SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 30
E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com
"KHI ĐẤT NƯỚC TÔI THANH BÌNH…"
Những ngày đất nước tôi còn chìm trong khói lửa
chiến tranh, bao nhiêu lần tôi đã cất cao những lời hát
như vậy để mơ về một ngày thanh bình không còn tiếng
súng. Niềm mơ ước ấy cứ luẩn quẩn trong đầu óc thanh
niên chúng tôi thời bấy giờ, và rồi đến ngày im tiếng
súng, máu thịt thôi rơi vì cuộc chiến huynh đệ tương tàn,
ước mơ ấy trở lại cho dù có lắm khi không hài lòng vì
một thứ "thanh bình" như thế.
Vì công việc nên tôi có cơ hội đi lại hầu hết
những nơi vang danh chiến trường xưa, có những nơi
dừng chân lại đôi ba ngày, có những nơi thoáng qua
để hồi tưởng bạn bè đã nằm xuống, nhưng có những
nơi hạnh phúc cho tôi khi được dâng lễ, dù chỉ là một
căn Nhà Nguyện đơn sơ vách lá hay một khoảng sân
đất nhỏ tụ họp vài trăm người, thế là quá đủ, quá đủ cho giấc mơ về một ngày được đi thăm khắp nơi.
Giấc mơ của một người lớn lên trong chiến tranh, hàng ngày của tuổi trẻ nghe tiếng bom đạn, kỷ niệm
đầy ắp hình ảnh thương đau của dân tộc, của đồng bào, và của bạn bè thời chinh chiến xưa.
Những nơi tôi được viếng thăm là những thành phố đầy bom đạn, đầy vết tích chiến tranh,
những nghĩa trang “mộ bia đều như nấm”, tôi không phải chịu nỗi xót xa khi theo “mẹ già lên núi tìm
xương con mình” nhưng lại là theo một bạn trẻ “lên núi tìm xương cha mình”. Tôi còn phải đi nhiều hơn
ước mơ thời trai trẻ, đó là những chuyến vào trại tập trung “tìm thăm anh mình”, hoàn toàn những cái
đầu “ngây thơ” thời trước 75 có thể ngờ tới !
Mùa Phục Sinh vừa qua, anh em tôi tổ chức một ngày ghi ơn “Thương Phế Binh Việt Nam Cộng
Hòa”, tôi nhận ra còn một địa chỉ nữa tôi mắc nợ mà chưa được viếng thăm. Hình ảnh và bài viết về
cuộc tri ân này đã được chia sẻ rất nhiều trên các mạng xã hội, các Thương Phế Binh là những con
người chịu thiệt thòi quá nhiều, xã hội đã bỏ quên họ, những người quan tâm đến họ thì lại không thể
thực hiện sự nâng đỡ cần thiết đến từng người và mọi người. Ba mươi chín gần bốn mươi năm rồi, họ
vẫn lây lất cố sống cho ngày đời trôi qua, không còn ai và không còn gì để cậy trông.
Hôm ấy anh em Thương Phế Binh vui mừng lắm, nhiều ông, nhiều anh cảm động bật khóc, họ
không nghĩ có ngày được gặp nhau, được quan tâm thương mến, được sống những giây phút hào hùng
đứng thẳng lên đọc to số quân, KBC ( khu bưu chính
– địa chỉ viết thư của quan đội VNCH ngày xưa ), tên
đơn vị tác chiến, ngày và nơi bị thương. Vang lên giữa
buổi họp măt tiếng hô to của đơn vị Cọp Ba Đầu Rằn,
Trâu Điên… Họ không ngờ có ngày họ được trân
trọng, được nghe lời tri ân.
Nhưng không phải ai cũng có thể biết mà đến,
không phải ai biết mà có thể đến được. Đã có nhiều
người không biết ngày họp mặt này, có nhiều người biết
nhưng bị ngăn cản không đến được, và có rất nhiều
người vì hoàn cảnh không thể đến được dù có biết.
Sau buổi họp măt, qua thông tin từ anh em
Thương Phế Binh đến dự, chúng tôi chia nhau đi thăm
1
NĂM THỨ 14 – SỐ 610 – CHÚA NHẬT 18.5.2014
viếng cụ thể từng người, mục đích để có những thông tin
xác thực hơn về hoàn cảnh để có một chương trình cụ thể
hơn nâng đỡ anh em. Điều kỳ diệu đã đến không ngờ, qua
từng Thương Phế Binh đăng ký, chúng tôi khám phá ra
nhiều anh em Thương Phế Binh khác nữa, mỗi địa chỉ là
một đầu mối phăng ra nhiều trường hợp thương tâm hơn.
Đoàn công tác đã phải vượt qua nhiều cây số trong gian lao
vất vả để tiếp cận anh em. Họ ở rất xa, những vùng rất xa,
rất cơ cực và rất nghèo khổ, cả ngày đoàn chỉ đi được
khoảng vài nhà, gặp họ, đoàn công tác hội ra được nhiều
điều mà ngồi ở thành phố không thể biết.
Họ nghèo quá, mất hết chân tay lấy đâu vượt qua
đường trường ngút ngàn để về thành phố dự ? Xe lăn ?
Không thể nhận vì đường ruộng mấp mô, hoặc nền nhà đất khô gập ghềnh làm sao lăn xe ? Đi bằng hai
cái ghế đẩu bằng gỗ chắc ăn hơn. Mắt mờ không có tiền lên Sàigòn phẫu thuật, mà có tiền để lên thì
không biết nương nhờ vào đâu trong thời gian chữa bệnh. Một Thương Phế Binh sống đơn côi với đứa
con gái 13 tuổi nói trong nước mắt: Tật nguyền mà vợ lại qua đời sớm, con nhỏ nheo nhóc không biết làm
sao để sống ? Chung nhất là hoàn cảnh khó khăn đẩy họ trôi giạt về quê xa thành phố, rồi cái nghèo, phận
tàn phế nhận chìm họ trong chốn tối tăm ấy suốt đời.
Bốn mươi năm rồi bị bỏ quên, họ vẫn sống, sống hào hùng không ăn bám cho dù khốn khổ, anh
em không muốn lòng thương hại, nhiều anh tự trọng đến dộ không ngỏ một lời than thân trách phận chứ
đừng nói đến một lời xin giúp đỡ. Các anh chị em trong đoàn công tác càng đi càng khâm phục anh em
Thương Phế Binh, họ về nói với chúng tôi rằng: “Chúng con khâm phục các chú, hoàn cảnh thấy tội lắm,
muốn rơi nước mắt nhưng không hề ta thán, trách móc ai cả”.
Chúng tôi lại nhận được nhiều thư từ nhiều nơi gần xa gởi về với
tất cả tấm lòng dành cho các Thương Phế Binh. Nhiều vị có ý muốn chia
sẻ cách nào đó với những việc chúng tôi đang thực hiện. Chúng tôi đang
lấy thông tin và xem xét từng hoàn cảnh, chắc chắn phải làm một cái gì đó
cho anh em, những người bị thua thiệt quá nhiều. Chúng ta sẽ thi hành
lòng yêu mến và sự công bằng mà Thiên Chúa muốn dành cho họ.
Xin biết ơn các anh em Thương Phế Binh đã cho chúng tôi gặp
được Chúa Giêsu nơi anh em như Tin Mừng Mt 25 đã mô tả. Anh em
chính là một trong những địa chỉ có quá nhiều người “bị bỏ rơi hơn cả” đã
được ghi rõ trong Hiến Pháp Nhà Dòng chúng tôi.
Vậy là tôi vẫn còn mắc nợ địa chỉ này nữa chưa viếng thăm sau
năm 75. "Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm…" Vâng, tôi sẽ đi
thăm, tôi phải đi thăm cho dẫu đất nước tôi hôm nay vẫn chưa thật sự
được thanh bình…
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 17.5.2014
MỤC LỤC TÌM BÀI:
'KHI ĐẤT NƯỚC TÔI THANH BÌNH…" ( Lm. Vĩnh Sang ) .................................................................... 01
CẦU NGUYỆN ĐIỀU GÌ CHO SỰ AN NGUY CỦA MẸ VIỆT NAM ? ( Nguyễn Trung ) ........................ 03
ĐƯỜNG GIÊSU ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) .................................................................................. 04
CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC ( AM. Trần Bình An ) ................................................................................ 04
SỰ YẾU ĐUỐI CỦA THẬP GIÁ LÀM CHÚNG TA MẠNH MẼ ( Bản dịch của Trầm Thiên Thu ) ........... 06
CHÁNH GIÁO – TÀ GIÁO ( Phùng Văn Hoá ) ....................................................................................... 11
ĐỨC MẸ DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ........................................................ 13
MAGNIFICAT, HIẾN CHƯƠNG HỌC THUYẾT XÃ HỘI ( Đan Quang Tâm ) ........................................ 16
THÁNG XEM DÂNG HOA ( PM. Cao Huy Hoàng ) ............................................................................... 17
ĐỐI THOẠI TÔN GIÁO – Kỳ 1 ( Phùng Văn Hoá ) ................................................................................ 18
XIN CỨU CON TÔI SỐNG ( Thanh Anh Nhàn ) .................................................................................... 22
ĐỪNG CHO CON ĐI HỌC ( PM. Cao Huy Hoàng ) .............................................................................. 23
CHUYỆN NGÀY XƯA ( Tường Vi ) ....................................................................................................... 24
CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( TTMV DCCT ) ... 28
2
CẦU NGUYỆN ĐIỀU GÌ
CHO SỰ AN NGUY CỦA MẸ VIỆT NAM ?
Tổ quốc đang lâm nguy là một thực tế mà mọi người đều nhìn ra. Chế độ Cộng Sản Việt Nam
vẫn cố gắng che đậy sự thật rành rành này dưới liều thuốc mê của 16 chữ vàng được Trung Quốc bố
thí cho: Tháng 11 năm 2000, khi hội đàm với Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Giang Trạch
Dân nêu rõ:
"Ổn định lâu dài" ( 长期稳定, Trường kỳ ổn định )
"Hướng tới tương lai" ( 面向未来, Diện hướng vị lai )
"Hữu nghị láng giềng" ( 睦邻友好, Mục lân hữu hảo )
"Hợp tác toàn diện" ( 全面合作, Toàn diện hợp tác )
Trong thời đại hiện nay, không có một
quốc gia nào dù hùng mạnh đến đâu dám
đơn thân độc mã đối đầu với các kẻ thù tiềm
tàng của mình. Hoa Kỳ và các cường quốc
Tây Âu như Đức, Anh, Pháp vẫn phải dựa
vào nhau trong khối NATO. Nhật Bản và Hàn
Quốc vẫn phải dựa vào sự hiện diện của
quân đội Hoa Kỳ đồn trú trên đất nước họ để
răn đe ngoại xâm.
Trước 1990 Việt Nam vẫn quen dựa
vào Liên Xô, nhưng từ khi Liên Xô xụp đổ lại
quay sang cầu cứu với Trung Quốc để cố duy
trì chế độ của mình dù biết rằng chơi với dao
có ngày đứt tay. Nắm được thế quị lụy hèn
nhát của chế độ Cộng Sản Việt Nam, Trung
Quốc đã dành được một số nhân nhượng về lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam mà thực chất là một sự
phản bội tổ quốc của Đảng Cộng Sản.
Nhưng chỗ cần dựa nhất của mọi chế độ chính là nhân dân thì Đảng Cộng Sản Việt Nam lại thẳng
tay chà đạp. Họ đưa ra các chính sách về đất đai chỉ nhằm mục đích tước đi tài sản quý báu nhất của mọi
người dân. Họ nắm chặt độc quyền giáo dục để đào tạo ra những thế hệ thanh niên chỉ biết chạy theo vật
chất. Họ khư khư ôm lấy độc quyền y tế để rồi đa số dân nghèo không được chữa bệnh đầy đủ.
Nhà Thờ Kitô không bao giờ được phép làm chính trị. Nhà Thờ không có nhiệm vụ tư vấn cho
chế độ nên cần liên minh với một nước bên ngoài nào. Nhưng Nhà Thờ, theo như đòi hỏi của Đức
Giêsu và Tin Mừng, chỉ có nhiệm vụ và phải phục vụ người nghèo.
Khi họ bị mất ruộng đất nhà cửa thì Nhà Thờ phải lên tiếng. Nhà Thờ phải được quyền tham gia
vào các lĩnh vực giáo dục và y tế để cải thiện đời sống người dân.
Khi Nhà Thờ tự mãn trong việc xây
dựng lên các cơ sở vật chất của mình thì
Nhà Thờ chỉ biết lo cho mình.
Khi Nhà Thờ tự thỏa mãn trong việc
cử hành Bí Tích cho riêng Kitô Hữu thì Nhà
Thờ cũng chưa hoàn thành sứ mạng phục
vụ mọi người nghèo.
Cầu nguyện cho sự an nguy của Tổ
Quốc chính là cầu nguyện cho chính Nhà
Thờ Việt Nam, tức là thân thể huyền nhiệm
của Đức Kitô phải lấy người nghèo làm đối
tượng chính cho sứ mạng Loan Báo Tin
Mừng của mình.
NGUYỄN TRUNG, 5.2014
3
CÙNG HIỆP THÔNG
ĐƯỜNG GIÊSU
Băn khoăn về nguồn cội con người, thắc mắc về ý nghĩa cuộc đời, thao thức truy tìm cứu cánh
của đời người đã tiếp nối bằng bao thế kỷ mà không có được câu trả lời thoả đáng. Con người bơ vơ
giữa ngã ba không biết phải đi về đâu. Khi xuống trần, Chúa Giêsu đã cho ta biết nguồn cội của Người
là Đức Chúa Cha, ý nghĩa đời Người là thi hành thánh ý Chúa Cha, và cùng đích đời Người là trở về với
Chúa Cha. Muốn về với Đức Chúa Cha, ta phải theo một con đường. Đường ấy có tên là GIÊSU.
Đường này chắc chắn an toàn đi đến nơi về đến chốn vì Chúa Giêsu là người mở đường. Người chính
là con đường và Người là tâm điểm của đích tới.
Chúa Giêsu là người mở đường
Đi đâu cũng cần có đường. Không con đường nào tự nhiên có. Phải có người mở đường. Có
người mở ra những con đường vật chất, nhờ có óc phiêu lưu mạo hiểm, có tầm nhìn bao quát, có óc
tính toán thực tế. Có người mở ra những con đường suy tư triết học, sáng tác nghệ thuật, nhờ trí tuệ
thông minh xuất chúng, có tư duy sáng tạo, có trực giác bén nhạy, có trí tưởng tượng phong phú.
Nhưng không ai có thể mở con đường lên Trời. Đường lên Trời hoàn toàn vượt khả năng con
người. Phải có Đấng, ấy là Chúa Giêsu, Người đã đến từ Đức Chúa Cha, nay Người trở về cùng Đức
Chúa Cha. Người lại hứa dọn chỗ cho ta trong Nhà Cha.
Với những thông tin như thế, Người đã cho ta biết Trời
chính là Nhà Cha. Quê Trời trở thành Quê Cha. Nước
Trời trở thành một cõi đi về thân thương của con người.
Con đường đi về ấy, chính Chúa Giêsu đã mở.
Chúa Giêsu là đường
Không chỉ là người mở đường. Chúa Giêsu chính
là con đường. Để về Nhà Cha, ta không chỉ đi theo, đi với
mà còn phải đi trong Người. Không chỉ đi trong đường lối,
trong tinh thần, nhưng trong chính bản thân Người. Như
cành nho gắn liền với thân nho và sống bằng sự sống của
thân nho. Như bánh rượu tan hoà vào trong máu thịt trở
nên thành phần của bản thân ta. Như bản tính Thiên
Chúa kết hợp với bản tính loài người trong bản thân
Người. Đi trong Người để ta ở trong Người như Người ở
trong Chúa Cha. Đi trong Người để ta mang hình ảnh của Người, để ai thấy ta cũng như thấy Người,
như “Ai thấy Thầy là thấy Cha Thầy”.
Chúa Giêsu là đích tới của con đường
Đi trong Chúa Giêsu là một hành trình dài. Đi suốt cả đời chưa chắc đã tới.
Để đi trong Chúa Giêsu, ta phải từ bỏ hết những gì của bản thân mình, kết hiệp trọn vẹn với
Người, cũng như Người đã từ bỏ ý riêng để hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa Cha, để trở nên một với
Chúa Cha.
Khi đã hoàn toàn từ bỏ hết ý riêng và trở nên một với Người cũng là lúc ta đạt tới đích điểm, là
lúc ta gặp được Chúa Cha, là lúc ta ở trong Nhà Cha, là lúc ta đạt tới Quê Hương yêu dấu trên Trời.
Lạy Chúa Giêsu là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, xin cho con biết đi trong con đường
của Chúa. Amen.
Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT
CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC
Con đường tơ lụa được biết tới là con đường giao thoa của các nền văn hoá giữa Châu Á và
Châu Âu. Bắt đầu từ các thành phố lớn của Trung Quốc như Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh, rồi đến
các nước Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp xung quanh
vùng Địa Trung Hải và đến tận Châu Âu. Con đường kéo dài tới cả Hàn Quốc và Nhật Bản với tổng
chiều dài khoảng 6.437 km.
4
CÙNG SUY NIỆM
Trung Quốc là nước đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ,dệt lụa sớm nhất
trên thế giới vào thế kỷ 3 trước Công Nguyên. Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và hàng quí
tộc, sau này lụa tơ tằm được đưa đi các vùng. Con đường tơ lụa dần dần được hình thành từ đó.
Trường An ( nay là Tây An ) là nơi các thương gia Trung Hoa tập kết hàng hóa, tơ lụa, để chuẩn
bị cho những chuyến buôn bán lớn qua Con đường tơ lụa. Người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc, sa,
nhiễu… đến Ba Tư và Rôma. Đồng thời những doanh nhân các vùng khác cũng tìm đường đến với
Trung Hoa vì sự nổi tiếng của lụa là gấm vóc nơi đây.
Thời kỳ đầu, những bậc đế vương và những nhà quý tộc của Rôma thích lụa Trung Hoa đến
mức họ cho cân lụa lên và đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương. Chuyện cũng nói rằng
Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra lúc đó chỉ diện váy lụa Trung Quốc mà thôi. Chính trị thời đó cũng có ảnh
hưởng lớn đến Con đường tơ lụa, nó trở thành chiến trường đẫm máu với mong muốn kiểm soát kinh tế
để bành trướng thế lực tại Trung Quốc. Nhưng đến thời nhà Minh, Con đường tơ lụa đã bị vương
triều này khống chế và bắt mọi người phải nộp thuế rất cao, khiến cho những thương gia phải tìm đến
những con đường vận chuyển khác bằng đường biển.
Con đường tơ lụa trên đất liền tồn tại khá lâu, rồi suy tàn dần theo năm tháng. Người ta thiết kế
con đường khác an toàn, dễ dàng và thuận tiện hơn trên biền. Nhưng cũng không thoát khỏi nguy nan
như phong ba bão táp, hay chiến tranh bùng nổ cắt đứt con đường thông thương này. Trong khi đó, hơn
2.000 năm nay, Đức Giêsu đã tuyên xưng: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai
đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6 ). Một con đường duy nhất dẫn con người đến hạnh
phúc vĩnh cửu, với nhiều đặc tính vượt trội, mà không con đường nào sánh được.
Tuy vậy, Đức Giêsu cảnh báo con đường của Người chật hẹp, quanh co, khúc khuỷu, gập
ghềnh, lên thác xuống đèo, cheo leo, gai góc, phải chiến đấu liên lỷ, khi dám can đảm chọn lựa: “Hãy
qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi
qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy” ( Mt 7, 13 – 14
).
Con đường cải lão hoàn đồng
Nhân chi sơ tính bản thiện, Đức Giêsu luôn mời gọi mọi người lên đường, trở nên trẻ trung, đơn
sơ, tốt lành, như trẻ em ngây thơ, trong sáng, khiêm tốn, đơn sơ, vô tư, phó thác, không chút mưu mô,
gian dối, xảo quyệt, hay kiêu căng, ngạo mạn: "Thầy bảo thật anh em: Nếu anh em không trở lại mà nên
như trẻ em, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” ( Mt 18, 3 ).
Người còn nhủ với mọi người qua ông Nicôđêmô. con đường tái sinh: "Thật Tôi bảo thật cho
ông hay: “Nếu ai không tái sinh bởi Nước và Thánh Linh, sẽ không được vào Nước Thiên Chúa" ( Ga 3,
5 ). Nhiệm Tích Thánh Tẩy do Đức Giêsu thiết lập và truyền cho Giáo Hội thực hiện, để thông ban cho
mọi người được ơn tái sinh trở nên con cái Chúa và Giáo Hội, nhờ Nước và Thánh Thần.
Thánh Phaolô giải thích cặn kẽ về con đường canh tân đổi mới: “Không phải vì tự sức mình
chúng ta đã làm nên những việc công chính, nhưng vì Người thương xót, nên Người đã cứu chúng ta,
nhờ phép rửa ban ơn Thánh Thần, để chúng ta được tái sinh và đổi mới” ( Tt 3, 5 ).
Con đường Tình Yêu
Con đường Đức Giêsu hướng dẫn và đồng hành luôn bừng sáng, choáng ngập Tình Yêu: “Vì Ta
muốn tình yêu chứ không cần hy lễ, thích được các ngươi nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu” ( Hs 6, 6 ).
Với Tình Yêu nồng nàn, Đức Giêsu luôn làm đẹp lòng Đức Chúa Cha ( x. Mt 3, 17 ), cũng như
luôn vâng phục ý Cha cho đến hiến mạng sống, phản ảnh một tình yêu tuyệt đối ( x. Pl 2, 8 ). Ngài cũng
yêu con người bằng một tình yêu tột đỉnh, tình yêu chí nhân, chí ái: "Người đã yêu thương họ cho đến
cùng" ( Ga 13, 1 ).
Tình yêu liên kết mật thiết giữa Đức Chúa Cha
và Đức Chúa Giêsu với con người: “Ai yêu mến Thầy,
thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy.
Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” ( Ga
14, 23 ). Cũng như Tình Yêu biến đổi tất cả mọi
người đều trở thành huynh đệ thắm thiết: “Thầy ban
cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu
thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy
đã yêu anh em” ( Ga 14, 34 ).
Tình yêu dấn thân, xả kỷ vị tha: “Ai muốn theo
Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta”
( Mc 8, 34 ). Tình yêu hóa giải, xóa tan chia rẽ, oán cừu,
5
thù hận: “Các con hãy yêu thương thù địch và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con” ( Mt 5, 43 –
44 ). Tình yêu phục vụ: “Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng
phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh
em” ( Ga 13, 14 – 15 ).
Con đường hồi hương
Trước cuộc chia ly tử biệt, Đức Giêsu mặc khải con đường quan trọng duy nhất Người dẫn đoàn
chiên về: “Trong nhà Cha của Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy dọn
chỗ cho anh em” ( Ga 14, 2 ).
Hồi hương về với quê nhà đích thật, nguồn cội và cứu cánh của con người: “Thầy lên cùng
Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh
em.” ( Ga 20, 17 ).
Về với Nước Trời còn là cùng đích con người: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và
đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” ( Mt 6, 33 ).
Con có một lý tưởng: hướng về Chúa Cha, một người Cha đầy yêu thương. Cả cuộc đời Chúa
Giêsu, mọi tư tưởng, hành động, đều nhắm một hướng: “Để thế gian biết Thầy yêu mến Đức Chúa
Cha và Đức Chúa Cha yêu mến Thầy…” – “Những gì đẹp lòng Đức Chúa Cha thì Thầy thực hiện luôn”
( Đường Hy Vọng, số 990 ).
Lạy Chúa Giêsu, Ngài là con đường dẫn về Quê Hương yêu dấu, xin giúp chúng con can đảm
chọn và theo Ngài, tái sinh, trẻ hóa, tình yêu chân thật, cùng luôn hướng về quê Cha Nhân Lành.
Lạy Mẹ Maria, chúng con kính xin Mẹ luôn khích lệ, an ủi và đồng hành cùng chúng con
trên con đường hồi hương hạnh phúc viên mãn. Amen.
AM. TRẦN BÌNH AN
SỰ YẾU ĐUỐI CỦA THẬP GIÁ LÀM CHÚNG TA MẠNH MẼ
Là Kitô hữu, chúng ta không lạ gì với những cách nói “khác thường” về Thập Giá, nhưng có thể
chúng ta chỉ hiểu tổng quát chứ chưa sâu sắc đủ để chúng ta mê Thập Giá, mến Thánh Giá, và say đau
khổ. Đau khổ là mối phúc, nhưng chúng ta chưa dám chấp nhận. Ts. Peter Kreeft có cách so sánh vừa cụ
thể vừa dễ hiểu, vừa khôi hài vừa nghiêm túc, có thể tạo sự thú vị và giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mầu
nhiệm đau khổ. Thiết nghĩ đây là tài liệu quý để chúng ta có thể làm vốn sống mà thăng tiến trên hành trình
Đức Tin. Xin mời bạn “xuất thần” để trở nên “yếu đuối” và nhập vào sự đau khổ cùng với Đức Giêsu Kitô.
Khi tôi yếu là lúc tôi mạnh, sức mạnh tạo sự hoàn hảo
trong sự yếu đuối. Đó là nói về “bí quyết” trưởng thành tâm
linh, nhưng chúng ta có thực sự hiểu câu đó nói về cái gì ? Ai
có thể hiểu ?
Nếu chúng ta không hiểu, Thiên Chúa sẽ không cho
chúng ta biết. Ngài không lãng phí từ ngữ. Đó là mầu nhiệm,
nhưng mầu nhiệm không là điều chúng ta không thể hiểu, mà là
điều chúng ta không thể hiểu bằng lý lẽ, nếu không được Thiên
Chúa mặc khải. Đó cũng là điều chúng ta không thể hiểu hết,
nhưng là điều chúng ta có thể hiểu phần nào đó. Hiểu một phần
không là hoàn toàn tối tăm. Chúng ta có thể thấy qua tấm kiếng.
Bí quyết để mạnh mẽ tạo sự hoàn hảo trong sự yếu
đuối là Thập Giá của Đức Kitô. Không có Thập Giá thì không
có mầu nhiệm, mà chỉ là bóng tối và ngu xuẩn.
Nhưng những người ngoài Kitô giáo như các nhà thần bí Trung quốc và Lão Tử có vẻ hiểu bí ẩn
của sức mạnh tạo sự hoàn hảo trong sự yếu đuối khá sâu sắc, ít là về một số lĩnh vực nào đó, dù họ
không biết Đức Kitô hoặc Thập Giá.
Có thể họ hiểu một mầu nhiệm tương tự và có liên quan nhưng không tương tự. Hoặc có thể họ
cũng hiểu điều đó qua Đức Kitô và Thập Giá, dù họ không ý thức và rõ ràng. Làm sao chúng ta biết đâu là
biên độ của Thập Giá ? Nhánh Thập Giá rất dài và rộng. Đức Kitô là “ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian
và chiếu soi mọi người” ( Ga 1, 9 ) nhờ sự mặc khải tự nhiên, sự khôn ngoan tự nhiên, và theo luật tự
6
CÙNG NGHIỆM SINH
nhiên bởi lương tâm. Khi Lão Tử, Socrates, hoặc Đức Phật hiểu sâu được sự thật vĩnh hằng, họ cũng làm
vậy nhờ Ánh Sáng của Đức Kitô, Ngôi Lời vĩnh hằng, Ngôi Lời trước khi hóa thành nhục thể, hoặc được
Thiên Chúa mặc khải. Ngài là Ngôi Vị nhưng không theo bản tính nhân loại. Tất cả sự thật đều là sự thật.
Nhưng Chúa Giêsu nhập thể là sự mặc khải của Thiên Chúa, diện mạo Thiên Chúa hướng về
chúng ta trong sự thân thiết nhất. Chúng ta biết thêm về một người qua khuôn mặt hơn các phần khác
trên cơ thể. Như vậy hãy nhìn vào sự mặc khải của Thiên Chúa – Đức Kitô và Thập Giá – để cố gắng
hiểu được điều nghịch lý của sức mạnh có từ sự yếu đuối. Chúng ta thắc mắc: Làm sao sự yếu đuối làm
chúng ta mạnh mẽ nhờ Thập Giá ? Làm sao sự yếu đuối của Thập Giá có thể làm chúng ta mạnh mẽ ?
Có hai vấn đề. Thứ nhất là lý thuyết và không thể trả lời, thứ nhì là thực tế và có thể trả lời.
Vấn đề thứ nhất: Điều đó tác động thế nào ? Nhờ kỹ thuật tâm linh siêu nhiên nào mà sự yếu
đuối sản sinh sức mạnh ? Thập Giá tác động như thế nào ?
Các thần học gia đã làm việc về vấn đề này gần 2.000 năm, và không có sự đồng tâm nhất trí trong
Kitô Giáo, không có câu trả lời chính xác, mà chỉ có sự tương tự. Thánh Ansenmô có cách hiểu tương tự về
sự dữ chiếm hữu chúng ta và Đức Kitô đã trả giá cứu chuộc chúng ta. Các giáo phụ thời sơ khai có cách
tương tự về cuộc chiến vũ trụ: Đức Kitô chiếm lãnh địa của ma quỷ – trước tiên là thế gian, vào đêm Thứ
Bảy Tuần Thánh, thế giới ngầm bị bại trận, ác thần bị đánh bại, kẻ thù là tội lỗi và sự chết bị đánh bại.
Vấn đề thứ nhì có thể trả lời rõ ràng hơn. Đó là vấn đề thực tế: Làm sao chúng ta sống ? Làm
sao tôi xử lý sự yếu đuối ? Làm sao tôi vác thập giá trong cuộc đời ? Đó không là kỳ lạ mà là sự thật
nhập thể, không chỉ là sự kiện độc nhất vô nhị bên ngoài tôi nhưng ở trong không gian và thời gian tại
Ítraen năm 29 ( sau công nguyên ), cách xa tôi hàng ngàn dặm và cả hai ngàn năm qua, nhưng đó vẫn
là sự kiện tiếp diễn ở trong tôi.
Có hai cái sai khi trả lời câu hỏi này: Làm sao tôi thực hiện Mầu Nhiệm Thập Giá trong cuộc đời
tôi ? Đó là chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa ẩn dật, chủ nghĩa tích cực và chủ nghĩa tiêu cực. Chủ
nghĩa nhân đạo nói rằng đó là hành động của con người, chúng ta phải chiến đấu và vượt qua sự yếu
đuối, thất bại, bệt tật, đau khổ và sự chết. Nhưng rồi chúng ta chẳng làm được. Chủ nghĩa nhân đạo là
Don Quichotte chỉ cưỡi ngựa mà dám chiến đấu với xe tăng.
Chủ nghĩa ẩn dật cũng là thuyết định mệnh, nói rằng hãy chịu đưng và chấp nhận. Nói cách
khác, đừng làm người. Hãy cứ “xả láng sáng về sớm”, đừng chống lại ánh sáng yếu ớt!
Kitô giáo có tính nghịch lý hơn chủ nghĩa nhân đạo hoặc
thuyết định mệnh. Có nghịch lý gấp đôi trong cách trả lời của Kitô
giáo về sự nghèo khó, đau khổ và sự chết. Sự nghèo khó trái ngược
với sự thoải mái, nhưng lại được chúc lành. Giúp người nghèo thóa
cảnh khổ là một trong các nhiệm vụ chính của các Kitô hữu. Nếu
chúng ta tứ chối, chúng ta không là Kitô hữu, chúng ta không được
cứu độ ( x. Mt 25, 41 – 46 ). Chính người giàu mới đáng thương,
như Mẹ Têrêsa nói tại Đại Học Harvard: “Đừng bảo đất nước tôi
nghèo. Ấn Độ không là nước nghèo. Nước Mỹ mới là nước nghèo,
nghèo về tâm linh”. Người giàu rất khó được cứu độ ( x. Mt 19, 23 ),
nghèo tâm linh là muốn nghèo. Những người tách khỏi của cải thì
được chúc phúc ( x. Mt 5, 3 ).
Nghịch lý tương tự trong Kitô giáo là về sự chết. Sự chết là
kẻ thù nguy hiểm nhất, nhưng là “kẻ thù cuối cùng bị tiêu diệt” ( x.
1 Cr 15, 26 ), là dấu vết và hình phạt của tội lỗi. Đức Kitô đến để
chiến thắng nó. Sự chết cũng là cửa ngõ vào sự sống đời đời, vào
Nước Trời. Đó là “chiếc xe ngựa vàng” của Hoàng Đế gởi tới để
đón cô dâu Lọ Lem.
Đau khổ cũng là một nghịch lý. Một mặt đó là bị căng thẳng, một mặt là được chúc phúc. Các
