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non * Khái niệm đội ngũ giáo viên “Đội ngũ”, theo cách giải thích của Đại từ điển tiếng Việt đó là: “tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp, thành một lực lượng” [44]. Như vậy, đội ngũ được cấu thành từ các thành tố như: một tập thể người, cùng chung một chức năng, có cùng mục đích, làm theo kế hoạch và gắn bó với nhau về quyền lợi, nghĩa vụ với tổ chức và xã hội. Khi xem xét một đội ngũ, thông thường người ta quan tâm đến 3 yếu tố cơ bản, đó là số lượng đội ngũ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ (bao gồm phẩm chất và năng lực) và cơ cấu đội ngũ (bao gồm giới tính, độ tuổi…). “Giáo viên”, theo Điều 70, Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005 chỉ rõ: nhà giáo là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà giáo giảng
  • 16. 15 dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi chung là giáo viên [32, tr.22]. Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập [4, tr.19]. Từ cách tiếp cận về đội ngũ và giáo viên nói chung, tác giả quan niệm: “Đội ngũ giáo viên mầm non là một tập thể các nhà sư phạm, có đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, có chất lượng cao về phẩm chất, năng lực, cùng chung một chức năng giáodục, đào tạo, là chuyên gia trong lĩnh vực giáodục, chăm sóc trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi”. Với khái niệm này cho thấy: Đội ngũ giáo viên mầm non là tập hợp những người tham gia công tác giảng dạy, giáo dục trong các trường mầm non và các cơ sở giáo dục tư thục, dân lập khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được tổ chức thành một lực lượng, có cùng nhiệm vụ là giảng dạy, giáo dục, chăm sóc các cháu có độ tuổi từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Với tư cách là nhà sư phạm, đội ngũ giáo viên mầm non trực tiếp đóng góp trí tuệ và sức lực nhằm giáo dục cho các cháu ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo phát triển trí tuệ, hình thành nhân cách, đáp ứng đòi hỏi khách quan của xã hội trong việc chăm lo cho thế hệ trẻ. Lao động của đội ngũ giáo viên là lao động trí óc, lao động khoa học, lao động đặc thù nhằm tạo ra sản phẩm đặc biệt là con người có ý thức, có tình cảm, có tinh thần trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội. Bên cạnh số lượng, cơ cấu, phẩm chất nhân cách nói chung của đội ngũ giáo viên mầm non được thể hiện thông qua phẩm chất chính trị, thế giới quan khoa học, niềm tin, lý tưởng và phẩm chất đạo đức cách mạng của mỗi giáo viên. Năng lực nghề nghiệp của tập thể giáo viên trong nhà trường được biểu hiện thông qua năng lực chuyên môn của từng giáo viên và thể hiện ở xu hướng sư phạm, thái độ, trách nhiệm đối với hoạt động dạy học, sẵn sàng hiến dâng đời mình cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng những nhân tài tương lai cho đất nước.
  • 17. 16 Để có một đội ngũ giáo viên mầm non với cơ cấu hợp lý về tuổi đời, có phẩm chất nhân cách tốt, có thâm niên nghề nghiệp, kinh nghiệm giảng dạy, trình độ học vấn cao, thì công tác quản lý phải có những nội dung, biện pháp và hình thức quản lý phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương. * Kháiniệm chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non Thuật ngữ “chất lượng” phản ánh thuộc tính đặc trưng về giá trị, bản chất của sự vật, tạo nên sự khác biệt về chất giữa sự vật này với sự vật khác. Theo quan điểm triết học, chất lượng là kết quả của quá trình tích lũy về lượng tạo nên những bước nhảy vọt về chất của sự vật và hiện tượng. Tiếp thu tính hợp lý của quan điểm triết học về chất lượng, dưới góc độ quản lý giáo dục, tác giả đưa ra khái niệm chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non như sau: “Chấtlượng đội ngũ giáo viên mầm non là tổng hợp của yếu tố số lượng, cơ cấu, phẩm chất nhân cách, năng lực chuyên môn được hình thành, pháttriển, hoàn thiện trong công tác và được phản ánh thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ”. Với quan niệm trên, có thể hiểu chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non ở các khía cạnh sau đây: Thứ nhất, chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non không phải là những con số đơn thuần cộng lại của các yếu tố về số lượng, cơ cấu trong đội ngũ và phẩm chất nhân cách, năng lực chuyên môn sư phạm của từng giáo viên mà là tổng hợp các yếu tố về số lượng, cơ cấu độ tuổi, chuyên môn, phẩm chất, năng lực sư phạm của cả tập thể giáo viên. Thứ hai, chất lượng đội ngũ giáo viên được biểu hiện ở phẩm chất chính trị, ý thức trách nhiệm, động cơ công tác, năng lực chuyên môn (mức độ nắm kiến thức, khả năng vận dụng kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm) của mỗi giáo viên vào giảng dạy, chăm sóc các cháu học sinh nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, yêu cầu giảng dạy, giáo dục của nhà trường.
