SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 3
Bạn có biết tượng Phật có từ bao giờ ?
Căn cứ vào kinh “Phật thuyết Đại Thừa Công Đức Tạo Tượng” (PTĐTCĐTT) (Đại
Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh, tập 16, trang 790a), thì tượng Phật đã xuất hiện ngay
từ thời Phật còn tại thế. Nguyên khởi là do vua Ưu Đà Diên, trị vì nước Câu Diệm Di
là người đầu tiên dùng gỗ thơm Chiên Đàn tạo ra hình tượng Đức Phật Thích Ca
Mâu Ni.
Bạn có biết tượng Phật có từ bao giờ ?
CÙNG TÌM HIỂU VỀ NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA TƯỢNG PHẬT
Sau gần 49 năm thuyết pháp độ sinh, trong mùa an cư cuối cùng, đức Phật liền nghĩ
đến thánh mẫu Ma Da, nên Ngài tạm xa rời nhân gian để lên cung trời Đao Lợi
thuyết pháp cho thánh mẫu và chư Thiên nghe.
Trong thời gian này, vua Ưu Đà Diên, ngày đêm hằng trăn trở thao thức nhớ nghĩ
đến Phật. Vì ông là một phật tử rất thuần thành và luôn sùng kính Tam Bảo.
Do tấm lòng nhớ nhung tha thiết đó, là động cơ chính yếu thúc đẩy ông phải gấp rút
tạo hình tượng Phật. Đó là một việc làm nhằm mục đích thể hiện lòng khao khát kính
ngưỡng của ông đối với đức Phật. Đồng thời, ông cũng muốn lưu lại hình bóng của
đức Thế Tôn trong những lúc Ngài không có mặt ở nhân gian.
Sau khi nghĩ thế, nhà vua liền ra lệnh triệu tập các điêu khắc gia nổi tiếng trong
nước xem ngày tốt xấu để điêu khắc tạo hình tượng Phật để chiêm bái. Nhưng,
lệnh truyền ra, mà không có ai dám đảm nhận trọng trách này. Vì họ nghĩ rằng, thân
Phật tướng hảo quang minh, oai nghiêm cao quý, hình dung của Ngài siêu trần tuyệt
thế, làm sao có thể tạc tượng chuyển tải được những đức tướng giống hệt Ngài
được. Thật là một việc làm vô cùng khó khăn, nếu không khéo sẽ trở thành đắc
trọng tội với đức Phật. Do nghĩ thế, mà không một người thợ điêu khắc nào dám
nhận lãnh.
Lúc bấy giờ, có một vị Trời tên là Tỳ Thủ Yết Ma, biết được việc đó, liền biến hóa ra
một người thợ mộc. Vị thợ mộc này liền đến trước mặt nhà vua tâu rằng: “Muôn tâu
Đại vương, tôi là một thợ mộc khéo tay nghề, xin hết lòng vì nhà vua mà tạo tượng
Phật. Việc làm của tôi, quyết không để cho nhà vua thất vọng. Vậy, cúi xin Đại
vương chớ tìm người khác hãy để cho tôi đảm nhận trọng trách này”.
Nghe qua, nhà vua chấp thuận và ra lệnh phải thi hành ngay. Với bàn tay tuyệt xảo
của vị trời này, chỉ trong vòng thời gian một ngày, thì tượng Phật đã được hoàn tất.
Hình TƯỢNG PHẬT điêu khắc tuyệt đẹp, nhà vua rất ưng ý hài lòng. Nhà vua chiêm
ngưỡng trầm trồ khen ngợi, phát hỷ tâm thanh tịnh, liền chứng Nhu thuận nhẫn.
(Nhu thuận nhẫn nghĩa là tâm nhu, trí thuận; theo Vô Lượng Thọ Kinh, thì nhu thuận
là một trong 3 pháp nhẫn: Âm hưởng nhẫn, nhu thuận nhẫn, và Vô sinh pháp nhẫn).
Ngay sau khi chứng được Nhu thuận nhẫn, nhà vua vô cùng hoan hỷ mừng rỡ, bao
nhiêu phiền muộn đều tiêu tan hết.
Về công đức tạo tượng, cũng theo kinh văn nói trên, đức Phật dạy rằng: “Bất cứ ai
dùng những vật liệu như: tơ sợi thêu thùa tượng Phật hoặc dùng chì, kẽm, vàng,
bạc hay các loại gỗ thơm chiên đàn… tô đắp tạc tượng, khiến mọi người chiêm
ngưỡng lễ bái, thì đều được phước báo vô lượng vô biên. Người đó sẽ được hình
tướng đoan trang và sẽ tiêu trừ được những tội cực trọng”.
Qua đó cho chúng ta thấy rằng, người tạo nên tượng Phật hoặc người góp tịnh tài
hỷ cúng vào công việc tạo tượng này, thì cả hai đều được phước đức rất lớn lao. Vì
người Phật tử góp phần vào việc duy trì Tam Bảo để làm lợi lạc cho nhân sinh. Nhờ
đó, mà Phật pháp mãi được lưu truyền rộng rãi và cũng nhờ đó mà mọi người mới
nghĩ nhớ đến ân đức cao sâu rộng rãi bao la của đức Phật. Có tưởng niệm như thế,
người Phật tử mới thiết tha nỗ lực hành trì và quyết lòng noi theo tấm gương hạnh
nguyện từ bi vị tha cao cả của đức Phật mà gắng công tu hành để chóng được giác
ngộ giải thoát.
Tóm lại, nhờ vua Ưu Đà Diên mà hôm nay, chúng ta mới có được những tượng
Phật để tôn thờ. Dù điêu khắc hay tô đắp tạc tạo với bất cứ hình thức vật liệu nào,
tất cả cũng nhằm một mục đích chung là mang lại một sắc thái thẩm mỹ để phát
khởi tín tâm của những người hâm mộ sùng bái ở nơi đức Phật. Thế nên, các nhà
điêu khắc tạo tượng cũng phải có một năng lực chuyên môn và một cảm quan sâu
sắc, mới có thể thực hiện hoàn mỹ công việc này.
Đó là một phước đức rất lớn lao mà không phải ai cũng có thể tạo nên được.

