SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 7
1
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI
CỦA KHU VỰC MIỀN TRUNG-TÂY NGUYÊN
Nguyễn Công Hào
Trung tâm Công nghệ thông tin Đại học Huế
Email: nchao@hueuni.edu.vn
1. Đặt vấn đề
Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao nói chung và công nghệ thông tin
(CNTT) nói riêng là một nhiệm vụ rất quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế xã
hội của đất nước. Do đó, từ năm 2009, Chính phủ có quyết định số 698/QĐ-TTg phê
duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015
và định hướng đến năm 2020; năm 2010, Chính phủ có quyết định số 1755/ QĐ-TTg
phê duyệt đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và Truyền thông”
với một trong những mục tiêu tổng quát là: “Phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt tiêu
chuẩn quốc tế; xây dựng công nghiệp CNTT, đặc biệt là công nghệ phần mềm, nội
dung số và dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tăng trưởng GDP và
xuất khẩu; thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước; ứng dụng hiệu
quả CNTT trong mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh”.
Trong giới hạn phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến tình hình đào tạo
nguồn nhân lực CNTT trong thời gian qua và những định hướng trong thời gian đến tại
Đại học Huế nhằm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội khu vực Miền Trung-Tây Nguyên.
2. Đặc điểm sơ lược của Đại học Huế
Đại học Huế được thành lập theo Nghị định 30/CP ngày 4/4/1994 của Chính
phủ, đánh dấu giai đoạn mới của sự phát triển giáo dục đại học ở Huế. Nhiệm vụ chính
của Đại học Huế là “đào tạo cán bộ khoa học có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại
học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực phục vụ sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nói chung, các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên
nói riêng”.
Đại học Huế là đại học đa ngành gồm 7 trường đại học thành viên, 3 khoa trực
thuộc và 1 phân hiệu: Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Khoa học, Trường
Đại học Y Dược, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Nghệ thuật, Trường Đại
2
học Kinh tế, Trường Đại học Ngoại ngữ, Khoa Giáo dục Thể chất, Khoa Du lịch, Khoa
Luật, Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị. Ngoài ra còn có các trung tâm đào tạo và
nghiên cứu khoa học: Viện Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Ươm tạo và chuyển
giao công nghệ, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng, Trung tâm Học liệu, Trung tâm
Công nghệ Thông tin, Trung tâm Đào tạo Quốc tế, Trung tâm Đào tạo từ xa, Trung
tâm Phục vụ Sinh viên, Nhà Xuất bản.
Số lượng cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng của Đại học Huế 3.675, trong
đó có 2.029 giảng viên (165 Giáo sư, Phó Giáo sư, 419 Tiến sĩ, 1200 thạc sĩ). Hiện nay,
Đại học Huế có 102 ngành đào tạo trình độ đại học cấp văn bằng cử nhân, kỹ sư, kiến
trúc sư, bác sĩ, dược sĩ; 69 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ; 27 chuyên ngành đào tạo tiến
sĩ và nhiều chương trình liên kết đào tạo cấp bằng cử nhân, thạc sĩ với các trường Đại
học trên thế giới.
Hàng năm, Đại học Huế tuyển mới khoảng 12.000 sinh viên hệ chính quy, 1.700
học viên sau đại học, trong đó có khoảng 100 nghiên cứu sinh. Tầm nhìn đến năm 2020
Đại học Huế sẽ là: Một đại học được xếp hạng trong số 50 trường đại học hàng đầu
Đông Nam Á; một đại học hoạt động theo các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng quốc gia
và khu vực; là một bộ phận cốt lõi trong hạ tầng cơ sở xã hội của miền Trung Việt
Nam; là cơ sở đào tạo tiên phong, nòng cốt cho hệ thống giáo dục vùng.
3. Hiện trạng đào tạo nguồn nhân lực Công nghệ thông tin
Đại học Huế giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở bậc đại học và sau
đại học cho Khoa Tin học-Trường Đại học Sư phạm và Khoa CNTT-Trường Đại học
Khoa học. Ngoài ra, một số đơn vị khác tham gia đào tạo và cấp chứng chỉ tin học,
chứng chỉ CISCO, CCNA… như trung tâm CNTT Đại học Huế, trung tâm học liệu Đại
học Huế, trung tâm tin học trường Đại học sư phạm và trường Đại học Khoa học. Các
yếu tố đảm bảo cho việc đào tào nguồn nhân lực CNTT được Đại học Huế quan tâm,
đầu tư đúng hướng trên cả phương diện hạ tầng và bồi dưỡng đội ngũ.
3.1. Về hạ tầng Công nghệ thông tin
Hạ tầng CNTT về cả phần cứng và phần mềm của Đại học Huế được đầu tư khá
đồng bộ từ dự án giáo dục đại học (dự án mức C) và các chương trình mục tiêu quốc
gia về CNTT. Hiện nay, Data center của Đại học Huế do Trung tâm CNTT Đại học
Huế quản lý với hơn 30 server có cấu hình cao đảm nhận việc triển khai các phần mềm
dùng chung, các dịch vụ, video conference, hosting cho các đơn vị trực thuộc nhằm hỗ
3
trợ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, một số đơn vị trực thuộc có các
phòng server có quy mô khác nhau, các phòng thực hành, phòng đa phương tiện để
đảm nhận công việc của đơn vị.
Các đơn vị trực thuộc sử dụng các đường truyền leasedline, FTTH, ADSL… để
kết nối internet và kết nối với Data center Đại học Huế thông qua internet hoặc mạng
WAN.
3.2. Về đội ngũ cán bộ giảng dạy
Ngoài việc đầu tư hạ tầng CNTT, đội ngũ cán bộ giảng dạy là yếu tố then chốt,
quan trọng nhất để đảm bảo việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công
nghệ. Đại học Huế có 4 PGS, 15 TS và 50 thạc sỹ CNTT đang tham gia giảng dạy,
nghiên cứu và làm việc tại các đơn vị đào tạo, triển khai ứng dụng. Các cán bộ này
được đào tạo chủ yếu ở trong nước và các nước tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản,
Pháp, Áo, Úc, Canada.... Ngoài ra, Đại học Huế còn mời các giáo viên thỉnh giảng có
trình độ cao từ Hà Nội, TP HCM và các đơn vị trên địa bàn thành phố Huế tham gia
các đề tài, dự án, giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn cao học, nghiên cứu sinh.
3.3. Về qui mô, hình thức và hiệu quả đào tạo
Trong thời gian qua, Đại học Huế đã đào tạo khoảng 3.400 sinh viên hệ chính
quy, 350 thạc sỹ và nhiều sinh viên hệ vừa học vừa làm, liên thông.
Hiện nay, quy mô tuyển sinh bậc đại học chính quy ngành CNTT của Đại học
Huế mỗi năm là khoảng 300 sinh viên, trong đó đào tạo tại trường Đại học Khoa học
có 200 sinh viên, trường Đại học Sư phạm có 100 sinh viên. Đối với bậc đào tạo sau
đại học, tuyển sinh hàng năm khoảng 60 học viên cao học và 5 nghiên cứu sinh đào tạo
tại trường Đại học Khoa học.
Từ năm học 2008-2009, một số trường đại học trực thuộc Đại học Huế chuyển
sang hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong đó có ngành CNTT. Đây là hình thức
đào tạo linh hoạt, mềm dẽo. Các học phần tự chọn trong chương trình được thay đổi
thường xuyên phù hợp với sự phát triển của công nghệ cũng như đáp ứng nhu cầu xã
hôi. Các ngành đạo tạo bậc đại học tập trung vào 5 chuyên ngành: Khoa học máy tính,
Hệ thống thông tin, Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính và truyền thông, cử nhân sư
phạm; về đào tạo bậc sau đại học (thạc sỹ và tiến sĩ) có ngành Khoa học máy tính.
Với tiềm năng về hạ tầng và đội ngũ CNTT của Đại học Huế, trong thời gian
qua, hiệu quả của công tác đào tạo nhân lực CNTT đã đạt nhiều thành tích đáng tự hào.
4
Nhiều sinh viên đạt giải nhất, giải nhì….trong các kỳ thi olympic tin học toàn quốc và
các giải thưởng “trí tuệ Việt Nam”. Hầu hết các sinh viên tốt nghiệp ra trường làm việc
đúng chuyên môn ở nhiều cơ quan, đơn vị trên cả nước nói chung và khu vực Miền
Trung-Tây Nguyên nói riêng theo nhiều lĩnh vực như: giáo dục, y tế, ngân hàng, bảo
hiểm, kinh doanh, công ty phần mềm, phần cứng, các công ty nước ngoài hoặc liên
doanh với nước ngoài…..góp phần không nhỏ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội
của khu vực và cả nước.
3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong đào tạo
3.4.1. Thuận lợi
Các khoa CNTT ở Đại học Huế được thành lập khá sớm so với khoa CNTT ở
các trường đại học khác trên toàn quốc. Cụ thể, khoa CNTT trường Đại học Khoa học
được thành lập vào năm 1994, là một trong sáu khoa CNTT trọng điểm quốc gia có
nhiệm vụ đào tạo trình độ cử nhân khoa học ngành CNTT, năm 2000 khoa đào tạo
trình độ thạc sỹ và năm 2011 đào tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành khoa học máy tính.
Khoa Tin học Trường Đại học Sư phạm được thành lập vào năm 1999 trên cơ sở
Bộ môn Tin học được thành lập năm 1996 có nhiệm vụ đào tạo giáo viên giảng dạy tin
học ở các trường phổ thông.
Hạ tầng CNTT tương đối tốt, đồng bộ, cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học
chiếm hơn 90%, trong đó có khoảng 30% trình độ tiến sĩ.
3.4.2. Khó khăn
Đầu vào tuyển sinh ngành CNTT của Đại học Huế thấp so với Hà Nội và TP Hồ
Chí Minh, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong quá trình đào tạo và định hướng nghề
nghiệp.
Kinh phí đầu tư cho CNTT chưa tương xứng, môi trường thực tập còn hạn chế,
ảnh hưởng khả năng phát triển các kỹ năng như lập trình, kỹ năng làm việc theo nhóm,
thực tập... cho sinh viên
Do chính sách đãi ngộ cán bộ CNTT chưa tương xứng với công việc được giao
nên việc tuyển dụng cán bộ CNTT có năng lực, trình độ cao còn hạn chế. Nguồn tuyển
dụng cán bộ CNTT giảng dạy còn khiêm tốn.
4. Định hướng đào tạo nguồn nhân lực Công nghệ thông tin trong thời gian tới
Nhằm định hướng đào tạo CNTT trong thời gian đến, các đơn vị đào tạo căn cứ
vào quyết định số 1992/QĐ-ĐHH ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Giám đốc Đại học
5
Huế về việc ban hành kế hoạch chiến lược phát triển Đại học Huế giai đoạn 2011-2015
và tầm nhìn đến năm 2020 để có những chương trình hành động cụ thể phù hợp với
năng lực hiện có của đơn vị; căn cứ Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm
2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực
công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, cụ thể:
4.1. Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy
Xây dựng và cập nhật thường xuyên chương trình đào tạo CNTT, bảo đảm sự
liên thông của các trình độ đào tạo, đảm bảo tính thiết thực của chương trình và tăng tỷ
lệ thực hành ở các môn học CNTT, loại bỏ các chương trình và môn học lạc hậu, các
môn học không phù hợp yêu cầu thực tế.
Thiết lập kênh thông tin để tham khảo ý kiến phản hồi từ cựu sinh viên và các
đơn vị sử dụng lao động CNTT về chương trình và nội dung đã đào tạo. Khuyến khích
sinh viên tham gia các khóa đào tạo và thi lấy các chứng chỉ chuyên môn về CNTT của
các tổ chức quốc tế như NIIT, Aptech….
Tiếp thu có chọn lọc và triển khai đào tạo theo các chương trình CNTT tiên tiến
của thế giới một cách thiết thực. Xây dựng kho tài nguyên số chuyên ngành để sinh
viên tham khảo.
Đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo. Tiếp tục xây
dựng chương trình giảng dạy về CNTT theo module kiến thức, cập nhật theo công
nghệ mới và triển khai đào tạo, đáp ứng nhu cầu của người học.
4.2. Mở rộng quy mô, hình thức đào tạo
Mở rộng quy mô, loại hình đào tạo về CNTT. Liên kết với các trường đại học
trên thế giới là đối tác của Đại học Huế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và thực
hiện chương trình trao đổi sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh.
Triển khai đào tạo theo đặt hàng của các doanh nghiệp và theo nhu cầu của xã
hội. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết đào tạo giữa các cơ sở sử
dụng và các cơ sở đào tạo nhân lực CNTT.
Phát triển các mô hình, hình thức phối hợp, hợp tác và hỗ trợ đào tạo, đáp ứng
theo nhu cầu của các doanh nghiệp, của xã hội.
Tăng cường giảng dạy, nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính và ứng dụng CNTT
cho sinh viên liên ngành; Đẩy mạnh đào tạo từ xa qua mạng phục vụ cho mọi loại hình
đào tạo.
6
4.3. Triển khai giảng dạy CNTT bằng tiếng Anh
Thông qua đề án ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020, triển khai một số môn học
giảng dạy CNTT bằng tiếng Anh; mời giảng viên người nước ngoài, chuyên gia Việt
kiều tham gia giảng dạy bằng tiếng Anh cho một số môn chuyên ngành; tuyển chọn và
sử dụng các tài liệu, giáo trình bằng tiếng Anh; có chế độ, chính sách khuyến khích và
ưu đãi cho sinh viên viết và bảo vệ đồ án, luận văn tốt nghiệp và tiểu luận bằng tiếng
Anh.
Chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ tiếng Anh cho đội ngũ giảng viên CNTT
để có thể giảng dạy bằng tiếng Anh.
4.4. Khuyến khích sử dụng phần mềm mã nguồn mở
Các đơn vị khai thác, sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong công tác đào tạo;
xây dựng chương trình và nội dung đào tạo, tài liệu giảng dạy và đề tài nghiên cứu
khoa học trên nền chuẩn mở; thực hiện các đề tài luận án tốt nghiệp và tiểu luận môn
học dựa trên việc triển khai thác phần mềm mã nguồn mở; sử dụng phần mềm mã
nguồn mở trong việc phát triển các ứng dụng CNTT.
5. Một số kiến nghị chung nhằm nâng cao hiệu quả phát triển nhân lực Công nghệ
thông tin
5.1. Đối với các Bộ ngành TW
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và
Truyền thông cân đối, tổng hợp các nguồn lực, ưu tiên bố trí ngân sách cho các chương
trình, dự án CNTT hàng năm để thực hiện.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các Bộ ngành liên quan xây
dựng hệ thống thông tin về nhu cầu nhân lực CNTT và tổ chức đánh giá tình hình nhân
lực về CNTT với mục tiêu phục vụ phát triển nguồn nhân lực CNTT. Tổ chức thực
hiện các nghiên cứu dự báo về thị trường lao động CNTT.
5.2. Đối với các cơ sở đào tạo
Cần áp dụng các chương trình tiên tiến của nước ngoài vào giảng dạy; liên kết
với một số trường đại học nước ngoài để triển khai chương trình đào tạo đồng cấp
bằng; chủ động đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp; nâng cao trình độ của giảng
viên; tăng cường cơ sở vật chất cho giảng dạy, thực hành và nghiên cứu khoa học đồng
7
thời tăng cường mời các giảng viên thỉnh giảng là giáo viên nước ngoài và từ doanh
nghiệp.
5.3. Đối với người học
Đối với người học, được ưu tiên vay tiền từ ngân sách nhà nước để học tập; cần
nắm bắt thường xuyên thông tin về nguồn nhân lực CNTT ở bên ngoài để tự định
hướng cho bản thân; tham gia các diễn đàn hoặc các buổi phỏng vấn, tuyển dụng để
giao lưu với các doanh nghiệp về CNTT.
5.4. Đối đơn vị sử dụng lao động
Đối với người sử dụng lao động cần nhìn nhận thị trường nhân lực CNTT theo
cơ chế thị trường, muốn có chất lượng lao động tốt, doanh nghiệp phải phối hợp với cơ
sở đào tạo trong việc hỗ trợ kinh phí, cấp học bổng cho sinh viên; tạo điều kiện cho
sinh viên các trường đến thực tập tại doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần có chính sách đào tạo lại, chủ động đào tạo lại nhân lực
CNTT để đáp ứng nhu cầu phát triển doanh nghiệp./.

Más contenido relacionado

Más de Vu Hung Nguyen

Japanese for it bridge engineers
Japanese for it bridge engineersJapanese for it bridge engineers
Japanese for it bridge engineersVu Hung Nguyen
 
Basic IT Project Management Terminologies
Basic IT Project Management TerminologiesBasic IT Project Management Terminologies
Basic IT Project Management TerminologiesVu Hung Nguyen
 
2018 Học cờ cùng con - Nguyễn Vũ Kỳ Anh [U7]
2018 Học cờ cùng con - Nguyễn Vũ Kỳ Anh [U7]2018 Học cờ cùng con - Nguyễn Vũ Kỳ Anh [U7]
2018 Học cờ cùng con - Nguyễn Vũ Kỳ Anh [U7]Vu Hung Nguyen
 
Làm việc hiệu quả với sếp Nhật (2017)
Làm việc hiệu quả với sếp Nhật (2017)Làm việc hiệu quả với sếp Nhật (2017)
Làm việc hiệu quả với sếp Nhật (2017)Vu Hung Nguyen
 
Problem Solving Skills (for IT Engineers)
Problem Solving Skills (for IT Engineers)Problem Solving Skills (for IT Engineers)
Problem Solving Skills (for IT Engineers)Vu Hung Nguyen
 
Using Shader in cocos2d-x
Using Shader in cocos2d-xUsing Shader in cocos2d-x
Using Shader in cocos2d-xVu Hung Nguyen
 
Pham Anh Tu - TK Framework
Pham Anh Tu - TK FrameworkPham Anh Tu - TK Framework
Pham Anh Tu - TK FrameworkVu Hung Nguyen
 
My idol: Magnus Carlsen vs. Ky Anh 2G1 NGS Newton
My idol: Magnus Carlsen vs. Ky Anh 2G1 NGS NewtonMy idol: Magnus Carlsen vs. Ky Anh 2G1 NGS Newton
My idol: Magnus Carlsen vs. Ky Anh 2G1 NGS NewtonVu Hung Nguyen
 
Basic advanced scrum framework
Basic advanced scrum frameworkBasic advanced scrum framework
Basic advanced scrum frameworkVu Hung Nguyen
 
FPT Univ. Talkshow IT khong chi la lap trinh
FPT Univ. Talkshow IT khong chi la lap trinhFPT Univ. Talkshow IT khong chi la lap trinh
FPT Univ. Talkshow IT khong chi la lap trinhVu Hung Nguyen
 
Basic & Advanced Scrum Framework
Basic & Advanced Scrum FrameworkBasic & Advanced Scrum Framework
Basic & Advanced Scrum FrameworkVu Hung Nguyen
 
Agile Vietnam Conference 2016: Recap
Agile Vietnam Conference 2016: RecapAgile Vietnam Conference 2016: Recap
Agile Vietnam Conference 2016: RecapVu Hung Nguyen
 
IT Public Speaking Guidelines
IT Public Speaking GuidelinesIT Public Speaking Guidelines
IT Public Speaking GuidelinesVu Hung Nguyen
 
Kanban: Cơ bản và Nâng cao
Kanban: Cơ bản và Nâng caoKanban: Cơ bản và Nâng cao
Kanban: Cơ bản và Nâng caoVu Hung Nguyen
 
Học cờ vua cùng con Nguyễn Vũ Kỳ Anh (U6)
Học cờ vua cùng con Nguyễn Vũ Kỳ Anh (U6)Học cờ vua cùng con Nguyễn Vũ Kỳ Anh (U6)
Học cờ vua cùng con Nguyễn Vũ Kỳ Anh (U6)Vu Hung Nguyen
 
Fuji Technology Workshop: Learning Skills
Fuji Technology Workshop: Learning SkillsFuji Technology Workshop: Learning Skills
Fuji Technology Workshop: Learning SkillsVu Hung Nguyen
 
Anti patterns in it project management
Anti patterns in it project managementAnti patterns in it project management
Anti patterns in it project managementVu Hung Nguyen
 
Mindmap and Plan Planning
Mindmap and Plan PlanningMindmap and Plan Planning
Mindmap and Plan PlanningVu Hung Nguyen
 
xDay 2016/08/07 Giới thiệu Chương trình FUNiX Career Advising (tư vấn ...
xDay 2016/08/07 Giới thiệu Chương trình FUNiX Career Advising (tư vấn ...xDay 2016/08/07 Giới thiệu Chương trình FUNiX Career Advising (tư vấn ...
xDay 2016/08/07 Giới thiệu Chương trình FUNiX Career Advising (tư vấn ...Vu Hung Nguyen
 
Các loại nghề Công nghệ Thông tin - Học gì lương cao
Các loại nghề Công nghệ Thông tin - Học gì lương caoCác loại nghề Công nghệ Thông tin - Học gì lương cao
Các loại nghề Công nghệ Thông tin - Học gì lương caoVu Hung Nguyen
 

Más de Vu Hung Nguyen (20)

Japanese for it bridge engineers
Japanese for it bridge engineersJapanese for it bridge engineers
Japanese for it bridge engineers
 
Basic IT Project Management Terminologies
Basic IT Project Management TerminologiesBasic IT Project Management Terminologies
Basic IT Project Management Terminologies
 
2018 Học cờ cùng con - Nguyễn Vũ Kỳ Anh [U7]
2018 Học cờ cùng con - Nguyễn Vũ Kỳ Anh [U7]2018 Học cờ cùng con - Nguyễn Vũ Kỳ Anh [U7]
2018 Học cờ cùng con - Nguyễn Vũ Kỳ Anh [U7]
 
Làm việc hiệu quả với sếp Nhật (2017)
Làm việc hiệu quả với sếp Nhật (2017)Làm việc hiệu quả với sếp Nhật (2017)
Làm việc hiệu quả với sếp Nhật (2017)
 
Problem Solving Skills (for IT Engineers)
Problem Solving Skills (for IT Engineers)Problem Solving Skills (for IT Engineers)
Problem Solving Skills (for IT Engineers)
 
Using Shader in cocos2d-x
Using Shader in cocos2d-xUsing Shader in cocos2d-x
Using Shader in cocos2d-x
 
Pham Anh Tu - TK Framework
Pham Anh Tu - TK FrameworkPham Anh Tu - TK Framework
Pham Anh Tu - TK Framework
 
My idol: Magnus Carlsen vs. Ky Anh 2G1 NGS Newton
My idol: Magnus Carlsen vs. Ky Anh 2G1 NGS NewtonMy idol: Magnus Carlsen vs. Ky Anh 2G1 NGS Newton
My idol: Magnus Carlsen vs. Ky Anh 2G1 NGS Newton
 
Basic advanced scrum framework
Basic advanced scrum frameworkBasic advanced scrum framework
Basic advanced scrum framework
 
FPT Univ. Talkshow IT khong chi la lap trinh
FPT Univ. Talkshow IT khong chi la lap trinhFPT Univ. Talkshow IT khong chi la lap trinh
FPT Univ. Talkshow IT khong chi la lap trinh
 
Basic & Advanced Scrum Framework
Basic & Advanced Scrum FrameworkBasic & Advanced Scrum Framework
Basic & Advanced Scrum Framework
 
Agile Vietnam Conference 2016: Recap
Agile Vietnam Conference 2016: RecapAgile Vietnam Conference 2016: Recap
Agile Vietnam Conference 2016: Recap
 
IT Public Speaking Guidelines
IT Public Speaking GuidelinesIT Public Speaking Guidelines
IT Public Speaking Guidelines
 
Kanban: Cơ bản và Nâng cao
Kanban: Cơ bản và Nâng caoKanban: Cơ bản và Nâng cao
Kanban: Cơ bản và Nâng cao
 
Học cờ vua cùng con Nguyễn Vũ Kỳ Anh (U6)
Học cờ vua cùng con Nguyễn Vũ Kỳ Anh (U6)Học cờ vua cùng con Nguyễn Vũ Kỳ Anh (U6)
Học cờ vua cùng con Nguyễn Vũ Kỳ Anh (U6)
 
Fuji Technology Workshop: Learning Skills
Fuji Technology Workshop: Learning SkillsFuji Technology Workshop: Learning Skills
Fuji Technology Workshop: Learning Skills
 
Anti patterns in it project management
Anti patterns in it project managementAnti patterns in it project management
Anti patterns in it project management
 
Mindmap and Plan Planning
Mindmap and Plan PlanningMindmap and Plan Planning
Mindmap and Plan Planning
 
xDay 2016/08/07 Giới thiệu Chương trình FUNiX Career Advising (tư vấn ...
xDay 2016/08/07 Giới thiệu Chương trình FUNiX Career Advising (tư vấn ...xDay 2016/08/07 Giới thiệu Chương trình FUNiX Career Advising (tư vấn ...
xDay 2016/08/07 Giới thiệu Chương trình FUNiX Career Advising (tư vấn ...
 
Các loại nghề Công nghệ Thông tin - Học gì lương cao
Các loại nghề Công nghệ Thông tin - Học gì lương caoCác loại nghề Công nghệ Thông tin - Học gì lương cao
Các loại nghề Công nghệ Thông tin - Học gì lương cao
 

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA KHU VỰC MIỀN TRUNG-TÂY NGUYÊN

  • 1. 1 ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA KHU VỰC MIỀN TRUNG-TÂY NGUYÊN Nguyễn Công Hào Trung tâm Công nghệ thông tin Đại học Huế Email: nchao@hueuni.edu.vn 1. Đặt vấn đề Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao nói chung và công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng là một nhiệm vụ rất quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, từ năm 2009, Chính phủ có quyết định số 698/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; năm 2010, Chính phủ có quyết định số 1755/ QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và Truyền thông” với một trong những mục tiêu tổng quát là: “Phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng công nghiệp CNTT, đặc biệt là công nghệ phần mềm, nội dung số và dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tăng trưởng GDP và xuất khẩu; thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước; ứng dụng hiệu quả CNTT trong mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh”. Trong giới hạn phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến tình hình đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong thời gian qua và những định hướng trong thời gian đến tại Đại học Huế nhằm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội khu vực Miền Trung-Tây Nguyên. 2. Đặc điểm sơ lược của Đại học Huế Đại học Huế được thành lập theo Nghị định 30/CP ngày 4/4/1994 của Chính phủ, đánh dấu giai đoạn mới của sự phát triển giáo dục đại học ở Huế. Nhiệm vụ chính của Đại học Huế là “đào tạo cán bộ khoa học có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nói chung, các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên nói riêng”. Đại học Huế là đại học đa ngành gồm 7 trường đại học thành viên, 3 khoa trực thuộc và 1 phân hiệu: Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Y Dược, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Nghệ thuật, Trường Đại
  • 2. 2 học Kinh tế, Trường Đại học Ngoại ngữ, Khoa Giáo dục Thể chất, Khoa Du lịch, Khoa Luật, Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị. Ngoài ra còn có các trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học: Viện Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Ươm tạo và chuyển giao công nghệ, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng, Trung tâm Học liệu, Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Đào tạo Quốc tế, Trung tâm Đào tạo từ xa, Trung tâm Phục vụ Sinh viên, Nhà Xuất bản. Số lượng cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng của Đại học Huế 3.675, trong đó có 2.029 giảng viên (165 Giáo sư, Phó Giáo sư, 419 Tiến sĩ, 1200 thạc sĩ). Hiện nay, Đại học Huế có 102 ngành đào tạo trình độ đại học cấp văn bằng cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, dược sĩ; 69 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ; 27 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ và nhiều chương trình liên kết đào tạo cấp bằng cử nhân, thạc sĩ với các trường Đại học trên thế giới. Hàng năm, Đại học Huế tuyển mới khoảng 12.000 sinh viên hệ chính quy, 1.700 học viên sau đại học, trong đó có khoảng 100 nghiên cứu sinh. Tầm nhìn đến năm 2020 Đại học Huế sẽ là: Một đại học được xếp hạng trong số 50 trường đại học hàng đầu Đông Nam Á; một đại học hoạt động theo các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng quốc gia và khu vực; là một bộ phận cốt lõi trong hạ tầng cơ sở xã hội của miền Trung Việt Nam; là cơ sở đào tạo tiên phong, nòng cốt cho hệ thống giáo dục vùng. 3. Hiện trạng đào tạo nguồn nhân lực Công nghệ thông tin Đại học Huế giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở bậc đại học và sau đại học cho Khoa Tin học-Trường Đại học Sư phạm và Khoa CNTT-Trường Đại học Khoa học. Ngoài ra, một số đơn vị khác tham gia đào tạo và cấp chứng chỉ tin học, chứng chỉ CISCO, CCNA… như trung tâm CNTT Đại học Huế, trung tâm học liệu Đại học Huế, trung tâm tin học trường Đại học sư phạm và trường Đại học Khoa học. Các yếu tố đảm bảo cho việc đào tào nguồn nhân lực CNTT được Đại học Huế quan tâm, đầu tư đúng hướng trên cả phương diện hạ tầng và bồi dưỡng đội ngũ. 3.1. Về hạ tầng Công nghệ thông tin Hạ tầng CNTT về cả phần cứng và phần mềm của Đại học Huế được đầu tư khá đồng bộ từ dự án giáo dục đại học (dự án mức C) và các chương trình mục tiêu quốc gia về CNTT. Hiện nay, Data center của Đại học Huế do Trung tâm CNTT Đại học Huế quản lý với hơn 30 server có cấu hình cao đảm nhận việc triển khai các phần mềm dùng chung, các dịch vụ, video conference, hosting cho các đơn vị trực thuộc nhằm hỗ
  • 3. 3 trợ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, một số đơn vị trực thuộc có các phòng server có quy mô khác nhau, các phòng thực hành, phòng đa phương tiện để đảm nhận công việc của đơn vị. Các đơn vị trực thuộc sử dụng các đường truyền leasedline, FTTH, ADSL… để kết nối internet và kết nối với Data center Đại học Huế thông qua internet hoặc mạng WAN. 3.2. Về đội ngũ cán bộ giảng dạy Ngoài việc đầu tư hạ tầng CNTT, đội ngũ cán bộ giảng dạy là yếu tố then chốt, quan trọng nhất để đảm bảo việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Đại học Huế có 4 PGS, 15 TS và 50 thạc sỹ CNTT đang tham gia giảng dạy, nghiên cứu và làm việc tại các đơn vị đào tạo, triển khai ứng dụng. Các cán bộ này được đào tạo chủ yếu ở trong nước và các nước tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Pháp, Áo, Úc, Canada.... Ngoài ra, Đại học Huế còn mời các giáo viên thỉnh giảng có trình độ cao từ Hà Nội, TP HCM và các đơn vị trên địa bàn thành phố Huế tham gia các đề tài, dự án, giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn cao học, nghiên cứu sinh. 3.3. Về qui mô, hình thức và hiệu quả đào tạo Trong thời gian qua, Đại học Huế đã đào tạo khoảng 3.400 sinh viên hệ chính quy, 350 thạc sỹ và nhiều sinh viên hệ vừa học vừa làm, liên thông. Hiện nay, quy mô tuyển sinh bậc đại học chính quy ngành CNTT của Đại học Huế mỗi năm là khoảng 300 sinh viên, trong đó đào tạo tại trường Đại học Khoa học có 200 sinh viên, trường Đại học Sư phạm có 100 sinh viên. Đối với bậc đào tạo sau đại học, tuyển sinh hàng năm khoảng 60 học viên cao học và 5 nghiên cứu sinh đào tạo tại trường Đại học Khoa học. Từ năm học 2008-2009, một số trường đại học trực thuộc Đại học Huế chuyển sang hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong đó có ngành CNTT. Đây là hình thức đào tạo linh hoạt, mềm dẽo. Các học phần tự chọn trong chương trình được thay đổi thường xuyên phù hợp với sự phát triển của công nghệ cũng như đáp ứng nhu cầu xã hôi. Các ngành đạo tạo bậc đại học tập trung vào 5 chuyên ngành: Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính và truyền thông, cử nhân sư phạm; về đào tạo bậc sau đại học (thạc sỹ và tiến sĩ) có ngành Khoa học máy tính. Với tiềm năng về hạ tầng và đội ngũ CNTT của Đại học Huế, trong thời gian qua, hiệu quả của công tác đào tạo nhân lực CNTT đã đạt nhiều thành tích đáng tự hào.
  • 4. 4 Nhiều sinh viên đạt giải nhất, giải nhì….trong các kỳ thi olympic tin học toàn quốc và các giải thưởng “trí tuệ Việt Nam”. Hầu hết các sinh viên tốt nghiệp ra trường làm việc đúng chuyên môn ở nhiều cơ quan, đơn vị trên cả nước nói chung và khu vực Miền Trung-Tây Nguyên nói riêng theo nhiều lĩnh vực như: giáo dục, y tế, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh, công ty phần mềm, phần cứng, các công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài…..góp phần không nhỏ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của khu vực và cả nước. 3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong đào tạo 3.4.1. Thuận lợi Các khoa CNTT ở Đại học Huế được thành lập khá sớm so với khoa CNTT ở các trường đại học khác trên toàn quốc. Cụ thể, khoa CNTT trường Đại học Khoa học được thành lập vào năm 1994, là một trong sáu khoa CNTT trọng điểm quốc gia có nhiệm vụ đào tạo trình độ cử nhân khoa học ngành CNTT, năm 2000 khoa đào tạo trình độ thạc sỹ và năm 2011 đào tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành khoa học máy tính. Khoa Tin học Trường Đại học Sư phạm được thành lập vào năm 1999 trên cơ sở Bộ môn Tin học được thành lập năm 1996 có nhiệm vụ đào tạo giáo viên giảng dạy tin học ở các trường phổ thông. Hạ tầng CNTT tương đối tốt, đồng bộ, cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học chiếm hơn 90%, trong đó có khoảng 30% trình độ tiến sĩ. 3.4.2. Khó khăn Đầu vào tuyển sinh ngành CNTT của Đại học Huế thấp so với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong quá trình đào tạo và định hướng nghề nghiệp. Kinh phí đầu tư cho CNTT chưa tương xứng, môi trường thực tập còn hạn chế, ảnh hưởng khả năng phát triển các kỹ năng như lập trình, kỹ năng làm việc theo nhóm, thực tập... cho sinh viên Do chính sách đãi ngộ cán bộ CNTT chưa tương xứng với công việc được giao nên việc tuyển dụng cán bộ CNTT có năng lực, trình độ cao còn hạn chế. Nguồn tuyển dụng cán bộ CNTT giảng dạy còn khiêm tốn. 4. Định hướng đào tạo nguồn nhân lực Công nghệ thông tin trong thời gian tới Nhằm định hướng đào tạo CNTT trong thời gian đến, các đơn vị đào tạo căn cứ vào quyết định số 1992/QĐ-ĐHH ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Giám đốc Đại học
  • 5. 5 Huế về việc ban hành kế hoạch chiến lược phát triển Đại học Huế giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 để có những chương trình hành động cụ thể phù hợp với năng lực hiện có của đơn vị; căn cứ Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, cụ thể: 4.1. Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy Xây dựng và cập nhật thường xuyên chương trình đào tạo CNTT, bảo đảm sự liên thông của các trình độ đào tạo, đảm bảo tính thiết thực của chương trình và tăng tỷ lệ thực hành ở các môn học CNTT, loại bỏ các chương trình và môn học lạc hậu, các môn học không phù hợp yêu cầu thực tế. Thiết lập kênh thông tin để tham khảo ý kiến phản hồi từ cựu sinh viên và các đơn vị sử dụng lao động CNTT về chương trình và nội dung đã đào tạo. Khuyến khích sinh viên tham gia các khóa đào tạo và thi lấy các chứng chỉ chuyên môn về CNTT của các tổ chức quốc tế như NIIT, Aptech…. Tiếp thu có chọn lọc và triển khai đào tạo theo các chương trình CNTT tiên tiến của thế giới một cách thiết thực. Xây dựng kho tài nguyên số chuyên ngành để sinh viên tham khảo. Đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo. Tiếp tục xây dựng chương trình giảng dạy về CNTT theo module kiến thức, cập nhật theo công nghệ mới và triển khai đào tạo, đáp ứng nhu cầu của người học. 4.2. Mở rộng quy mô, hình thức đào tạo Mở rộng quy mô, loại hình đào tạo về CNTT. Liên kết với các trường đại học trên thế giới là đối tác của Đại học Huế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và thực hiện chương trình trao đổi sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh. Triển khai đào tạo theo đặt hàng của các doanh nghiệp và theo nhu cầu của xã hội. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết đào tạo giữa các cơ sở sử dụng và các cơ sở đào tạo nhân lực CNTT. Phát triển các mô hình, hình thức phối hợp, hợp tác và hỗ trợ đào tạo, đáp ứng theo nhu cầu của các doanh nghiệp, của xã hội. Tăng cường giảng dạy, nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính và ứng dụng CNTT cho sinh viên liên ngành; Đẩy mạnh đào tạo từ xa qua mạng phục vụ cho mọi loại hình đào tạo.
  • 6. 6 4.3. Triển khai giảng dạy CNTT bằng tiếng Anh Thông qua đề án ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020, triển khai một số môn học giảng dạy CNTT bằng tiếng Anh; mời giảng viên người nước ngoài, chuyên gia Việt kiều tham gia giảng dạy bằng tiếng Anh cho một số môn chuyên ngành; tuyển chọn và sử dụng các tài liệu, giáo trình bằng tiếng Anh; có chế độ, chính sách khuyến khích và ưu đãi cho sinh viên viết và bảo vệ đồ án, luận văn tốt nghiệp và tiểu luận bằng tiếng Anh. Chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ tiếng Anh cho đội ngũ giảng viên CNTT để có thể giảng dạy bằng tiếng Anh. 4.4. Khuyến khích sử dụng phần mềm mã nguồn mở Các đơn vị khai thác, sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong công tác đào tạo; xây dựng chương trình và nội dung đào tạo, tài liệu giảng dạy và đề tài nghiên cứu khoa học trên nền chuẩn mở; thực hiện các đề tài luận án tốt nghiệp và tiểu luận môn học dựa trên việc triển khai thác phần mềm mã nguồn mở; sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong việc phát triển các ứng dụng CNTT. 5. Một số kiến nghị chung nhằm nâng cao hiệu quả phát triển nhân lực Công nghệ thông tin 5.1. Đối với các Bộ ngành TW Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông cân đối, tổng hợp các nguồn lực, ưu tiên bố trí ngân sách cho các chương trình, dự án CNTT hàng năm để thực hiện. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các Bộ ngành liên quan xây dựng hệ thống thông tin về nhu cầu nhân lực CNTT và tổ chức đánh giá tình hình nhân lực về CNTT với mục tiêu phục vụ phát triển nguồn nhân lực CNTT. Tổ chức thực hiện các nghiên cứu dự báo về thị trường lao động CNTT. 5.2. Đối với các cơ sở đào tạo Cần áp dụng các chương trình tiên tiến của nước ngoài vào giảng dạy; liên kết với một số trường đại học nước ngoài để triển khai chương trình đào tạo đồng cấp bằng; chủ động đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp; nâng cao trình độ của giảng viên; tăng cường cơ sở vật chất cho giảng dạy, thực hành và nghiên cứu khoa học đồng
  • 7. 7 thời tăng cường mời các giảng viên thỉnh giảng là giáo viên nước ngoài và từ doanh nghiệp. 5.3. Đối với người học Đối với người học, được ưu tiên vay tiền từ ngân sách nhà nước để học tập; cần nắm bắt thường xuyên thông tin về nguồn nhân lực CNTT ở bên ngoài để tự định hướng cho bản thân; tham gia các diễn đàn hoặc các buổi phỏng vấn, tuyển dụng để giao lưu với các doanh nghiệp về CNTT. 5.4. Đối đơn vị sử dụng lao động Đối với người sử dụng lao động cần nhìn nhận thị trường nhân lực CNTT theo cơ chế thị trường, muốn có chất lượng lao động tốt, doanh nghiệp phải phối hợp với cơ sở đào tạo trong việc hỗ trợ kinh phí, cấp học bổng cho sinh viên; tạo điều kiện cho sinh viên các trường đến thực tập tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có chính sách đào tạo lại, chủ động đào tạo lại nhân lực CNTT để đáp ứng nhu cầu phát triển doanh nghiệp./.