  • 18. 17 Thứ ba, chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên mầm non nói riêng được hình thành, phát triển, hoàn thiện thông qua học tập, rèn luyện và công tác chuyên môn. Do vậy, khi xem xét, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên phải tiến hành một cách toàn diện, từ những yếu tố đầu vào, những yếu tố của quá trình đào tạo, yếu tố đầu ra và thực tiễn công tác của đội ngũ giáo viên. 1.1.3. Khái niệm quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non Từ khái niệm quản lý trường mầm non, đội ngũ giáo viên và chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, tác giả cho rằng quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non: “Là tổng thểcáccách thức, biện pháp của sự tác động có mục đích, có kế hoạch thôngquachươngtrình,kếhoạch cụ thể của cơ quanquản lý cấp trên, ban giámhiệu đứngđầulà hiệu trưởng và cơ quan chức năng trong nhà trường nhằmquảnlýsố lượng, cơ cấu, hiểu rõ phẩm chất, nănglựcchuyên môn, kinh nghiệmgiảngdạy,giáodụchọcsinh của độingũ giáoviên nhằm đạt mục tiêu giáo dục, đào tạo và chăm sóc các cháu ở bậc học mầm non”. Đội ngũ giáo viên mầm non, bên cạnh những đặc điểm chung của giáo viên thì giáo viên mầm non có tính đặc thù như: đặc điểm lao động của họ luôn thể hiện ba chức năng là chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ thơ, lấy quan hệ tình cảm yêu thương mẹ - con làm yếu tố quyết định. Vì thế, lòng yêu trẻ là phẩm chất số một trong nhân cách một giáo viên mầm non. Trong công tác luôn hết lòng yêu thương, tôn trọng trẻ, là tấm gương hàng ngày đối với chúng, thiết tha, hứng thú với nghề nghiệp. Có tấm lòng nhân hậu, vị tha, công bằng, tế nhị và chu đáo với trẻ. Có ý chí cao, tính tình cởi mở, cứng rắn nhưng lại kiên nhẫn và biết tự kiềm chế. Có kiến thức và những kỹ năng cần thiết (học vấn phổ thông, đặc điểm tâm sinh lý trẻ từ 0 đến 6 tuổi); có năng lực sư phạm riêng biệt như múa, hát, đọc và kể diễn cảm… Bên cạnh đó, giáo viên mầm non hiện trung bình phải làm việc 12 tiếng mỗi ngày, không kể thời gian soạn giáo án buổi tối ở nhà, làm đồ chơi vào các
  • 19. 18 ngày nghỉ. Trong khi trẻ là đối tượng rất đặc thù, chưa ý thức được hành vi nên rất hay nghịch ngợm, tranh giành nhau,... nên công việc của giáo viên mầm non hết sức vất vả và đối mặt với nhiều rủi ro trong khi đồng lương eo hẹp, cần có những chính sách đãi ngộ tốt hơn cho giáo viên, giúp giáo viên yên tâm công tác với nghề. Chính từ đặc điểm của đội ngũ giáo viên mầm non, nên việc quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên cần phải tác động một cách có mục đích, kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng được quản lý nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của đội ngũ giáo viên trong giảng dạy, giáo dục, chăm sóc các cháu học sinh, thông qua đó rèn luyện kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ sư phạm góp phần hoàn thiện phẩm chất nhân cách, năng lực chuyên môn sư phạm cho đội ngũ giáo viên theo yêu cầu của ngành giáo dục. Với quan niệm đó, quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non bao hàm: Một là, quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non vừa mang đầy đủ đặc trưng của quản lý xã hội, quản lý trường học vừa mang tính chất đặc thù của quản lý trường mầm non. Hoạt động này được tổ chức chặt chẽ theo luật giáo dục, quy chế, qui định về giáo dục, đào tạo bậc học mầm non, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, ban giám hiệu nhà trường. Hai là, mục đích quản lý đội ngũ giáo viên nhằm nắm chắc tình hình mọi mặt, kết quả dạy học, giáo dục của giáo viên làm cơ sở đánh giá đúng diễn biến, kết quả giáo dục, đào tạo để tiếp tục tiến hành, hoàn thiện quá trình giáo dục, đào tạo của nhà trường; đồng thời tác động, điều khiển, uốn nắn giáo viên, giúp họ tích cực trong công tác, học tập, thực hiện tốt nhiệm vụ mà nhà trường giao cho. Thông qua quản lý để định hướng cho giáo viên xây dựng ý chí quyết tâm, lòng yêu nghề, tích cực rèn luyện, ngày càng hoàn thiện phẩm chất nhân cách, năng lực chuyên môn sư phạm để trở thành những giáo
  • 20. 19 viên giỏi về chuyên môn, đủ đức, đủ tài, hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của nhà trường giao cho. Ba là, nội dung quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên bao gồm quản lý về số lượng, cơ cấu, phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên… Bốn là, chủ thể quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường bao gồm ban giám hiệu đứng đầu là hiệu trưởng, các cơ quan chức năng cấp trên, cùng cấp và chính bản thân mỗi giáo viên trong nhà trường. Năm là, khách thể quản lý là đội ngũ giáo viên và hoạt động giảng dạy, giáo dục, tự học, tự rèn luyện của giáo viên trong suốt quá trình công tác tại nhà trường. Như vậy, giáo viên và đội ngũ giáo viên vừa là khách thể, vừa là chủ thể trong quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên. Điều đó đặt ra yêu cầu khách quan về mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp, thời gian và không gian để xác định các biện pháp quản lý một cách khoa học, có tính khả thi cao và phù hợp với hoạt động của đội ngũ giáo viên. 1.2. Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non 1.2.1. Nội dung quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non Chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non phải được đánh giá toàn diện và đồng bộ cả về cơ cấu, số lượng, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và trình độ chuyên môn của nhà giáo. Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên được thực hiện dựa trên cơ sở của Quyết định 02/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐ ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chuẩn giáo viên hiện nay và các quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương, Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Phú Giáo. Hiện nay, chuẩn của giáo viên (tạm quy về) cơ bản đạt yêu cầu ở 3 khía cạnh là: chuẩn về phẩm chất chính
  • 21. 20 trị, đạo đức lối sống; chuẩn về trình độ chuyên môn; chuẩn kỹ năng sư phạm của người thầy [7]. Một là, quản lý về số lượng giáo viên Phát triển đội ngũ giáo viên có đủ về số lượng theo Quyết định số 27/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Trường mầm non và định mức biên chế theo Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ban hành ngày 28/11/2007 về hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ. Thông tư chỉ rõ: “Đối với nhóm trẻ: bình quân mỗi giáo viên nuôi dạy 8 trẻ. Nếu nhiều hơn 5 trẻ thì được bố trí thêm một giáo viên; đối với lớp mẫu giáo: lớp không có trẻ bán trú: 1 giáo viên phụ trách một lớp có từ 20 đến 25 trẻ; lớp có trẻ bán trú: 2 giáo viên phụ trách một lớp có từ 25 đến 30 trẻ; lớp mẫu giáo nếu nhiều hơn 10 trẻ thì được bố trí thêm một giáo viên”. Do vậy, cần chuẩn bị đội ngũ giáo viên kế cận để sẵn sàng bổ sung, thay thế kịp thời những trường hợp có giáo viên chuyển công tác, nghỉ hưu, sức khỏe yếu hoặc khả năng không còn đảm đương được nhiệm vụ được giao... Hai là, quản lý cơ cấu đội ngũ giáo viên Quản lý cơ cấu đội ngũ giáo viên, đảm bảo sự tương thích về tuổi đời; tương thích về trình độ nghiệp vụ sư phạm (người có tay nghề cao và bình thường). Trong giai đoạn hiện nay, cần phát triển đội ngũ giáo viên trẻ có khả năng tiếp thu và vận dụng khoa học, công nghệ vào công tác giảng dạy, đồng thời phải bảo đảm tính kế thừa, hợp lý về cơ cấu trong hoạt động của nhà trường, phù hợp với năng lực và điều kiện công tác, cơ chế quản lý, điều hành của nhà quản lý. Để có một đội ngũ giáo viên mầm non đồng bộ, phải có một cơ cấu hợp lý, bao gồm cơ cấu về độ tuổi, thâm niên giảng dạy, trình độ học vấn. Đây là