Más contenido relacionado

Más de Mikain Nan

Nghi thuc sam hoi
Nghi thuc sam hoiNghi thuc sam hoi
Nghi thuc sam hoiMikain Nan
 
Nghi thuc cau an
Nghi thuc cau anNghi thuc cau an
Nghi thuc cau anMikain Nan
 
Kinh nhan qua ba doi
Kinh nhan qua ba doiKinh nhan qua ba doi
Kinh nhan qua ba doiMikain Nan
 
Cac nghi thuc trong le vu lan
Cac nghi thuc trong le vu lanCac nghi thuc trong le vu lan
Cac nghi thuc trong le vu lanMikain Nan
 
Tri tung chu dai bi
Tri tung chu dai biTri tung chu dai bi
Tri tung chu dai biMikain Nan
 
48 phap niem phat nguoi tu hanh can nho
48 phap niem phat nguoi tu hanh can nho48 phap niem phat nguoi tu hanh can nho
48 phap niem phat nguoi tu hanh can nhoMikain Nan
 

Más de Mikain Nan (6)

Nghi thuc sam hoi
Nghi thuc sam hoiNghi thuc sam hoi
Nghi thuc sam hoi
 
Nghi thuc cau an
Nghi thuc cau anNghi thuc cau an
Nghi thuc cau an
 
Kinh nhan qua ba doi
Kinh nhan qua ba doiKinh nhan qua ba doi
Kinh nhan qua ba doi
 
Cac nghi thuc trong le vu lan
Cac nghi thuc trong le vu lanCac nghi thuc trong le vu lan
Cac nghi thuc trong le vu lan
 
Tri tung chu dai bi
Tri tung chu dai biTri tung chu dai bi
Tri tung chu dai bi
 
48 phap niem phat nguoi tu hanh can nho
48 phap niem phat nguoi tu hanh can nho48 phap niem phat nguoi tu hanh can nho
48 phap niem phat nguoi tu hanh can nho
 