thánh nên thánh chủ yếu với hai lý do: Có lòng yêu thương tới mức anh hùng và chạnh lòng thương
người lân cận. Họ trao tặng chính họ để làm giảm đau khổ của người khác. Nhưng họ cũng yêu Chúa
tới mức vui chịu đau khổ một cách can trường. Họ vừa chiến đấu vừa chấp nhận đau khổ. Họ năng
động hơn những người theo chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa ẩn dật. Cả ba thứ ( nghèo khó, sự chết
và đau khổ ) đều là các dạng yếu đuối. Sự yếu đuối là vấn đề tổng quát và phổ biến. Chẳng hạn, đau
khổ tự nó không chấp nhận là yếu đuối, vì chúng ta ôm chặt đau khổ như lúc sinh con nếu được chọn,
theo sức của chúng ta – nhưng các đau khổ nhỏ và sự không thoải mái, chúng ta cảm thấy bị xúc phạm
và không chịu nổi nếu chúng xảy đến trái ý chúng ta. Chúng ta sẽ chạy cho xa. Kierkegaard nói: “Nếu tôi
có người đầy tớ khiêm nhường, khi tôi xin ly nước mà anh ta lại đem tới ly rượu ngon, tôi đuổi việc anh
ta liền, tôi cho anh ta biết rằng niềm vui đích thực là được như ý”.
7
Đệ tử giỏi của nhà phân tâm Sigmund Freud ( tên khai sinh là Sigismund Schlomo Freud, 1856
– 1939, người Úc ) là Alfred W. Adler ( 1870 – 1937, nhà liệu pháp tâm lý người Úc, sáng lập trường
phái Tâm Lý Cá Nhân ) đã chia sẻ với sư phụ về vấn đề chính: “Đâu là ước muốn cơ bản của con
người ?” Đó không là niềm vui, như nhà phân tâm Freud đã tưởng, mà là sức mạnh theo cách nghĩ
của Alfred W. Adler.
Ngay cả Thánh Thomas Aquinas, Tiến Sĩ Hội Thánh, cũng mặc nhiên đồng ý, vì khi ngài xem xét
và loại trừ mọi ứng sinh có tính sùng bái và không tương xứng đối với vị thế hạnh phúc cao nhất của con
người, của mọi vật mà chúng ta theo đuổi thay vì Thiên Chúa, thánh nhân nói rằng chúng ta bị thu hút tới
sức mạnh vì nó có vẻ thần thánh nhất. Tuy nhiên, đây là sai lầm vì sức mạnh của Thiên Chúa là sự hoàn
thiện của Ngài. Sức mạnh là câu trả lời của Thánh Augustinô về lý do ngài ăn cắp những trái lên hồi ngài
còn nhỏ. Không phải ngài muốn có niềm vui hoặc tiền bạc, mà là sức mạnh – sức mạnh không theo luật
“chớ trộm cắp”, sức mạnh bất tuân luật pháp và lấy nó đi. Chúng ta bị giày vò vì bị kiềm chế.
Cuối cùng, chúng ta chỉ là những thụ tạo chứ không là tạo hóa, hữu hạn chứ không vô hạn, hay
chết chứ không bất tử, ngu dốt chứ không thông suốt mọi thứ. Tất cả những thứ đó là sự yếu đuối,
không ngẫu nhiên và có thể tránh nhưng đó là sự yếu đuối bẩm sinh và thuộc bản chất đối với mọi thụ
tạo. Khi thù hận, sự hạn chế của sự yếu đuối khiến chúng ta tức giận.
Trước khi chúng ta phân biết sức mạnh với sự yếu đuối, chúng ta phải nhìn sâu và nhìn kỹ vấn
đề. Có ba sự yếu đuối liên quan nhưng khác biệt.
Thứ nhất, có sự yếu đuối của ngón lừa thứ nhì, phản ứng mạnh hơn là đề xướng, theo sau hơn
là dẫn đầu, vâng lời hơn là ra lệnh. Sự tức giận của chúng ta đối với vấn đề này là hoàn toàn ngu xuẩn,
vì chính Thiên Chúa bao gồm sự yếu đuối này ! Chúa Con vâng lời Chúa Cha đời đời. Dđiều Ngài thực
hiện trên thế gian thì Ngài cũng thực hiện đời đời. Không ai có thể tuân phục hơn Đức Kitô.
Do đó, vâng lời không là thấp kém. Đức Kitô chính là Thiên Chúa và cũng là người vâng lời tuyệt
đối. Về vấn đề này, chúng ta có sự cách mạng gây ngạc nhiên và nền tảng mà thế gian chưa từng biết,
không thể hiểu. Phụ nữ nổi loạn vì họ là nữ giới, nghĩa là về sinh học họ tiếp nhận sự thụ thai từ nam
giới, cần nam giới bảo vệ và lãnh đạo, vì họ nghĩ điều đó khiến họ yếu thế. Con cái nổi loạn vì phải vâng
lời cha mẹ, nhân dân nổi loạn vì phải vâng lời chính quyền, con cái và nhân dân đều nghĩ như vậy là
yếu kém. Nhưng không phải như vậy !
Đức Kitô đồng đẳng với Chúa Cha về mọi thứ, nhưng Đức Kitô tuân phục Chúa Cha. Sự khác
biệt trong vai trò không có nghĩa là khác biệt về giá trị. “Sự yếu đuối” của sự vâng lời không đến từ vị trí
thấp mà đến từ sự bình đẳng về giá trị.
Con cái cũng vâng lời cha mẹ. Nhưng con cái không thấp kém hơn cha mẹ về luân lý hoặc tâm
linh. Lệnh vâng lời không hạ thấp mà làm cho tự do – nếu chúng ta nói về sự vâng lời “trong Đức Kitô”.
Trên thế gian, sức mạnh cai trị, và người mạnh hơn người yếu. Do đó, sự vâng lời thực sự là sự yếu
kém về quyền lực. Nhưng trong Giáo hội không như vậy. Mọi thứ đều khác hẳn: “Anh em biết: thủ lãnh
các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em
thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn
làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta
phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” ( Mt 20, 25 – 28 ).
Chúa Giêsu đồng đẳng với Chúa Cha, nhưng Ngài vâng lời. Nếu đó là sự thật đơn giản nhưng
mang tính cách mạng thì được nhận biết và được đánh giá cao, chúng ta sẽ có một thế giới mới – không
phải thế giới cũ của sự nô lệ và áp bức, cũng không phải thế giới Tây phương hiện đại của sự tiêu diệt và
rối loạn, của sự cạnh tranh không tự nhiên và nổi loạn.
Thay vì vậy, chúng ta có tình yêu thương.
Tình yêu tạo sức mạnh. “Sự yếu đuối” của Đức
Kitô khi vâng lời Chúa Cha đã làm cho Ngài mạnh mẽ vì
đó là sự tuân phục của tình yêu. Nếu Đức Kitô không
tuân phục Thánh Ý Chúa Cha khi Satan cám dỗ Ngài
nơi hoang địa, Ngài sẽ mất sức mạnh, như Samson đã
mất sức mạnh, và khuất phục trước kẻ thù. Đức tuân
phục của Ngài đánh dấu thần tính của Ngài. Và chúng
ta cũng vậy: Nếu chúng ta hoàn toàn vâng lời Chúa
Cha, chúng ta sẽ được biến đổi thành những người
được dự vào thần tính của Ngài. Sự ăn năn, tín thác, và
Bí Tích Thánh Tẩy là ba khí cụ giúp “chuyển đổi”, là các
dạng vâng lời. Chúng ta được mời gọi sám hối, tin
tưởng, và tái sinh.
8
Dạng “yếu đuối” thứ nhì chỉ riêng chúng ta thôi, không liên quan Đức Kitô, nhưng dạng thứ nhì
này cũng không tức giận. Đó là tình hữu hạn của và tính thụ tạo của chúng ta. Chúng ta được tạo nên,
do đó chúng ta lệ thuộc vào Thiên Chúa về mọi thứ, chính sự hiện hữu của chúng ta và mọi thứ khác.
Chúng ta chẳng sở hữu chi cả vì chính con người chúng ta cũng không là của chúng ta. Thiên
Chúa sở hữu chúng ta. Do đó, tự tử là trộm cướp. Chúng ta không có quyền gì đối với Thiên Chúa.
Không thụ tạo nào có quyền đó, kể cả các tổng lãnh thiên thần.
Không thụ tạo nào có quyền tuyệt đối, cũng chẳng thụ tạo nào hoàn toàn bất lực. Dù là thiên
thần cũng không thể tạo nên vũ trụ hoặc cứu một linh hồn, nhưng dù một hạt cát cũng có thể chứng tỏ
Thiên Chúa, có thể làm ngứa ngón chân và có thể quyết định chiến tranh.
Sự yếu đuối là sự phụ thuộc lẫn nhau, sự đoàn kết, sự hợp tác, sự vị tha. Thánh Phaolô nói: “Anh
em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Kitô” ( Gl 6, 2 ). Tôi nghĩ rằng câu
“luật của Đức Kitô” còn hơn là lệnh vâng lời của Đức Kitô, tôi nghĩ đó là sự sống của Đức Kitô hằng sống.
Tôi nghĩ rằng luật của Đức Kitô giống như định luật vạn vật hấp dẫn hơn là luật trọng lực của đất. Trái táo rơi
hoàn tất định luật vạn vật hấp dẫn, và “mang gánh nặng lẫn nhau là chu toàn luật của Đức Kitô”.
Hôn nhân là ví dụ về việc mang gánh nặng lẫn nhau. Đàn ông cần đàn bà, như Thiên Chúa nhận
thấy khi tạo thiên lập địa: “Con người ở một mình không tốt” ( St 2, 18 ). Và đàn bà cần đàn ông. Cả hai
thường nổi giận vì nhu cầu đó ngày nay. Đó là sự nổi loạn chống lại Luật của Đức Kitô, luật này được
ghi khắc trong luật tự nhiên của con người. Kinh Thánh nói: “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình
ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người
có nam có nữ” ( St 1, 27 ).
Cuối cùng là dạng thứ ba của sự yếu đuối. Đó là sự yếu đuối của tội lỗi và hậu quả của nó. Thật
tốt khi bị hạn chế nhưng đừng sa ngã. Chúng ta hoàn toàn bất thường, không phải về tình trạng tự
nhiên. Chúng ta nổi loạn với chính mình, vì những gì chúng ta không tự nhiên, đó không phải do Thiên
Chúa tạo nên. Sự bất mãn của chúng ta về sự yếu đuối luân lý và tâm linh mặc nhiên làm chứng sự
hiểu biết của chúng ta về điều gì đó tốt hơn – tiêu chuẩn chúng ta đưa ra về cuộc sống và về thế giới, và
chúng ta khao khát. Kinh Thánh cho biết: “Thiên Chúa trục xuất con người, và ở phía đông vườn Êđen,
Người đặt các thần hộ giá với lưỡi gươm sáng loé, để canh giữ đường đến cây trường sinh” ( St 3, 24 ).
Vì chúng ta yếu đuối về luân lý mà chúng ta phải cầu nguyện “để khỏi sa chước cám dỗ” ( Mc
14, 38 ), nghĩa là khỏi bị thử thách và khỏi gặp khó khăn. Chúng ta có điều cần lưu ý: “Nếu những ngày
ấy không được rút ngắn lại thì không ai được cứu thoát; nhưng, vì những người được tuyển chọn, các
ngày ấy sẽ được rút ngắn” ( Mt 24, 22 ).
Chúng ta không chỉ yếu đuối về luân lý mà còn yếu đuối về trí tuệ: ngu dốt, ngốc nghếch, dại dột.
Tội lỗi không chỉ là ngu xuẩn như Plato dạy, chắc chắn nguyên nhân của nó cũng không chỉ là ngu ngốc
như Plato dạy, mà còn là nguyên nhân của tội lỗi, đó là hậu quả của tội lỗi.
Cũng vậy, thân xác chúng ta yếu đuối vì tội lỗi. Khi linh hồn tuyên bố không lệ thuộc Thiên Chúa,
nguồn sống và sức mạnh, thân xác trở nên yếu đuối vì không còn lệ thuộc linh hồn, nguồn sống của thân
xác. Như vậy, sự chết là hậu quả của tội lỗi. Nó như nam châm vậy. Thiên Chúa là cục nam châm giữ hai
“vòng thép” là thân xác và linh hồn gắn chặt với nhau. Lấy cục nam châm ra, hai vòng sẽ rời nhau. Khi
chúng ta xa cáh Thiên Chúa, chúng ta chỉ có nước chết chắc. Khi chúng
ta có Thiên Chúa, chúng ta sẽ sống và sống dồi dào ( Ga 10, 10 ).
Chúng ta phải chấp nhận việc vâng lời Chúa Cha là “sự yếu
đuối” đầu tiên của chúng ta, và chúng ta phải chấp nhận sự hữu hạn
của mình là “sự yếu đuối” thứ nhì, nhưng liệu chúng ta có nên chấp
nhận “sự yếu đuối” thứ ba là tội lỗi của chúng ta ? CÓ và KHÔNG. Tội
lỗi như bệnh ung thư, là “cái chết được báo trước”. Khi bị ung thư,
chúng ta phải chấp nhận phũ phàng đó, dù muốn hay không. Chúng ta
phải chấp nhận sự thật đó, nhưng không chấp nhận “tính tốt” của ung
thư, vì ung thư không tốt. Hãy chấp nhận nó về lý thuyết, nhưng không
chấp nhận nó về thực tế, mà hãy chống lại nó. Về tội lỗi cũng vậy !
Người ta thường lầm lẫn về điểm này. Ngay cả một trí tuệ lớn
như Carl Jung cũng có vẻ lầm lẫn về điểm này khi ông bảo chúng ta
“chấp nhận mặt trái đen tối”. Không ! Thiên Chúa phải chịu đau khổ và
chết để cứu chúng ta khỏi “mặt tối” đó. Làm sao chúng ta dám “chấp
nhận” nó khi Đấng Thánh đã tuyên bố chống lại nó vĩnh viễn ? Làm
sao chúng ta dám trung lập khi Thiên Chúa phản đối ? Làm sao chúng
ta dám chơi trò đỏ đen ? Chỉ có một số phận đúng cho sự yếu đuối
tâm linh như vậy. Hãy nghe Thiên Chúa nói: “Ngươi chẳng lạnh mà
9
cũng chẳng nóng. Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn đi ! Nhưng vì ngươi hâm hẩm chẳng nóng
chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta” ( Kh 3, 15 – 16 ). Điều Thiên Chúa đã mửa ra thì
chẳng ai dám ăn !
Sự yếu đuối của chúng ta trở thành sức mạnh của chúng ta khi Thiên Chúa vào trong sự yếu
đuối của chúng ta: “Khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh” ( 2 Cr 12, 10 ). Như bác sĩ gây mê để bệnh nhân
thụ động, không còn co giật khi được phẫu thuật, Thiên Chúa làm cho chúng ta yếu đuối để Ngài có thể
hành động trên chúng ta.
Đây là sự thật về sự chết. Cái chết là phẫu thuật căn gốc, chúng ta phải được “gây mê” để chịu
mổ xẻ. Thiên Chúa muốn chúng ta thấu suốt tâm hồn của chúng ta, nội tâm của chúng ta. Tim của
chúng ta phải ngưng đập để được Thiên Chúa “phẩu thuật”.
Quy luật tương tự cũng tác động nhẹ hơn trước khi chết, trong những lần “tiểu tử” ( little death,
“chết nhỏ” ). Thiên Chúa phải làm chúng ta “bất tỉnh” trước để cứu chúng ta không bị “chết đuối”, vì chúng
ta ngu xuẩn. Ngài phải vỗ vào đồ chơi, như chúng ta dụ đồ chơi với trẻ em, để chúng ta vui mừng.
Vậy là quá tốt. Quy luật đó khá rõ ràng. Nhưng khi chúng ta trở lại với các nhà thần bí và đọc các
ngôn ngữ lạ của họ về việc “trở nên như không” ( becoming nothing ), hoàn toàn yếu đuối, chúng ta lắc
đầu chẳng hiểu gì và nghi ngờ. Nhưng các nhà thần bí muốn nói về “hư vô” ( nothingness – tương tự
Phật Giáo gọi là “vô vi” ) trước khi Thiên Chúa là “không”, nhưng quy luật tương tự cũng được áp dụng
với kết luận hợp lý. Nếu sức mạnh của Thiên Chúa lấp đầy chúng ta khi chúng ta yếu đuối, và sự vĩ đại
của Thiên Chúa lấp đầy chúng ta khi chúng ta bé nhỏ, chính Thiên Chúa sẽ lấp đầy chúng ta khi chúng
ta là “số không” – tức là yếu đuối hoàn toàn.
Nhưng chúng ta phải phân biệt hai loại “hư vô”. Các nhà thần bí Đông phương nói rằng linh hồn
là “hư vô” vì không có thật. Họ thấy qua “ảo giác của cá nhân” ( illusion of individuality ). Họ nói rằng
chúng ta không thực sự là thụ tạo, mà là chính Thiên Chúa. Vì tất cả đều là Thiên Chúa nếu chúng ta là
người theo thuyết phiếm thần ( pantheist, coi Thiên Chúa và vũ trụ giống nhau ). Đó là sai lầm, vì cho
rằng Thiên Chúa đã tạo nên chúng ta khác với Ngài. Sự thật minh nhiên: “Thiên Chúa sáng tạo con
người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa” ( St 1, 27 ). Và
sau Hồng Thủy, Thiên Chúa hứa với ông Nôê: “Ai đổ máu con người, thì máu nó sẽ bị con người đổ ra,
vì Thiên Chúa đã làm ra con người theo hình ảnh Thiên Chúa” ( St 9, 6 ).
“Hư vô” của nhà thần bí Kitô giáo là sự hư vô của sự không bướng bỉnh và sự ý thức về bản
thân. “Xin Ý Cha nên trọn chứ không phải ý con” là nền tảng đối với mọi sự thánh. Không có gì là thần bí
về điều đó. Nhưng khi được Thiên Chúa chiếm hữu trong sự nếm thử Nước Trời qua thị kiến, nhà thần
bí cũng mất ý thức về bản thân, có vẻ trở thành hư vô, vì người đó không còn nhìn vào mình, mà chỉ
nhìn vào Thiên Chúa. Nhưng dĩ nhiên là Ngài vẫn ở đó, vì phải có chính mình mới có thể quên mình. Ai
quên ? Chắc chắn không phải Thiên Chúa, vì Ngài là Đấng toàn trí toàn thức, không thể quên.
Nhà thần bí Kitô Giáo trải nghiệm niềm hạnh phúc tuyệt đỉnh khi họ hoàn toàn yếu đuối và ở tình
trạng “hư vô”, điều này hoàn toàn tin tưởng, hoàn toàn thư giãn trong vòng tay của Thiên Chúa, được
cất lời “Abba, lạy Cha”. Mọi lo lắng đều tan biến. Đó là sự khiêm tốn hoàn toàn, hèn mọn hoàn toàn. Sự
kiêu ngạo là tội lỗi đầu tiên, tội do quỷ nhập, do đó mà sự khiêm nhường là nhân đức đầu tiên.
Kiêu ngạo không có nghĩa là ý kiến thái quá về sự xứng đáng của mình, mà là hư ảo, tự cao tự
đại. Kiêu ngạo nghĩa là “chơi” Thiên Chúa, đòi hỏi bằng Thiên
Chúa. Satan đã “dụ” bà Eva: “Chẳng chết chóc gì đâu” ( St 3, 4 ).
Thế là con người “chơi tới bến” luôn ! Trong phim “Thiên Đàng Đã
Mất” ( Paradise Lost, đạo diễn Milton ), Satan tự nhủ: “Nên cai
quản Hỏa ngục hơn là cai quản Thiên đàng”. Đó là công thức của
lòng kiêu ngạo. Rõ ràng kiêu ngạo là “hoàn toàn theo ý tôi”. Vì thế,
đừng bao giờ “xin được như ý”.
Khiêm nhường là “xin Ý Cha nên trọn”. Khiêm nhường là
tập trung vào Thiên Chúa, chứ không tập trung vào mình. Khiêm
nhường không là hạ mình thái quá. Khiêm nhường là quên mình.
Người khiêm nhường không bao giờ nói người khác thế này:
“Bạn tệ thật đấy !” Người khiêm nhường luôn “bận” nghĩ tới người
khác. Đó là lý do khiêm nhường là niềm vui và rất gần với việc thị
kiến xuất thần, vì lúc đó chúng ta chỉ chú ý tới Thiên Chúa và
hoàn toàn quên mình, như các nhà thần bí vậy. Kết hợp hai điều
này – hoàn toàn “không muốn theo ý mình” và quên mình, chúng
ta có thể bắt đầu hiểu cách mà các nhà thần bí vui sướng khi trở
10
nên “hư vô”. Đó là niềm vui thần thánh mà chúng ta cảm thấy khi chúng ta cầu xin: “Lạy Chúa Thánh
Thần, xin Ngài ngự đến !”
Rất khó nói về sự xuất thần. Đôi khi có vẻ ngớ ngẩn. Và rất dễ bị hiểu lầm. Không thể giải thích
bằng phàm ngôn. Giống như khi yêu, đó là ý tưởng, nhưng không giải thích được. Đó là kinh nghiệm,
là cuộc sống.
Thập Giá liên quan điều này như thế nào ? Ngoài việc cứu chúng ta khỏi tội lỗi, Thập Giá còn
biểu lộ bản chất trạng thái xuất thần Tam vị Nhất thể của Thiên Chúa ( God’s Trinitarian ecstasy ), Chúa
Thánh Thần nhiệm xuất từ tình yêu mầu nhiệm giữa Chúa Cha và Chúa Con, bí ẩn đời sống nội tâm
của Thiên Chúa. Thập Giá được Thiên Chúa hoạch định như một lưỡi gươm trên đất của Đồi Canvê và
hướng thẳng lên trời. Thập Giá tạo cuộc chiến chống lại tội lỗi và sự chết, nhưng lại diễn tả sự hòa bình
và sự sống đời đời.
“Xin Ý Cha nên trọn, đừng theo ý con” không chỉ là điều khó thực hiện ( vì tội ngăn cản chúng ta ),
nhưng đó cũng là điều vui mừng nhất và tự do nhất mà chúng ta có thể làm ( nhờ ân sủng được ban cho
chúng ta ). Cả tỷ kinh nghiệm đã chứng tỏ điều này: Bất kỳ lúc nào chúng ta kiếm tìm hạnh phúc nhờ sức
riêng thì chúng ta lại không hạnh phúc, dù chúng ta đạt được điều mình muốn hay không. Nếu chúng ta
đạt được điều đó, chúng ta lại chán ngay; nếu chúng ta không đạt được, chúng ta thấy thất vọng. Nhưng
khi chúng ta trở nên “hư vô”, hoàn toàn yếu đuối, khi chúng ta chân thành “xin Ý Cha nên trọn, đừng theo
ý con”, chúng ta sẽ có hạnh phúc, niềm vui và bình an. Nhưng mặc dù có hàng tỷ kinh nghiệm đã được
xác định về sự thật này, chúng ta vẫn tiếp tục có những kinh nghiệm khác về hạnh phúc ngoài Thiên Chúa
và ngoài sự tùng phục Thiên Chúa, do đó chúng ta lại bán linh hồn cho quỷ dữ. Nói cách khác, chúng ta lại
điên rồ vì phạm tội. Tội lỗi là sự điên rồ !
Tâm điểm của Hồi Giáo là sự thật mạnh mẽ mà chúng ta đã thấy. “Hồi Giáo” có hai nghĩa: “Sự
tùng phục” và “sự bình an” ( cùng gốc với “shalom” ). Tùng phục Thiên Chúa ( Allah, Đấng duy nhất )
là con đường dẫn tới hòa bình. Thi sĩ Dante diễn tả bằng một câu thơ mà T.S. Eliot gọi là hoàn hảo
nhất và sâu sắc nhất trong văn chương: “Thánh Ý Ngài là bình an của chúng ta”.
Sự yếu đuối này lại chính là sức mạnh của Thiên Chúa, bí mật về quyền vô hạn tuyệt đối của
Thiên Chúa. Thiên Chúa vô hạn tuyệt đối vì Ngài có thể tạo dựng
vũ trụ hoặc làm những phép lạ. Thiên Chúa vô hạn tuyệt đối vì
Ngài là tình yêu, vì Ngài có thể tự hữu ( tự sinh ), vì Ngài có thể trở
nên yếu đuối. Người vô thần không thể hiểu nổi, chỉ có Kitô hữu
mới có thể hiểu bí mật của sự vô hạn tuyệt đối nơi Thiên Chúa.
Thiên Chúa là Đấng duy nhất không thể không vô hạn tuyệt đối.
Chỉ có Thiên Chúa Ba Ngôi mới có thể tiếp tục tự trút chính Ngài,
và có thể vô hạn tuyệt đối.
Chúng ta thường nghĩ về Chúa Cha là nguồn của sự vô hạn
tuyệt đối, nhưng cả Ba Ngôi đều như vậy. Sự vô hạn tuyệt đối chỉ
phát sinh khi chúng ta đến với Chúa Thánh Thần, Đấng là tình yêu
nhiệm xuất của Chúa Cha và Chúa Con. Khi Thần Khí này vào trong
chúng ta, cả Ba Ngôi cũng vào trong chúng ta, sống động trong
chúng ta. Thập Giá vinh quang của Tam Vị Nhất Thể vĩnh hằng và
Thập Giá đẫm máu trên đồi Canvê hòa quyện trong linh hồn và cuộc
sống của chúng ta khi chúng ta tham dự vào niềm vui của tình yêu
Thiên Chúa và sự đau khổ của tình yêu cứu độ.
Tiến sĩ PETER KREEFT
TRẦM THIÊN THU chuyển ngữ từ IntegratedCatholicLife.org
CHÁNH GIÁO, TÀ GIÁO
Chắc hẳn ở đâu đó đã có tình trạng cải đạo, vì vậy người ta mới có lời nhắc nhở nhau thế này
“Phật tử không bao giờ được nói câu: "Đạo nào cũng tốt !” ( Nguồn: Nguyễn Hữu Đức, sinh năm 1977 –
Hà Nội ). Sở dĩ không được nói đạo nào cũng tốt, bởi vì có đạo tốt, đạo xấu. Đạo tốt ở đây tất nhiên phải
là Phật Giáo, còn đạo… xấu là Công Giáo. “Có đạo trong lịch sử truyền đạo của mình sẵn sàng gây
chiến tranh hoặc theo gót thực dân để mở mang nước đạo. Có đạo khi truyền vào nước khác sẵn sàng
11
CÙNG NHẬN ĐỊNH
hủy diệt văn hóa bản địa quay lưng lại truyền thống dân tộc, đưa ra tuyên ngôn thuộc linh sẵn sàng
dâng đất nước này cho thượng đế” ( Nguồn: Nguyễn Hữu Đức đã dẫn ).
Xin hãy tạm gác qua bên cái lập luận phê phán Công Giáo vừa nêu, bởi thiên hạ đã nói quá
nhiều rồi. Tuy nhiên dù sao thì với lời nhắc nhở Phật Tử không bao giờ được nói câu “đạo nào cũng tốt”
ấy, thiết nghĩ chúng ta cũng nên đặt lại vấn đề tốt xấu khi đề cập tới tôn giáo này, tôn giáo khác.
Cũng với luận điểm tốt xấu ấy, có vị tỳ kheo đã phân biệt tà giáo, chánh giáo để ám chỉ cho… tà
giáo Công Giáo và chánh giáo Phật Giáo như sau: “Tà giáo phát triển phạm vi giới hạn không gian thời
gian. Không thể phát triển trên khắp hoàn câu nếu không sử dụng chiến tranh xâm lược, thủ đoạn tinh
thần mê hoặc nhân tâm, linh thiêng huyền bí cưỡng ép hôn nhân chính trị kinh tế. Khoa học nhân loại
ngày càng phát triển, tà giáo lu mờ, niềm tin lung lay tín đồ giảm sút, giáo chủ lo âu” ( Nguồn: Tỳ kheo
Thích Chân Tuệ, Lương Tâm và Phật Tâm, Cư Trần Lạc đạo, tập 2 ).
Cho rằng đạo Công Giáo sẽ không thể phát triển khắp hoàn cầu nếu không sử dụng chiến tranh
xâm lược, thủ đoạn tinh thần ( ? ) linh thiêng huyền bí… Lập luận này có thể nói là quá ư hàm hồ. Bởi
nếu nói đạo Công Giáo phát triển là do sử dụng chiến tranh xâm lược, vậy tại sao sau khi cuộc chiến
xâm lược bị đánh bại mà đạo ấy chẳng những vẫn tồn tại mà còn phát triển ngày càng mạnh mẽ ? Lấy
ví dụ cụ thể như Đạo Công giáo tại Việt Nam chúng ta. Nếu bảo rằng đạo này theo gót quân Pháp mà
vào thì lẽ ra khi quân Pháp bị đánh bại rút hết về nước thì Công Giáo cũng phải tan rã chứ ?
Mặt khác, nói khoa học ngày càng phát triển thì tà giáo
lu mờ, niềm tin lung lay, tín đồ giảm sút… Nhận định này xét
ra cũng không sai đối với Công Giáo. Tuy nhiên không vì vậy
mà có thể kết luận đạo ấy là tà giáo. Tại sao ? Bởi vì khoa học
và tâm linh là hai lãnh vực hoàn toàn khác nhau. Khoa học
thuộc phạm vi hiện tượng giới. Còn tâm linh siêu vượt hiện
tượng để bước vào bản thể giới. Đạo Công Giáo là con
đường thực hiện tâm linh. Chính vì vậy ta cũng chẳng lạ gì khi
khoa học càng phát triển thì Đức Tin phải bị lu mờ.
Đức Tin lu mờ khi khoa học phát triển, điều ấy chẳng
những chứng tỏ đạo Công Giáo không phải tà giáo, nhưng là
chính giáo đích thực. Đang khi đó Phật Giáo, theo quan điểm
của vị tỳ kheo, sở dĩ là chánh giáo bởi vì nó ám hợp với khoa
học. Ông bảo: “Chánh giáo chủ trương tự do tín ngưỡng, phát
triển tâm linh tự nguyện tự tin. Chánh giáo luôn luôn đem lại
cho người những niềm an ủi ngay trong đời sống, những niềm
vui đưa cho những tâm hồn đang bị nhiệt não vì các hệ lụy
của thế gian này. Khoa học nhân loại ngày càng phát triển,
chánh giáo sáng tỏ chứng minh rõ ràng niềm tin vững chắc
nhờ các phát minh khoa học kỹ thuật. Dĩ nhiên tín đồ ngày càng nhiều hơn, niềm tin vững hơn, có nhiều
lợi ích thực tế rõ ràng ngay trong cuộc sống” ( Nguồn: Tỳ Kheo Thích Chân Tuệ, đã dẫn ).
Nói rằng niềm tin vững chắc nhờ các phát minh khoa học kỹ thuật thì chẳng hiểu đó là niềm tin
nào, tin vào cái gì ? Thế nhưng nếu cho rằng nhờ có niềm tin ấy mà số tín đồ ngày càng nhiều hơn, niềm
tin vững hơn có nhiều lợi ích thực tế rõ ràng ngay trong cuộc sống thì phải chăng đó chỉ là một thứ Phật
Giáo phi Phật Giáo ? Sao có thể nói thế ? Bởi vì ai có đôi chút tìm hiểu thì cũng biết việc tu tập Phật Giáo
dựa trên năm thứ Thừa: là Nhân thừa, Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa, Bồ Tát thừa và Phật thừa.
Thừa tức là cỗ xe hay cũng gọi là những bậc thang dẫn đưa người tu hầu đạt tới quả vị cứu cánh là
Giác Ngộ Phật Tánh ở nơi chính mình. Nguyên nhân khiến phải phân ra thành năm thừa như thế là bởi có
nhiều căn cơ khác nhau, và cũng chính vì những căn cơ khác biệt ấy mà Phật Giáo lại phân thành ba thời,
đó là chánh pháp, tượng pháp và mạt pháp. Chánh pháp là thời có nhiều người tu Phật và đắc quả vị Phật.
Tượng Pháp là thời chỉ na ná giống Phật chứ không phải Phật. Còn thời Mạt Pháp là thời chúng ta đây, đã
diễn ra cả ngàn năm chẳng mấy ai tu Phật và như thế cũng chẳng thể đắc quả vị Phật.
Ngũ thừa, nói cho cùng, đó cũng chỉ là những phương tiện cho việc giác ngộ và con đường thích
nghi nhất cho thời mạt pháp này chính là Pháp Môn Tịnh Độ, bởi đó cho nên trong Kinh Đại Tập Đức
Phật mới nói: “Trong thời mạt pháp, ức ức người tu hành, rất ít kẻ đắc đạo, chỉ những ai nương theo
Pháp Môn Niệm Phật mới có thể thoát khỏi luân hồi” ( Mạt pháp ức ức nhơn tu hành hãn nhất đắc đạo
chỉ y Niệm Phật Pháp Môn liễu sanh thoát tử). Liễu sanh có nghĩa thoát khỏi Ta Bà để sanh về cõi Tây
Phương Cực Lạc. Việc sanh về ấy chính là toàn thể mục đích của những người con Phật cần hết lòng
mong cầu ( Tín – Nguyện – Hạnh ).
12
Đang khi đó vị tỳ kheo nọ lại cho rằng chỉ cần “giữ tâm thanh tịnh” chứ chẳng cần mong cầu.
Sống trên thế gian này giữ tâm thanh tịnh là điều khó khăn nhất. Bản tâm thanh tịnh là tâm thể của mọi
người khi đã dẹp hết phiền não khổ đau, không còn dấy niệm hoặc khởi bất cứ niệm nào, dù thiện hay
bất thiện, dù trong giây phút, dù ở bất cứ nơi đâu, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Bản tâm thanh tịnh
chính là cảnh giới Niết Bàn, dó là mục đích cứu cánh của Đạo Phật. Người không biết sống với bản tâm
thanh tịnh hàng ngày thời là người thế gian ở trên đời, dù là người có lương tâm hiền thiện chăng nữa
cũng vẫn còn phiền não khổ đau. Tại sao vậy ? Bởi vì tuy những người đó đã dẹp được tâm tham tâm
sân tâm si thường tình của người thế gian nhưng họ vẫn còn tâm tham tâm sân tâm si một cách vi tế ẩn
tàng dưới hình thức tín ngưỡng. Chẳng hạn như họ không còn tâm tham ngũ dục thế gian, gồm có tiền
tài sắc đẹp danh vọng ăn uống ngủ nghỉ, nhưng họ vẫn còn tham sự sung sướng ở cõi cực lạc hay thiên
đàng” ( Nguồn: Tỳ Kheo Thích Chân Tuệ, đã dẫn ).
Còn tham sự sung sướng ở cõi Cực Lạc, theo vị này là vẫn còn sống trong mê muội. Như vậy
thử hỏi có mâu thuẫn quá lắm với điều mà tỳ kheo đã nói: “Chánh giáo luôn luôn đem lại cho người
những niềm an ủi ngay trong đời sống, những niềm vui đưa đến cho những tâm hồn đang bị nhiệt não
vì các hệ lụy ở thế gian này"… ? Không mong cầu liễu sanh thoát tử về cõi Cực Lạc nhưng lại muốn
có được những niềm an ủi, những niềm vui tươi ngay trong đời sống thế tục, đó chẳng những không
phải chánh giáo, mà hơn nữa, còn là sự phỉ báng Phật vì đã không tin lời Phật, không nghe theo Phật.
Nói Đạo Phật là chánh đạo, điều ấy rất đúng, nhưng đối với những kẻ bác bỏ lời Phật thì chánh đạo
lại trở thành tà đạo.
Nguyên nhân khiến cho cả Đạo Phật cũng như Công Giáo không được nhìn nhận là chánh đạo,
đó là vì người ta đã không biết được rằng: chủ trương rốt ráo của hai đạo này là để cho con người có
thể tạo lập được cái nhân lành tối thượng, hầu hưởng quả lành tối thượng. Nhân nào thì quả nấy, nhân
lành thì được quả lành và cái quả lành của Phật Giáo là được về sống ở cõi Tây Phương Cực Lạc, còn
của Công Giáo là Nước Thiên Đàng Đời Đời.
Việc tạo lập nhân lành tức các phương pháp tu tập hành đạo tuy có khác nhau về hình thức
nhưng tựu chung cũng không ngoài bốn đại sự
nhân duyên này. Trong Kinh Pháp Hoa Phật
nói: “Mục tiêu các Đức Phật ra đời chỉ nhằm
khai mở Tri Kiến Phật, chỉ cho chúng sanh thấy
Tri Kiến Phật, làm cho chúng sanh nhận rõ Tri
Kiến Phật, và giúp chúng sanh đi vào con
đường Tri Kiến ấy, nghĩa là thành Phật” ( Hoà
Thượng Thích Trí Quảng, Lược giải kinh Pháp
Hoa ). Nếu có thể gạt bỏ được giới hạn của
ngôn ngữ thì sẽ thấy Tri Kiến Phật ở đây cũng
chính là sự thấy biết Đấng Cha mà Đức Kitô đã
đề cập “Hễ ai Cha đã ban cho Con thì Con ban
cho họ sự sống đời đời. Còn sự sống đời đời là
nhận biết Cha tức Chân Thần duy nhất cùng
Giêsu Kitô mà Cha đã sai đến” ( Ga 17, 2 – 3 ).
Một khi nhận ra Tri Kiến Phật cũng là một, không khác với nhận biết Thiên Chúa Đấng là Cha ở
nơi mình, thì chắc chắn cũng không còn có sự phân biệt chánh tà, tà chánh giữa Đạo Phật và Đạo Chúa
chi nữa. Mặc dầu vậy, đây là việc hoàn toàn không dễ với cả hai phía Phật Giáo và Công Giáo, bởi lẽ
cái màn u minh trong thời mạt pháp này đã quá ư dày đặc, thật khó mà phá vỡ. Để có thể từng bước
phá đi sự u minh đó đòi hỏi cần có những con người thành tâm thiện chí đến với nhau trong tinh thần
đối thoại thẳng thắn.
PHÙNG VĂN HÓA, 5.2014
ĐỨC MẸ DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ
Phúc Âm kể về bảy sự thương khó của Mẹ Maria:
1. Lời tiên báo của ông Simêon ( Lc 2, 34 – 35 )
2. Cuộc chạy trốn sang Ai Cập ( Mt 2, 13 – 21 )
3. Lạc mất Chúa ba ngày ( Lc 41, 50 )
4. Vác thập giá lên đỉnh Canvê ( Ga 19, 17 )
13
CÙNG CẢM NGHIỆM
5. Chúa bị đóng đinh và tử nạn trên thập giá ( Ga 19, 18 – 30 )
6. Tháo xác Chúa ( Ga 19, 39 – 40 )
7. Táng xác Chúa ( Ga 19, 40 – 42 )
Bảng liệt kê những nỗi đau của Đức Maria trên đây có từ thế kỷ 14 đã ăn sâu vào mọi hình thức
văn chương đạo đức: các bài giảng, kinh nguyện, thi ca. “Stabat Mater” ( Mẹ đứng ) là một bài ca
thương diễn tả một cách tài tình và cảm động những nỗi thống khổ của Đức Trinh Nữ Maria dưới chân
Thập giá. Tác phẩm “Pietà” là một hình ảnh rất hấp dẫn trí tưởng tượng quần chúng, diễn tả hình ảnh
Đức Mẹ ẵm thân xác đẫm máu của Chúa Giêsu trên đầu gối.
Đức Maria thông phần đau khổ với Chúa Cứu Thế là một khía cạnh quan trọng của lòng tôn sùng
Đức Mẹ. Điều này dựa trên cơ sở:
1. Mẹ hiệp công cứu chuộc loài người
Trong suốt cuộc sống của Chúa Giêsu trên trần gian, từ tuổi thơ ấu đến ngày trưởng thành, từ khi
âm thầm đến lúc công khai, bao giờ Mẹ cũng hiện diện bên Chúa. Cách riêng trong công cuộc khổ nạn,
Mẹ chẳng những đã hiện diện, mà còn đồng hành theo Chúa cho đến cùng. Các môn đệ tiếng là những
kẻ theo Chúa gần gũi trong ba năm đời rao giảng, thế mà trên đường thánh giá chẳng thấy bóng ông
nào; còn Mẹ dẫu chẳng xuất đầu lộ diện để cho Chúa khỏi bận vướng, lại theo bước Chúa cận kề trên
đường khổ nạn và đứng ngay bên thánh giá lúc Chúa chịu tử hình, nước mắt nuốt vào trong.
Lời tiên tri Simêon nay ứng nghiệm: “Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà…” ( Lc
2, 35 ). Mẹ đã nhận lấy lưỡi gươm đâm thâu trái tim mình theo thánh ý Thiên Chúa. Mẹ đứng đó lặng
thầm không nói một câu chẳng buông một tiếng dẫu là tiếng thở dài, dáng đứng kiên cường vừa đón
nhận qua tiếng “xin vâng” muôn thuở, vừa hiệp thông trong sự đau khổ của con mình. Mẹ đứng đó dưới
chân thập giá chứng kiến cái chết nhục hình của người con yêu quý. Mẹ chia sẻ mọi nổi oan khiến nhục
nhã của người con chí thánh. Dung mạo của Mẹ dưới chân thập giá tuyệt đẹp.Tước hiệu Nữ Vương các
Thánh Tử Đạo là vậy đó.
Nếu Chúa Giêsu chịu chết để chuộc tội cho thiên hạ và ban ơn cứu rỗi cho hết mọi người, thì Đức
Mẹ bởi đã hiệp thông với Chúa Giêsu trọn vẹn, không chỉ về thời lượng từ đầu đến cuối mà đúng hơn, còn
về chất lượng gắn bó keo sơn mẹ con một dạ một lòng. Ngày xưa người ta quen nhìn Mẹ là đấng đồng
công cứu chuộc ( bài hát “trên đồi Golgotha”), ngày nay đặt trọng tâm nơi Chúa Giêsu, và vì Mẹ cũng cần
đến ơn cứu độ của Con mình, nên thật thích đáng để xưng tụng Mẹ là đấng hiệp công cứu chuộc.
Nếu “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con một mình”, thì Mẹ cũng hiệp thông trong tình yêu
đại lượng ấy mà vâng theo thánh ý. Mẹ hiệp công cứu chuộc bằng chính trái tim của Mẹ, nên Mẹ cũng
nhạy cảm hơn bất cứ ai trong gia đình nhân loại về tình lân mẫn đối với con cái loài người.
2. Mẹ Maria là Mẹ của nhân loại
Nhưng dưới chân thánh giá hôm ấy, Mẹ còn nhận lấy một
lời đặc biệt của Chúa Giêsu khi giới thiệu thánh Gioan cho Mẹ:
“Thưa Bà, này là con Bà”. Xét về bối cảnh giờ tử nạn thì đây
chẳng khác nào lời người ra đi dành cho người ở lại, mang mầu
trăn trối linh thiêng, Chúa Giêsu muốn Đức Mẹ nhận Gioan làm
con để đối xử với Gioan như đối xử với mình. Gioan từ đó là
hiện thân sống động của Chúa Giêsu trong đời Đức Mẹ.
Xét về hình thức của câu nói, nhất là kèm theo vế thứ hai
Chúa Giêsu giới thiệu Đức Mẹ cho Thánh Gioan “Này là Mẹ con”,
người ta thấy trải ra như hai vế của bản hợp đồng ký kết song
phương, được đóng ấn bởi công cuộc cứu chuộc dưới sự chứng
giám của Đấng chịu đóng đinh. Nếu công cuộc cứu độ thực hiện
một lần thay cho tất cả và có giá trị vĩnh cửu thì bản hợp đồng
“mẹ-con” cũng sẽ tồn tại mãi mãi.
Nhưng xét về nội dung, lời trăn trối ấy chính là việc thiết
lập một tình mẫu tử giữa Đức Mẹ và Gioan làm tiền đề và nền
móng cho tình mẫu tử thiêng liêng giữa Đức Mẹ và toàn thể
nhân loại. Truyền thống vẫn coi Gioan như đại diện cho nhân
loại mới đã được sinh ra trong ơn cứu rỗi, và Đức Mẹ từ lời trăn trối của Chúa Giêsu cũng là Evà mới hạ
sinh mọi người trong tình mẫu tử thiêng liêng nhiệm mầu ấy.
Cuộc chiến trên thập giá giữa Thiên Chúa và con người. Hình như con người đã thắng khi đóng
đinh Đấng Cứu Thế. Thế nhưng, Thiên Chúa lại chọn thập giá để biểu lộ tình yêu chiến thắng. Con
đường của Thiên Chúa là con đuờng tình yêu. Tình yêu chiến thắng sự chết. Mẹ đã thông phần cuộc
14
khổ nạn của Chúa Giêsu. Mẹ dâng hiến con mình trong hy lễ cứu độ với niềm tin phục sinh. Vì thế, Mẹ
là Nữ Vương Thiên Đàng.
Đức Maria là Mẹ của nhân loại, là Mẹ của từng người chúng ta. Chúa Giêsu đã trối Mẹ Maria lại
cho Gioan, bấy giờ đại diện cho các thánh tông đồ, cho Giáo Hội và cho cả loài người. Chúng ta hãy
đón Mẹ về ở với chúng ta, yêu thương và gắn bó với Mẹ. Môi miệng, trái tim chúng ta đừng bao giờ rời
xa rời Mẹ; bản thân chúng ta hãy noi gương nhân đức của Mẹ. Hãy chạy đến cùng Mẹ lúc gặp gian nan
khốn khó, tuyệt đối tin tưởng và trông cậy vào Mẹ.
Nếu tình mẫu tử nhân gian dù bất toàn, vẫn được con người khắp nơi ca ngợi “bao la như biển
Thái Bình...”, thì tình mẫu tử thiêng liêng của Đức Mẹ đối với con cái loài người lại còn bao la lớn rộng
muôn trùng, mênh mông chan chứa bao dung ngàn đời. Đó là tình yêu thương chan hòa được mở ra
cho hết mọi người.
3. Đức Mẹ ban ơn cho mỗi người
Đón nhận nhân loại vào trong gia đình thiêng liêng, Đức Mẹ đã vận dụng tất cả khả năng của
mình để tôn vinh Thiên Chúa qua việc giúp đỡ con cái nhân loại. “Đầy ơn phước”, được chọn làm Mẹ
Thiên Chúa, Đức Mẹ cận kề Thiên Chúa hơn bất cứ ai, nên cũng đầy quyền thế hơn bất cứ ai, để có thể
can thiệp chuyển cầu ơn phúc một cách hiệu quả.
Tất cả những ơn lành trần thế nhận được qua việc khấn với Đức Mẹ đều phát xuất từ một địa chỉ
chung là quyền thế của Đức Mẹ bên cạnh Thiên Chúa. Nhưng quyền thế ấy được vận dụng như thế nào
là do nhịp rung trái tim của Mẹ, một trái tim có nguồn gốc nhân loại, nên không những có trọn niềm trắc
ẩn rung động cảm thông trìu mến của tình mẫu tử nhân loại, mà còn vượt trội vì đã đến mức thập toàn ở
trên đỉnh cao thánh đức.
Gần bên Chúa, Mẹ thật uy quyền; nhưng Mẹ lại dịu hiền khi gần nhân loại. Chính vì vậy, yêu mến
cậy trông cũng là thái độ thích hợp khi đến bên Mẹ. Những ai khắc khoải sám hối thao thức đổi mới
canh tân có thể xin Mẹ dìu dắt, chắc chắn Mẹ sẽ dẫn đến tòa giải tội để nhận lấy ơn tha thứ. Những ai
đau buồn sầu khổ vì đau yếu bệnh hoặc vì gánh nặng vai mang, mong ước đời sống bình an có thể kêu
khấn xin Mẹ đỡ nâng, chắc chắn Mẹ sẽ sớm hỗ trợ để ban cho cuộc sống an bình.
Mỗi người đều có chung một nỗi niềm thống hối Mùa Chay, hãy vững tin và cậy trông chắc chắn
Mẹ sẽ chúc lành và giúp ta trang bị lại trái tim tinh tuyền.
Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống suy niệm dáng đứng của Mẹ Maria dưới chân thập giá và đúc kết
qua những vần thơ tâm tình.
Ngày xưa Mẹ đứng kiên cường,
Dưới chân thánh giá hiệp công cứu đời.
Ngày nay ngự chốn cao vời,
Mẹ thương xót hết mọi người dương gian.
Ban ơn thánh, phúc bình an,
Dạy thêm trông cậy, ươm tràn tin yêu.
Mẹ thuộc về Thiên Chúa trọn vẹn nên trái tim Mẹ thanh khiết không cùng. Mẹ là tác phẩm đẹp
nhất của Chúa Thánh Thần, là một Ngôi Vị Thiên Chúa nghệ sĩ tài
ba. Nhưng Mẹ sinh ra Chúa Giêsu, là Ngôi Hai Thiên Chúa, Con
duy nhất và đồng bản thể với Thiên Chúa, nên Mẹ vĩnh viễn là Mẹ
Thiên Chúa. Chúa Giêsu, Con của Mẹ, vừa là Đấng Tạo Hoá, vừa
là Thiên Chúa Cứu Độ. Có Mẹ nâng đỡ, ta sẽ không sa ngã; có Mẹ
chở che, ta sẽ không sợ gì; có Mẹ hướng dẫn, ta sẽ không mệt mỏi
lạc đường; có Mẹ phù trợ, ta sẽ đạt tới mục đích cuối cùng của
cuộc đời là chính Thiên Chúa.
Vì Mẹ đã hiệp công trong ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu, vì
Mẹ đã nhận mọi người làm con cái, và vì lòng Mẹ rất bao dung, nên
dưới chân Thánh Giá, Mẹ đích thực là Mẹ của lòng xót thương. Vấn
đề được đặt ra cho ta không phải là băn khoăn xét xem Mẹ có yêu ta
hay không, mà là tự hỏi xem mình đã yêu Mẹ thế nào. Nếu kết thúc
bài Phúc Âm cho biết “Từ giờ ấy môn đệ đem Mẹ về nhà mình”, thì
cũng thế, từ hôm nay, ta hãy đem Mẹ về nhà bằng lòng tôn sùng yêu
mến, bằng việc siêng năng lần hạt và bằng việc sống đẹp dưới ánh
nhìn của Mẹ. Làm như thế, chắc chắn ta sẽ được Mẹ ấp ủ trong lòng
xót thương đời này và đời sau.
Cầu chúc cho mọi người được thêm lòng yêu mến Đức Mẹ.
15
Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN
MAGNIFICAT, HIẾN CHƯƠNG HỌC THUYẾT XÃ HỘI
Quyển Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh, phát hành năm 2004, chỉ có một lần duy
nhất nhắc đến Đức Maria ở đoạn 59 ( trong tổng số 583 đoạn của sách ) dưới tiêu đề: Đức Maria và lời
“xin vâng” trong kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa.
59. Người thừa kế niềm hy vọng thánh thiện trong dân Israel
và người đầu tiên trong hàng ngũ các môn đệ Đức Kitô là Đức Maria,
Mẹ Đức Giêsu Kitô. Qua lời “Xin vâng” đối với kế hoạch yêu thương
của Thiên Chúa ( x. Lc 1, 38 ), nhân danh toàn thể nhân loại, ngài
chấp nhận trong lịch sử Đấng do Chúa Cha gửi tới, Đấng Cứu Chuộc
loài người. Trong kinh Magnificat, ngài công bố Mầu Nhiệm Cứu Độ
đang đến, sự xuất hiện “Đấng Mêsia của người nghèo” ( x. Is 11, 4;
61, 1 ). Thiên Chúa của Giao Ước, mà Đức Trinh Nữ người Nadarét
ca tụng với tinh thần hân hoan, chính là Đấng lật đổ người quyền thế
khỏi ngai vàng và nâng cao kẻ hèn mọn, cho kẻ nghèo đói được no
đủ, đuổi người giàu có trở về tay không, đánh tan tác kẻ kiêu ngạo và
tỏ lòng thương xót với những ai kính sợ Ngài ( x. Lc 1, 50 – 53 ).
Nhìn vào tâm hồn Đức Maria, nhìn vào Đức Tin sâu thẳm của
ngài biểu lộ qua kinh Magnificat, các môn đệ Đức Kitô được mời gọi
hãy nhớ lại một cách đầy đủ hơn bao giờ hết rằng “không thể tách sự
thật về Thiên Chúa cứu độ, Thiên Chúa nguồn mạch mọi ơn huệ với
Thiên Chúa luôn tỏ lòng ưu ái người nghèo nàn và khiêm tốn – tình thương này đã được ca tụng trong
kinh Magnificat và về sau sẽ được bày tỏ trong lời nói và việc làm của Đức Giêsu”. Đức Maria hoàn toàn
lệ thuộc Thiên Chúa và hướng trọn vẹn về Thiên Chúa do chính Đức Tin của ngài thúc đẩy. Ngài là
“hình ảnh trọn vẹn nhất của một nhân loại và một vũ trụ được tự do và được giải thoát”.
Cha Phan Tấn Thành, Dòng Đa Minh, bình luận về đoạn trên như sau: “Qua bài ca Magnificat,
Mẹ công bố rằng: mầu nhiệm cứu độ đã thực hiện, vị Cứu Tinh của người nghèo đã đến; Thiên Chúa
của giao ước lật đổ những kẻ quyền thế, nâng cao kẻ khiêm tốn, cho người nghèo đói được sung túc và
xua đuổi kẻ giàu sang, đập tan kẻ kiêu căng, bày tỏ lòng khoan nhân cho kẻ kính sợ Ngài. Không thể
nào tách rời chân lý về Thiên Chúa cứu độ ra khỏi việc biểu lộ lòng ưu ái dành cho người nghèo”.
Ấy vậy mà trước khi cuốn cẩm nang Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo được biên soạn khoảng nửa
thế kỷ, tức là vào những năm 50 của thế kỷ trước, Chiara Lubich đã có bài viết về Mẹ, đề cập đến mối
liên kết giữa kinh Magnificat và Học Thuyết Xã Hội, xem kinh Magnificat như là Hiến Chương của Học
Thuyết Xã Hội Công Giáo: “Hiến Chương của Học Thuyết Xã Hội Kitô Giáo bắt đầu khi Đức Maria ca
tụng: “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo, Chúa ban
của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng” ( Lc 1, 52 – 53 ).
Trong Phúc Âm – Chiara bình luận – có cuộc cách mạng cao nhất và triệt để nhất. Và có lẽ chính ở
trong kế hoạch của Thiên Chúa, và cũng chính vào lúc này, lúc chúng ta đắm chìm trong việc kiếm tìm giải
pháp cho các vấn đề xã hội, Đức Maria đang hỗ trợ tất cả các Kitô hữu chúng ta xây dựng, củng cố, thiết
lập và chứng tỏ cho thế giới thấy một xã hội mới trong đó kinh Magnificat có thể vang lên mạnh mẽ”.
Đúng là Mẹ “hằng cứu giúp” “danh bất hư truyền”. Mẹ không những cứu giúp nơi những việc nhỏ
mà còn cứu giúp trong những công cuộc trọng đại, không những cứu giúp các cá nhân trong cảnh tù
đày mà còn cứu giúp các dân tộc và cả nhân loại “chúng tôi, con cháu Evà ở chốn khách đầy, kêu đến
cùng Bà; chúng tôi ở nơi khóc lóc than thở kêu khấn Bà thương”.
Trong toàn bộ bài ca Magnificat, Chiara trích dẫn chỉ có hai câu 52 và 53, là các câu diễn tả cuộc
cách mạng xã hội mà Chúa Giêsu sẽ đem lại. Những dòng bình luận trên cho thấy Chiara có một diệu cảm
rất mạnh, một trực giác rất lạ: chị nói cuộc cách mạng đó đã tiến hành, đã bắt đầu rồi – cách nói rất táo bạo.
Có thể hiểu sở dĩ Chiara viết táo bạo như thế là vì Đức Maria là sự thành toàn các kế đồ của
Thiên Chúa cho nhân loại. Và chị xác tín, thâm tín điều này. Sách Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Hội
Thánh cũng viết Mẹ chính là “hình ảnh trọn vẹn nhất của một nhân loại và một vũ trụ được tự do và
được giải thoát”.
Nếu Học Thuyết Xã Hội Công Giáo là một công cụ để giúp Dân Chúa và toàn thể nhân loại tiến
đến việc hoàn thành kế hoạch của Thiên Chúa, thì bài ca Magnificat phải được xem là bản Hiến
Chương của Học Thuyết Xã Hội.
16
ĐAN QUANG TÂM
Tài liệu tham khảo: CATERINA MULATERO, Our SDC witnesses: Chiara Lubich
( Chứng nhân Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh: Chiara Lubich ).
THÁNG XEM DÂNG HOA
Tháng năm về. Tháng Hoa. Khắp nơi dâng hoa kính Đức Mẹ.
Có thể nói đây là một việc đạo đức bình dân có truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Biết bao cụ bà
Việt Nam vẫn còn nhớ như in những kỷ niệm tuyệt đẹp một thuở ấu thơ: khăn lúp trắng, vòng hoa tươi
đội đầu, tay nâng niu đôi cành hoa, cùng cộng đoàn cất tiếng: “Hoa muôn sắc con dâng trước tòa…”.
Cả tôi nữa, có dám quên đâu, những dấu ấn khó quên ấy trong đời. Cha sở của chúng tôi ngày
ấy còn đó, đang ở Nhà Hưu. Ngày ấy, cha thường tập cho cả cộng đoàn hát một vài bài hát dâng hoa
kính Đức Mẹ. Cha nói: “Dâng hoa không phải là múa, mà là những cử điệu dâng, không chỉ có động tác
mà còn phải hát lên lời hát rập ràng như chính mình dâng tấm lòng cho Đức Mẹ”. Truyền thống ấy còn
đẹp ở chỗ không phải chỉ đội dâng hoa mới có hoa dâng, mà tất cả cộng đoàn ai cũng có hoa để dâng.
Lúc ấy, ở chỗ tôi, cũng có một ít vườn trồng hoa để bán trong mùa hoa tháng năm. Nhưng, chắc chắn
sẽ không đủ để cho mỗi người tham dự một cành. Vì thế, lũ trẻ chúng tôi vẫn thường hái hoa ở suối, ở
rừng về dâng cho Đức Mẹ. Hoa gì cũng được, miễn là hoa !
Buổi dâng hoa cho
Đức Mẹ bắt đầu. Cha chủ
sự xướng mấy kinh, rồi
ngài nói một bài ngắn về
nhân đức của Đức Mẹ.
Cộng đoàn vừa đi Kiệu Đức
Mẹ chung quanh Nhà Thờ
vừa lần một chuỗi 50 sốt
sắng. Kiệu Đức Mẹ về đến
tiền đường cũng vừa hết
chuỗi 50 và tất cả tập trung
trước kiệu Đức Mẹ. Các em
đội dâng hoa tiến ra. Cả
cộng đoàn cùng rập ràng
hát với các em. Các em
dâng hoa lên Mẹ. Những
cành hoa của các em sắp
xếp thật ngăn nắp. Sau khi các em đã xếp hoa lên kiệu Đức Mẹ xong, Cha sở mời mọi người cùng tiến
hoa cho Mẹ. Sau hát chung mỗi câu Phiên Khúc và Điệp Khúc, cha sở lại có một lời cầu nguyện với
Mẹ… cho đến khi mọi người đã dâng hết hoa cho Đức Mẹ và hoa tràn lan trên tiền đường. Một trời
hoa ! Một núi hoa !... Tôi nghĩ, các cụ già, cả tôi nữa, còn nhớ là mỗi người đều sung sướng vui mừng vì
chính mình thực hiện cuộc dâng hoa ấy cho Đức Mẹ, không phải là khách xem người khác dâng hoa.
Cũng thì dâng hoa, giữ được một truyền thống tốt đẹp, nhưng cung cách hôm nay sao lại khác đi rồi:
- Không phải tất cả mọi người dâng hoa, chỉ một đội.
- Cũng có khi là hai ba bốn năm đội dâng hoa, nhưng tính thi đua nhiều hơn là tâm tình sốt sắng.
- Hầu hết những người dâng hoa chỉ làm động tác theo một bài hát trong CD do một ca sĩ, hay
một ca đoàn hát. Không phải người dâng hoa hát, cộng đoàn thì hầu như không ai thuộc được chữ nào,
câu nào !
- Có cha xứ bảo lo tập dâng hoa, đến ngày dâng hoa thì ai dâng cứ dâng, cha mặc áo thun cầm
cái quạt phe phẩy, đứng từ xa “xem dâng hoa” !
- Giáo Dân cũng đến để “xem dâng hoa” hơn là “dâng hoa”. Đã vậy, còn đóng vai giám khảo,
bình luận, khen chê: đội này quần áo đẹp, đội kia nhiều hoa đắt tiền, đội khác chọn bài hát hơi dài
nhưng mới lạ, đội kia nữa thì đông mà khá đều… Tóm lại, cũng được ! Nói chung là năm nay “dâng hoa
hoành tráng”.
Không biết tự bao giờ, tháng Hoa bỗng trở thành một tháng “Lễ Hội”. Việc dâng hoa, cách nào
đó, cũng đã thay biến thành một cuộc biễu diễn nhiều hơn là việc đạo đức bình dân truyền thống. Có vẻ
17
CÙNG TRĂN TRỞ
như Giáo Dân hôm nay đứng ngoài cuộc dâng hoa hơn là chính mình tham dự một phần trong cuộc
dâng hoa ấy.
Tôi không dám biết Mẹ Maria có vui không, nhưng riêng tôi thì thấy đáng tiếc cho một truyền
thống đạo đức lâu đời đã bị tiêm nhiễm tinh thần thế tục: làm cho có để báo cáo với Đức Mẹ rằng xứ
con còn yêu mến Mẹ hoặc còn yêu mến Mẹ hơn xứ kia !
Ước gì, việc dâng hoa được tổ chức cho tất cả mọi người có cơ hội dâng hết cõi lòng mình cho Mẹ.
Lạy Mẹ Maria, xin thứ lỗi cho chúng con về chuyện khoa trương bên ngoài mà bên trong
trống rỗng. Xin mượn bài thơ “Dâng Kính Đức Bà” của tác giả “ả giang hồ”, con dâng tấm lòng
mình cho Mẹ đây:
Tháng năm ai tiến ngàn hoa
Riêng con dâng kính Đức Bà lòng yêu:
Lúc trắng trong, lúc mỹ miều
Khi tàn trong nắng, tiêu điều trong mưa
Lúc yêu thiếu, lúc yêu thừa
Khi vừa thành thật, lại vừa dối gian
Lúc ngăn nắp, lúc ngổn ngang
Khi diêm dúa, lúc đàng hoàng, Bà ơi
Lúc lần một chuỗi năm mươi
Khi quên chẳng có một lời kính thưa
Kiệu Bà, vui đón, buồn đưa
Yêu Bà, miệng nói, lòng chưa yêu Bà
….
Lòng con xin đặt trước tòa
Mấy lời thô thiển thật thà xin dâng
Bà cầu cùng Chúa khoan nhân
Cho con sốt sắng tu thân sửa mình
Xứng cung điện, Chúa Thánh Linh
Xin Bà Cứu Giúp, thỏa tình Bà yêu
……
Hoa ơi hoa đẹp mỹ miều
Lòng em sao chẳng mỹ miều như hoa
Hoa nói được tiếng người ta
Xin cầu ơn cả Đức Bà cho em
( ả giang hồ, 1.5.2014 )
PM. CAO HUY HOÀNG, 13.5.2014
ĐỐI THOẠI TÔN GIÁO – Kỳ 1
Trong hội nghị các tôn giáo ngày 9.9.2003 tại Aachen, nước
Đức, Giám Mục Heinrich Mussinghoff nói: “Đối thoại không có nghĩa
pha trộn các tôn giáo, mà đúng hơn chính là cổ vũ sự tôn trọng hỗ
tương” ( xem tuần báo CGDT số 1425 ).
Làm sao để cổ vũ sự tôn trọng hỗ tương, đó phải là tất cả
mục đích của đối thoại. Điều này chẳng những cần thiết cho các
tôn giáo mà còn cho hết thảy mọi cá nhân. Cứ đảo mắt thoáng qua
các phương tiện truyền thông bây giờ sẽ thấy đời sống con người
cả thể chất lẫn tinh thần cơ cực biết chừng nào. Cùng với nỗi cơ
cực ấy, ta thấy cũng đã có không ít những nỗ lực từ nhiều phía,
trong đó tất nhiên là có phần của Giáo Hội được giốc ra hòng giải
quyết nó nhưng đành phải bất lực. Chiến tranh tôn giáo, chủng
tộc, bạo lực, khủng bố, thảm sát con tin vẫn diễn ra đều khắp,
ngày càng dữ dội mà không có gì có thể ngăn cản.
18
CÙNG PHÂN TÍCH
Nguyên nhân tại sao với bao nỗ lực thiện chí như thế lại vẫn cứ thất bại ? Đó là bởi con người
ngày nay từ cá nhân cho đến cộng đồng, từ đời đến đạo, không thực sự tôn trọng lẫn nhau. Trong gia
đình thì cha mẹ không tôn trọng con cái. Ngược lại, con cái cũng chẳng tôn trọng cha mẹ, chồng vợ, vợ
chồng, anh em, chú bác, dì dượng v.v... cũng thế. Ngoài xã hội thầy không tôn trọng trò, trò chẳng tôn
trọng thầy, chủ thợ, cấp trên, cấp dưới v.v… cũng thế. Trong đạo giáo thì bề trên không tôn trọng bề
dưới, bề dưới chẳng tôn trọng bề trên, Giáo Sĩ, Giáo Dân v.v… cũng vậy.
Phải tôn trọng lẫn nhau, đó là điều kiện không thể thiếu cho con người nếu muốn có được cuộc
sống an vui đích thực. Tuy nhiên để có được điều này thì nhất thiết cần phải nhận chân được giá trị ở
nơi tha nhân, và giá trị ấy không phải chi khác mà đó chính là danh phận con Thiên Chúa ở nơi mỗi
người. Tất cả đều là con cái Thiên Chúa, dù cho đó có là kẻ nghèo hèn đói cơm rách áo, hay vua chúa
quan quyền giàu sang phú quý. Dù cho đó có là kẻ tội lỗi đầu trộm đuôi cướp, hay là bậc chân tu thánh
thiện. Có đối xử với nhau trong tính chất con cái Chúa như thế mới gọi là tôn trọng thực, còn nếu không,
tất cả chỉ là vờ vịt, ngoại giao chính trị cả đấy thôi.
Ai ai cũng đều là con cái Thiên Chúa, nhưng
để có thể nhận biết điều này đó lại là điều bất khả
nếu không nhờ lòng tin vào Đức Kitô: “Bởi chưng
anh em hết thảy đều là con cái Thiên Chúa do Đức
Tin đến Đức Giêsu Kitô” ( Gl 3, 26 ).
Tại sao phải tin vào Đức Kitô ta mới có thể
nhận biết mình là con của Thiên Chúa ? Đó là bởi
mặc dầu Thiên Chúa quả thật là Cha, còn mình là
con, nhưng tất cả phàm phu chúng ta nào đã có ai
nhận biết Thiên Chúa là Cha, ngoài Đức Giêsu Kitô
như chính Ngài khẳng định: “Cha Ta đã giao mọi sự
cho Ta, ngoài Cha không ai biết Con. Ngoài Con và
người nào mà Con muốn mạc khải cho, cũng không
ai biết Cha” ( Lc 10, 22 ).
Một khi chính Đức Kitô đã khẳng định như thế
thì điều ấy có nghĩa là gì nếu chẳng phải chỉ trong Ngài mà con người mới có thể nhận biết Thiên Chúa
Đấng Cha của mình ? Nếu ngoài Đức Kitô mà con người hoặc triết gia hoặc khoa học gia cũng có thể
nhận biết Thiên Chúa, thì Lời Chúa chẳng hóa ra hư dối hay sao ?
Đức Kitô chỉ mạc khải cho những ai dám tin vào Ngài, mặc dầu vậy, lòng tin ấy không phải để
dành riêng cho nhóm người hay dân tộc nào nhưng cần phải được loan truyền cho đến cả muôn dân:
“Hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Ai tin và chịu phép rửa thì được cứu, còn ai
không tin thì bị định tội” ( Mc 16, 15 ).
“Ai tin thì được cứu, ai không tin thì bị luận phạt”. Những lời này thật quá rõ ràng đến nỗi có thể
nói nó là nguyên tắc bất di bất dịch. Căn cứ nơi nguyên tắc này, về sau, như ai cũng biết, đã được Giáo
Hội khai triển thành định lý “Ngoài Hội Thánh không thể có ơn cứu độ” ( Extra Ecclesiam nulla salus ).
Nói khai triển, có nghĩa Giáo Hội chỉ thực thi cách trung thực mệnh lệnh của Đức Kitô chứ chẳng
thêm chẳng bớt gì cả. Tuy nhiên, một vấn nạn không thể không được đặt ra, đó là căn cứ vào đâu Giáo Hội
lại có thễ đưa ra nguyên tắc ấy ? Xin thưa căn cứ vào sự trao quyền của Đức Kitô cho Thánh Phêrô: “Còn
Ta lại bảo ngươi rằng ngươi là Phêrô. Ta sẽ lập Hội Thánh Ta trên vầng đá này. Cửa Hỏa Ngục cũng chẳng
thắng được. Ta sẽ trao chìa khóa Nước Trời cho ngươi. Hễ điều gì ngươi cầm buộc đưới đất thì trên trời
cũng cầm buộc. Hễ điều gì ngươi cởi mở dưới đất thì trên trời cũng cởi mở” ( Mt 16, 18 – 19 ).
Một lần nữa ta thấy Lời Chúa thật đã quá rõ. Có ai có thể nghi ngờ gì về việc Chúa trao quyền
cho Thánh Phêrô và như vậy thì có gọi Thánh Phaolô là vị Giáo Hoàng tiên khởi của Giáo hội đâu có chi
không đúng ? Trải từ Thánh Phêrô Giáo Hoàng thứ nhất đến nay Giáo Hội Rôma vẫn là Giáo Hội duy
nhất và tông truyền. Những ai không công nhận tính tông truyền này thì không phải là con cái Hội
Thánh, nhưng nếu công nhận thì đương nhiên cũng phải tuân thủ lệnh truyền của Chúa. “Ai tin thì được
cứu ai không tin thì bị luận phạt”. Công nhận Giáo Hội Tông Truyền mà lại không tuân lệnh Chúa truyền
điều ấy thật vô nghĩa !
Lệnh truyền của Chúa buộc phải tin, có tin thì mới được cứu, bởi đó cho nên Đạo Công Giáo cũng
còn được gọi là Đạo Đức Tin và Đức Tin ấy không hề vu vơ nhưng nhắm đến một nội dung rõ rệt, đó là
mạc khải của Đức Kitô về Đấng Cha nội tại, Đấng ấy có thể tùy lúc, tùy nơi, tùy đối tượng mà thể hiện
dưới những danh xưng khác nhau chẳng hạn Đức Chúa Trời, Nước Trời, Nước Thiên Chúa, Nước Thiên
Đàng, Đất Hứa, hoặc cũng có thể còn được gọi là Đạo. “Đạo ở gần ngươi, ở trong miệng ngươi, và ở
trong lòng ngươi tức là Đạo Đức Tin mà chúng tôi rao giảng đây. Vậy nếu miệng ngươi nhận Giêsu là
19
Ephata 610
Ephata 610
Ephata 610
Ephata 610
Ephata 610
Ephata 610
Ephata 610
Ephata 610
Ephata 610
Ephata 610
Ephata 610

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Qua tang cuoc song
Qua tang cuoc songQua tang cuoc song
Qua tang cuoc songTHAI VAN AN
 
30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com
30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com
30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.com
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.comNhững bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.com
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Một năm trong trại
Một năm trong trạiMột năm trong trại
Một năm trong trạiFPT Telecom
 
Vietnam tour guide club magazine
Vietnam tour guide club magazineVietnam tour guide club magazine
Vietnam tour guide club magazinephamtruongtimeline
 
CHUYẾN XE CUỘC ĐỜI
CHUYẾN XE CUỘC ĐỜICHUYẾN XE CUỘC ĐỜI
CHUYẾN XE CUỘC ĐỜIhotinhtam2005
 
Thơ nhật ký đường đời tập 2
Thơ nhật ký đường đời tập 2Thơ nhật ký đường đời tập 2
Thơ nhật ký đường đời tập 2Thi đàn Việt Nam
 
Tập truyện ngắn VõHhồng- tập 1
Tập truyện ngắn  VõHhồng- tập 1Tập truyện ngắn  VõHhồng- tập 1
Tập truyện ngắn VõHhồng- tập 1vinhbinh2010
 
Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoiforeman
 
Chuyến Xe Cuộc Đời
Chuyến Xe Cuộc ĐờiChuyến Xe Cuộc Đời
Chuyến Xe Cuộc Đờifrank2073
 

La actualidad más candente (18)

Ám ảnh
Ám ảnhÁm ảnh
Ám ảnh
 
Qua tang cuoc song
Qua tang cuoc songQua tang cuoc song
Qua tang cuoc song
 
30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com
30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com
30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com
 
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.com
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.comNhững bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.com
Những bài văn hay về nghị luận xã hộitruonghocso.com
 
Một năm trong trại
Một năm trong trạiMột năm trong trại
Một năm trong trại
 
Vietnam tour guide club magazine
Vietnam tour guide club magazineVietnam tour guide club magazine
Vietnam tour guide club magazine
 
Ephata 614
Ephata 614Ephata 614
Ephata 614
 
Ephata 637
Ephata 637Ephata 637
Ephata 637
 
CHUYẾN XE CUỘC ĐỜI
CHUYẾN XE CUỘC ĐỜICHUYẾN XE CUỘC ĐỜI
CHUYẾN XE CUỘC ĐỜI
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Thơ nhật ký đường đời tập 2
Thơ nhật ký đường đời tập 2Thơ nhật ký đường đời tập 2
Thơ nhật ký đường đời tập 2
 
Tập truyện ngắn VõHhồng- tập 1
Tập truyện ngắn  VõHhồng- tập 1Tập truyện ngắn  VõHhồng- tập 1
Tập truyện ngắn VõHhồng- tập 1
 
Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoi
 
Chuyến Xe Cuộc Đời
Chuyến Xe Cuộc ĐờiChuyến Xe Cuộc Đời
Chuyến Xe Cuộc Đời
 
trans
transtrans
trans
 
Ephata 623
Ephata 623Ephata 623
Ephata 623
 
Ephata 622
Ephata 622Ephata 622
Ephata 622
 
Chuyenxe
ChuyenxeChuyenxe
Chuyenxe
 

Destacado

Destacado (16)

Proximity presentation new
Proximity presentation newProximity presentation new
Proximity presentation new
 
Principios
PrincipiosPrincipios
Principios
 
RIA- Aplikacionet e avancuara të internetit
RIA- Aplikacionet e avancuara të internetitRIA- Aplikacionet e avancuara të internetit
RIA- Aplikacionet e avancuara të internetit
 
Formas jurídicas
Formas jurídicasFormas jurídicas
Formas jurídicas
 
Presentación mkt directo cifras en Chile
Presentación mkt directo cifras en ChilePresentación mkt directo cifras en Chile
Presentación mkt directo cifras en Chile
 
Anexos
AnexosAnexos
Anexos
 
Ingles vocabulario
Ingles vocabularioIngles vocabulario
Ingles vocabulario
 
Oportunidades de Pesquisa em Engenharia de Software
Oportunidades de Pesquisa em Engenharia de SoftwareOportunidades de Pesquisa em Engenharia de Software
Oportunidades de Pesquisa em Engenharia de Software
 
UCA - Formação Brasil
UCA - Formação BrasilUCA - Formação Brasil
UCA - Formação Brasil
 
Tecnologias e novas educações
Tecnologias e novas educaçõesTecnologias e novas educações
Tecnologias e novas educações
 
Oroño
OroñoOroño
Oroño
 
Campanii Creative de Promovare
Campanii Creative de PromovareCampanii Creative de Promovare
Campanii Creative de Promovare
 
1 1 александр_феоктистов_яндекс
1 1 александр_феоктистов_яндекс1 1 александр_феоктистов_яндекс
1 1 александр_феоктистов_яндекс
 
Facebook Marketing - Curso básico sobre Páginas y Anuncios en Facebook.
Facebook Marketing - Curso básico sobre Páginas y Anuncios en Facebook.Facebook Marketing - Curso básico sobre Páginas y Anuncios en Facebook.
Facebook Marketing - Curso básico sobre Páginas y Anuncios en Facebook.
 
2014
20142014
2014
 
Reglamento del aprendiz sena
Reglamento del aprendiz senaReglamento del aprendiz sena
Reglamento del aprendiz sena
 

Similar a Ephata 610

HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxHÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxTOAN Kieu Bao
 
Di chuc gs toan nguyen van phu
Di chuc  gs toan nguyen van phuDi chuc  gs toan nguyen van phu
Di chuc gs toan nguyen van phuHoa Bien
 
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfHồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfMan_Ebook
 
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.SểnHƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sểnvinhbinh2010
 
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019KhoTi1
 
30 Thang 4 2008
30 Thang 4 200830 Thang 4 2008
30 Thang 4 2008dtnguyen
 
30 Thang 4 2008
30 Thang 4 200830 Thang 4 2008
30 Thang 4 2008dtnguyen
 
Trường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpkTrường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpklangsontung
 
Giantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachGiantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachHoa Bien
 
Giantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachGiantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachHoa Bien
 
Obv Newsletter Volume 10 Vietnamese
Obv Newsletter Volume 10 VietnameseObv Newsletter Volume 10 Vietnamese
Obv Newsletter Volume 10 VietnameseOneBodyVillage
 

Similar a Ephata 610 (20)

Ephata 625
Ephata 625Ephata 625
Ephata 625
 
Ephata 635
Ephata 635Ephata 635
Ephata 635
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Ephata 617
Ephata 617Ephata 617
Ephata 617
 
Ephata 636
Ephata 636Ephata 636
Ephata 636
 
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docxHÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI NGƯỜI KA-TU.docx
 
Thư gửi Mẹ
Thư gửi MẹThư gửi Mẹ
Thư gửi Mẹ
 
Di chuc gs toan nguyen van phu
Di chuc  gs toan nguyen van phuDi chuc  gs toan nguyen van phu
Di chuc gs toan nguyen van phu
 
Tâm Bút
Tâm BútTâm Bút
Tâm Bút
 
Ephata 626
Ephata 626Ephata 626
Ephata 626
 
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfHồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
 
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.SểnHƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
 
Ephata 629
Ephata 629Ephata 629
Ephata 629
 
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
 
30 Thang 4 2008
30 Thang 4 200830 Thang 4 2008
30 Thang 4 2008
 
30 Thang 4 2008
30 Thang 4 200830 Thang 4 2008
30 Thang 4 2008
 
Trường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpkTrường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpk
 
Giantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachGiantruanchilathuthach
Giantruanchilathuthach
 
Giantruanchilathuthach
GiantruanchilathuthachGiantruanchilathuthach
Giantruanchilathuthach
 
Obv Newsletter Volume 10 Vietnamese
Obv Newsletter Volume 10 VietnameseObv Newsletter Volume 10 Vietnamese
Obv Newsletter Volume 10 Vietnamese
 

Más de Vu Mai JMV (18)

Ephata 638
Ephata 638Ephata 638
Ephata 638
 
Ephata 634
Ephata 634Ephata 634
Ephata 634
 
Ephata 633
Ephata 633Ephata 633
Ephata 633
 
Ephata 632
Ephata 632Ephata 632
Ephata 632
 
Ephata 631
Ephata 631Ephata 631
Ephata 631
 
Ephata 630
Ephata 630Ephata 630
Ephata 630
 
Ephata 628
Ephata 628Ephata 628
Ephata 628
 
Ephata 627
Ephata 627Ephata 627
Ephata 627
 
Ephata 624
Ephata 624Ephata 624
Ephata 624
 
Ephata 621
Ephata 621Ephata 621
Ephata 621
 
Ephata 618
Ephata 618Ephata 618
Ephata 618
 
Ephata 616
Ephata 616Ephata 616
Ephata 616
 
Ephata 615
Ephata 615Ephata 615
Ephata 615
 
Ephata 613
Ephata 613Ephata 613
Ephata 613
 
Ephata 612
Ephata 612Ephata 612
Ephata 612
 
Ephata 611
Ephata 611Ephata 611
Ephata 611
 
Ephata 609
Ephata 609Ephata 609
Ephata 609
 
Ephata 608
Ephata 608Ephata 608
Ephata 608
 

Ephata 610

  • 1. E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com "KHI ĐẤT NƯỚC TÔI THANH BÌNH…" Những ngày đất nước tôi còn chìm trong khói lửa chiến tranh, bao nhiêu lần tôi đã cất cao những lời hát như vậy để mơ về một ngày thanh bình không còn tiếng súng. Niềm mơ ước ấy cứ luẩn quẩn trong đầu óc thanh niên chúng tôi thời bấy giờ, và rồi đến ngày im tiếng súng, máu thịt thôi rơi vì cuộc chiến huynh đệ tương tàn, ước mơ ấy trở lại cho dù có lắm khi không hài lòng vì một thứ "thanh bình" như thế. Vì công việc nên tôi có cơ hội đi lại hầu hết những nơi vang danh chiến trường xưa, có những nơi dừng chân lại đôi ba ngày, có những nơi thoáng qua để hồi tưởng bạn bè đã nằm xuống, nhưng có những nơi hạnh phúc cho tôi khi được dâng lễ, dù chỉ là một căn Nhà Nguyện đơn sơ vách lá hay một khoảng sân đất nhỏ tụ họp vài trăm người, thế là quá đủ, quá đủ cho giấc mơ về một ngày được đi thăm khắp nơi. Giấc mơ của một người lớn lên trong chiến tranh, hàng ngày của tuổi trẻ nghe tiếng bom đạn, kỷ niệm đầy ắp hình ảnh thương đau của dân tộc, của đồng bào, và của bạn bè thời chinh chiến xưa. Những nơi tôi được viếng thăm là những thành phố đầy bom đạn, đầy vết tích chiến tranh, những nghĩa trang “mộ bia đều như nấm”, tôi không phải chịu nỗi xót xa khi theo “mẹ già lên núi tìm xương con mình” nhưng lại là theo một bạn trẻ “lên núi tìm xương cha mình”. Tôi còn phải đi nhiều hơn ước mơ thời trai trẻ, đó là những chuyến vào trại tập trung “tìm thăm anh mình”, hoàn toàn những cái đầu “ngây thơ” thời trước 75 có thể ngờ tới ! Mùa Phục Sinh vừa qua, anh em tôi tổ chức một ngày ghi ơn “Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa”, tôi nhận ra còn một địa chỉ nữa tôi mắc nợ mà chưa được viếng thăm. Hình ảnh và bài viết về cuộc tri ân này đã được chia sẻ rất nhiều trên các mạng xã hội, các Thương Phế Binh là những con người chịu thiệt thòi quá nhiều, xã hội đã bỏ quên họ, những người quan tâm đến họ thì lại không thể thực hiện sự nâng đỡ cần thiết đến từng người và mọi người. Ba mươi chín gần bốn mươi năm rồi, họ vẫn lây lất cố sống cho ngày đời trôi qua, không còn ai và không còn gì để cậy trông. Hôm ấy anh em Thương Phế Binh vui mừng lắm, nhiều ông, nhiều anh cảm động bật khóc, họ không nghĩ có ngày được gặp nhau, được quan tâm thương mến, được sống những giây phút hào hùng đứng thẳng lên đọc to số quân, KBC ( khu bưu chính – địa chỉ viết thư của quan đội VNCH ngày xưa ), tên đơn vị tác chiến, ngày và nơi bị thương. Vang lên giữa buổi họp măt tiếng hô to của đơn vị Cọp Ba Đầu Rằn, Trâu Điên… Họ không ngờ có ngày họ được trân trọng, được nghe lời tri ân. Nhưng không phải ai cũng có thể biết mà đến, không phải ai biết mà có thể đến được. Đã có nhiều người không biết ngày họp mặt này, có nhiều người biết nhưng bị ngăn cản không đến được, và có rất nhiều người vì hoàn cảnh không thể đến được dù có biết. Sau buổi họp măt, qua thông tin từ anh em Thương Phế Binh đến dự, chúng tôi chia nhau đi thăm 1 NĂM THỨ 14 – SỐ 610 – CHÚA NHẬT 18.5.2014
  • 2. viếng cụ thể từng người, mục đích để có những thông tin xác thực hơn về hoàn cảnh để có một chương trình cụ thể hơn nâng đỡ anh em. Điều kỳ diệu đã đến không ngờ, qua từng Thương Phế Binh đăng ký, chúng tôi khám phá ra nhiều anh em Thương Phế Binh khác nữa, mỗi địa chỉ là một đầu mối phăng ra nhiều trường hợp thương tâm hơn. Đoàn công tác đã phải vượt qua nhiều cây số trong gian lao vất vả để tiếp cận anh em. Họ ở rất xa, những vùng rất xa, rất cơ cực và rất nghèo khổ, cả ngày đoàn chỉ đi được khoảng vài nhà, gặp họ, đoàn công tác hội ra được nhiều điều mà ngồi ở thành phố không thể biết. Họ nghèo quá, mất hết chân tay lấy đâu vượt qua đường trường ngút ngàn để về thành phố dự ? Xe lăn ? Không thể nhận vì đường ruộng mấp mô, hoặc nền nhà đất khô gập ghềnh làm sao lăn xe ? Đi bằng hai cái ghế đẩu bằng gỗ chắc ăn hơn. Mắt mờ không có tiền lên Sàigòn phẫu thuật, mà có tiền để lên thì không biết nương nhờ vào đâu trong thời gian chữa bệnh. Một Thương Phế Binh sống đơn côi với đứa con gái 13 tuổi nói trong nước mắt: Tật nguyền mà vợ lại qua đời sớm, con nhỏ nheo nhóc không biết làm sao để sống ? Chung nhất là hoàn cảnh khó khăn đẩy họ trôi giạt về quê xa thành phố, rồi cái nghèo, phận tàn phế nhận chìm họ trong chốn tối tăm ấy suốt đời. Bốn mươi năm rồi bị bỏ quên, họ vẫn sống, sống hào hùng không ăn bám cho dù khốn khổ, anh em không muốn lòng thương hại, nhiều anh tự trọng đến dộ không ngỏ một lời than thân trách phận chứ đừng nói đến một lời xin giúp đỡ. Các anh chị em trong đoàn công tác càng đi càng khâm phục anh em Thương Phế Binh, họ về nói với chúng tôi rằng: “Chúng con khâm phục các chú, hoàn cảnh thấy tội lắm, muốn rơi nước mắt nhưng không hề ta thán, trách móc ai cả”. Chúng tôi lại nhận được nhiều thư từ nhiều nơi gần xa gởi về với tất cả tấm lòng dành cho các Thương Phế Binh. Nhiều vị có ý muốn chia sẻ cách nào đó với những việc chúng tôi đang thực hiện. Chúng tôi đang lấy thông tin và xem xét từng hoàn cảnh, chắc chắn phải làm một cái gì đó cho anh em, những người bị thua thiệt quá nhiều. Chúng ta sẽ thi hành lòng yêu mến và sự công bằng mà Thiên Chúa muốn dành cho họ. Xin biết ơn các anh em Thương Phế Binh đã cho chúng tôi gặp được Chúa Giêsu nơi anh em như Tin Mừng Mt 25 đã mô tả. Anh em chính là một trong những địa chỉ có quá nhiều người “bị bỏ rơi hơn cả” đã được ghi rõ trong Hiến Pháp Nhà Dòng chúng tôi. Vậy là tôi vẫn còn mắc nợ địa chỉ này nữa chưa viếng thăm sau năm 75. "Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm…" Vâng, tôi sẽ đi thăm, tôi phải đi thăm cho dẫu đất nước tôi hôm nay vẫn chưa thật sự được thanh bình… Lm. VĨNH SANG, DCCT, 17.5.2014 MỤC LỤC TÌM BÀI: 'KHI ĐẤT NƯỚC TÔI THANH BÌNH…" ( Lm. Vĩnh Sang ) .................................................................... 01 CẦU NGUYỆN ĐIỀU GÌ CHO SỰ AN NGUY CỦA MẸ VIỆT NAM ? ( Nguyễn Trung ) ........................ 03 ĐƯỜNG GIÊSU ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) .................................................................................. 04 CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC ( AM. Trần Bình An ) ................................................................................ 04 SỰ YẾU ĐUỐI CỦA THẬP GIÁ LÀM CHÚNG TA MẠNH MẼ ( Bản dịch của Trầm Thiên Thu ) ........... 06 CHÁNH GIÁO – TÀ GIÁO ( Phùng Văn Hoá ) ....................................................................................... 11 ĐỨC MẸ DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ........................................................ 13 MAGNIFICAT, HIẾN CHƯƠNG HỌC THUYẾT XÃ HỘI ( Đan Quang Tâm ) ........................................ 16 THÁNG XEM DÂNG HOA ( PM. Cao Huy Hoàng ) ............................................................................... 17 ĐỐI THOẠI TÔN GIÁO – Kỳ 1 ( Phùng Văn Hoá ) ................................................................................ 18 XIN CỨU CON TÔI SỐNG ( Thanh Anh Nhàn ) .................................................................................... 22 ĐỪNG CHO CON ĐI HỌC ( PM. Cao Huy Hoàng ) .............................................................................. 23 CHUYỆN NGÀY XƯA ( Tường Vi ) ....................................................................................................... 24 CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( TTMV DCCT ) ... 28 2
  • 3. CẦU NGUYỆN ĐIỀU GÌ CHO SỰ AN NGUY CỦA MẸ VIỆT NAM ? Tổ quốc đang lâm nguy là một thực tế mà mọi người đều nhìn ra. Chế độ Cộng Sản Việt Nam vẫn cố gắng che đậy sự thật rành rành này dưới liều thuốc mê của 16 chữ vàng được Trung Quốc bố thí cho: Tháng 11 năm 2000, khi hội đàm với Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Giang Trạch Dân nêu rõ: "Ổn định lâu dài" ( 长期稳定, Trường kỳ ổn định ) "Hướng tới tương lai" ( 面向未来, Diện hướng vị lai ) "Hữu nghị láng giềng" ( 睦邻友好, Mục lân hữu hảo ) "Hợp tác toàn diện" ( 全面合作, Toàn diện hợp tác ) Trong thời đại hiện nay, không có một quốc gia nào dù hùng mạnh đến đâu dám đơn thân độc mã đối đầu với các kẻ thù tiềm tàng của mình. Hoa Kỳ và các cường quốc Tây Âu như Đức, Anh, Pháp vẫn phải dựa vào nhau trong khối NATO. Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn phải dựa vào sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ đồn trú trên đất nước họ để răn đe ngoại xâm. Trước 1990 Việt Nam vẫn quen dựa vào Liên Xô, nhưng từ khi Liên Xô xụp đổ lại quay sang cầu cứu với Trung Quốc để cố duy trì chế độ của mình dù biết rằng chơi với dao có ngày đứt tay. Nắm được thế quị lụy hèn nhát của chế độ Cộng Sản Việt Nam, Trung Quốc đã dành được một số nhân nhượng về lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam mà thực chất là một sự phản bội tổ quốc của Đảng Cộng Sản. Nhưng chỗ cần dựa nhất của mọi chế độ chính là nhân dân thì Đảng Cộng Sản Việt Nam lại thẳng tay chà đạp. Họ đưa ra các chính sách về đất đai chỉ nhằm mục đích tước đi tài sản quý báu nhất của mọi người dân. Họ nắm chặt độc quyền giáo dục để đào tạo ra những thế hệ thanh niên chỉ biết chạy theo vật chất. Họ khư khư ôm lấy độc quyền y tế để rồi đa số dân nghèo không được chữa bệnh đầy đủ. Nhà Thờ Kitô không bao giờ được phép làm chính trị. Nhà Thờ không có nhiệm vụ tư vấn cho chế độ nên cần liên minh với một nước bên ngoài nào. Nhưng Nhà Thờ, theo như đòi hỏi của Đức Giêsu và Tin Mừng, chỉ có nhiệm vụ và phải phục vụ người nghèo. Khi họ bị mất ruộng đất nhà cửa thì Nhà Thờ phải lên tiếng. Nhà Thờ phải được quyền tham gia vào các lĩnh vực giáo dục và y tế để cải thiện đời sống người dân. Khi Nhà Thờ tự mãn trong việc xây dựng lên các cơ sở vật chất của mình thì Nhà Thờ chỉ biết lo cho mình. Khi Nhà Thờ tự thỏa mãn trong việc cử hành Bí Tích cho riêng Kitô Hữu thì Nhà Thờ cũng chưa hoàn thành sứ mạng phục vụ mọi người nghèo. Cầu nguyện cho sự an nguy của Tổ Quốc chính là cầu nguyện cho chính Nhà Thờ Việt Nam, tức là thân thể huyền nhiệm của Đức Kitô phải lấy người nghèo làm đối tượng chính cho sứ mạng Loan Báo Tin Mừng của mình. NGUYỄN TRUNG, 5.2014 3 CÙNG HIỆP THÔNG
  • 4. ĐƯỜNG GIÊSU Băn khoăn về nguồn cội con người, thắc mắc về ý nghĩa cuộc đời, thao thức truy tìm cứu cánh của đời người đã tiếp nối bằng bao thế kỷ mà không có được câu trả lời thoả đáng. Con người bơ vơ giữa ngã ba không biết phải đi về đâu. Khi xuống trần, Chúa Giêsu đã cho ta biết nguồn cội của Người là Đức Chúa Cha, ý nghĩa đời Người là thi hành thánh ý Chúa Cha, và cùng đích đời Người là trở về với Chúa Cha. Muốn về với Đức Chúa Cha, ta phải theo một con đường. Đường ấy có tên là GIÊSU. Đường này chắc chắn an toàn đi đến nơi về đến chốn vì Chúa Giêsu là người mở đường. Người chính là con đường và Người là tâm điểm của đích tới. Chúa Giêsu là người mở đường Đi đâu cũng cần có đường. Không con đường nào tự nhiên có. Phải có người mở đường. Có người mở ra những con đường vật chất, nhờ có óc phiêu lưu mạo hiểm, có tầm nhìn bao quát, có óc tính toán thực tế. Có người mở ra những con đường suy tư triết học, sáng tác nghệ thuật, nhờ trí tuệ thông minh xuất chúng, có tư duy sáng tạo, có trực giác bén nhạy, có trí tưởng tượng phong phú. Nhưng không ai có thể mở con đường lên Trời. Đường lên Trời hoàn toàn vượt khả năng con người. Phải có Đấng, ấy là Chúa Giêsu, Người đã đến từ Đức Chúa Cha, nay Người trở về cùng Đức Chúa Cha. Người lại hứa dọn chỗ cho ta trong Nhà Cha. Với những thông tin như thế, Người đã cho ta biết Trời chính là Nhà Cha. Quê Trời trở thành Quê Cha. Nước Trời trở thành một cõi đi về thân thương của con người. Con đường đi về ấy, chính Chúa Giêsu đã mở. Chúa Giêsu là đường Không chỉ là người mở đường. Chúa Giêsu chính là con đường. Để về Nhà Cha, ta không chỉ đi theo, đi với mà còn phải đi trong Người. Không chỉ đi trong đường lối, trong tinh thần, nhưng trong chính bản thân Người. Như cành nho gắn liền với thân nho và sống bằng sự sống của thân nho. Như bánh rượu tan hoà vào trong máu thịt trở nên thành phần của bản thân ta. Như bản tính Thiên Chúa kết hợp với bản tính loài người trong bản thân Người. Đi trong Người để ta ở trong Người như Người ở trong Chúa Cha. Đi trong Người để ta mang hình ảnh của Người, để ai thấy ta cũng như thấy Người, như “Ai thấy Thầy là thấy Cha Thầy”. Chúa Giêsu là đích tới của con đường Đi trong Chúa Giêsu là một hành trình dài. Đi suốt cả đời chưa chắc đã tới. Để đi trong Chúa Giêsu, ta phải từ bỏ hết những gì của bản thân mình, kết hiệp trọn vẹn với Người, cũng như Người đã từ bỏ ý riêng để hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa Cha, để trở nên một với Chúa Cha. Khi đã hoàn toàn từ bỏ hết ý riêng và trở nên một với Người cũng là lúc ta đạt tới đích điểm, là lúc ta gặp được Chúa Cha, là lúc ta ở trong Nhà Cha, là lúc ta đạt tới Quê Hương yêu dấu trên Trời. Lạy Chúa Giêsu là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, xin cho con biết đi trong con đường của Chúa. Amen. Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC Con đường tơ lụa được biết tới là con đường giao thoa của các nền văn hoá giữa Châu Á và Châu Âu. Bắt đầu từ các thành phố lớn của Trung Quốc như Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh, rồi đến các nước Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận Châu Âu. Con đường kéo dài tới cả Hàn Quốc và Nhật Bản với tổng chiều dài khoảng 6.437 km. 4 CÙNG SUY NIỆM
  • 5. Trung Quốc là nước đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ,dệt lụa sớm nhất trên thế giới vào thế kỷ 3 trước Công Nguyên. Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và hàng quí tộc, sau này lụa tơ tằm được đưa đi các vùng. Con đường tơ lụa dần dần được hình thành từ đó. Trường An ( nay là Tây An ) là nơi các thương gia Trung Hoa tập kết hàng hóa, tơ lụa, để chuẩn bị cho những chuyến buôn bán lớn qua Con đường tơ lụa. Người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc, sa, nhiễu… đến Ba Tư và Rôma. Đồng thời những doanh nhân các vùng khác cũng tìm đường đến với Trung Hoa vì sự nổi tiếng của lụa là gấm vóc nơi đây. Thời kỳ đầu, những bậc đế vương và những nhà quý tộc của Rôma thích lụa Trung Hoa đến mức họ cho cân lụa lên và đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương. Chuyện cũng nói rằng Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra lúc đó chỉ diện váy lụa Trung Quốc mà thôi. Chính trị thời đó cũng có ảnh hưởng lớn đến Con đường tơ lụa, nó trở thành chiến trường đẫm máu với mong muốn kiểm soát kinh tế để bành trướng thế lực tại Trung Quốc. Nhưng đến thời nhà Minh, Con đường tơ lụa đã bị vương triều này khống chế và bắt mọi người phải nộp thuế rất cao, khiến cho những thương gia phải tìm đến những con đường vận chuyển khác bằng đường biển. Con đường tơ lụa trên đất liền tồn tại khá lâu, rồi suy tàn dần theo năm tháng. Người ta thiết kế con đường khác an toàn, dễ dàng và thuận tiện hơn trên biền. Nhưng cũng không thoát khỏi nguy nan như phong ba bão táp, hay chiến tranh bùng nổ cắt đứt con đường thông thương này. Trong khi đó, hơn 2.000 năm nay, Đức Giêsu đã tuyên xưng: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6 ). Một con đường duy nhất dẫn con người đến hạnh phúc vĩnh cửu, với nhiều đặc tính vượt trội, mà không con đường nào sánh được. Tuy vậy, Đức Giêsu cảnh báo con đường của Người chật hẹp, quanh co, khúc khuỷu, gập ghềnh, lên thác xuống đèo, cheo leo, gai góc, phải chiến đấu liên lỷ, khi dám can đảm chọn lựa: “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy” ( Mt 7, 13 – 14 ). Con đường cải lão hoàn đồng Nhân chi sơ tính bản thiện, Đức Giêsu luôn mời gọi mọi người lên đường, trở nên trẻ trung, đơn sơ, tốt lành, như trẻ em ngây thơ, trong sáng, khiêm tốn, đơn sơ, vô tư, phó thác, không chút mưu mô, gian dối, xảo quyệt, hay kiêu căng, ngạo mạn: "Thầy bảo thật anh em: Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ em, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” ( Mt 18, 3 ). Người còn nhủ với mọi người qua ông Nicôđêmô. con đường tái sinh: "Thật Tôi bảo thật cho ông hay: “Nếu ai không tái sinh bởi Nước và Thánh Linh, sẽ không được vào Nước Thiên Chúa" ( Ga 3, 5 ). Nhiệm Tích Thánh Tẩy do Đức Giêsu thiết lập và truyền cho Giáo Hội thực hiện, để thông ban cho mọi người được ơn tái sinh trở nên con cái Chúa và Giáo Hội, nhờ Nước và Thánh Thần. Thánh Phaolô giải thích cặn kẽ về con đường canh tân đổi mới: “Không phải vì tự sức mình chúng ta đã làm nên những việc công chính, nhưng vì Người thương xót, nên Người đã cứu chúng ta, nhờ phép rửa ban ơn Thánh Thần, để chúng ta được tái sinh và đổi mới” ( Tt 3, 5 ). Con đường Tình Yêu Con đường Đức Giêsu hướng dẫn và đồng hành luôn bừng sáng, choáng ngập Tình Yêu: “Vì Ta muốn tình yêu chứ không cần hy lễ, thích được các ngươi nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu” ( Hs 6, 6 ). Với Tình Yêu nồng nàn, Đức Giêsu luôn làm đẹp lòng Đức Chúa Cha ( x. Mt 3, 17 ), cũng như luôn vâng phục ý Cha cho đến hiến mạng sống, phản ảnh một tình yêu tuyệt đối ( x. Pl 2, 8 ). Ngài cũng yêu con người bằng một tình yêu tột đỉnh, tình yêu chí nhân, chí ái: "Người đã yêu thương họ cho đến cùng" ( Ga 13, 1 ). Tình yêu liên kết mật thiết giữa Đức Chúa Cha và Đức Chúa Giêsu với con người: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” ( Ga 14, 23 ). Cũng như Tình Yêu biến đổi tất cả mọi người đều trở thành huynh đệ thắm thiết: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu anh em” ( Ga 14, 34 ). Tình yêu dấn thân, xả kỷ vị tha: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta” ( Mc 8, 34 ). Tình yêu hóa giải, xóa tan chia rẽ, oán cừu, 5
  • 6. thù hận: “Các con hãy yêu thương thù địch và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con” ( Mt 5, 43 – 44 ). Tình yêu phục vụ: “Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” ( Ga 13, 14 – 15 ). Con đường hồi hương Trước cuộc chia ly tử biệt, Đức Giêsu mặc khải con đường quan trọng duy nhất Người dẫn đoàn chiên về: “Trong nhà Cha của Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy dọn chỗ cho anh em” ( Ga 14, 2 ). Hồi hương về với quê nhà đích thật, nguồn cội và cứu cánh của con người: “Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em.” ( Ga 20, 17 ). Về với Nước Trời còn là cùng đích con người: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” ( Mt 6, 33 ). Con có một lý tưởng: hướng về Chúa Cha, một người Cha đầy yêu thương. Cả cuộc đời Chúa Giêsu, mọi tư tưởng, hành động, đều nhắm một hướng: “Để thế gian biết Thầy yêu mến Đức Chúa Cha và Đức Chúa Cha yêu mến Thầy…” – “Những gì đẹp lòng Đức Chúa Cha thì Thầy thực hiện luôn” ( Đường Hy Vọng, số 990 ). Lạy Chúa Giêsu, Ngài là con đường dẫn về Quê Hương yêu dấu, xin giúp chúng con can đảm chọn và theo Ngài, tái sinh, trẻ hóa, tình yêu chân thật, cùng luôn hướng về quê Cha Nhân Lành. Lạy Mẹ Maria, chúng con kính xin Mẹ luôn khích lệ, an ủi và đồng hành cùng chúng con trên con đường hồi hương hạnh phúc viên mãn. Amen. AM. TRẦN BÌNH AN SỰ YẾU ĐUỐI CỦA THẬP GIÁ LÀM CHÚNG TA MẠNH MẼ Là Kitô hữu, chúng ta không lạ gì với những cách nói “khác thường” về Thập Giá, nhưng có thể chúng ta chỉ hiểu tổng quát chứ chưa sâu sắc đủ để chúng ta mê Thập Giá, mến Thánh Giá, và say đau khổ. Đau khổ là mối phúc, nhưng chúng ta chưa dám chấp nhận. Ts. Peter Kreeft có cách so sánh vừa cụ thể vừa dễ hiểu, vừa khôi hài vừa nghiêm túc, có thể tạo sự thú vị và giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mầu nhiệm đau khổ. Thiết nghĩ đây là tài liệu quý để chúng ta có thể làm vốn sống mà thăng tiến trên hành trình Đức Tin. Xin mời bạn “xuất thần” để trở nên “yếu đuối” và nhập vào sự đau khổ cùng với Đức Giêsu Kitô. Khi tôi yếu là lúc tôi mạnh, sức mạnh tạo sự hoàn hảo trong sự yếu đuối. Đó là nói về “bí quyết” trưởng thành tâm linh, nhưng chúng ta có thực sự hiểu câu đó nói về cái gì ? Ai có thể hiểu ? Nếu chúng ta không hiểu, Thiên Chúa sẽ không cho chúng ta biết. Ngài không lãng phí từ ngữ. Đó là mầu nhiệm, nhưng mầu nhiệm không là điều chúng ta không thể hiểu, mà là điều chúng ta không thể hiểu bằng lý lẽ, nếu không được Thiên Chúa mặc khải. Đó cũng là điều chúng ta không thể hiểu hết, nhưng là điều chúng ta có thể hiểu phần nào đó. Hiểu một phần không là hoàn toàn tối tăm. Chúng ta có thể thấy qua tấm kiếng. Bí quyết để mạnh mẽ tạo sự hoàn hảo trong sự yếu đuối là Thập Giá của Đức Kitô. Không có Thập Giá thì không có mầu nhiệm, mà chỉ là bóng tối và ngu xuẩn. Nhưng những người ngoài Kitô giáo như các nhà thần bí Trung quốc và Lão Tử có vẻ hiểu bí ẩn của sức mạnh tạo sự hoàn hảo trong sự yếu đuối khá sâu sắc, ít là về một số lĩnh vực nào đó, dù họ không biết Đức Kitô hoặc Thập Giá. Có thể họ hiểu một mầu nhiệm tương tự và có liên quan nhưng không tương tự. Hoặc có thể họ cũng hiểu điều đó qua Đức Kitô và Thập Giá, dù họ không ý thức và rõ ràng. Làm sao chúng ta biết đâu là biên độ của Thập Giá ? Nhánh Thập Giá rất dài và rộng. Đức Kitô là “ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người” ( Ga 1, 9 ) nhờ sự mặc khải tự nhiên, sự khôn ngoan tự nhiên, và theo luật tự 6 CÙNG NGHIỆM SINH
  • 7. nhiên bởi lương tâm. Khi Lão Tử, Socrates, hoặc Đức Phật hiểu sâu được sự thật vĩnh hằng, họ cũng làm vậy nhờ Ánh Sáng của Đức Kitô, Ngôi Lời vĩnh hằng, Ngôi Lời trước khi hóa thành nhục thể, hoặc được Thiên Chúa mặc khải. Ngài là Ngôi Vị nhưng không theo bản tính nhân loại. Tất cả sự thật đều là sự thật. Nhưng Chúa Giêsu nhập thể là sự mặc khải của Thiên Chúa, diện mạo Thiên Chúa hướng về chúng ta trong sự thân thiết nhất. Chúng ta biết thêm về một người qua khuôn mặt hơn các phần khác trên cơ thể. Như vậy hãy nhìn vào sự mặc khải của Thiên Chúa – Đức Kitô và Thập Giá – để cố gắng hiểu được điều nghịch lý của sức mạnh có từ sự yếu đuối. Chúng ta thắc mắc: Làm sao sự yếu đuối làm chúng ta mạnh mẽ nhờ Thập Giá ? Làm sao sự yếu đuối của Thập Giá có thể làm chúng ta mạnh mẽ ? Có hai vấn đề. Thứ nhất là lý thuyết và không thể trả lời, thứ nhì là thực tế và có thể trả lời. Vấn đề thứ nhất: Điều đó tác động thế nào ? Nhờ kỹ thuật tâm linh siêu nhiên nào mà sự yếu đuối sản sinh sức mạnh ? Thập Giá tác động như thế nào ? Các thần học gia đã làm việc về vấn đề này gần 2.000 năm, và không có sự đồng tâm nhất trí trong Kitô Giáo, không có câu trả lời chính xác, mà chỉ có sự tương tự. Thánh Ansenmô có cách hiểu tương tự về sự dữ chiếm hữu chúng ta và Đức Kitô đã trả giá cứu chuộc chúng ta. Các giáo phụ thời sơ khai có cách tương tự về cuộc chiến vũ trụ: Đức Kitô chiếm lãnh địa của ma quỷ – trước tiên là thế gian, vào đêm Thứ Bảy Tuần Thánh, thế giới ngầm bị bại trận, ác thần bị đánh bại, kẻ thù là tội lỗi và sự chết bị đánh bại. Vấn đề thứ nhì có thể trả lời rõ ràng hơn. Đó là vấn đề thực tế: Làm sao chúng ta sống ? Làm sao tôi xử lý sự yếu đuối ? Làm sao tôi vác thập giá trong cuộc đời ? Đó không là kỳ lạ mà là sự thật nhập thể, không chỉ là sự kiện độc nhất vô nhị bên ngoài tôi nhưng ở trong không gian và thời gian tại Ítraen năm 29 ( sau công nguyên ), cách xa tôi hàng ngàn dặm và cả hai ngàn năm qua, nhưng đó vẫn là sự kiện tiếp diễn ở trong tôi. Có hai cái sai khi trả lời câu hỏi này: Làm sao tôi thực hiện Mầu Nhiệm Thập Giá trong cuộc đời tôi ? Đó là chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa ẩn dật, chủ nghĩa tích cực và chủ nghĩa tiêu cực. Chủ nghĩa nhân đạo nói rằng đó là hành động của con người, chúng ta phải chiến đấu và vượt qua sự yếu đuối, thất bại, bệt tật, đau khổ và sự chết. Nhưng rồi chúng ta chẳng làm được. Chủ nghĩa nhân đạo là Don Quichotte chỉ cưỡi ngựa mà dám chiến đấu với xe tăng. Chủ nghĩa ẩn dật cũng là thuyết định mệnh, nói rằng hãy chịu đưng và chấp nhận. Nói cách khác, đừng làm người. Hãy cứ “xả láng sáng về sớm”, đừng chống lại ánh sáng yếu ớt! Kitô giáo có tính nghịch lý hơn chủ nghĩa nhân đạo hoặc thuyết định mệnh. Có nghịch lý gấp đôi trong cách trả lời của Kitô giáo về sự nghèo khó, đau khổ và sự chết. Sự nghèo khó trái ngược với sự thoải mái, nhưng lại được chúc lành. Giúp người nghèo thóa cảnh khổ là một trong các nhiệm vụ chính của các Kitô hữu. Nếu chúng ta tứ chối, chúng ta không là Kitô hữu, chúng ta không được cứu độ ( x. Mt 25, 41 – 46 ). Chính người giàu mới đáng thương, như Mẹ Têrêsa nói tại Đại Học Harvard: “Đừng bảo đất nước tôi nghèo. Ấn Độ không là nước nghèo. Nước Mỹ mới là nước nghèo, nghèo về tâm linh”. Người giàu rất khó được cứu độ ( x. Mt 19, 23 ), nghèo tâm linh là muốn nghèo. Những người tách khỏi của cải thì được chúc phúc ( x. Mt 5, 3 ). Nghịch lý tương tự trong Kitô giáo là về sự chết. Sự chết là kẻ thù nguy hiểm nhất, nhưng là “kẻ thù cuối cùng bị tiêu diệt” ( x. 1 Cr 15, 26 ), là dấu vết và hình phạt của tội lỗi. Đức Kitô đến để chiến thắng nó. Sự chết cũng là cửa ngõ vào sự sống đời đời, vào Nước Trời. Đó là “chiếc xe ngựa vàng” của Hoàng Đế gởi tới để đón cô dâu Lọ Lem. Đau khổ cũng là một nghịch lý. Một mặt đó là bị căng thẳng, một mặt là được chúc phúc. Các thánh nên thánh chủ yếu với hai lý do: Có lòng yêu thương tới mức anh hùng và chạnh lòng thương người lân cận. Họ trao tặng chính họ để làm giảm đau khổ của người khác. Nhưng họ cũng yêu Chúa tới mức vui chịu đau khổ một cách can trường. Họ vừa chiến đấu vừa chấp nhận đau khổ. Họ năng động hơn những người theo chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa ẩn dật. Cả ba thứ ( nghèo khó, sự chết và đau khổ ) đều là các dạng yếu đuối. Sự yếu đuối là vấn đề tổng quát và phổ biến. Chẳng hạn, đau khổ tự nó không chấp nhận là yếu đuối, vì chúng ta ôm chặt đau khổ như lúc sinh con nếu được chọn, theo sức của chúng ta – nhưng các đau khổ nhỏ và sự không thoải mái, chúng ta cảm thấy bị xúc phạm và không chịu nổi nếu chúng xảy đến trái ý chúng ta. Chúng ta sẽ chạy cho xa. Kierkegaard nói: “Nếu tôi có người đầy tớ khiêm nhường, khi tôi xin ly nước mà anh ta lại đem tới ly rượu ngon, tôi đuổi việc anh ta liền, tôi cho anh ta biết rằng niềm vui đích thực là được như ý”. 7
  • 8. Đệ tử giỏi của nhà phân tâm Sigmund Freud ( tên khai sinh là Sigismund Schlomo Freud, 1856 – 1939, người Úc ) là Alfred W. Adler ( 1870 – 1937, nhà liệu pháp tâm lý người Úc, sáng lập trường phái Tâm Lý Cá Nhân ) đã chia sẻ với sư phụ về vấn đề chính: “Đâu là ước muốn cơ bản của con người ?” Đó không là niềm vui, như nhà phân tâm Freud đã tưởng, mà là sức mạnh theo cách nghĩ của Alfred W. Adler. Ngay cả Thánh Thomas Aquinas, Tiến Sĩ Hội Thánh, cũng mặc nhiên đồng ý, vì khi ngài xem xét và loại trừ mọi ứng sinh có tính sùng bái và không tương xứng đối với vị thế hạnh phúc cao nhất của con người, của mọi vật mà chúng ta theo đuổi thay vì Thiên Chúa, thánh nhân nói rằng chúng ta bị thu hút tới sức mạnh vì nó có vẻ thần thánh nhất. Tuy nhiên, đây là sai lầm vì sức mạnh của Thiên Chúa là sự hoàn thiện của Ngài. Sức mạnh là câu trả lời của Thánh Augustinô về lý do ngài ăn cắp những trái lên hồi ngài còn nhỏ. Không phải ngài muốn có niềm vui hoặc tiền bạc, mà là sức mạnh – sức mạnh không theo luật “chớ trộm cắp”, sức mạnh bất tuân luật pháp và lấy nó đi. Chúng ta bị giày vò vì bị kiềm chế. Cuối cùng, chúng ta chỉ là những thụ tạo chứ không là tạo hóa, hữu hạn chứ không vô hạn, hay chết chứ không bất tử, ngu dốt chứ không thông suốt mọi thứ. Tất cả những thứ đó là sự yếu đuối, không ngẫu nhiên và có thể tránh nhưng đó là sự yếu đuối bẩm sinh và thuộc bản chất đối với mọi thụ tạo. Khi thù hận, sự hạn chế của sự yếu đuối khiến chúng ta tức giận. Trước khi chúng ta phân biết sức mạnh với sự yếu đuối, chúng ta phải nhìn sâu và nhìn kỹ vấn đề. Có ba sự yếu đuối liên quan nhưng khác biệt. Thứ nhất, có sự yếu đuối của ngón lừa thứ nhì, phản ứng mạnh hơn là đề xướng, theo sau hơn là dẫn đầu, vâng lời hơn là ra lệnh. Sự tức giận của chúng ta đối với vấn đề này là hoàn toàn ngu xuẩn, vì chính Thiên Chúa bao gồm sự yếu đuối này ! Chúa Con vâng lời Chúa Cha đời đời. Dđiều Ngài thực hiện trên thế gian thì Ngài cũng thực hiện đời đời. Không ai có thể tuân phục hơn Đức Kitô. Do đó, vâng lời không là thấp kém. Đức Kitô chính là Thiên Chúa và cũng là người vâng lời tuyệt đối. Về vấn đề này, chúng ta có sự cách mạng gây ngạc nhiên và nền tảng mà thế gian chưa từng biết, không thể hiểu. Phụ nữ nổi loạn vì họ là nữ giới, nghĩa là về sinh học họ tiếp nhận sự thụ thai từ nam giới, cần nam giới bảo vệ và lãnh đạo, vì họ nghĩ điều đó khiến họ yếu thế. Con cái nổi loạn vì phải vâng lời cha mẹ, nhân dân nổi loạn vì phải vâng lời chính quyền, con cái và nhân dân đều nghĩ như vậy là yếu kém. Nhưng không phải như vậy ! Đức Kitô đồng đẳng với Chúa Cha về mọi thứ, nhưng Đức Kitô tuân phục Chúa Cha. Sự khác biệt trong vai trò không có nghĩa là khác biệt về giá trị. “Sự yếu đuối” của sự vâng lời không đến từ vị trí thấp mà đến từ sự bình đẳng về giá trị. Con cái cũng vâng lời cha mẹ. Nhưng con cái không thấp kém hơn cha mẹ về luân lý hoặc tâm linh. Lệnh vâng lời không hạ thấp mà làm cho tự do – nếu chúng ta nói về sự vâng lời “trong Đức Kitô”. Trên thế gian, sức mạnh cai trị, và người mạnh hơn người yếu. Do đó, sự vâng lời thực sự là sự yếu kém về quyền lực. Nhưng trong Giáo hội không như vậy. Mọi thứ đều khác hẳn: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” ( Mt 20, 25 – 28 ). Chúa Giêsu đồng đẳng với Chúa Cha, nhưng Ngài vâng lời. Nếu đó là sự thật đơn giản nhưng mang tính cách mạng thì được nhận biết và được đánh giá cao, chúng ta sẽ có một thế giới mới – không phải thế giới cũ của sự nô lệ và áp bức, cũng không phải thế giới Tây phương hiện đại của sự tiêu diệt và rối loạn, của sự cạnh tranh không tự nhiên và nổi loạn. Thay vì vậy, chúng ta có tình yêu thương. Tình yêu tạo sức mạnh. “Sự yếu đuối” của Đức Kitô khi vâng lời Chúa Cha đã làm cho Ngài mạnh mẽ vì đó là sự tuân phục của tình yêu. Nếu Đức Kitô không tuân phục Thánh Ý Chúa Cha khi Satan cám dỗ Ngài nơi hoang địa, Ngài sẽ mất sức mạnh, như Samson đã mất sức mạnh, và khuất phục trước kẻ thù. Đức tuân phục của Ngài đánh dấu thần tính của Ngài. Và chúng ta cũng vậy: Nếu chúng ta hoàn toàn vâng lời Chúa Cha, chúng ta sẽ được biến đổi thành những người được dự vào thần tính của Ngài. Sự ăn năn, tín thác, và Bí Tích Thánh Tẩy là ba khí cụ giúp “chuyển đổi”, là các dạng vâng lời. Chúng ta được mời gọi sám hối, tin tưởng, và tái sinh. 8
  • 9. Dạng “yếu đuối” thứ nhì chỉ riêng chúng ta thôi, không liên quan Đức Kitô, nhưng dạng thứ nhì này cũng không tức giận. Đó là tình hữu hạn của và tính thụ tạo của chúng ta. Chúng ta được tạo nên, do đó chúng ta lệ thuộc vào Thiên Chúa về mọi thứ, chính sự hiện hữu của chúng ta và mọi thứ khác. Chúng ta chẳng sở hữu chi cả vì chính con người chúng ta cũng không là của chúng ta. Thiên Chúa sở hữu chúng ta. Do đó, tự tử là trộm cướp. Chúng ta không có quyền gì đối với Thiên Chúa. Không thụ tạo nào có quyền đó, kể cả các tổng lãnh thiên thần. Không thụ tạo nào có quyền tuyệt đối, cũng chẳng thụ tạo nào hoàn toàn bất lực. Dù là thiên thần cũng không thể tạo nên vũ trụ hoặc cứu một linh hồn, nhưng dù một hạt cát cũng có thể chứng tỏ Thiên Chúa, có thể làm ngứa ngón chân và có thể quyết định chiến tranh. Sự yếu đuối là sự phụ thuộc lẫn nhau, sự đoàn kết, sự hợp tác, sự vị tha. Thánh Phaolô nói: “Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Đức Kitô” ( Gl 6, 2 ). Tôi nghĩ rằng câu “luật của Đức Kitô” còn hơn là lệnh vâng lời của Đức Kitô, tôi nghĩ đó là sự sống của Đức Kitô hằng sống. Tôi nghĩ rằng luật của Đức Kitô giống như định luật vạn vật hấp dẫn hơn là luật trọng lực của đất. Trái táo rơi hoàn tất định luật vạn vật hấp dẫn, và “mang gánh nặng lẫn nhau là chu toàn luật của Đức Kitô”. Hôn nhân là ví dụ về việc mang gánh nặng lẫn nhau. Đàn ông cần đàn bà, như Thiên Chúa nhận thấy khi tạo thiên lập địa: “Con người ở một mình không tốt” ( St 2, 18 ). Và đàn bà cần đàn ông. Cả hai thường nổi giận vì nhu cầu đó ngày nay. Đó là sự nổi loạn chống lại Luật của Đức Kitô, luật này được ghi khắc trong luật tự nhiên của con người. Kinh Thánh nói: “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” ( St 1, 27 ). Cuối cùng là dạng thứ ba của sự yếu đuối. Đó là sự yếu đuối của tội lỗi và hậu quả của nó. Thật tốt khi bị hạn chế nhưng đừng sa ngã. Chúng ta hoàn toàn bất thường, không phải về tình trạng tự nhiên. Chúng ta nổi loạn với chính mình, vì những gì chúng ta không tự nhiên, đó không phải do Thiên Chúa tạo nên. Sự bất mãn của chúng ta về sự yếu đuối luân lý và tâm linh mặc nhiên làm chứng sự hiểu biết của chúng ta về điều gì đó tốt hơn – tiêu chuẩn chúng ta đưa ra về cuộc sống và về thế giới, và chúng ta khao khát. Kinh Thánh cho biết: “Thiên Chúa trục xuất con người, và ở phía đông vườn Êđen, Người đặt các thần hộ giá với lưỡi gươm sáng loé, để canh giữ đường đến cây trường sinh” ( St 3, 24 ). Vì chúng ta yếu đuối về luân lý mà chúng ta phải cầu nguyện “để khỏi sa chước cám dỗ” ( Mc 14, 38 ), nghĩa là khỏi bị thử thách và khỏi gặp khó khăn. Chúng ta có điều cần lưu ý: “Nếu những ngày ấy không được rút ngắn lại thì không ai được cứu thoát; nhưng, vì những người được tuyển chọn, các ngày ấy sẽ được rút ngắn” ( Mt 24, 22 ). Chúng ta không chỉ yếu đuối về luân lý mà còn yếu đuối về trí tuệ: ngu dốt, ngốc nghếch, dại dột. Tội lỗi không chỉ là ngu xuẩn như Plato dạy, chắc chắn nguyên nhân của nó cũng không chỉ là ngu ngốc như Plato dạy, mà còn là nguyên nhân của tội lỗi, đó là hậu quả của tội lỗi. Cũng vậy, thân xác chúng ta yếu đuối vì tội lỗi. Khi linh hồn tuyên bố không lệ thuộc Thiên Chúa, nguồn sống và sức mạnh, thân xác trở nên yếu đuối vì không còn lệ thuộc linh hồn, nguồn sống của thân xác. Như vậy, sự chết là hậu quả của tội lỗi. Nó như nam châm vậy. Thiên Chúa là cục nam châm giữ hai “vòng thép” là thân xác và linh hồn gắn chặt với nhau. Lấy cục nam châm ra, hai vòng sẽ rời nhau. Khi chúng ta xa cáh Thiên Chúa, chúng ta chỉ có nước chết chắc. Khi chúng ta có Thiên Chúa, chúng ta sẽ sống và sống dồi dào ( Ga 10, 10 ). Chúng ta phải chấp nhận việc vâng lời Chúa Cha là “sự yếu đuối” đầu tiên của chúng ta, và chúng ta phải chấp nhận sự hữu hạn của mình là “sự yếu đuối” thứ nhì, nhưng liệu chúng ta có nên chấp nhận “sự yếu đuối” thứ ba là tội lỗi của chúng ta ? CÓ và KHÔNG. Tội lỗi như bệnh ung thư, là “cái chết được báo trước”. Khi bị ung thư, chúng ta phải chấp nhận phũ phàng đó, dù muốn hay không. Chúng ta phải chấp nhận sự thật đó, nhưng không chấp nhận “tính tốt” của ung thư, vì ung thư không tốt. Hãy chấp nhận nó về lý thuyết, nhưng không chấp nhận nó về thực tế, mà hãy chống lại nó. Về tội lỗi cũng vậy ! Người ta thường lầm lẫn về điểm này. Ngay cả một trí tuệ lớn như Carl Jung cũng có vẻ lầm lẫn về điểm này khi ông bảo chúng ta “chấp nhận mặt trái đen tối”. Không ! Thiên Chúa phải chịu đau khổ và chết để cứu chúng ta khỏi “mặt tối” đó. Làm sao chúng ta dám “chấp nhận” nó khi Đấng Thánh đã tuyên bố chống lại nó vĩnh viễn ? Làm sao chúng ta dám trung lập khi Thiên Chúa phản đối ? Làm sao chúng ta dám chơi trò đỏ đen ? Chỉ có một số phận đúng cho sự yếu đuối tâm linh như vậy. Hãy nghe Thiên Chúa nói: “Ngươi chẳng lạnh mà 9
  • 10. cũng chẳng nóng. Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn đi ! Nhưng vì ngươi hâm hẩm chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta” ( Kh 3, 15 – 16 ). Điều Thiên Chúa đã mửa ra thì chẳng ai dám ăn ! Sự yếu đuối của chúng ta trở thành sức mạnh của chúng ta khi Thiên Chúa vào trong sự yếu đuối của chúng ta: “Khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh” ( 2 Cr 12, 10 ). Như bác sĩ gây mê để bệnh nhân thụ động, không còn co giật khi được phẫu thuật, Thiên Chúa làm cho chúng ta yếu đuối để Ngài có thể hành động trên chúng ta. Đây là sự thật về sự chết. Cái chết là phẫu thuật căn gốc, chúng ta phải được “gây mê” để chịu mổ xẻ. Thiên Chúa muốn chúng ta thấu suốt tâm hồn của chúng ta, nội tâm của chúng ta. Tim của chúng ta phải ngưng đập để được Thiên Chúa “phẩu thuật”. Quy luật tương tự cũng tác động nhẹ hơn trước khi chết, trong những lần “tiểu tử” ( little death, “chết nhỏ” ). Thiên Chúa phải làm chúng ta “bất tỉnh” trước để cứu chúng ta không bị “chết đuối”, vì chúng ta ngu xuẩn. Ngài phải vỗ vào đồ chơi, như chúng ta dụ đồ chơi với trẻ em, để chúng ta vui mừng. Vậy là quá tốt. Quy luật đó khá rõ ràng. Nhưng khi chúng ta trở lại với các nhà thần bí và đọc các ngôn ngữ lạ của họ về việc “trở nên như không” ( becoming nothing ), hoàn toàn yếu đuối, chúng ta lắc đầu chẳng hiểu gì và nghi ngờ. Nhưng các nhà thần bí muốn nói về “hư vô” ( nothingness – tương tự Phật Giáo gọi là “vô vi” ) trước khi Thiên Chúa là “không”, nhưng quy luật tương tự cũng được áp dụng với kết luận hợp lý. Nếu sức mạnh của Thiên Chúa lấp đầy chúng ta khi chúng ta yếu đuối, và sự vĩ đại của Thiên Chúa lấp đầy chúng ta khi chúng ta bé nhỏ, chính Thiên Chúa sẽ lấp đầy chúng ta khi chúng ta là “số không” – tức là yếu đuối hoàn toàn. Nhưng chúng ta phải phân biệt hai loại “hư vô”. Các nhà thần bí Đông phương nói rằng linh hồn là “hư vô” vì không có thật. Họ thấy qua “ảo giác của cá nhân” ( illusion of individuality ). Họ nói rằng chúng ta không thực sự là thụ tạo, mà là chính Thiên Chúa. Vì tất cả đều là Thiên Chúa nếu chúng ta là người theo thuyết phiếm thần ( pantheist, coi Thiên Chúa và vũ trụ giống nhau ). Đó là sai lầm, vì cho rằng Thiên Chúa đã tạo nên chúng ta khác với Ngài. Sự thật minh nhiên: “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa” ( St 1, 27 ). Và sau Hồng Thủy, Thiên Chúa hứa với ông Nôê: “Ai đổ máu con người, thì máu nó sẽ bị con người đổ ra, vì Thiên Chúa đã làm ra con người theo hình ảnh Thiên Chúa” ( St 9, 6 ). “Hư vô” của nhà thần bí Kitô giáo là sự hư vô của sự không bướng bỉnh và sự ý thức về bản thân. “Xin Ý Cha nên trọn chứ không phải ý con” là nền tảng đối với mọi sự thánh. Không có gì là thần bí về điều đó. Nhưng khi được Thiên Chúa chiếm hữu trong sự nếm thử Nước Trời qua thị kiến, nhà thần bí cũng mất ý thức về bản thân, có vẻ trở thành hư vô, vì người đó không còn nhìn vào mình, mà chỉ nhìn vào Thiên Chúa. Nhưng dĩ nhiên là Ngài vẫn ở đó, vì phải có chính mình mới có thể quên mình. Ai quên ? Chắc chắn không phải Thiên Chúa, vì Ngài là Đấng toàn trí toàn thức, không thể quên. Nhà thần bí Kitô Giáo trải nghiệm niềm hạnh phúc tuyệt đỉnh khi họ hoàn toàn yếu đuối và ở tình trạng “hư vô”, điều này hoàn toàn tin tưởng, hoàn toàn thư giãn trong vòng tay của Thiên Chúa, được cất lời “Abba, lạy Cha”. Mọi lo lắng đều tan biến. Đó là sự khiêm tốn hoàn toàn, hèn mọn hoàn toàn. Sự kiêu ngạo là tội lỗi đầu tiên, tội do quỷ nhập, do đó mà sự khiêm nhường là nhân đức đầu tiên. Kiêu ngạo không có nghĩa là ý kiến thái quá về sự xứng đáng của mình, mà là hư ảo, tự cao tự đại. Kiêu ngạo nghĩa là “chơi” Thiên Chúa, đòi hỏi bằng Thiên Chúa. Satan đã “dụ” bà Eva: “Chẳng chết chóc gì đâu” ( St 3, 4 ). Thế là con người “chơi tới bến” luôn ! Trong phim “Thiên Đàng Đã Mất” ( Paradise Lost, đạo diễn Milton ), Satan tự nhủ: “Nên cai quản Hỏa ngục hơn là cai quản Thiên đàng”. Đó là công thức của lòng kiêu ngạo. Rõ ràng kiêu ngạo là “hoàn toàn theo ý tôi”. Vì thế, đừng bao giờ “xin được như ý”. Khiêm nhường là “xin Ý Cha nên trọn”. Khiêm nhường là tập trung vào Thiên Chúa, chứ không tập trung vào mình. Khiêm nhường không là hạ mình thái quá. Khiêm nhường là quên mình. Người khiêm nhường không bao giờ nói người khác thế này: “Bạn tệ thật đấy !” Người khiêm nhường luôn “bận” nghĩ tới người khác. Đó là lý do khiêm nhường là niềm vui và rất gần với việc thị kiến xuất thần, vì lúc đó chúng ta chỉ chú ý tới Thiên Chúa và hoàn toàn quên mình, như các nhà thần bí vậy. Kết hợp hai điều này – hoàn toàn “không muốn theo ý mình” và quên mình, chúng ta có thể bắt đầu hiểu cách mà các nhà thần bí vui sướng khi trở 10
  • 11. nên “hư vô”. Đó là niềm vui thần thánh mà chúng ta cảm thấy khi chúng ta cầu xin: “Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến !” Rất khó nói về sự xuất thần. Đôi khi có vẻ ngớ ngẩn. Và rất dễ bị hiểu lầm. Không thể giải thích bằng phàm ngôn. Giống như khi yêu, đó là ý tưởng, nhưng không giải thích được. Đó là kinh nghiệm, là cuộc sống. Thập Giá liên quan điều này như thế nào ? Ngoài việc cứu chúng ta khỏi tội lỗi, Thập Giá còn biểu lộ bản chất trạng thái xuất thần Tam vị Nhất thể của Thiên Chúa ( God’s Trinitarian ecstasy ), Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ tình yêu mầu nhiệm giữa Chúa Cha và Chúa Con, bí ẩn đời sống nội tâm của Thiên Chúa. Thập Giá được Thiên Chúa hoạch định như một lưỡi gươm trên đất của Đồi Canvê và hướng thẳng lên trời. Thập Giá tạo cuộc chiến chống lại tội lỗi và sự chết, nhưng lại diễn tả sự hòa bình và sự sống đời đời. “Xin Ý Cha nên trọn, đừng theo ý con” không chỉ là điều khó thực hiện ( vì tội ngăn cản chúng ta ), nhưng đó cũng là điều vui mừng nhất và tự do nhất mà chúng ta có thể làm ( nhờ ân sủng được ban cho chúng ta ). Cả tỷ kinh nghiệm đã chứng tỏ điều này: Bất kỳ lúc nào chúng ta kiếm tìm hạnh phúc nhờ sức riêng thì chúng ta lại không hạnh phúc, dù chúng ta đạt được điều mình muốn hay không. Nếu chúng ta đạt được điều đó, chúng ta lại chán ngay; nếu chúng ta không đạt được, chúng ta thấy thất vọng. Nhưng khi chúng ta trở nên “hư vô”, hoàn toàn yếu đuối, khi chúng ta chân thành “xin Ý Cha nên trọn, đừng theo ý con”, chúng ta sẽ có hạnh phúc, niềm vui và bình an. Nhưng mặc dù có hàng tỷ kinh nghiệm đã được xác định về sự thật này, chúng ta vẫn tiếp tục có những kinh nghiệm khác về hạnh phúc ngoài Thiên Chúa và ngoài sự tùng phục Thiên Chúa, do đó chúng ta lại bán linh hồn cho quỷ dữ. Nói cách khác, chúng ta lại điên rồ vì phạm tội. Tội lỗi là sự điên rồ ! Tâm điểm của Hồi Giáo là sự thật mạnh mẽ mà chúng ta đã thấy. “Hồi Giáo” có hai nghĩa: “Sự tùng phục” và “sự bình an” ( cùng gốc với “shalom” ). Tùng phục Thiên Chúa ( Allah, Đấng duy nhất ) là con đường dẫn tới hòa bình. Thi sĩ Dante diễn tả bằng một câu thơ mà T.S. Eliot gọi là hoàn hảo nhất và sâu sắc nhất trong văn chương: “Thánh Ý Ngài là bình an của chúng ta”. Sự yếu đuối này lại chính là sức mạnh của Thiên Chúa, bí mật về quyền vô hạn tuyệt đối của Thiên Chúa. Thiên Chúa vô hạn tuyệt đối vì Ngài có thể tạo dựng vũ trụ hoặc làm những phép lạ. Thiên Chúa vô hạn tuyệt đối vì Ngài là tình yêu, vì Ngài có thể tự hữu ( tự sinh ), vì Ngài có thể trở nên yếu đuối. Người vô thần không thể hiểu nổi, chỉ có Kitô hữu mới có thể hiểu bí mật của sự vô hạn tuyệt đối nơi Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng duy nhất không thể không vô hạn tuyệt đối. Chỉ có Thiên Chúa Ba Ngôi mới có thể tiếp tục tự trút chính Ngài, và có thể vô hạn tuyệt đối. Chúng ta thường nghĩ về Chúa Cha là nguồn của sự vô hạn tuyệt đối, nhưng cả Ba Ngôi đều như vậy. Sự vô hạn tuyệt đối chỉ phát sinh khi chúng ta đến với Chúa Thánh Thần, Đấng là tình yêu nhiệm xuất của Chúa Cha và Chúa Con. Khi Thần Khí này vào trong chúng ta, cả Ba Ngôi cũng vào trong chúng ta, sống động trong chúng ta. Thập Giá vinh quang của Tam Vị Nhất Thể vĩnh hằng và Thập Giá đẫm máu trên đồi Canvê hòa quyện trong linh hồn và cuộc sống của chúng ta khi chúng ta tham dự vào niềm vui của tình yêu Thiên Chúa và sự đau khổ của tình yêu cứu độ. Tiến sĩ PETER KREEFT TRẦM THIÊN THU chuyển ngữ từ IntegratedCatholicLife.org CHÁNH GIÁO, TÀ GIÁO Chắc hẳn ở đâu đó đã có tình trạng cải đạo, vì vậy người ta mới có lời nhắc nhở nhau thế này “Phật tử không bao giờ được nói câu: "Đạo nào cũng tốt !” ( Nguồn: Nguyễn Hữu Đức, sinh năm 1977 – Hà Nội ). Sở dĩ không được nói đạo nào cũng tốt, bởi vì có đạo tốt, đạo xấu. Đạo tốt ở đây tất nhiên phải là Phật Giáo, còn đạo… xấu là Công Giáo. “Có đạo trong lịch sử truyền đạo của mình sẵn sàng gây chiến tranh hoặc theo gót thực dân để mở mang nước đạo. Có đạo khi truyền vào nước khác sẵn sàng 11 CÙNG NHẬN ĐỊNH
  • 12. hủy diệt văn hóa bản địa quay lưng lại truyền thống dân tộc, đưa ra tuyên ngôn thuộc linh sẵn sàng dâng đất nước này cho thượng đế” ( Nguồn: Nguyễn Hữu Đức đã dẫn ). Xin hãy tạm gác qua bên cái lập luận phê phán Công Giáo vừa nêu, bởi thiên hạ đã nói quá nhiều rồi. Tuy nhiên dù sao thì với lời nhắc nhở Phật Tử không bao giờ được nói câu “đạo nào cũng tốt” ấy, thiết nghĩ chúng ta cũng nên đặt lại vấn đề tốt xấu khi đề cập tới tôn giáo này, tôn giáo khác. Cũng với luận điểm tốt xấu ấy, có vị tỳ kheo đã phân biệt tà giáo, chánh giáo để ám chỉ cho… tà giáo Công Giáo và chánh giáo Phật Giáo như sau: “Tà giáo phát triển phạm vi giới hạn không gian thời gian. Không thể phát triển trên khắp hoàn câu nếu không sử dụng chiến tranh xâm lược, thủ đoạn tinh thần mê hoặc nhân tâm, linh thiêng huyền bí cưỡng ép hôn nhân chính trị kinh tế. Khoa học nhân loại ngày càng phát triển, tà giáo lu mờ, niềm tin lung lay tín đồ giảm sút, giáo chủ lo âu” ( Nguồn: Tỳ kheo Thích Chân Tuệ, Lương Tâm và Phật Tâm, Cư Trần Lạc đạo, tập 2 ). Cho rằng đạo Công Giáo sẽ không thể phát triển khắp hoàn cầu nếu không sử dụng chiến tranh xâm lược, thủ đoạn tinh thần ( ? ) linh thiêng huyền bí… Lập luận này có thể nói là quá ư hàm hồ. Bởi nếu nói đạo Công Giáo phát triển là do sử dụng chiến tranh xâm lược, vậy tại sao sau khi cuộc chiến xâm lược bị đánh bại mà đạo ấy chẳng những vẫn tồn tại mà còn phát triển ngày càng mạnh mẽ ? Lấy ví dụ cụ thể như Đạo Công giáo tại Việt Nam chúng ta. Nếu bảo rằng đạo này theo gót quân Pháp mà vào thì lẽ ra khi quân Pháp bị đánh bại rút hết về nước thì Công Giáo cũng phải tan rã chứ ? Mặt khác, nói khoa học ngày càng phát triển thì tà giáo lu mờ, niềm tin lung lay, tín đồ giảm sút… Nhận định này xét ra cũng không sai đối với Công Giáo. Tuy nhiên không vì vậy mà có thể kết luận đạo ấy là tà giáo. Tại sao ? Bởi vì khoa học và tâm linh là hai lãnh vực hoàn toàn khác nhau. Khoa học thuộc phạm vi hiện tượng giới. Còn tâm linh siêu vượt hiện tượng để bước vào bản thể giới. Đạo Công Giáo là con đường thực hiện tâm linh. Chính vì vậy ta cũng chẳng lạ gì khi khoa học càng phát triển thì Đức Tin phải bị lu mờ. Đức Tin lu mờ khi khoa học phát triển, điều ấy chẳng những chứng tỏ đạo Công Giáo không phải tà giáo, nhưng là chính giáo đích thực. Đang khi đó Phật Giáo, theo quan điểm của vị tỳ kheo, sở dĩ là chánh giáo bởi vì nó ám hợp với khoa học. Ông bảo: “Chánh giáo chủ trương tự do tín ngưỡng, phát triển tâm linh tự nguyện tự tin. Chánh giáo luôn luôn đem lại cho người những niềm an ủi ngay trong đời sống, những niềm vui đưa cho những tâm hồn đang bị nhiệt não vì các hệ lụy của thế gian này. Khoa học nhân loại ngày càng phát triển, chánh giáo sáng tỏ chứng minh rõ ràng niềm tin vững chắc nhờ các phát minh khoa học kỹ thuật. Dĩ nhiên tín đồ ngày càng nhiều hơn, niềm tin vững hơn, có nhiều lợi ích thực tế rõ ràng ngay trong cuộc sống” ( Nguồn: Tỳ Kheo Thích Chân Tuệ, đã dẫn ). Nói rằng niềm tin vững chắc nhờ các phát minh khoa học kỹ thuật thì chẳng hiểu đó là niềm tin nào, tin vào cái gì ? Thế nhưng nếu cho rằng nhờ có niềm tin ấy mà số tín đồ ngày càng nhiều hơn, niềm tin vững hơn có nhiều lợi ích thực tế rõ ràng ngay trong cuộc sống thì phải chăng đó chỉ là một thứ Phật Giáo phi Phật Giáo ? Sao có thể nói thế ? Bởi vì ai có đôi chút tìm hiểu thì cũng biết việc tu tập Phật Giáo dựa trên năm thứ Thừa: là Nhân thừa, Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa, Bồ Tát thừa và Phật thừa. Thừa tức là cỗ xe hay cũng gọi là những bậc thang dẫn đưa người tu hầu đạt tới quả vị cứu cánh là Giác Ngộ Phật Tánh ở nơi chính mình. Nguyên nhân khiến phải phân ra thành năm thừa như thế là bởi có nhiều căn cơ khác nhau, và cũng chính vì những căn cơ khác biệt ấy mà Phật Giáo lại phân thành ba thời, đó là chánh pháp, tượng pháp và mạt pháp. Chánh pháp là thời có nhiều người tu Phật và đắc quả vị Phật. Tượng Pháp là thời chỉ na ná giống Phật chứ không phải Phật. Còn thời Mạt Pháp là thời chúng ta đây, đã diễn ra cả ngàn năm chẳng mấy ai tu Phật và như thế cũng chẳng thể đắc quả vị Phật. Ngũ thừa, nói cho cùng, đó cũng chỉ là những phương tiện cho việc giác ngộ và con đường thích nghi nhất cho thời mạt pháp này chính là Pháp Môn Tịnh Độ, bởi đó cho nên trong Kinh Đại Tập Đức Phật mới nói: “Trong thời mạt pháp, ức ức người tu hành, rất ít kẻ đắc đạo, chỉ những ai nương theo Pháp Môn Niệm Phật mới có thể thoát khỏi luân hồi” ( Mạt pháp ức ức nhơn tu hành hãn nhất đắc đạo chỉ y Niệm Phật Pháp Môn liễu sanh thoát tử). Liễu sanh có nghĩa thoát khỏi Ta Bà để sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc. Việc sanh về ấy chính là toàn thể mục đích của những người con Phật cần hết lòng mong cầu ( Tín – Nguyện – Hạnh ). 12
  • 13. Đang khi đó vị tỳ kheo nọ lại cho rằng chỉ cần “giữ tâm thanh tịnh” chứ chẳng cần mong cầu. Sống trên thế gian này giữ tâm thanh tịnh là điều khó khăn nhất. Bản tâm thanh tịnh là tâm thể của mọi người khi đã dẹp hết phiền não khổ đau, không còn dấy niệm hoặc khởi bất cứ niệm nào, dù thiện hay bất thiện, dù trong giây phút, dù ở bất cứ nơi đâu, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Bản tâm thanh tịnh chính là cảnh giới Niết Bàn, dó là mục đích cứu cánh của Đạo Phật. Người không biết sống với bản tâm thanh tịnh hàng ngày thời là người thế gian ở trên đời, dù là người có lương tâm hiền thiện chăng nữa cũng vẫn còn phiền não khổ đau. Tại sao vậy ? Bởi vì tuy những người đó đã dẹp được tâm tham tâm sân tâm si thường tình của người thế gian nhưng họ vẫn còn tâm tham tâm sân tâm si một cách vi tế ẩn tàng dưới hình thức tín ngưỡng. Chẳng hạn như họ không còn tâm tham ngũ dục thế gian, gồm có tiền tài sắc đẹp danh vọng ăn uống ngủ nghỉ, nhưng họ vẫn còn tham sự sung sướng ở cõi cực lạc hay thiên đàng” ( Nguồn: Tỳ Kheo Thích Chân Tuệ, đã dẫn ). Còn tham sự sung sướng ở cõi Cực Lạc, theo vị này là vẫn còn sống trong mê muội. Như vậy thử hỏi có mâu thuẫn quá lắm với điều mà tỳ kheo đã nói: “Chánh giáo luôn luôn đem lại cho người những niềm an ủi ngay trong đời sống, những niềm vui đưa đến cho những tâm hồn đang bị nhiệt não vì các hệ lụy ở thế gian này"… ? Không mong cầu liễu sanh thoát tử về cõi Cực Lạc nhưng lại muốn có được những niềm an ủi, những niềm vui tươi ngay trong đời sống thế tục, đó chẳng những không phải chánh giáo, mà hơn nữa, còn là sự phỉ báng Phật vì đã không tin lời Phật, không nghe theo Phật. Nói Đạo Phật là chánh đạo, điều ấy rất đúng, nhưng đối với những kẻ bác bỏ lời Phật thì chánh đạo lại trở thành tà đạo. Nguyên nhân khiến cho cả Đạo Phật cũng như Công Giáo không được nhìn nhận là chánh đạo, đó là vì người ta đã không biết được rằng: chủ trương rốt ráo của hai đạo này là để cho con người có thể tạo lập được cái nhân lành tối thượng, hầu hưởng quả lành tối thượng. Nhân nào thì quả nấy, nhân lành thì được quả lành và cái quả lành của Phật Giáo là được về sống ở cõi Tây Phương Cực Lạc, còn của Công Giáo là Nước Thiên Đàng Đời Đời. Việc tạo lập nhân lành tức các phương pháp tu tập hành đạo tuy có khác nhau về hình thức nhưng tựu chung cũng không ngoài bốn đại sự nhân duyên này. Trong Kinh Pháp Hoa Phật nói: “Mục tiêu các Đức Phật ra đời chỉ nhằm khai mở Tri Kiến Phật, chỉ cho chúng sanh thấy Tri Kiến Phật, làm cho chúng sanh nhận rõ Tri Kiến Phật, và giúp chúng sanh đi vào con đường Tri Kiến ấy, nghĩa là thành Phật” ( Hoà Thượng Thích Trí Quảng, Lược giải kinh Pháp Hoa ). Nếu có thể gạt bỏ được giới hạn của ngôn ngữ thì sẽ thấy Tri Kiến Phật ở đây cũng chính là sự thấy biết Đấng Cha mà Đức Kitô đã đề cập “Hễ ai Cha đã ban cho Con thì Con ban cho họ sự sống đời đời. Còn sự sống đời đời là nhận biết Cha tức Chân Thần duy nhất cùng Giêsu Kitô mà Cha đã sai đến” ( Ga 17, 2 – 3 ). Một khi nhận ra Tri Kiến Phật cũng là một, không khác với nhận biết Thiên Chúa Đấng là Cha ở nơi mình, thì chắc chắn cũng không còn có sự phân biệt chánh tà, tà chánh giữa Đạo Phật và Đạo Chúa chi nữa. Mặc dầu vậy, đây là việc hoàn toàn không dễ với cả hai phía Phật Giáo và Công Giáo, bởi lẽ cái màn u minh trong thời mạt pháp này đã quá ư dày đặc, thật khó mà phá vỡ. Để có thể từng bước phá đi sự u minh đó đòi hỏi cần có những con người thành tâm thiện chí đến với nhau trong tinh thần đối thoại thẳng thắn. PHÙNG VĂN HÓA, 5.2014 ĐỨC MẸ DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ Phúc Âm kể về bảy sự thương khó của Mẹ Maria: 1. Lời tiên báo của ông Simêon ( Lc 2, 34 – 35 ) 2. Cuộc chạy trốn sang Ai Cập ( Mt 2, 13 – 21 ) 3. Lạc mất Chúa ba ngày ( Lc 41, 50 ) 4. Vác thập giá lên đỉnh Canvê ( Ga 19, 17 ) 13 CÙNG CẢM NGHIỆM
  • 14. 5. Chúa bị đóng đinh và tử nạn trên thập giá ( Ga 19, 18 – 30 ) 6. Tháo xác Chúa ( Ga 19, 39 – 40 ) 7. Táng xác Chúa ( Ga 19, 40 – 42 ) Bảng liệt kê những nỗi đau của Đức Maria trên đây có từ thế kỷ 14 đã ăn sâu vào mọi hình thức văn chương đạo đức: các bài giảng, kinh nguyện, thi ca. “Stabat Mater” ( Mẹ đứng ) là một bài ca thương diễn tả một cách tài tình và cảm động những nỗi thống khổ của Đức Trinh Nữ Maria dưới chân Thập giá. Tác phẩm “Pietà” là một hình ảnh rất hấp dẫn trí tưởng tượng quần chúng, diễn tả hình ảnh Đức Mẹ ẵm thân xác đẫm máu của Chúa Giêsu trên đầu gối. Đức Maria thông phần đau khổ với Chúa Cứu Thế là một khía cạnh quan trọng của lòng tôn sùng Đức Mẹ. Điều này dựa trên cơ sở: 1. Mẹ hiệp công cứu chuộc loài người Trong suốt cuộc sống của Chúa Giêsu trên trần gian, từ tuổi thơ ấu đến ngày trưởng thành, từ khi âm thầm đến lúc công khai, bao giờ Mẹ cũng hiện diện bên Chúa. Cách riêng trong công cuộc khổ nạn, Mẹ chẳng những đã hiện diện, mà còn đồng hành theo Chúa cho đến cùng. Các môn đệ tiếng là những kẻ theo Chúa gần gũi trong ba năm đời rao giảng, thế mà trên đường thánh giá chẳng thấy bóng ông nào; còn Mẹ dẫu chẳng xuất đầu lộ diện để cho Chúa khỏi bận vướng, lại theo bước Chúa cận kề trên đường khổ nạn và đứng ngay bên thánh giá lúc Chúa chịu tử hình, nước mắt nuốt vào trong. Lời tiên tri Simêon nay ứng nghiệm: “Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà…” ( Lc 2, 35 ). Mẹ đã nhận lấy lưỡi gươm đâm thâu trái tim mình theo thánh ý Thiên Chúa. Mẹ đứng đó lặng thầm không nói một câu chẳng buông một tiếng dẫu là tiếng thở dài, dáng đứng kiên cường vừa đón nhận qua tiếng “xin vâng” muôn thuở, vừa hiệp thông trong sự đau khổ của con mình. Mẹ đứng đó dưới chân thập giá chứng kiến cái chết nhục hình của người con yêu quý. Mẹ chia sẻ mọi nổi oan khiến nhục nhã của người con chí thánh. Dung mạo của Mẹ dưới chân thập giá tuyệt đẹp.Tước hiệu Nữ Vương các Thánh Tử Đạo là vậy đó. Nếu Chúa Giêsu chịu chết để chuộc tội cho thiên hạ và ban ơn cứu rỗi cho hết mọi người, thì Đức Mẹ bởi đã hiệp thông với Chúa Giêsu trọn vẹn, không chỉ về thời lượng từ đầu đến cuối mà đúng hơn, còn về chất lượng gắn bó keo sơn mẹ con một dạ một lòng. Ngày xưa người ta quen nhìn Mẹ là đấng đồng công cứu chuộc ( bài hát “trên đồi Golgotha”), ngày nay đặt trọng tâm nơi Chúa Giêsu, và vì Mẹ cũng cần đến ơn cứu độ của Con mình, nên thật thích đáng để xưng tụng Mẹ là đấng hiệp công cứu chuộc. Nếu “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con một mình”, thì Mẹ cũng hiệp thông trong tình yêu đại lượng ấy mà vâng theo thánh ý. Mẹ hiệp công cứu chuộc bằng chính trái tim của Mẹ, nên Mẹ cũng nhạy cảm hơn bất cứ ai trong gia đình nhân loại về tình lân mẫn đối với con cái loài người. 2. Mẹ Maria là Mẹ của nhân loại Nhưng dưới chân thánh giá hôm ấy, Mẹ còn nhận lấy một lời đặc biệt của Chúa Giêsu khi giới thiệu thánh Gioan cho Mẹ: “Thưa Bà, này là con Bà”. Xét về bối cảnh giờ tử nạn thì đây chẳng khác nào lời người ra đi dành cho người ở lại, mang mầu trăn trối linh thiêng, Chúa Giêsu muốn Đức Mẹ nhận Gioan làm con để đối xử với Gioan như đối xử với mình. Gioan từ đó là hiện thân sống động của Chúa Giêsu trong đời Đức Mẹ. Xét về hình thức của câu nói, nhất là kèm theo vế thứ hai Chúa Giêsu giới thiệu Đức Mẹ cho Thánh Gioan “Này là Mẹ con”, người ta thấy trải ra như hai vế của bản hợp đồng ký kết song phương, được đóng ấn bởi công cuộc cứu chuộc dưới sự chứng giám của Đấng chịu đóng đinh. Nếu công cuộc cứu độ thực hiện một lần thay cho tất cả và có giá trị vĩnh cửu thì bản hợp đồng “mẹ-con” cũng sẽ tồn tại mãi mãi. Nhưng xét về nội dung, lời trăn trối ấy chính là việc thiết lập một tình mẫu tử giữa Đức Mẹ và Gioan làm tiền đề và nền móng cho tình mẫu tử thiêng liêng giữa Đức Mẹ và toàn thể nhân loại. Truyền thống vẫn coi Gioan như đại diện cho nhân loại mới đã được sinh ra trong ơn cứu rỗi, và Đức Mẹ từ lời trăn trối của Chúa Giêsu cũng là Evà mới hạ sinh mọi người trong tình mẫu tử thiêng liêng nhiệm mầu ấy. Cuộc chiến trên thập giá giữa Thiên Chúa và con người. Hình như con người đã thắng khi đóng đinh Đấng Cứu Thế. Thế nhưng, Thiên Chúa lại chọn thập giá để biểu lộ tình yêu chiến thắng. Con đường của Thiên Chúa là con đuờng tình yêu. Tình yêu chiến thắng sự chết. Mẹ đã thông phần cuộc 14
  • 15. khổ nạn của Chúa Giêsu. Mẹ dâng hiến con mình trong hy lễ cứu độ với niềm tin phục sinh. Vì thế, Mẹ là Nữ Vương Thiên Đàng. Đức Maria là Mẹ của nhân loại, là Mẹ của từng người chúng ta. Chúa Giêsu đã trối Mẹ Maria lại cho Gioan, bấy giờ đại diện cho các thánh tông đồ, cho Giáo Hội và cho cả loài người. Chúng ta hãy đón Mẹ về ở với chúng ta, yêu thương và gắn bó với Mẹ. Môi miệng, trái tim chúng ta đừng bao giờ rời xa rời Mẹ; bản thân chúng ta hãy noi gương nhân đức của Mẹ. Hãy chạy đến cùng Mẹ lúc gặp gian nan khốn khó, tuyệt đối tin tưởng và trông cậy vào Mẹ. Nếu tình mẫu tử nhân gian dù bất toàn, vẫn được con người khắp nơi ca ngợi “bao la như biển Thái Bình...”, thì tình mẫu tử thiêng liêng của Đức Mẹ đối với con cái loài người lại còn bao la lớn rộng muôn trùng, mênh mông chan chứa bao dung ngàn đời. Đó là tình yêu thương chan hòa được mở ra cho hết mọi người. 3. Đức Mẹ ban ơn cho mỗi người Đón nhận nhân loại vào trong gia đình thiêng liêng, Đức Mẹ đã vận dụng tất cả khả năng của mình để tôn vinh Thiên Chúa qua việc giúp đỡ con cái nhân loại. “Đầy ơn phước”, được chọn làm Mẹ Thiên Chúa, Đức Mẹ cận kề Thiên Chúa hơn bất cứ ai, nên cũng đầy quyền thế hơn bất cứ ai, để có thể can thiệp chuyển cầu ơn phúc một cách hiệu quả. Tất cả những ơn lành trần thế nhận được qua việc khấn với Đức Mẹ đều phát xuất từ một địa chỉ chung là quyền thế của Đức Mẹ bên cạnh Thiên Chúa. Nhưng quyền thế ấy được vận dụng như thế nào là do nhịp rung trái tim của Mẹ, một trái tim có nguồn gốc nhân loại, nên không những có trọn niềm trắc ẩn rung động cảm thông trìu mến của tình mẫu tử nhân loại, mà còn vượt trội vì đã đến mức thập toàn ở trên đỉnh cao thánh đức. Gần bên Chúa, Mẹ thật uy quyền; nhưng Mẹ lại dịu hiền khi gần nhân loại. Chính vì vậy, yêu mến cậy trông cũng là thái độ thích hợp khi đến bên Mẹ. Những ai khắc khoải sám hối thao thức đổi mới canh tân có thể xin Mẹ dìu dắt, chắc chắn Mẹ sẽ dẫn đến tòa giải tội để nhận lấy ơn tha thứ. Những ai đau buồn sầu khổ vì đau yếu bệnh hoặc vì gánh nặng vai mang, mong ước đời sống bình an có thể kêu khấn xin Mẹ đỡ nâng, chắc chắn Mẹ sẽ sớm hỗ trợ để ban cho cuộc sống an bình. Mỗi người đều có chung một nỗi niềm thống hối Mùa Chay, hãy vững tin và cậy trông chắc chắn Mẹ sẽ chúc lành và giúp ta trang bị lại trái tim tinh tuyền. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống suy niệm dáng đứng của Mẹ Maria dưới chân thập giá và đúc kết qua những vần thơ tâm tình. Ngày xưa Mẹ đứng kiên cường, Dưới chân thánh giá hiệp công cứu đời. Ngày nay ngự chốn cao vời, Mẹ thương xót hết mọi người dương gian. Ban ơn thánh, phúc bình an, Dạy thêm trông cậy, ươm tràn tin yêu. Mẹ thuộc về Thiên Chúa trọn vẹn nên trái tim Mẹ thanh khiết không cùng. Mẹ là tác phẩm đẹp nhất của Chúa Thánh Thần, là một Ngôi Vị Thiên Chúa nghệ sĩ tài ba. Nhưng Mẹ sinh ra Chúa Giêsu, là Ngôi Hai Thiên Chúa, Con duy nhất và đồng bản thể với Thiên Chúa, nên Mẹ vĩnh viễn là Mẹ Thiên Chúa. Chúa Giêsu, Con của Mẹ, vừa là Đấng Tạo Hoá, vừa là Thiên Chúa Cứu Độ. Có Mẹ nâng đỡ, ta sẽ không sa ngã; có Mẹ chở che, ta sẽ không sợ gì; có Mẹ hướng dẫn, ta sẽ không mệt mỏi lạc đường; có Mẹ phù trợ, ta sẽ đạt tới mục đích cuối cùng của cuộc đời là chính Thiên Chúa. Vì Mẹ đã hiệp công trong ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu, vì Mẹ đã nhận mọi người làm con cái, và vì lòng Mẹ rất bao dung, nên dưới chân Thánh Giá, Mẹ đích thực là Mẹ của lòng xót thương. Vấn đề được đặt ra cho ta không phải là băn khoăn xét xem Mẹ có yêu ta hay không, mà là tự hỏi xem mình đã yêu Mẹ thế nào. Nếu kết thúc bài Phúc Âm cho biết “Từ giờ ấy môn đệ đem Mẹ về nhà mình”, thì cũng thế, từ hôm nay, ta hãy đem Mẹ về nhà bằng lòng tôn sùng yêu mến, bằng việc siêng năng lần hạt và bằng việc sống đẹp dưới ánh nhìn của Mẹ. Làm như thế, chắc chắn ta sẽ được Mẹ ấp ủ trong lòng xót thương đời này và đời sau. Cầu chúc cho mọi người được thêm lòng yêu mến Đức Mẹ. 15
  • 16. Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN MAGNIFICAT, HIẾN CHƯƠNG HỌC THUYẾT XÃ HỘI Quyển Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh, phát hành năm 2004, chỉ có một lần duy nhất nhắc đến Đức Maria ở đoạn 59 ( trong tổng số 583 đoạn của sách ) dưới tiêu đề: Đức Maria và lời “xin vâng” trong kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa. 59. Người thừa kế niềm hy vọng thánh thiện trong dân Israel và người đầu tiên trong hàng ngũ các môn đệ Đức Kitô là Đức Maria, Mẹ Đức Giêsu Kitô. Qua lời “Xin vâng” đối với kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa ( x. Lc 1, 38 ), nhân danh toàn thể nhân loại, ngài chấp nhận trong lịch sử Đấng do Chúa Cha gửi tới, Đấng Cứu Chuộc loài người. Trong kinh Magnificat, ngài công bố Mầu Nhiệm Cứu Độ đang đến, sự xuất hiện “Đấng Mêsia của người nghèo” ( x. Is 11, 4; 61, 1 ). Thiên Chúa của Giao Ước, mà Đức Trinh Nữ người Nadarét ca tụng với tinh thần hân hoan, chính là Đấng lật đổ người quyền thế khỏi ngai vàng và nâng cao kẻ hèn mọn, cho kẻ nghèo đói được no đủ, đuổi người giàu có trở về tay không, đánh tan tác kẻ kiêu ngạo và tỏ lòng thương xót với những ai kính sợ Ngài ( x. Lc 1, 50 – 53 ). Nhìn vào tâm hồn Đức Maria, nhìn vào Đức Tin sâu thẳm của ngài biểu lộ qua kinh Magnificat, các môn đệ Đức Kitô được mời gọi hãy nhớ lại một cách đầy đủ hơn bao giờ hết rằng “không thể tách sự thật về Thiên Chúa cứu độ, Thiên Chúa nguồn mạch mọi ơn huệ với Thiên Chúa luôn tỏ lòng ưu ái người nghèo nàn và khiêm tốn – tình thương này đã được ca tụng trong kinh Magnificat và về sau sẽ được bày tỏ trong lời nói và việc làm của Đức Giêsu”. Đức Maria hoàn toàn lệ thuộc Thiên Chúa và hướng trọn vẹn về Thiên Chúa do chính Đức Tin của ngài thúc đẩy. Ngài là “hình ảnh trọn vẹn nhất của một nhân loại và một vũ trụ được tự do và được giải thoát”. Cha Phan Tấn Thành, Dòng Đa Minh, bình luận về đoạn trên như sau: “Qua bài ca Magnificat, Mẹ công bố rằng: mầu nhiệm cứu độ đã thực hiện, vị Cứu Tinh của người nghèo đã đến; Thiên Chúa của giao ước lật đổ những kẻ quyền thế, nâng cao kẻ khiêm tốn, cho người nghèo đói được sung túc và xua đuổi kẻ giàu sang, đập tan kẻ kiêu căng, bày tỏ lòng khoan nhân cho kẻ kính sợ Ngài. Không thể nào tách rời chân lý về Thiên Chúa cứu độ ra khỏi việc biểu lộ lòng ưu ái dành cho người nghèo”. Ấy vậy mà trước khi cuốn cẩm nang Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo được biên soạn khoảng nửa thế kỷ, tức là vào những năm 50 của thế kỷ trước, Chiara Lubich đã có bài viết về Mẹ, đề cập đến mối liên kết giữa kinh Magnificat và Học Thuyết Xã Hội, xem kinh Magnificat như là Hiến Chương của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo: “Hiến Chương của Học Thuyết Xã Hội Kitô Giáo bắt đầu khi Đức Maria ca tụng: “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng” ( Lc 1, 52 – 53 ). Trong Phúc Âm – Chiara bình luận – có cuộc cách mạng cao nhất và triệt để nhất. Và có lẽ chính ở trong kế hoạch của Thiên Chúa, và cũng chính vào lúc này, lúc chúng ta đắm chìm trong việc kiếm tìm giải pháp cho các vấn đề xã hội, Đức Maria đang hỗ trợ tất cả các Kitô hữu chúng ta xây dựng, củng cố, thiết lập và chứng tỏ cho thế giới thấy một xã hội mới trong đó kinh Magnificat có thể vang lên mạnh mẽ”. Đúng là Mẹ “hằng cứu giúp” “danh bất hư truyền”. Mẹ không những cứu giúp nơi những việc nhỏ mà còn cứu giúp trong những công cuộc trọng đại, không những cứu giúp các cá nhân trong cảnh tù đày mà còn cứu giúp các dân tộc và cả nhân loại “chúng tôi, con cháu Evà ở chốn khách đầy, kêu đến cùng Bà; chúng tôi ở nơi khóc lóc than thở kêu khấn Bà thương”. Trong toàn bộ bài ca Magnificat, Chiara trích dẫn chỉ có hai câu 52 và 53, là các câu diễn tả cuộc cách mạng xã hội mà Chúa Giêsu sẽ đem lại. Những dòng bình luận trên cho thấy Chiara có một diệu cảm rất mạnh, một trực giác rất lạ: chị nói cuộc cách mạng đó đã tiến hành, đã bắt đầu rồi – cách nói rất táo bạo. Có thể hiểu sở dĩ Chiara viết táo bạo như thế là vì Đức Maria là sự thành toàn các kế đồ của Thiên Chúa cho nhân loại. Và chị xác tín, thâm tín điều này. Sách Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh cũng viết Mẹ chính là “hình ảnh trọn vẹn nhất của một nhân loại và một vũ trụ được tự do và được giải thoát”. Nếu Học Thuyết Xã Hội Công Giáo là một công cụ để giúp Dân Chúa và toàn thể nhân loại tiến đến việc hoàn thành kế hoạch của Thiên Chúa, thì bài ca Magnificat phải được xem là bản Hiến Chương của Học Thuyết Xã Hội. 16
  • 17. ĐAN QUANG TÂM Tài liệu tham khảo: CATERINA MULATERO, Our SDC witnesses: Chiara Lubich ( Chứng nhân Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh: Chiara Lubich ). THÁNG XEM DÂNG HOA Tháng năm về. Tháng Hoa. Khắp nơi dâng hoa kính Đức Mẹ. Có thể nói đây là một việc đạo đức bình dân có truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Biết bao cụ bà Việt Nam vẫn còn nhớ như in những kỷ niệm tuyệt đẹp một thuở ấu thơ: khăn lúp trắng, vòng hoa tươi đội đầu, tay nâng niu đôi cành hoa, cùng cộng đoàn cất tiếng: “Hoa muôn sắc con dâng trước tòa…”. Cả tôi nữa, có dám quên đâu, những dấu ấn khó quên ấy trong đời. Cha sở của chúng tôi ngày ấy còn đó, đang ở Nhà Hưu. Ngày ấy, cha thường tập cho cả cộng đoàn hát một vài bài hát dâng hoa kính Đức Mẹ. Cha nói: “Dâng hoa không phải là múa, mà là những cử điệu dâng, không chỉ có động tác mà còn phải hát lên lời hát rập ràng như chính mình dâng tấm lòng cho Đức Mẹ”. Truyền thống ấy còn đẹp ở chỗ không phải chỉ đội dâng hoa mới có hoa dâng, mà tất cả cộng đoàn ai cũng có hoa để dâng. Lúc ấy, ở chỗ tôi, cũng có một ít vườn trồng hoa để bán trong mùa hoa tháng năm. Nhưng, chắc chắn sẽ không đủ để cho mỗi người tham dự một cành. Vì thế, lũ trẻ chúng tôi vẫn thường hái hoa ở suối, ở rừng về dâng cho Đức Mẹ. Hoa gì cũng được, miễn là hoa ! Buổi dâng hoa cho Đức Mẹ bắt đầu. Cha chủ sự xướng mấy kinh, rồi ngài nói một bài ngắn về nhân đức của Đức Mẹ. Cộng đoàn vừa đi Kiệu Đức Mẹ chung quanh Nhà Thờ vừa lần một chuỗi 50 sốt sắng. Kiệu Đức Mẹ về đến tiền đường cũng vừa hết chuỗi 50 và tất cả tập trung trước kiệu Đức Mẹ. Các em đội dâng hoa tiến ra. Cả cộng đoàn cùng rập ràng hát với các em. Các em dâng hoa lên Mẹ. Những cành hoa của các em sắp xếp thật ngăn nắp. Sau khi các em đã xếp hoa lên kiệu Đức Mẹ xong, Cha sở mời mọi người cùng tiến hoa cho Mẹ. Sau hát chung mỗi câu Phiên Khúc và Điệp Khúc, cha sở lại có một lời cầu nguyện với Mẹ… cho đến khi mọi người đã dâng hết hoa cho Đức Mẹ và hoa tràn lan trên tiền đường. Một trời hoa ! Một núi hoa !... Tôi nghĩ, các cụ già, cả tôi nữa, còn nhớ là mỗi người đều sung sướng vui mừng vì chính mình thực hiện cuộc dâng hoa ấy cho Đức Mẹ, không phải là khách xem người khác dâng hoa. Cũng thì dâng hoa, giữ được một truyền thống tốt đẹp, nhưng cung cách hôm nay sao lại khác đi rồi: - Không phải tất cả mọi người dâng hoa, chỉ một đội. - Cũng có khi là hai ba bốn năm đội dâng hoa, nhưng tính thi đua nhiều hơn là tâm tình sốt sắng. - Hầu hết những người dâng hoa chỉ làm động tác theo một bài hát trong CD do một ca sĩ, hay một ca đoàn hát. Không phải người dâng hoa hát, cộng đoàn thì hầu như không ai thuộc được chữ nào, câu nào ! - Có cha xứ bảo lo tập dâng hoa, đến ngày dâng hoa thì ai dâng cứ dâng, cha mặc áo thun cầm cái quạt phe phẩy, đứng từ xa “xem dâng hoa” ! - Giáo Dân cũng đến để “xem dâng hoa” hơn là “dâng hoa”. Đã vậy, còn đóng vai giám khảo, bình luận, khen chê: đội này quần áo đẹp, đội kia nhiều hoa đắt tiền, đội khác chọn bài hát hơi dài nhưng mới lạ, đội kia nữa thì đông mà khá đều… Tóm lại, cũng được ! Nói chung là năm nay “dâng hoa hoành tráng”. Không biết tự bao giờ, tháng Hoa bỗng trở thành một tháng “Lễ Hội”. Việc dâng hoa, cách nào đó, cũng đã thay biến thành một cuộc biễu diễn nhiều hơn là việc đạo đức bình dân truyền thống. Có vẻ 17 CÙNG TRĂN TRỞ
  • 18. như Giáo Dân hôm nay đứng ngoài cuộc dâng hoa hơn là chính mình tham dự một phần trong cuộc dâng hoa ấy. Tôi không dám biết Mẹ Maria có vui không, nhưng riêng tôi thì thấy đáng tiếc cho một truyền thống đạo đức lâu đời đã bị tiêm nhiễm tinh thần thế tục: làm cho có để báo cáo với Đức Mẹ rằng xứ con còn yêu mến Mẹ hoặc còn yêu mến Mẹ hơn xứ kia ! Ước gì, việc dâng hoa được tổ chức cho tất cả mọi người có cơ hội dâng hết cõi lòng mình cho Mẹ. Lạy Mẹ Maria, xin thứ lỗi cho chúng con về chuyện khoa trương bên ngoài mà bên trong trống rỗng. Xin mượn bài thơ “Dâng Kính Đức Bà” của tác giả “ả giang hồ”, con dâng tấm lòng mình cho Mẹ đây: Tháng năm ai tiến ngàn hoa Riêng con dâng kính Đức Bà lòng yêu: Lúc trắng trong, lúc mỹ miều Khi tàn trong nắng, tiêu điều trong mưa Lúc yêu thiếu, lúc yêu thừa Khi vừa thành thật, lại vừa dối gian Lúc ngăn nắp, lúc ngổn ngang Khi diêm dúa, lúc đàng hoàng, Bà ơi Lúc lần một chuỗi năm mươi Khi quên chẳng có một lời kính thưa Kiệu Bà, vui đón, buồn đưa Yêu Bà, miệng nói, lòng chưa yêu Bà …. Lòng con xin đặt trước tòa Mấy lời thô thiển thật thà xin dâng Bà cầu cùng Chúa khoan nhân Cho con sốt sắng tu thân sửa mình Xứng cung điện, Chúa Thánh Linh Xin Bà Cứu Giúp, thỏa tình Bà yêu …… Hoa ơi hoa đẹp mỹ miều Lòng em sao chẳng mỹ miều như hoa Hoa nói được tiếng người ta Xin cầu ơn cả Đức Bà cho em ( ả giang hồ, 1.5.2014 ) PM. CAO HUY HOÀNG, 13.5.2014 ĐỐI THOẠI TÔN GIÁO – Kỳ 1 Trong hội nghị các tôn giáo ngày 9.9.2003 tại Aachen, nước Đức, Giám Mục Heinrich Mussinghoff nói: “Đối thoại không có nghĩa pha trộn các tôn giáo, mà đúng hơn chính là cổ vũ sự tôn trọng hỗ tương” ( xem tuần báo CGDT số 1425 ). Làm sao để cổ vũ sự tôn trọng hỗ tương, đó phải là tất cả mục đích của đối thoại. Điều này chẳng những cần thiết cho các tôn giáo mà còn cho hết thảy mọi cá nhân. Cứ đảo mắt thoáng qua các phương tiện truyền thông bây giờ sẽ thấy đời sống con người cả thể chất lẫn tinh thần cơ cực biết chừng nào. Cùng với nỗi cơ cực ấy, ta thấy cũng đã có không ít những nỗ lực từ nhiều phía, trong đó tất nhiên là có phần của Giáo Hội được giốc ra hòng giải quyết nó nhưng đành phải bất lực. Chiến tranh tôn giáo, chủng tộc, bạo lực, khủng bố, thảm sát con tin vẫn diễn ra đều khắp, ngày càng dữ dội mà không có gì có thể ngăn cản. 18 CÙNG PHÂN TÍCH
  • 19. Nguyên nhân tại sao với bao nỗ lực thiện chí như thế lại vẫn cứ thất bại ? Đó là bởi con người ngày nay từ cá nhân cho đến cộng đồng, từ đời đến đạo, không thực sự tôn trọng lẫn nhau. Trong gia đình thì cha mẹ không tôn trọng con cái. Ngược lại, con cái cũng chẳng tôn trọng cha mẹ, chồng vợ, vợ chồng, anh em, chú bác, dì dượng v.v... cũng thế. Ngoài xã hội thầy không tôn trọng trò, trò chẳng tôn trọng thầy, chủ thợ, cấp trên, cấp dưới v.v… cũng thế. Trong đạo giáo thì bề trên không tôn trọng bề dưới, bề dưới chẳng tôn trọng bề trên, Giáo Sĩ, Giáo Dân v.v… cũng vậy. Phải tôn trọng lẫn nhau, đó là điều kiện không thể thiếu cho con người nếu muốn có được cuộc sống an vui đích thực. Tuy nhiên để có được điều này thì nhất thiết cần phải nhận chân được giá trị ở nơi tha nhân, và giá trị ấy không phải chi khác mà đó chính là danh phận con Thiên Chúa ở nơi mỗi người. Tất cả đều là con cái Thiên Chúa, dù cho đó có là kẻ nghèo hèn đói cơm rách áo, hay vua chúa quan quyền giàu sang phú quý. Dù cho đó có là kẻ tội lỗi đầu trộm đuôi cướp, hay là bậc chân tu thánh thiện. Có đối xử với nhau trong tính chất con cái Chúa như thế mới gọi là tôn trọng thực, còn nếu không, tất cả chỉ là vờ vịt, ngoại giao chính trị cả đấy thôi. Ai ai cũng đều là con cái Thiên Chúa, nhưng để có thể nhận biết điều này đó lại là điều bất khả nếu không nhờ lòng tin vào Đức Kitô: “Bởi chưng anh em hết thảy đều là con cái Thiên Chúa do Đức Tin đến Đức Giêsu Kitô” ( Gl 3, 26 ). Tại sao phải tin vào Đức Kitô ta mới có thể nhận biết mình là con của Thiên Chúa ? Đó là bởi mặc dầu Thiên Chúa quả thật là Cha, còn mình là con, nhưng tất cả phàm phu chúng ta nào đã có ai nhận biết Thiên Chúa là Cha, ngoài Đức Giêsu Kitô như chính Ngài khẳng định: “Cha Ta đã giao mọi sự cho Ta, ngoài Cha không ai biết Con. Ngoài Con và người nào mà Con muốn mạc khải cho, cũng không ai biết Cha” ( Lc 10, 22 ). Một khi chính Đức Kitô đã khẳng định như thế thì điều ấy có nghĩa là gì nếu chẳng phải chỉ trong Ngài mà con người mới có thể nhận biết Thiên Chúa Đấng Cha của mình ? Nếu ngoài Đức Kitô mà con người hoặc triết gia hoặc khoa học gia cũng có thể nhận biết Thiên Chúa, thì Lời Chúa chẳng hóa ra hư dối hay sao ? Đức Kitô chỉ mạc khải cho những ai dám tin vào Ngài, mặc dầu vậy, lòng tin ấy không phải để dành riêng cho nhóm người hay dân tộc nào nhưng cần phải được loan truyền cho đến cả muôn dân: “Hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Ai tin và chịu phép rửa thì được cứu, còn ai không tin thì bị định tội” ( Mc 16, 15 ). “Ai tin thì được cứu, ai không tin thì bị luận phạt”. Những lời này thật quá rõ ràng đến nỗi có thể nói nó là nguyên tắc bất di bất dịch. Căn cứ nơi nguyên tắc này, về sau, như ai cũng biết, đã được Giáo Hội khai triển thành định lý “Ngoài Hội Thánh không thể có ơn cứu độ” ( Extra Ecclesiam nulla salus ). Nói khai triển, có nghĩa Giáo Hội chỉ thực thi cách trung thực mệnh lệnh của Đức Kitô chứ chẳng thêm chẳng bớt gì cả. Tuy nhiên, một vấn nạn không thể không được đặt ra, đó là căn cứ vào đâu Giáo Hội lại có thễ đưa ra nguyên tắc ấy ? Xin thưa căn cứ vào sự trao quyền của Đức Kitô cho Thánh Phêrô: “Còn Ta lại bảo ngươi rằng ngươi là Phêrô. Ta sẽ lập Hội Thánh Ta trên vầng đá này. Cửa Hỏa Ngục cũng chẳng thắng được. Ta sẽ trao chìa khóa Nước Trời cho ngươi. Hễ điều gì ngươi cầm buộc đưới đất thì trên trời cũng cầm buộc. Hễ điều gì ngươi cởi mở dưới đất thì trên trời cũng cởi mở” ( Mt 16, 18 – 19 ). Một lần nữa ta thấy Lời Chúa thật đã quá rõ. Có ai có thể nghi ngờ gì về việc Chúa trao quyền cho Thánh Phêrô và như vậy thì có gọi Thánh Phaolô là vị Giáo Hoàng tiên khởi của Giáo hội đâu có chi không đúng ? Trải từ Thánh Phêrô Giáo Hoàng thứ nhất đến nay Giáo Hội Rôma vẫn là Giáo Hội duy nhất và tông truyền. Những ai không công nhận tính tông truyền này thì không phải là con cái Hội Thánh, nhưng nếu công nhận thì đương nhiên cũng phải tuân thủ lệnh truyền của Chúa. “Ai tin thì được cứu ai không tin thì bị luận phạt”. Công nhận Giáo Hội Tông Truyền mà lại không tuân lệnh Chúa truyền điều ấy thật vô nghĩa ! Lệnh truyền của Chúa buộc phải tin, có tin thì mới được cứu, bởi đó cho nên Đạo Công Giáo cũng còn được gọi là Đạo Đức Tin và Đức Tin ấy không hề vu vơ nhưng nhắm đến một nội dung rõ rệt, đó là mạc khải của Đức Kitô về Đấng Cha nội tại, Đấng ấy có thể tùy lúc, tùy nơi, tùy đối tượng mà thể hiện dưới những danh xưng khác nhau chẳng hạn Đức Chúa Trời, Nước Trời, Nước Thiên Chúa, Nước Thiên Đàng, Đất Hứa, hoặc cũng có thể còn được gọi là Đạo. “Đạo ở gần ngươi, ở trong miệng ngươi, và ở trong lòng ngươi tức là Đạo Đức Tin mà chúng tôi rao giảng đây. Vậy nếu miệng ngươi nhận Giêsu là 19