  • 22. 21 những yếu tố quan trọng của công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên hiện nay. Do đó, quản lý đội ngũ giáo viên nói chung, quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non nói riêng để sử dụng có hiệu quả cần phải có những nội dung, phương pháp và hình thức quản lý cơ cấu đội ngũ giáo viên một cách linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của ngành và tình hình thực tiễn của nhà trường. Ba là, quản lý phẩm chất nhân cách, đạo đức lối sống của đội ngũ giáo viên Nhà quản lý cần nghiên cứu nắm vững việc chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Động viên giáo viên không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội [5]. Nắm chắc đạo đức lối sống của đội ngũ giáo viên, bảo đảm cho giáo viên có lối sống trong sạch, lành mạnh; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với người học, đồng nghiệp; tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của nhà trường, của ngành. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện tự phê bình và phê bình nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành
  • 23. 22 tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Có lối sống hòa nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; luôn ủng hộ, khuyến khích lối sống có văn hóa, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ. Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, giao tiếp với đồng nghiệp, với học sinh, giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo. Trang phục, trang sức luôn gọn gàng, giản dị, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và học sinh; thực hiện nếp sống có văn hóa nơi công cộng. Bốn là, quản lý năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên Đây là nội dung đặc biệt quan trọng của công tác quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, quản lý năng lực chuyên môn nghiệp vụ nhằm giúp cho giáo viên có được những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục ở bậc học mầm non trong tình hình mới. Hoạt động quản lý năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên cần tập trung vào các vấn đề sau: Quản lý năng lực dạy học của giáo viên, đây là nội dung quản lý quan trọng nhất đối với đội ngũ giáo viên. Bởi vì, hoạt động dạy học của giáo viên được thực hiện trong suốt cả năm học, chiếm nhiều thời gian nhất, đồng thời là nhân tố quyết định sự thành công của chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Yêu cầu về năng lực dạy học của giáo viên là phải nắm vững được kiến thức chuyên môn; luôn chủ động cập nhật kiến thức mới; thực hiện đa mục
  • 24. 23 tiêu, nội dung dạy học theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ; có khả năng vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học và phát huy được tính tích cực của các cháu học sinh; sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và phù hợp với lứa tuổi của các cháu học sinh. Quản lý năng lực giáo dục của đội ngũ giáo viên, đây là nhiệm vụ thường xuyên của người quản lý, nhằm đánh giá đúng khả năng, trình độ của đội ngũ giáo viên trong thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, giúp các cháu học sinh từng bước làm quen với việc học chữ, hình thành phẩm chất nhân cách, đạo đức, lối sống trong sáng cho các cháu. Cán bộ làm công tác quản lý, cần kiểm tra đánh giá giáo viên một cách khách quan, công tâm thông qua hoạt động chuyên môn, nhằm giúp giáo viên phát triển, hoàn thiện về phẩm chất nhân cách, năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. Do vậy, khi đánh giá giáo viên phải bảo đảm đúng quy định, công khai, công bằng và chính xác để có hướng sử dụng trong tương lai. Năm là, quản lý tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non Quản lý công tác tuyển dụng giáo viên: “Tuyển dụng là công việc xét chọn người thích hợp và nhận vào làm việc” [44]. Nhiệm vụ tuyển dụng giáo viên là xúc tiến các hoạt động để lựa chọn được những người phù hợp với yêu cầu tuyển dụng vào một vị trí công tác nhất định của nhà trường. Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên: “là một loạt các hoạt động được tổ chức có hệ thống để trang bị cho người lao động nhận thức, kỹ năng tay nghề và động lực thực hiện công việc” [30, tr.338]. Nội dung cơ bản của quá trình quản lý đào tạo, bồi dưỡng nhằm trang bị cho giáo viên những kiến thức chuyên môn để hình thành, phát triển và
  • 25. 24 hoàn thiện phẩm chất, năng lực, các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, giúp giáo viên thực hiện tốt hơn các công việc được tổ chức phân công. Kết quả của quá trình đào tạo, bồi dưỡng là sự hoàn thiện về phẩm chất nhân cách, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường. Quản lý công tác sử dụng đội ngũ giáo viên. Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng phân công chuyên môn và yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy của mình dựa trên các nhiệm vụ đã được phân công. Cuối năm học, trên cơ sở ý kiến đánh giá của các bộ phận quản lý giáo viên, hiệu trưởng tổ chức đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên dựa trên kết quả giảng dạy, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và các mặt công tác khác. Sáu là, quản lý việc đánh giá giáo viên Một trong những yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến hiệu quả giáo dục ở các trường mầm non chính là trình độ năng lực dạy học, giáo dục, chăm sóc các cháu của đội ngũ giáo viên. Đánh giá giáo viên về phẩm chất, năng lực, kỹ năng sư phạm phải nắm chắc quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuẩn trình độ chuyên môn, chức danh khoa học, phẩm chất chính trị, năng lực sư phạm và phù hợp với các quy định của cơ quan chức năng, sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Trình độ chuyên môn sư phạm của giáo viên mầm non hiện nay được các cơ quan giáo dục, cơ quan chức năng đánh giá, xem xét thông qua các văn bằng mà giáo viên đã đạt được. Tuy nhiên, trên thực tế bằng cấp chỉ là một trong những tiêu chí cần có khi tuyển dụng, còn thực tế trình độ chuyên môn sư phạm của giáo viên phải được thể hiện ở năng lực giảng dạy, kỹ năng sư phạm trong thu hút các cháu vào bài giảng và khả năng tiếp thu của các cháu thông qua mỗi buổi dạy, bài học cụ thể.
  • 26. 25 Cơ sở đánh giá năng lực của giáo viên được thể hiện thông qua kết quả dạy học, giáo dục, chăm sóc các cháu cũng như những sản phẩm, mô hình, đồ dùng học cụ mà người giáo viên đó tạo ra. Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc đánh giá giáo viên nói chung, giáo viên mầm non nói riêng vẫn chỉ chú trọng đến công tác giảng dạy, chưa quan tâm nhiều đến năng lực sáng tạo, sáng kiến khoa học của giáo viên. Như vậy, quản lý chất lượng giáo viên là quản lý toàn diện về số lượng, cơ cấu, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng, đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non một cách khách quan, toàn diện, cụ thể, qua đó kịp thời phát hiện, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên; thông qua quản lý giúp giáo viên xây dựng động cơ, thái độ, trách nhiệm trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của nhà trường. Định hướng xây dựng cho giáo viên có ý chí quyết tâm, lòng yêu nghề, tích cực rèn luyện, ngày càng hoàn thiện phẩm chất, năng lực để trở thành những giáo viên đủ đức, đủ tài, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ nhà trường giao cho. 1.2.2. Cácyếu tố ảnh hưởng đến quản lýchất lượng đội ngũ giáoviên mầm non * Yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của ngành giáo dục. Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những độnglực quan trọng thúc đẩy sựnghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [17, tr.108-109]. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển giáo dục đã xác định rõ những định hướng lớn và chỉ ra từng bước đi cụ thể cho việc phát triển giáo dục, đào tạo nói chung, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nói riêng.