Ban co biet tuong phat co tu bao gio

  • 1. Bạn có biết tượng Phật có từ bao giờ ? Căn cứ vào kinh “Phật thuyết Đại Thừa Công Đức Tạo Tượng” (PTĐTCĐTT) (Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh, tập 16, trang 790a), thì tượng Phật đã xuất hiện ngay từ thời Phật còn tại thế. Nguyên khởi là do vua Ưu Đà Diên, trị vì nước Câu Diệm Di là người đầu tiên dùng gỗ thơm Chiên Đàn tạo ra hình tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Bạn có biết tượng Phật có từ bao giờ ? CÙNG TÌM HIỂU VỀ NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA TƯỢNG PHẬT Sau gần 49 năm thuyết pháp độ sinh, trong mùa an cư cuối cùng, đức Phật liền nghĩ đến thánh mẫu Ma Da, nên Ngài tạm xa rời nhân gian để lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp cho thánh mẫu và chư Thiên nghe. Trong thời gian này, vua Ưu Đà Diên, ngày đêm hằng trăn trở thao thức nhớ nghĩ đến Phật. Vì ông là một phật tử rất thuần thành và luôn sùng kính Tam Bảo. Do tấm lòng nhớ nhung tha thiết đó, là động cơ chính yếu thúc đẩy ông phải gấp rút tạo hình tượng Phật. Đó là một việc làm nhằm mục đích thể hiện lòng khao khát kính ngưỡng của ông đối với đức Phật. Đồng thời, ông cũng muốn lưu lại hình bóng của đức Thế Tôn trong những lúc Ngài không có mặt ở nhân gian.
  • 2. Sau khi nghĩ thế, nhà vua liền ra lệnh triệu tập các điêu khắc gia nổi tiếng trong nước xem ngày tốt xấu để điêu khắc tạo hình tượng Phật để chiêm bái. Nhưng, lệnh truyền ra, mà không có ai dám đảm nhận trọng trách này. Vì họ nghĩ rằng, thân Phật tướng hảo quang minh, oai nghiêm cao quý, hình dung của Ngài siêu trần tuyệt thế, làm sao có thể tạc tượng chuyển tải được những đức tướng giống hệt Ngài được. Thật là một việc làm vô cùng khó khăn, nếu không khéo sẽ trở thành đắc trọng tội với đức Phật. Do nghĩ thế, mà không một người thợ điêu khắc nào dám nhận lãnh. Lúc bấy giờ, có một vị Trời tên là Tỳ Thủ Yết Ma, biết được việc đó, liền biến hóa ra một người thợ mộc. Vị thợ mộc này liền đến trước mặt nhà vua tâu rằng: “Muôn tâu Đại vương, tôi là một thợ mộc khéo tay nghề, xin hết lòng vì nhà vua mà tạo tượng Phật. Việc làm của tôi, quyết không để cho nhà vua thất vọng. Vậy, cúi xin Đại vương chớ tìm người khác hãy để cho tôi đảm nhận trọng trách này”. Nghe qua, nhà vua chấp thuận và ra lệnh phải thi hành ngay. Với bàn tay tuyệt xảo của vị trời này, chỉ trong vòng thời gian một ngày, thì tượng Phật đã được hoàn tất. Hình TƯỢNG PHẬT điêu khắc tuyệt đẹp, nhà vua rất ưng ý hài lòng. Nhà vua chiêm ngưỡng trầm trồ khen ngợi, phát hỷ tâm thanh tịnh, liền chứng Nhu thuận nhẫn. (Nhu thuận nhẫn nghĩa là tâm nhu, trí thuận; theo Vô Lượng Thọ Kinh, thì nhu thuận là một trong 3 pháp nhẫn: Âm hưởng nhẫn, nhu thuận nhẫn, và Vô sinh pháp nhẫn). Ngay sau khi chứng được Nhu thuận nhẫn, nhà vua vô cùng hoan hỷ mừng rỡ, bao nhiêu phiền muộn đều tiêu tan hết. Về công đức tạo tượng, cũng theo kinh văn nói trên, đức Phật dạy rằng: “Bất cứ ai dùng những vật liệu như: tơ sợi thêu thùa tượng Phật hoặc dùng chì, kẽm, vàng, bạc hay các loại gỗ thơm chiên đàn… tô đắp tạc tượng, khiến mọi người chiêm ngưỡng lễ bái, thì đều được phước báo vô lượng vô biên. Người đó sẽ được hình tướng đoan trang và sẽ tiêu trừ được những tội cực trọng”. Qua đó cho chúng ta thấy rằng, người tạo nên tượng Phật hoặc người góp tịnh tài hỷ cúng vào công việc tạo tượng này, thì cả hai đều được phước đức rất lớn lao. Vì người Phật tử góp phần vào việc duy trì Tam Bảo để làm lợi lạc cho nhân sinh. Nhờ đó, mà Phật pháp mãi được lưu truyền rộng rãi và cũng nhờ đó mà mọi người mới nghĩ nhớ đến ân đức cao sâu rộng rãi bao la của đức Phật. Có tưởng niệm như thế, người Phật tử mới thiết tha nỗ lực hành trì và quyết lòng noi theo tấm gương hạnh nguyện từ bi vị tha cao cả của đức Phật mà gắng công tu hành để chóng được giác ngộ giải thoát. Tóm lại, nhờ vua Ưu Đà Diên mà hôm nay, chúng ta mới có được những tượng Phật để tôn thờ. Dù điêu khắc hay tô đắp tạc tạo với bất cứ hình thức vật liệu nào, tất cả cũng nhằm một mục đích chung là mang lại một sắc thái thẩm mỹ để phát khởi tín tâm của những người hâm mộ sùng bái ở nơi đức Phật. Thế nên, các nhà điêu khắc tạo tượng cũng phải có một năng lực chuyên môn và một cảm quan sâu sắc, mới có thể thực hiện hoàn mỹ công việc này.
  • 3. Đó là một phước đức rất lớn lao mà không phải ai cũng có thể tạo nên được.