  • 27. 26 Từ các văn bản (nghị quyết, nghị định, chỉ thị, hướng dẫn) của Đảng, Nhà nước về phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, giúp cho các cấp quản lý giáo dục nói chung, quản lý giáo dục ở bậc học mầm non nói riêng quán triệt và tổ chức thực hiện. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, các cơ quan chức năng, ban giám hiệu và hiệu trưởng các trường mầm non hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển của hệ thống trường lớp, phục vụ cho sự nghiệp giáo dục, chăm sóc các cháu đến tuổi tới trường ngày càng tốt hơn. * Yêu cầu chuẩn hóa giáo viên Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ đạo thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh. Phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm, phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ giáo viên là những nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo học sinh để hình thành, phát triển nhân cách cho các cháu học sinh theo yêu cầu của xã hội. Từ đó, đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức tốt nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong tình hình mới. Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên là làm cho đội ngũ này luôn vận động phát triển, tích cực, tự giác trong học tập, rèn luyện để làm mới mình bằng con đường “học - hỏi - hiểu - hành”. Đây cũng là phương châm hành động của con người trong xã hội hiện đại, là phương châm hành động của một tập thể lao động. Do vậy, người quản lý nhà trường phải tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo để đưa phương châm hành động này thành nền nếp cho từng giáo viên và cho cả tập thể giáo viên của nhà trường thực hiện. * Vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý “Quản lý ngày nay là một nghề”. Cán bộ quản lý giáo dục là những người công tác trong lĩnh vực “đặc biệt”, nên người quản lý phải là những con
  • 28. 27 người toàn năng, vừa có tầm nhìn chiến lược, vừa thành thạo kỹ năng, nghiệp vụ quản lý nhà trường, nghiệp vụ tổ chức sư phạm, biết xử lý các tình huống nảy sinh khi thực hành quản lý. Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên là một nghệ thuật, người hiệu trưởng phải có nghệ thuật tạo ra sự đồng thuận của cả tập thể giáo viên, để mọi người đồng lòng, dốc sức, tận tâm, tận lực phục vụ sự nghiệp giáo dục của nhà trường và xây dựng đội ngũ giáo viên thành một tổ chức đoàn kết, biết học hỏi lẫn nhau. Vì vậy, đội ngũ cán bộ quản lý có vai trò quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ quản lý giáo dục, đào tạo của nhà trường nói chung, quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng. Một người hiệu trưởng giỏi không phải là người có tham vọng tìm cách giỏi hơn mọi giáo viên (thực tế hiện nay ở mọi loại hình nhà trường, chưa có hiệu trưởng nào làm được điều này) mà là người biết dùng giáo viên giỏi, cũng như tạo điều kiện cho giáo viên giỏi phát huy tài năng, sức lực của mình trong giáo dục, đào tạo.Do đó, quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên là một nghệ thuật, người hiệu trưởng phải làm sao để xây dựng đội ngũ giáo viên thành một tổ chức biết học hỏi, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Bên cạnh đó, hiệu trưởng và cơ quan quản lý giáo dục ở các trường mầm non cũng phải luôn luôn “biết học hỏi” để không ngừng nâng cao trình độ quản lý, thực sự là sợi dây liên kết các thành viên trong nhà trường thành một khối thống nhất để thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. * Sự tác động của công cụ, phương pháp đến quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non Công cụ quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên mầm non nói riêng là những phương tiện, những biện pháp có tính ràng buộc pháp lý của chủ thể quản lý (cơ quan chức năng cấp trên, ban giám hiệu nhà
  • 29. 28 trường và các cơ quan chức năng của nhà trường) đối với đối tượng quản lý (giáo viên và tập thể giáo viên), nhằm định hướng, dẫn dắt, khích lệ, điều hòa, phối hợp và đánh giá kết quả hoạt động của các thành viên trong tổ chức giáo dục của nhà trường, hướng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo đã đề ra. Trong quá trình quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên, nhà quản lý có thể sử dụng các công cụ như: Thứ nhất, công cụ quản lý có tính pháp lý như hệ thống luật pháp, pháp lệnh, nghị quyết, các văn bản của các cơ quan chức năng ban hành (ví dụ: Luật giáo dục; Nghị định của Chính phủ về quản lý giáo dục...). Thứ hai, công cụ quản lý theo lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ như công cụ quản lý ngành, công cụ quản lý liên ngành, do các cơ quan chức năng ban hành (ví dụ: Quyết định của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo; Thông tư liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ...). Thứ ba, công cụ quản lý theo nội dung và quá trình quản lý như công cụ quản lý chuyên môn của cấp trên thuộc ngành giáo dục, hiệu trưởng nhà trường, công cụ kiểm tra - đánh giá, công cụ điều chỉnh hoạt động,... (ví dụ: quy chế, quy định của hiệu trưởng nhà trường, kế hoạch năm học...). Phương pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên hiện nay được các cấp quản lý sử dụng, thường được chia làm 03 loại chủ yếu sau: Mộtlà, phươngpháphànhchính-pháp luật:“là tổngthể các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý dựa trên cơ sở quanhệ tổ chức vàquyềnlực nhà nước”[23]. Đặc trưngcơ bảncủaphương pháp này là sựcưỡngbức đơnphươngcủachủthểquảnlý đốivớiđốitượngbị quản lý. Cơ sở để thực hiện phương pháp này là: luật; điều lệ; quy chế; quyết định… Hai là, phương pháp tâm lý - giáo dục: “là tổng thể các tác động lên trí tuệ, tình cảm, ý thức và nhân cách của con người. Mục đích của phương
  • 30. 29 pháp này là thông qua những mối quan hệ liên nhân cách tác động tới mỗi người nhằm cung cấp, trang bị thêm hiểu biết, hình thành những quan điểm đúng đắn, nâng cao khả năng, trình độ thực hiện nhiệm vụ của họ” [23]. Cơ sở khách quan của phương pháp này là dựa trên cơ sở của quy luật nhận thức, cảm xúc, tình cảm, các quan hệ và quy luật tâm lý - giáo dục - xã hội. Hoạt động quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên lại diễn ra trong môi trường sư phạm, lấy tính mô phạm làm chuẩn cho hành vi, hành động, chính vì vậy phương pháp tâm lý - giáo dục được sử dụng nhiều trong quản lý đội ngũ giáo viên. Ba là, phương pháp kích thích: “là tổng thể các tác động đến con người thông qua lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần nhằm phát huy ở họ tiềm năng, trí tuệ, tình cảm, ý chí, trách nhiệm và quyết tâm hành động vì lợi ích chung của tổ chức” [23]. Những kích thích vật chất có thể kể đến như nâng lương, tặng thưởng; những kích thích về tinh thần có thể kể đến như phong tặng các danh hiệu thi đua, danh hiệu giáo viên giỏi các cấp, danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân. Những tác động bằng vật chất, tinh thần đều có ý nghĩa tích cực đối với giáo viên, khích lệ giáo viên làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả vì sự phát triển vững mạnh của nhà trường. * * * Lịch sử phát triển giáo dục của xã hội loài người đã chứng minh việc quản lý quá trình giáo dục nói chung, quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng sẽ góp phần quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo của nhà trường. Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên với những phương pháp, biện pháp quản lý cụ thể, đã được nhiều nhà chính trị, nhà khoa học và các nhà quản lý giáo dục quan tâm
  • 31. 30 nghiên cứu để vận dụng vào hoạt động quản lý nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao kết quả giáo dục, đào tạo của nhà trường. Tổ chức quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên mầm non nói riêng, luôn là vấn đề quan trọng và cần thiết để tăng cường, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. Quá trình quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên phải tìm ra được những cách thức, biện pháp tác động đến đối tượng một cách có tổ chức, kế hoạch nhằm làm biến đổi nhận thức, thái độ, niềm tin và hình thành phát triển, củng cố vững chắc năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị cho mỗi giáo viên. Phân tích làm rõ cơ sở lý luận của quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, cũng như những lý giải về nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non sẽ là cơ sở để nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Đây là vấn đề sẽ được trình bày cụ thể ở chương 2.
  • 32. 31 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ GIÁO TỈNH BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY 2.1. Khái quát đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế, xã hội và giáo dục, đào tạo của huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương 2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương Phú Giáo là huyện được tái lập vào ngày 20 tháng 8 năm 1999, nằm phía đôngbắc của tỉnh Bình Dương. Diện tích tự nhiên là 524,5 km2. Phía đông bắc giáp với huyện Đồng Phú (Bình Phước), phía tây bắc giáp với huyện Chơn Thành (Bình Phước), phíađông giáp với huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), phía tây là huyện Bến Cát và phía nam là huyện Tân Uyên. Huyện Phú Giáo có 1 thị trấn và 10 xã với dân số hơn 88.000 người, trong đó có 15 dân tộc thiểu số, với 765 hộ, 2.708 nhân khẩu, đông nhất là dân tộc Khơ-me với 301 hộ sống tập trung tại xã An Bình, tiếp theo là dân tộc Sán Chỉ cư trú tại xã Tam Lập; dân tộc Tày, Nùng cư trú tại xã Tân Hiệp...; mật độ dân số của huyện là 167,8 người/km2, Phú Giáo có đất đai phù hợp để phát triển các loại cây công nghiệp như cao su, điều, hồ tiêu; về cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, trên địa bàn huyện có đường giao thông ĐT-741 đi qua với chiều dài gần 30 km, tuyến đường này giúp cho việc lưu thông từ huyện đi thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên được thuận lợi, dễ dàng. Huyện Phú Giáo cách Trung tâm Thành phố mới Bình Dương 35 km nên có vị trí khá quan trọng về chiếc lược phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh. Với khí hậu ôn hòa, thiên tai bão lụt ít xảy ra nên thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày
  • 33. 32 và nông nghiệp. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh và huyện trong những năm qua huyện đã có những tiến bộ về kinh tế, xã hội, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững đã tạo nên môi trường thuận lợi, ổn định cho việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế, cụ thể trong năm 2012 thu nhập bình quân đầu người đạt 27,1 triệu đồng/người/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,67%, kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, đến nay công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 30,8%; thương mại dịch vụ 26,2%; nông nghiệp 43,0%. Cơ sở hạ tầng có nhiều thay đổi như điện, đường, trường, trạm được nâng cấp mở rộng, đã làm bộ mặt của huyện ngày càng khang trang, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên. Cùng với phát triển kinh tế, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện luôn chú trọng đến lĩnh vực văn hóa, xã hội đặc biệt là giáo dục, đào tạo và coi đó là nhân tố hàng đầu trong việc nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững. Do đó, sự nghiệp giáo dục, đào tạo của huyện có nhiều tiến bộ vượt bậc, nhân dân tích cực tham gia các phong trào xã hội hóa về giáo dục và đào tạo, y tế, thể dục thể thao; những hộ nghèo, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc được chăm lo, nhiều người là đồng bào dân tộc thiểu số hiện là giáo viên, cán bộ viên chức công tác tại các cơ quan đảng, nhà nước trong và ngoài huyện. Tình hình kinh tế, xã hội của huyện Phú Giáo đã có những ảnh hưởng tích cực và sâu sắc đến việc phát triển giáo dục, đào tạo của huyện nói chung, giáo dục mầm non nói riêng. 2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục, đào tạo nói chung, giáo dục mầm non nói riêng của huyện Phú giáo, tỉnh Bình Dương Ngành giáo dục, đào tạo huyện Phú Giáo khi mới tái lập có xuất phát thấp cả về hệ thống trường, lớp, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đặc biệt là đội ngũ giáo viên vừa thiếu lại vừa yếu, trong đó, giáo viên mầm non có trình độ
  • 34. 33 nghiệp vụ sư phạm đạt chuẩn còn thấp. Tuy nhiên, những năm gần đây được sự quan tâm của huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện và các ban, ngành đoàn thể, ngành giáo dục, đào tạo của huyện Phú Giáo đã có những bước phát triển đáng khích lệ, điều đó được biểu hiện cụ thể: Mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất từ mầm non đến trung học phổ thông được đầu tư xây dựng, nâng cấp phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện, đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh và sự mong mỏi của phụ huynh học sinh, cụ thể như năm học 2011 - 2012, toàn huyện có 36 cơ sở giáo dục công lập và 10 cơ sở giáo dục tư thục với 650 nhóm, lớp; 19.570 học sinh, so cùng kỳ năm học 2010 - 2011 đã tăng 13 nhóm, lớp với 1.130 học sinh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tiếp tục được (các cơ quan, ban ngành) quan tâm đầu tư, nâng cấp, từng bước đáp ứng yêu cầu dạy và học. Đến nay toàn huyện có 22 trong tổng số 36 trường được xây dựng kiên cố, lầu hóa với nhà cao tầng khang trang, sạch đẹp, có 26 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia (đạt 72.22 % tăng 05 trường so với năm học 2010 - 2011); 11/11 xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng, hoạt động ổn định; có 11/11 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập bậc tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học (theo Quyết định 1894/QĐ-UBND ngày 11 tháng 05 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương). Đốivới bậc học mầm non, được sự quan tâm đầu tư của tỉnh và huyện, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học ngày càng được đầu tư tốt hơn; toàn huyện hiện nay có 11 trường mầm non công lập, 5 trường tư thục và dân lập, đảm nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục cho 4.711 cháu từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Mạng lưới trường, lớp mầm non của huyện về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của các cháu đến tuổi được tham gia học ở các cơ sở mầm non. Chất lượng học tập và chăm sóc các cháu có chuyển biến tích cực, nhờ các trường
  • 35. 34 áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động của giáo viên một cách toàn diện và mang lại hiệu quả thiết thực. Về trình độ chuyên môn, đội ngũ giáo viên mầm non đạt chuẩn hơn 90,0% và trên chuẩn 35,0%; giáo viên tiểu học đạt chuẩn 99,5%, trên chuẩn 49,5%; giáo viên trung học cơ sở, đã có 100% đạt chuẩn, trên chuẩn 38,8%; giáo viên trung học phổ thông với 99,0% đạt chuẩn. Qua 5 năm thực hiện chương trình đổi mới giáo dục, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự nỗ lực phấn đấu của ngành giáo dục, sự đóng góp tích cực của nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục, chính điều đó đã và đang làm cho nền giáo dục của huyện trong đó có giáo dục mầm non có bước chuyển biến tích cực và bước đầu đạt được kết quả khả quan. hàng năm, giáo viên ở các trường mầm non cùng chính quyền địa phương huy động các cháu từ 24 tháng đến 36 tháng tuổi đến nhà trẻ đạt 95,5% và các cháu từ 3 đến 5 tuổi tới lớp mẫu giáo, đạt 99,1%. Bảng 2.1. So sánh tỷ lệ trẻ em được đến trường của huyện Phú Giáo năm 2007 và năm 2012 TT Các cháu được đến trường Năm 2007 tỷ lệ % Năm 2012 tỷ lệ % 1. Trẻ em từ 24 tháng tuổi đến 3 tuổi được đến trường 16,65 20,81 2. Trẻ em từ 3 tuổi đến 5 tuổi được đi học mẫu giáo 83,0 87,35 3. Trẻ5 tuổiđược đihọc mẫugiáo trước khivào lớp 1 98,9 99,6 4. Trẻ 6 tuổi được vào lớp 1 99,8 100 (Nguồn Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Phú Giáo) 2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non và quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú giáo, tỉnh Bình Dương Qua khảo sát và trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý và giáo viên, chúng tôi có thể đánh giá một cách khái quát về thực trạng công tác quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo như sau:
  • 36. 35 2.2.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non của huyện Phú Giáo hiện nay * Ưu điểm Hiện nay, trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục, nên nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục mầm non tỉnh Bình Dương nói chung, huyện Phú Giáo nói riêng được xác định là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, thực chất công tác quản lý và nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ toàn diện với phương châm hành động cụ thể: mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên cấp học mầm non Bình Dương luôn tận tâm yêu thương trẻ, tận tụy, say mê và kiên trì với công việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, tận lực, đoàn kết với mọi thành viên trong nhà trường, sẵn sàng khắc phục khó khăn để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, tất cả hết lòng vì các cháu mầm non với tinh thần chủ động, kiên quyết, nuôi dạy trẻ theo phương pháp khoa học, đánh giá toàn diện, chính xác chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ” [35, tr.1]. Hàng năm, quy mô giáo dục được mở rộng, chất lượng chăm sóc, nuôi dạy các cháu từ độ tuổi nhà trẻ đến hết tuổi mẫu giáo được nâng cao, đảm bảo cho các cháu bước vào lớp 1 của hệ giáo dục tiểu học tự tin. Có được kết quả ấy, là do cán bộ quản lý đã tích cực trong quản lý số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non. Cụ thể là: Về số lượng Ngành giáo dục mầm non của huyện luôn quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm: “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020” ngày 13/6/2012 của Chính phủ về xác định giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Củng cố, hoàn thiện và đổi mới căn bản, toàn diện nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng để tạo ra một đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục mầm non nói riêng.
  • 37. 36 Trong năm học 2011 - 2012, bậc học mầm non của huyện có 340 cán bộ, giáo viên, trong đó giáo viên nhà trẻ, giáo viên mẫu giáo là 299 người và 41 cán bộ quản lý, bước đầu đáp ứng yêu cầu cho việc thực hiện giáo dục toàn diện theo chương trình giáo dục mầm non dạy học 2 buổi/ngày đạt hiệu quả thiết thực. Giáo viên ở các trường có sự đan xen giữa các thế hệ với nhau, nên tạo thuận lợi để hỗ trợ nhau trong dạy học, giáo dục, chăm sóc các cháu, cũng như trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. Về cơ cấu Cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non của ngành giáo dục huyện luôn đảm bảo sự đồng bộ về độ tuổi, tương đối đồng bộ về trình độ nghiệp vụ sư phạm (người có tay nghề cao và bình thường), khả năng giảng dạy, giáo dục và chăm sóc cho các cháu theo lứa tuổi ở từng lớp học. Trong giai đoạn hiện nay, việc quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên trong đào tạo, bồi dưỡng luôn bảo đảm tính kế thừa, sự hợp lý về cơ cấu đọ tuổi, trình độ chuyên môn, phù hợp trong phân công hoạt động sư phạm của nhà trường và phù hợp với năng lực và điều kiện công tác, cơ chế quản lý, điều hành của nhà trường. Công tác quản lý cơ cấu đội ngũ giáo viên luôn được cán bộ quản lý và cơ quan chức năng quan tâm một cách đúng mức, đây là một trong yếu tố giúp cho ngành giáo dục của huyện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong tình hình mới. Về chất lượng Qua nghiên cứu kết quả báo cáo tổng kết hàng năm của các trường, kết hợp với khảo sát thực tế cho thấy đội ngũ giáo viên mầm non trong những năm qua cơ bản đã đạt những tiêu chuẩn chung của người giáo viên mầm non theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể là: Một là, phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống
  • 38. 37 Đội ngũ giáo viên mầm non của huyện có phẩm chất chính trị vững vàng, tuyệt đối tin tưởng vào đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm pháp luật nhà nước, quy định, quy chế của ngành, có thái độ, hành vi ứng xử lành mạnh, mang tính mô phạm cao. Mặc dù đứng trước cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng hầu hết giáo viên vẫn yên tâm đứng lớp, một lòng, một dạ yêu ngành, yêu nghề, thương yêu học sinh, có bản lĩnh chính trị vững vàng, quyết đoán và năng động, phát huy được vai trò trách nhiệm trong giáo dục, đào tạo góp phần đưa hoạt động dạy học của các trường mầm non phát triển ổn định. Đạo đức lối sống của giáo viên luôn trong sạch, thực sự là tấm gương sáng về nhân cách, lối sống cho thế hệ trẻ noi theo. Trong mối quan hệ với cán bộ quản lý, phụ huynh, với nhân dân và các cháu học sinh, đội ngũ giáo viên là những người có thái độ đúng mực, sống chan hòa, cởi mở, giàu tình thương, gương mẫu trong cả lời nói, việc làm, sâu sát gần gũi với cán bộ, giáo viên, luôn quan tâm chăm lo cho các cháu. Từ kết quả đánh giá của cán bộ quản lý nhà trường cho thấy, 100% giáo viên đều đạt yêu cầu về phẩm chất chính trị, lập trường tư tưởng, đạo đức, tình cảm nghề nghiệp và lối sống có văn hóa, tỷ lệ giáo viên đạt mức tốt chiếm hơn 54% tổng số giáo viên (Kết quả ấy được minh chứng ở bảng 2.2). Bảng 2.2: Kết quả đánh giá phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống của giáo viên năm học 2011 - 2012. TT Trường mầm non Tỉ lệ % Tốt Khá Tr. bình Yếu 1. Trường mầm non Phước Vĩnh 65,9 34,1 2. Trường mầm non Phước Hoà 61,5 38,5 3. Trường mầm non Vĩnh Hoà 70,0 30,0 4. Trường mầm non Hoạ Mi 54,5 45,5 5. Trường mầm non Tân Hiệp 69,3 30,7 6. Trường mầm non An Linh 65,2 34,8 7. Trường mầm non An Thái 65,0 35,0
  • 39. 38 8. Trường mầm non Tân Long 68,7 31,3 9. Trường mầm non An Long 58,3 41,7 10. Trường mầm non Phước Sang 64,5 35,5 11. Trường mầm non Tam Lập 54,5 45,5 12. Trường mầm non tư thục Vĩnh Hoà 61,5 38,5 13. Trường mầm non tư thục Sơn Ca 71,5 28, 5 14. Trường mầm non tư thục Tuổi Thơ 65,0 35,0 15. Trường mầm non tư thục Bình An 74,5 25,5 16. Trường mầm non tư thục Thanh Tân 60,0 40,0 (Nguồn Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Phú Giáo) Hai là, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm Hiện nay, đội ngũ giáo viên mầm non ở các trường công lập và tư thục, dân lập trên địa bàn của huyện có trên 90,0% số giáo viên đạt chuẩn. Ngành giáo dục mầm non của huyện xác định tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để đến năm 2020 có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó có hơn 60,0% đạt trình độ trên chuẩn. Bảng 2.3. Thống kê trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên mầm non huyện Phú Giáo, tính đến cuối năm học 2011 - 2012. Tổng số giáo viên Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp T. số % T. số % T. số % T. số % T. số % 299 0 0 16 6,3 90 30,1 176 58,7 17 5,7 (Nguồn Phòng Giáo dục, Đào tạo huyện Phú Giáo) Cơ quan quản lý và cán bộ quản lý giáo viên ở các trường đánh giá 100% giáo viên đạt yêu cầu về năng lực chuyên môn, tỷ lệ giáo viên có năng lực chuyên môn đạt từ mức khá trở lên chiếm một tỷ lệ tương đối cao, nhưng chưa có giáo viên đạt trình độ giỏi. Những xã, thị trấn có điều kiện phát triển về kinh tế, xã hội đồng thời cũng là những địa phương có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về năng lực chuyên môn cao. Điều đó được minh chứng ở bảng 2.4.
  • 40. 39 Bảng 2.4. Thống kê về năng lực chuyên môn của giáo viên các trường mầm non (năm học 2011 - 2012) TT Trường Mầm non Tỉ lệ % Giỏi Khá Tr. bình Yếu 1. Trường mầm non Phước Vĩnh 9,1 34,1 56,8 2. Trường mầm non Phước Hoà 19,2 38,5 42,3 3. Trường mầm non Vĩnh Hoà 14,5 30,0 55,5 4. Trường mầm non Hoạ Mi 0,5 50,0 40,5 5. Trường mầm non Tân Hiệp 24,3 30,3 45,4 6. Trường mầm non An Linh 4,8 52,4 42,8 7. Trường mầm non An Thái 65,0 35,0 8. Trường mầm non Tân Long 9,7 31,7 58,6 9. Trường mầm non An Long 8,3 41,7 50,0 10. Trường mầm non Phước Sang 64,5 35,5 11. Trường mầm non Tam Lập 9,1 54,5 36,4 12. Trường mầm non tư thục Vĩnh Hoà 10,5 38,5 50,8 13. Trường mầm non tư thục Sơn Ca 12,5 81,25 6,25 14. Trường mầm non tư thục Tuổi Thơ 10,0 25,0 65,0 15. Trường mầm non tư thục Bình An 10,0 35,0 55,0 16. Trường mầm non tư thục Thanh Tân 12,0 40,0 48,0 (Nguồn Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Phú Giáo) Đánh giá của cơ quan quản lý giáo dục và hiệu trưởng ở các trường mầm non trên địa bàn huyện cho thấy: các trường đã chú trọng đầu tư, khuyến khích giáo viên mạnh dạn nghiên cứu để đổi mới phương pháp dạy học, làm đồ dùng dạy học cho phù hợp với từng lứa tuổi, nhằm phát triển khả năng tư duy hình ảnh, tư duy trực quan hình tượng cho các cháu học sinh. Bên cạnh đó, hàng năm căn cứ vào các văn bản của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng các trường mầm non chỉ đạo cho giáo viên viết sáng kiến, kinh nghiệm về giảng dạy, giáo dục, làm đồ dùng học cụ. Bằng những việc làm cụ thể, các trường đã khích lệ, động viên được giáo viên khai thác mọi tiềm năng trí lực, phục vụ có hiệu quả cho giảng
  • 41. 40 dạy, đa số giáo viên đã tiếp cận được với phương pháp giảng dạy hiện đại, từ đó làm cho chất lượng đội ngũ giáo viên từng bước được nâng lên. * Hạn chế Bên cạnh kết quả đạt được về phẩm chất, năng lực, đạo đức lối sống của giáo viên, thực sự là điểm sáng của ngành giáo dục, thì vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập như: Về số lượng đội ngũ giáo viên còn thiếu, cơ cấu độ tuổi, trình độ chuyên môn của giáo viên ở các trường trên địa bàn huyện chưa hợp lý, dẫn đến không có lực lượng giáo viên dự trữ. Theo báo cáo của phòng giáo dục và đào tạo, bước vào năm học 2012 - 2013 bậc học mầm non thiếu 32 giáo viên (chiếm tỷ lệ 9,7%), 4 cán bộ quản lý (chiếm tỷ lệ 9,4%), việc bố trí đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non chưa thực sự khoa học về tuổi đời, tuổi nghề đã làm hạn chế đến chất lượng dạy học, giáo dục của nhà trường, cường độ làm việc của giáo viên cao (hầu hết làm việc hơn 10 tiếng/ngày) nên ít có thời gian để tham gia học tập, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn và tham gia các hoạt động khác của nhà trường. Trong đội ngũ giáo viên của ngành giáo dục huyện Phú Giáo, bên cạnh những giáo viên được đào tạo có hệ thống về khoa học giáo dục, có kinh nghiệm và thể hiện được năng lực giảng dạy, giáo dục thì vẫn còn một số giáo viên chưa đạt chuẩn (17 giáo viên, chiếm tỷ lệ 5,7%). Về phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên. Mặc dù, kết quả đạt chuẩn về trình độ chuyên môn của giáo viên mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cao, nhưng chủ yếu là giáo viên tham gia học đại học từ xa, học liên thông (vừa học vừa làm) với nhiều hệ, loại hình đào tạo cấp tốc, mang tính chắp vá để đáp ứng chuẩn quy định của ngành nên chất lượng chuyên môn không cao, trình độ thực sự chưa
  • 42. 41 tương xứng với bằng cấp, hiệu quả giảng dạy của đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của cơ quan quản lý giáo viên cũng như phụ huynh học sinh, có trường số giáo viên có trình độ chuyên môn ở mức trung bình chiếm tới 65,0% (bảng 2.4). Một số giáo viên mới được tuyển dụng còn hạn chế cả về trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm sư phạm. Năng lực giảng dạy, giáo dục còn yếu và tính chuyên nghiệp chưa cao, trong thực hành giảng dạy, chậm đổimới phương pháp giảng dạy, chưa nắm vững phương pháp triển khai viết sáng kiến kinh nghiệm, chưa đầu tư nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu, học tập và cập nhật kiến thức mới, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chuyên môn và là rào cản lớn trong việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho chính đội ngũ giáo viên. Bên cạnh đó, việc tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên gặp không ít khó khăn do sự tác động của hoàn cảnh, điều kiện công tác và gia đình nên ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc, giáo dục các cháu và trở thành vấn đề bức xúc cần được giải quyết, tháo gỡ cho phù hợp với tiến trình đổi mới của sự nghiệp giáo dục của đất nước hiện nay. Thực trạng đội ngũ giáo viên bậc học mầm non của huyện Phú Giáo trong những năm qua chưa đồng bộ về cơ cấu, số lượng giáo viên còn thiếu so với nhu cầu thực tế, đòi hỏi phải khắc phục từng bước để bảo đảm về cơ cấu, bổ sung số lượng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giáo dục của ngành giáo dục đã đề ra. * Nguyên nhân hạn chế Tỉnh Bình Dương cũng như một số tỉnh trong cả nước, đang gặp khó khăn trong việc thực hiện một số chế độ, chínhsách, định mức biên chế, vì một số chính sách, quy định đối với tuyển dụng, sử dụng viên chức dù không còn phù hợp nhưng chưa được sửa đổi, điều chỉnh, thay thế cho sát với tình hình
  • 43. 42 mới; việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường trong tuyển dụng, bố trí sắp xếp giáo viên của các cơ quan quản lý nhà nước có lúc chưa rành mạch, rõ ràng dẫn đến những hạn chế, bất cập về cơ cấu đội ngũ giáo viên của nhà trường. Ngành giáo dục huyện Phú Giáo hiện nay còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, công tác quản lý đội ngũ giáo viên; công tác tham mưu với cơ quan chức năng của huyện, tỉnh về thực hiện tổ chức và biên chế viên chức để có cơ sở bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất, kỹ năng, kinh nghiệm cho giáo viên còn hạn chế. Trong đánh giá, sử dụng đội ngũ giáo viên của cán bộ quản lý ở một số trường còn có chỗ chưa hợp lý; các chính sách và cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chuyên tâm cống hiến chậm được cải thiện; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giữ gìn phẩm chất đạo đức trong đội giáo viên chưa được tiến hành thường xuyên. Một bộ phận giáo viên chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trò của nhà trường, của bản thân trước yêu cầu đổi mới và đòi hỏi của xã hội, nên chưa thật tận tâm với nghề, thiếu cố gắng vươn lên trong giảng dạy. Có giáo viên do hoàn cảnh gia đình, do khó khăn của cuộc sống, hoặc do tuổi tác nên chưa có quyết tâm học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 2.2.2. Thực trạng quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương hiện nay * Ưu điểm của công tác quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non Một là, quản lý thái độ chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, năng lực chuyên môn Nhờ làm tốt quản lý giáo dục, nhắc nhở, chấn chỉnh nhận thức chính trị, tư cách, đạo đức của người giáo viên, nên hầu hết giáo viên không ngừng học
  • 44. 43 tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị; chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức; sống trung thực, lành mạnh; đoàn kết với đồng nghiệp, động viên và giúp đỡ nhau thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường; gương mẫu trong thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. Kết quả điều tra, cho thấy hơn 91,7% cán bộ quản lý và 94,4% giáo viên được hỏi đều cho rằng thái độ chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống của giáo viên đạt từ mức khá trở lên và luôn được giữ vững trong giai đoạn hiện nay. Công tác quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên đã tập trung chỉ đạo giáo viên phát huy tính chủ động cập nhật kiến thức mới; thực hiện nội dung dạy học, giáo dục theo yêu cầu về chuẩn kiến thức; động viên giáo viên vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học, sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật dạy học (đồ dùng, thiết bị, công nghệ thông tin...), để nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục và chăm sóc các cháu. Công tác quản lý năng lực chuyên môn luôn được cán bộ quản lý và giáo viên thực hiện một cách chủ động nên khi được hỏi đã có 78,8% giáo viên đánh giá “năng lực sư phạm” của giáo viên đạt từ mức “khá” trở lên, cũng ở nội dung đánh giá này chỉ có 66,6% cán bộ quản lý cho rằng giáo viên có “năng lực sư phạm” đạt từ mức “khá” trở lên. Về “kỹ năng tổ chức dạy học” có 94,4% giáo viên được hỏi trả lời đạt từ mức khá trở lên, cán bộ quản lý đánh giá về nội dung này với 83,3% số cán bộ quản lý được điều tra đánh giá đạt từ mức “khá” trở lên. Nhờ triển khai thực hiện khá tốt Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chuẩn giáo viên; Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ Nội vụ và Công văn số 3040/BGDĐT-TCCB ngày 17/4/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số điều trong Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm