SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 14
Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02


                       NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
   ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………….……………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….……
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………….…………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………………………………………..…………………………………………………
                                                 1
Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02


                                                          MỤC LỤC
  LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3
  1. Mở đầu .................................................................................................................. 4
  1.1.     Tình hình xuất khẩu năm 2010........................................................................... 5
  1.2.     Tình hình nhập khẩu năm 2010 ......................................................................... 6
  2. Nguyên nhân ........................................................................................................ 7
  2.1.     Nguyên nhân nhập siêu năm 2010 đã giảm so với năm 2009 ........................... 7
  2.2.     Nguyên nhân nhập siêu cao ............................................................................... 8
  3. Kiến nghị và giải pháp ...................................................................................... 10
  3.1.     Giảm nhập siêu ................................................................................................ 11
  3.2.     Giải pháp từ xuất khẩu..................................................................................... 11
  3.3.     Quản lý thị trường:........................................................................................... 12
  KẾT LUẬN ................................................................................................................ 13
  TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 14




                                                                                                                              2
Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02




LỜI MỞ ĐẦU
      Đối với các nước đang phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa và mở cửa hội
nhập kinh tế, thâm hụt cán cân thương mại là một hiện tượng khá phổ biến vì yêu cầu
nhập khẩu rất lớn trong khi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế, do đó
mức tăng trưởng xuất khẩu trong ngắn hạn không thể bù đắp thâm hụt thương mại.
       Phòng trào “Người Việt dùng hàng Việt” đã lắng xuống sau một thời gian rầm
rộ lên và không thấy hiệu quả. Một câu hỏi đặt ra: tại sao chính phủ ra chính sách này?
Ắt hẳn phải có nguyên do không đơn thuần chỉ là ủng hộ hàng nội địa. Những con số
như nhập siêu 6 tháng đầu năm 2010 lên 6,7 tỷ USD đã trả lời cho chúng ta phần nào
và khiến chúng ta không khỏi giật mình.
        Nhập siêu tăng cho thấy dấu hiệu sản xuất trong nước là kém hiệu quả, sử dụng
tư liệu sản xuất không triệt để, lãng phí và hàng nội địa không chiếm được cảm tình
trong nước, người tiêu dùng chuộng hàng ngoại. Và nhiều vấn đề đằng sau những con
số đó.
        Cũng chính những vấn đề trên đã hướng em tới nghiên cứu về nhập siêu và đề
tài là “Tình hình nhập siêu của Việt Nam năm 2010”.




                                                                                        3
Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02




                          TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
         TÌNH HÌNH NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM NĂM 2010
          1. Mở đầu
      Nhập siêu (hay thâm hụt cán cân thương mại), vẫn thường được nhắc đến như
một dấu hiệu không tốt của một nền kinh tế. Nếu tình trạng này duy trì trong dài hạn và
vượt quá mức độ cho phép có thể ảnh hưởng tới cán cân tài khoản vãng lai và gây nên
những biến động bất lợi đối với nền kinh tế như gia tăng tình trạng nợ quốc tế, hạn chế
khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tác động tiêu cực đến thu nhập và việc làm và ở
mức trầm trọng có thể gây nên khủng hoảng tài chính tiền tệ.
        Tình hình kinh tế Việt nam vào năm 2010 đan xen giữa những thành công trong
điềi kiện khó khăn là những vấn đề bộc lộ đòi hỏi phải giải quyết.
      Nhìn lại giai đoạn 2006 - 2010, có thể thấy mức nhập siêu đã tăng quá nhanh,
vượt xa so với định hướng kế hoạch 2006 - 2010 của Chính phủ. Hàng loạt giải pháp
nhằm mang lại hiệu quả trong ngắn hạn đã được ban hành như hạn ngạch thuế quan, áp
dụng cấp phép nhập khẩu tự động, tăng thuế nhập khẩu... nhưng chuyển biến chưa rõ
rệt.




      (Nguồn: http//: baodientu.chinhphu.vn)
       Xuất nhập khẩu của Việt Nam đang đối mặt với những thử thách thật lớn từ các
diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới. Mặc dù mục tiêu xuất nhập khẩu năm 2010 đã dễ

                                                                                     4
Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02


dàng vượt qua, nhưng nhập siêu vẫn rất đáng lo trước khả năng vượt 12 tỷ USD trong
năm 2010.
      1.1.   Tình hình xuất khẩu năm 2010
       Tình hình xuất khẩu trong năm 2010 có nhiều thành tựu lớn và vượt mục tiêu.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt khoảng 71,6 tỷ USD, tăng 25% so với năm
2009 và 18% so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài đạt 38,8 tỷ USD, tăng 27,8% và chiếm 54,2% kim ngạch
xuất khẩu cả nước. còn nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đạt 32,8 tỷ USD,
tăng 22,7%.
        Cũng như mọi năm hàng dệt may tiếp tục đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu đạt
11,2 tỷ kim ngạch, tăng 23% so với năm trước; gạo đạt 3,2 tỷ USD; thuỷ sản đạt kim
ngạch gần 4,5 tỷ USD; gỗ và sản phẩm vượt 3 tỷ USD... Nhóm còn lại, các mặt hàng
có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh gồm có sắt thép, hoá chất, cao su, phương tiện vận
tải, hạt điều… Chúng ta cũng có thêm năm mặt hàng mới có kim ngạch xuất khẩu trên
1 tỷ USD là mặt hàng: hạt điều, xăng dầy các loại, sản phẩm chất dẻo, dây điện cáp
điện và phương tiện vận tải, đưa tổng số mặt hàng có kim ngạch 1 tỷ USD trở lên là 18
mặt hàng. Tuy nhiên, xuất khẩu dầu thô giảm mạnh gần 23%...
       Theo Bộ công thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm ước đạt
25,83 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2009 và bằng 42,7% kế hoạch cả năm,
trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 13,8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu (đã
bao gồm dầu thô), tăng 25,9% so với cùng kỳ. Một số mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh
về kim ngạch như: cao su tăng 85,3%, hạt tiêu (54,9%), nhân điều (24,7%), chè
(19,7%), thuỷ sản (18%), rau quả (17,3%) ... kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công
nghiệp chế biến tăng bình quân tới 11,6%. Đặc biệt, thép và hoá chất cùng tăng hơn 3,4
lần; dây điện và cáp điện tăng gấp 2 lần, sản phẩm từ cao su tăng 91,6%, giấy và sản
phẩm từ giấy, máy vi tính và linh kiện tăng hơn 30 %, dệt may tăng 17%...




                                                                                    5
Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02


           9000                                                                                     8500
                                                                                        7941
           8000
                                                7183 7059 7007 7252 6973 7304
                                                                 6857                                7100
           7000                        6494                                                  6641
                                                 6312 6317            6098 6227
                                                            6029
                              5747
           6000 5692            5592     5332
                       5070
                  4766
           5000
   triệu




                         3740
           4000
           3000
                           1830                                                               1800
           2000                                                                                        1400
                    926           1155    1162                     978                1077
                                                       871   742                875
           1000                                                           395
              0
                  tháng tháng2 tháng tháng4 tháng tháng tháng tháng tháng tháng tháng tháng
                    1            3            5     6     7     8     9     10    11    12

                                  nhập khẩu            xuất khẩu   nhập siêu


                                  Biểu đồ 1: diễn biến xuất nhập khẩu năm 2010.
       1.2. Tình hình nhập khẩu năm 2010
       Còn về nhập khẩu, tổng kim ngạch 5 tháng đầu năm ước đạt 31,2 tỷ USD, tăng
29,8% so với cùng kỳ năm 2009, gấp hơn 2 lần tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu. Đáng
lưu ý, kim ngạch nhập khẩu khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt
13 tỷ USD, tăng tới trên 50%
        Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng rất cao ở nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu
(tăng 64,8%), trong đó nhóm mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng gấp 5,8
lần, linh kiện phụ tùng ôtô, xe máy tăng trên 70% so với cùng kỳ...
      Cả năm 2010, nhập khẩu của cả nước ước đạt 84 tỷ USD, tăng 20% so với năm
2009, về giá trị tương đương tăng 14 tỷ USD, trong đó doanh nghiệp trong nước nhập
khẩu 47,5 tỷ USD chiếm 56,6% tổng kim ngạch tăng 8,3% so với năm 2009, các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 36,5% tỷ USD chiếm 43,4% tổng kim
ngạch và tăng 39,9% so với năm 2009.
      Nhập siêu của cả nước ước đạt khoảng 12,3% USD, thấp hơn so với dự báo từ
đầu năm 13,5 tỷ USD bằng 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt mục tiêu
Chính phủ đã đề ra.
       Một số hàng hóa cần nhập khẩu giảm khá mạnh năm qua là clinker giảm 38%,
xăng dầu giảm 28,6%, khí đốt hóa lỏng giảm 14%, phân bón giảm 22%, thép các loại
giảm 10%, ô tô nguyên chiếc giảm 45%,…chủ yếu do sản xuất trong nước phần nào
đáp ứng được nhu cầu. Trong số 11 mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu chủ yếu, chiếm hơn
83% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng, thì kim ngạch của 5 mặt hàng tăng khá
cao là sữa và sản phẩm từ sữa tăng 59,5%; rau và một số loại củ, quả tăng 44,9%; dầu
                                                                                                              6
Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02


mỡ động thực vật tăng 29,6%; đường và các loại kẹo đường tăng 105,8%; máy móc
thiết bị điện sử dụng trong gia đình tăng 23,9%. Có thể thấy nhập khẩu hàng tiêu dùng
tăng là do nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng cần thiết (không phải hàng xa xỉ, cao
cấp) tăng mạnh, như đường, sữa, dầu ăn. Những mặt hàng này trong nước đã sản xuất
được nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu và cả về chất lượng.




        Biểu đồ 2: xuất nhập khẩu, cán cân thương mại và tốc độ xuất nhập khẩu giai
                                  đoạn 2006-2010.
          2. Nguyên nhân
      2.1.   Nguyên nhân nhập siêu năm 2010 đã giảm so với năm 2009
       Một, quy mô xuất khẩu năm nay cao nhất từ trước tới nay, vượt xa đỉnh điểm
62,9 tỷ USD của năm 2008, cao hơn tới 13 tỷ USD so với năm 2009.
       Hai, nếu năm trước (2009) do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính
và suy thoái kinh tế thế giới, xuất khẩu giảm sút mạnh, thì năm nay đã tăng cao trở lại
với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trong thời kỳ 2002- 2008 (tăng trên 23% so với tăng
22,6%/năm).
       Ba, tốc độ tăng thực hiện vượt xa so với tốc độ tăng theo mục tiêu kế hoạch đề
ra (gấp trên 3,8 lần) góp phần thực hiện vượt kế hoạch tăng trưởng GDP (ước đạt 6,7%
so với 6,5%)
      Bốn, hệ số giữa tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu so với tốc độ tăng của
GDP (gấp khoảng 3,4 lần), góp phần làm cho tốc độ tăng GDP cao lên và đang trên
đường tiến tới phục hồi.


                                                                                      7
Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02


       Năm, tăng trưởng cao của xuất khẩu đạt được ở cả 2 khu vực: khu vực kinh tế
trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài đạt quy mô lớn hơn (31 tỷ USD so với 26,8 tỷ USD), và có tốc độ tăng cao hơn
(25,9% so với 20,4%).

      Sáu, tăng trưởng có sự khác nhau giữa các nhóm hàng, thể hiện cơ cấu xuất
khẩu có sự chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.
      2.2.   Nguyên nhân nhập siêu cao
        Tuy vậy, nhập siêu cao hiển nhiên do nhập khẩu cao hơn xuất khẩu, mặc dù xuất
khẩu đã vượt qua dự kiến nhưng giá trị của nhập khẩu vẫn cao hơn rất nhiều. Xuất
khẩu tăng là do sự đóng góp lớn của những mặt hàng công nghiệp chế biến cộng với sự
phục hồi của kinh tế thế giới làm cho xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản được lợi về
giá. Vấn đề tồn tại lớn nhất của xuất khẩu đã bộc lộ trong nhiều năm qua là việc vẫn
phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản, dệt may, da
giầy… Hơn nữa, các mặt hàng công nghiệp chế biến vẫn mang tính chất gia công. Như
vậy, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa xây dựng
được các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá
trị gia tăng xuất khẩu lớn. Như thống kê trên thì nhập khẩu tăng hơn so với năm 2009
nguyên nhân chính của sự gia tăng nhập khẩu này là do kinh tế có sự phục hồi làm gia
tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất (chiếm khoảng 80% cơ cấu nhập
khẩu).
       Cơ cấu kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân gây tỷ lệ nhập siêu cao.
Thông thường, khi chọn ngành trọng điểm, phải xem xét đến hai yếu tố là chỉ số lan tỏa
nội địa và chỉ số kích thích nhập khẩu. Nhưng ở nước ta, một số ngành như công
nghiệp và xây dựng có tỷ trọng vốn đầu tư khá lớn nhưng chỉ số lan tỏa nội địa thấp,
trong khi chỉ số kích thích nhập khẩu lại cao bất thường.
       Hiệu quả sản xuất kinh doanh sụt giảm khá mạnh là nguyên nhân thứ ba dẫn đến
nhập siêu tăng. Theo các bảng cân đối liên ngành của Tổng cục Thống kê, chỉ tiêu năng
suất đóng góp vào tăng trưởng khoảng 22 - 25%, nhưng trong ba năm 2007 - 2010,
đóng góp của chỉ tiêu này vào GDP chỉ khoảng 10 - 15%.( theo ông Bùi Trinh, Vụ Tài
khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê).
        Chính sách bảo hộ là một nguyên nhân không kém phần quan trọng. trong thực
tế, chính sách này của Việt Nam còn nhiều cảm tính. Những ngành có thể cạnh tranh
thì hệ số bảo hộ hữu hiệu – bảo hộ sản xuất ngày càng giảm, thậm chí có nhóm tỷ lệ
âm. Ngược lại những ngành không thể cạnh tranh thì hệ số bảo hộ hữu hiệu cho sản
xuất ngày càng tăng.
      Nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đã có không ít chính sách, chiến
lược nhằm kích thích các ngành kinh tế mũi nhọn. Nhưng dường như các chính sách
này chưa phát huy được tác dụng trước làn sóng hàng Trung Quốc đa dạng và giá rẻ.

                                                                                    8
Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02


Chưa kể đến hàng rào thương mại (thuế và phi thuế) do các nước dựng lên thì hàng hóa
của Việt Nam cũng đã ở thế bất lợi do hạn chế về giá cả, mẫu mã, chủng loại… Việt
Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng thô như cao su, than, dầu thô… và nhập khẩu
từ Trung Quốc máy móc cơ khí với tỷ trọng lớn, trên 90% giá trị nhập khẩu. Thêm vào
đó, việc các nhà thầu Trung Quốc thắng thầu hàng loạt các dự án lớn ở Việt Nam đã tác
động không nhỏ đến tỷ lệ nhập siêu từ Trung Quốc, do các nhà thầu này mang vào Việt
Nam hầu như toàn bộ phương tiện, thiết bị và vật tư.
      Việt Nam xuất khẩu sản phẩm thô, giá trị gia tăng thấp chỉ là gia công ở công
đoạn cuối như dệt may, da giày, điện tử, chế biến gỗ, nhựa.... Chậm chuyển dịch sang
xuất khẩu sang hàng có giá trị gia tăng cao. Cơ cấu đầu tư chậm dịch chuyển vào các
ngành xuất khẩu (bao gồm đầu tư trong nước và FDI). Trong khi đó, nhập khẩu các
hàng nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng tiêu thụ ở thị trường nội địa giá cao
và tăng mạnh. Nguồn thu ngoại tệ lớn nhất trong những năm qua là xuất khẩu tài
nguyên khoáng sản và hàng nông, thủy sản.
       Giá sản phẩm công nghiệp xuất khẩu lại tăng chậm hơn so với giá nguyên liệu
đầu vào. Tiêu biểu như: giá bông tăng 25%, sợi tăng 34% nhưng giá mặt hàng dệt may
xuất khẩu chỉ tăng 5-10%; giá gỗ nguyên liệu tăng 25-30% nhưng giá sản phẩm gỗ chỉ
tăng 10%; chất dẻo nguyên liệu tăng 43,7% về giá nhưng sản phẩm nhựa chỉ tăng
tương ứng 20%... Trong khi đó giá nguyên nhiên vật liệu tăng chung trên cả thế giới
       Việc nhập khẩu tăng và nhập siêu lớn còn có “đóng góp” của các doanh nghiệp
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thời gian qua mức độ tăng nhập khẩu của khối
doanh nghiệp này cao hơn hẳn khối doanh nghiệp trong nước. Đi kèm với thu hút đầu
tư FDI là việc tăng lượng nhập khẩu máy móc, thiết bị cho các dự án sản xuất điện, lọc
dầu, xi măng, thép... Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam phải xóa bỏ hạn chế nhập
khẩu bằng hạn ngạch, giấy phép và giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình. Theo đó, chủ
đầu tư được quyền lựa chọn nguồn cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục
vụ cho sản xuất. Vì vậy, phần lớn các chủ đầu tư lựa chọn hình thức nhập khẩu này.
       Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra tại phiên họp Chính phủ mới đây
nhìn nhận, xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với những thử thách thật sự từ các
diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới. Bộ này cho rằng, các diễn biến phức tạp của thị
trường tiền tệ thế giới, đặc biệt sau khi Mỹ thông qua gói cứu trợ kinh tế thứ hai trị giá
600 tỷ USD, cùng với tình trạng lạm phát gia tăng ở nhiều quốc gia có thể dẫn tới việc
điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ so với đồng USD ở một số nền kinh tế. Đặc biệt, việc
đồng Nhân dân tệ tiếp tục tăng giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam.
Xuất khẩu của nước ta sang thị trường Mỹ có thể tăng nhẹ do việc Nhân dân tệ tăng giá
dẫn tới việc hàng Trung Quốc trở nên đắt hơn. Nhưng đồng USD của Mỹ tiếp tục xu
hướng giảm giá cũng sẽ làm cho các hàng hóa nước ngoài vào thị trường Mỹ nói
chung, trong đó có hàng hóa Việt Nam, trở nên khó cạnh tranh hơn với hàng hóa của
Mỹ. Bên cạnh đó, ở các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản cùng với xu hướng
gia tăng bảo hộ mậu dịch của các thị trường này, xuất khẩu của Việt Nam càng gặp khó
                                                                                        9
Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02


khăn hơn trước. Hơn nữa, nhập khẩu của Việt Nam từ Trung quốc chiếm tỷ trọng lớn.
Biểu đồ dưới đây về mặt hàng sắt thép cho thấy Trung Quốc là nơi nhập khẩu rất lớn
của Việt Nam.




                 Biểu đồ3: Lượng nhập khẩu sắt thép từ các thị trường chính
                                       giai đoạn 2008-2010
       Ngoài ra việc dân chúng đổ xô đi mua vàng – hệ quả trực tiếp do mất long tin
vào khả năng kinh tế vĩ mô – đã buộc Chính phủ phải nhập khẩu lượng vàng lớn để “ổn
định” thị trường cũng khiến gia tăng nhập siêu.
          3. Kiến nghị và giải pháp
       Mặc dù nhập siêu năm 2010 đã giảm về kim ngạch và tỷ lệ nhưng mức nhập
siêu vẫn còn lớn và tỷ lệ nhập siêu vẫn còn cao, thể hiện vị thế của Việt Nam trong
quan hệ buôn bán với nước ngoài tạo sức ép lên cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và
tỷ giá VND/ngoại tệ. Mức giảm chưa thật bền vững, do hiệu quả và sức cạnh tranh của
sản xuất trong nước còn thấp; do cơ cấu sản xuất và xuất khẩu còn có những hạn chế
bất cập: tỷ trọng hàng nhiên liệu, khoáng sản còn lớn, tỷ trọng hàng nông, lâm- thủy
sản chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế còn cao, tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến
nhưng tỷ lệ gia công, lắp ráp lớn, giá trị gia công thấp.
       Trong cơ cấu thị trường thì nhập siêu ở thị trường không phải là công nghệ
nguồn là chủ yếu; hàng rào kỹ thuật để ngăn chặn rác thải công nghệ, hàng thực phẩm
thiếu an toàn...chưa được quan tâm đúng mức; tình trạng buôn lậu, trốn thuế còn nhiều;
trong điều kiện cung- cầu ngoại tệ còn khó khăn nhưng vẫn còn lãng phí ngoại tệ để

                                                                                    10
Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02


nhập những hàng sản xuất trong nước đã sản xuất được hoặc vô hình trung khuyến
khích tâm lý sùng hàng ngoại...
       Tất cả những yếu tố này khiến chúng ta không thể chủ quan, thỏa mãn với kết
quả đã đạt được trong việc kiềm chế thành công nhập siêu năm 2010.
      3.1.   Giảm nhập siêu
        Như vậy để giảm nhập siêu thì cần thúc đẩy xuất khẩu các hàng có giá trị gia
tăng, hạn chế nhập khẩu. Triển khai một loạt biện pháp về bình ổn thị trường, bảo đảm
cân đối cung - cầu các mặt hàng thiết yếu. Phối hợp các hiệp hội, bộ, ngành đánh giá
nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng và khả năng đáp ứng của sản xuất trong nước để có
biện pháp hạn chế cụ thể với từng mặt hàng.
       Trên thực tế, hàng loạt giải pháp nhằm mang lại hiệu quả trong ngắn hạn đã
được ban hành như hạn ngạch thuế quan, áp dụng cấp phép nhập khẩu tự động, tăng
thuế nhập khẩu... nhưng kết quả không có nhiều chuyển biến.
                          Cơ cấu lại mặt hàng nhập khẩu một cách hợp lý là một
             trong những biện pháp quan trọng để giảm nhập siêu.
                          Tăng cường công tác hậu kiểm về chất lượng, an toàn vệ
             sinh đối với sản phẩm nhập khẩu và lưu thông theo các tiêu chuẩn, quy
             chuẩn; tạo hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu, kiểm soát việc nhập
             nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu
                          Kích thích tiêu dùng hàng nội địa và ra các chính sách triệt
             để tránh hiện tượng hời hợt hay chỉ phong trào một thời gian như quốc
             sách “người Việt dung hàng Việt”. Sản phẩm hàng trong nước và xuất
             khẩu cần có giá trị như nhau và chất lượng tốt.
      3.2.   Giải pháp từ xuất khẩu
       Trên xuất khẩu cần tăng cường và xúc tiến hơn bằng các biện pháp:
                          Xây dựng chương trình sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư
             trong nước và các chính sách, cơ chế liên quan, nhằm đáp ứng các yêu
             cầu về cung ứng máy móc, thiết bị và vật tư đối với các dự án đầu tư sản
             xuất có nhập khẩu vật tư và thiết bị toàn bộ của các ngành sản xuất chủ
             yếu.Đổi mới công nghệ, thiết bị để nâng cao sản xuất và xuất khẩu các
             mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao, những mặt
             hàng giải quyết công ăn việc làm, góp phần ổn định xã hội như dệt may,
             giầy dép, sản phẩm nhựa…
                          Mở rộng và đầu tư các mặt hàng nông sản để nâng cao chất
             lượng, tăng giá trị hàng hóa.
                         Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị
             trường, đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng tiềm năng, không bị hạn chế về
                                                                                     11
Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02


             khả năng sản xuất, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước như: thủ công
             mỹ nghệ, sản phẩm cao su,….
                         Tiến hành các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh
             nghiệp, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng hóa Thu hút các vốn đầu tư
             nước ngoài dể tăng đầu tư sản xuất tăng hàng xuất khẩu, áp dụng lãi xuất
             vay hợp lý đối với doanh nghiệp xuất khẩu.
      3.3.   Quản lý thị trường:
                          Nắm rõ tình hình và dự đoán cung cầu hàng hóa, nguyên
             nhiên vật liệu hàng dự trữ của các đơn vị kinh doanh với các mặt hàng
             cần thiết như xăng dầu, phân bón, dược phẩm, sắt thép, giấy, đường,
             muối….
                          Kiểm soát việc thự hiện các quy định của chính phủ về giá,
             xử lý nghiêm khắc hiện tượng ép giá, đầu cơ… gây mất ổn định đối với
             các cơ sở kinh doanh, chợ…
                          Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý giá và các ngành
             chức năng để xác định khung giá, mức giá…
                          Kiểm soát lạm phát và sự mất giá của tiền đồng.




                                                                                  12
Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02


KẾT LUẬN
       Qua những thống kê trên phần nào chúng ta hiểu được tình hình thương mại
quốc tế của Việt nam cụ thể là xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2010. Từ trên có thể
thấy Việt Nam đã nhập khẩu quá nhiều và có thể ảnh hưởng nền kinh tế tương lai. Sự
phụ thuộc vào các nước đang ngày càng lớn sẽ gây nguy hại cho nền kinh tế. Nhiều
doanh nghiệp đã đóng cửa sản xuất mà thay vào đó là nhập khẩu các nguyên nhiên vật
liệu cho thấy những chính sách ưu đãi của Việt Nam chưa triệt để.
        Ai mà không thích nghĩ rằng nền kinh tế quốc gia vững như bàn thạch, nhưng
xem chừng cái bàn thạch ấy giờ đây cũng đang lung lay. Những chính sách tiếp theo
như thế nào để người tiêu dùng tin tưởng vào hàng nội và giảm hàng ngoại?. Các ưu
đãi tiếp để kích thích sản xuất sẽ tiếp tục như thế nào? Kiểm soát giá và giảm lạm phát
sẽ được tiến hành ra sao? Những câu hỏi vẫn chờ đợi từ chính phủ. Dù rằng nguyên
nhân hay giải pháp được đưa ra có vẻ như chỉ cần áp dụng như vậy là ổn nhưng những
chính sách mang lâu dài thì chính phủ có vẻ ngại và chần chừ.
       Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể hy vọng rằng xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ
thay đổi. Cũng không thể phủ nhận rằng năm 2010 về nhập siêu đã sáng sủa hơn năm
2009. Năm 2011 sẽ có những bước tiến mới?.. Chúng ta sẽ có câu trả lời trong một thời
gian nữa.




                                                                                    13
Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02




                                  TÀI LIỆU THAM KHẢO
      1.     Nguyên lý Kinh tế học tập II, N. Gregory Mankiw.
      2.     TS Nguyễn Anh Tuấn (Chủ biên), Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế,
             NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2006
      3.     www.gso.gov.vn/
      4.     http://www.customs.gov.vn
      5.     http://www.sggp.org.vn/kinhte/2010/5/224960/
      6.     http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Nhap-sieu-giam-nhung-khong-the-
                     chu-quan/201011/49656.vgp
      7.     http://vneconomy.vn
      8.     http://bee.net.vn
      9.     http://cafef.vn/2010123006583520ca33/buc-tranh-xuat-nhap-khau-viet-
             nam-2010-co-nhieu-tin-hieu-tich-cuc.chn
      10.    http://www.thuongmai.vn/tin-tuc/kinh-te/dau-tu/33208-hang-tram-doanh-
             nghiep-fdi-chan-san-xuat-xin-nhap-khau.html




                                                                                  14

Más contenido relacionado

Similar a Mở đầu

Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà BèChiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà BèNgovan93
 
Bài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bản
Bài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bảnBài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bản
Bài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bảnCậu Ba
 
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015Nhung Tran
 
Chuong 1 car
Chuong 1 carChuong 1 car
Chuong 1 carBac Vu
 
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranhPhân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranhluanvantrust
 
International bussiness
International bussinessInternational bussiness
International bussinessVanglud Nguyen
 
Bao cao nganh det may 2014
Bao cao nganh det may 2014Bao cao nganh det may 2014
Bao cao nganh det may 2014Trang Nguyễn
 
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014Duc M. Pham
 
[Kho tài liệu ngành may] tiểu luận chuyển giao công nghệ đề tài công nghệ ...
[Kho tài liệu ngành may]  tiểu luận chuyển giao công nghệ   đề tài công nghệ ...[Kho tài liệu ngành may]  tiểu luận chuyển giao công nghệ   đề tài công nghệ ...
[Kho tài liệu ngành may] tiểu luận chuyển giao công nghệ đề tài công nghệ ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thuyết trình về kinh tế Việt Nam 2012
Thuyết trình về kinh tế Việt Nam 2012Thuyết trình về kinh tế Việt Nam 2012
Thuyết trình về kinh tế Việt Nam 2012Nguyen Ngoc
 
đáNh giá về chất lượng
đáNh giá về chất lượngđáNh giá về chất lượng
đáNh giá về chất lượngchuotchitbach
 
NHÓM 13 copy.pptx
NHÓM 13 copy.pptxNHÓM 13 copy.pptx
NHÓM 13 copy.pptxNgLanPhng3
 
Luận án: Rủi ro và Hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
Luận án: Rủi ro và Hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt NamLuận án: Rủi ro và Hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
Luận án: Rủi ro và Hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt NamViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).docNguyễn Công Huy
 

Similar a Mở đầu (20)

Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà BèChiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
 
Bài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bản
Bài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bảnBài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bản
Bài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bản
 
Ktqt
KtqtKtqt
Ktqt
 
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
 
Chuong 1 car
Chuong 1 carChuong 1 car
Chuong 1 car
 
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranhPhân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh
 
International bussiness
International bussinessInternational bussiness
International bussiness
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựaDự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
 
Luận án: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cản...
Luận án: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cản...Luận án: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cản...
Luận án: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cản...
 
Bao cao nganh det may 2014
Bao cao nganh det may 2014Bao cao nganh det may 2014
Bao cao nganh det may 2014
 
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
 
[Kho tài liệu ngành may] tiểu luận chuyển giao công nghệ đề tài công nghệ ...
[Kho tài liệu ngành may]  tiểu luận chuyển giao công nghệ   đề tài công nghệ ...[Kho tài liệu ngành may]  tiểu luận chuyển giao công nghệ   đề tài công nghệ ...
[Kho tài liệu ngành may] tiểu luận chuyển giao công nghệ đề tài công nghệ ...
 
Thuyết trình về kinh tế Việt Nam 2012
Thuyết trình về kinh tế Việt Nam 2012Thuyết trình về kinh tế Việt Nam 2012
Thuyết trình về kinh tế Việt Nam 2012
 
Cán cân thương mại
Cán cân thương mạiCán cân thương mại
Cán cân thương mại
 
đáNh giá về chất lượng
đáNh giá về chất lượngđáNh giá về chất lượng
đáNh giá về chất lượng
 
Bao cao det may.pdf
Bao cao det may.pdfBao cao det may.pdf
Bao cao det may.pdf
 
Quản trị công nghệ
Quản trị công nghệQuản trị công nghệ
Quản trị công nghệ
 
NHÓM 13 copy.pptx
NHÓM 13 copy.pptxNHÓM 13 copy.pptx
NHÓM 13 copy.pptx
 
Luận án: Rủi ro và Hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
Luận án: Rủi ro và Hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt NamLuận án: Rủi ro và Hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
Luận án: Rủi ro và Hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (60).doc
 

Mở đầu

  • 1. Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………….…………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….…… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………….………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ………………………………………..………………………………………………… 1
  • 2. Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3 1. Mở đầu .................................................................................................................. 4 1.1. Tình hình xuất khẩu năm 2010........................................................................... 5 1.2. Tình hình nhập khẩu năm 2010 ......................................................................... 6 2. Nguyên nhân ........................................................................................................ 7 2.1. Nguyên nhân nhập siêu năm 2010 đã giảm so với năm 2009 ........................... 7 2.2. Nguyên nhân nhập siêu cao ............................................................................... 8 3. Kiến nghị và giải pháp ...................................................................................... 10 3.1. Giảm nhập siêu ................................................................................................ 11 3.2. Giải pháp từ xuất khẩu..................................................................................... 11 3.3. Quản lý thị trường:........................................................................................... 12 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 14 2
  • 3. Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02 LỜI MỞ ĐẦU Đối với các nước đang phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa và mở cửa hội nhập kinh tế, thâm hụt cán cân thương mại là một hiện tượng khá phổ biến vì yêu cầu nhập khẩu rất lớn trong khi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế, do đó mức tăng trưởng xuất khẩu trong ngắn hạn không thể bù đắp thâm hụt thương mại. Phòng trào “Người Việt dùng hàng Việt” đã lắng xuống sau một thời gian rầm rộ lên và không thấy hiệu quả. Một câu hỏi đặt ra: tại sao chính phủ ra chính sách này? Ắt hẳn phải có nguyên do không đơn thuần chỉ là ủng hộ hàng nội địa. Những con số như nhập siêu 6 tháng đầu năm 2010 lên 6,7 tỷ USD đã trả lời cho chúng ta phần nào và khiến chúng ta không khỏi giật mình. Nhập siêu tăng cho thấy dấu hiệu sản xuất trong nước là kém hiệu quả, sử dụng tư liệu sản xuất không triệt để, lãng phí và hàng nội địa không chiếm được cảm tình trong nước, người tiêu dùng chuộng hàng ngoại. Và nhiều vấn đề đằng sau những con số đó. Cũng chính những vấn đề trên đã hướng em tới nghiên cứu về nhập siêu và đề tài là “Tình hình nhập siêu của Việt Nam năm 2010”. 3
  • 4. Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02 TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ TÌNH HÌNH NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM NĂM 2010 1. Mở đầu Nhập siêu (hay thâm hụt cán cân thương mại), vẫn thường được nhắc đến như một dấu hiệu không tốt của một nền kinh tế. Nếu tình trạng này duy trì trong dài hạn và vượt quá mức độ cho phép có thể ảnh hưởng tới cán cân tài khoản vãng lai và gây nên những biến động bất lợi đối với nền kinh tế như gia tăng tình trạng nợ quốc tế, hạn chế khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tác động tiêu cực đến thu nhập và việc làm và ở mức trầm trọng có thể gây nên khủng hoảng tài chính tiền tệ. Tình hình kinh tế Việt nam vào năm 2010 đan xen giữa những thành công trong điềi kiện khó khăn là những vấn đề bộc lộ đòi hỏi phải giải quyết. Nhìn lại giai đoạn 2006 - 2010, có thể thấy mức nhập siêu đã tăng quá nhanh, vượt xa so với định hướng kế hoạch 2006 - 2010 của Chính phủ. Hàng loạt giải pháp nhằm mang lại hiệu quả trong ngắn hạn đã được ban hành như hạn ngạch thuế quan, áp dụng cấp phép nhập khẩu tự động, tăng thuế nhập khẩu... nhưng chuyển biến chưa rõ rệt. (Nguồn: http//: baodientu.chinhphu.vn) Xuất nhập khẩu của Việt Nam đang đối mặt với những thử thách thật lớn từ các diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới. Mặc dù mục tiêu xuất nhập khẩu năm 2010 đã dễ 4
  • 5. Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02 dàng vượt qua, nhưng nhập siêu vẫn rất đáng lo trước khả năng vượt 12 tỷ USD trong năm 2010. 1.1. Tình hình xuất khẩu năm 2010 Tình hình xuất khẩu trong năm 2010 có nhiều thành tựu lớn và vượt mục tiêu. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt khoảng 71,6 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2009 và 18% so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 38,8 tỷ USD, tăng 27,8% và chiếm 54,2% kim ngạch xuất khẩu cả nước. còn nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đạt 32,8 tỷ USD, tăng 22,7%. Cũng như mọi năm hàng dệt may tiếp tục đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu đạt 11,2 tỷ kim ngạch, tăng 23% so với năm trước; gạo đạt 3,2 tỷ USD; thuỷ sản đạt kim ngạch gần 4,5 tỷ USD; gỗ và sản phẩm vượt 3 tỷ USD... Nhóm còn lại, các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh gồm có sắt thép, hoá chất, cao su, phương tiện vận tải, hạt điều… Chúng ta cũng có thêm năm mặt hàng mới có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là mặt hàng: hạt điều, xăng dầy các loại, sản phẩm chất dẻo, dây điện cáp điện và phương tiện vận tải, đưa tổng số mặt hàng có kim ngạch 1 tỷ USD trở lên là 18 mặt hàng. Tuy nhiên, xuất khẩu dầu thô giảm mạnh gần 23%... Theo Bộ công thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm ước đạt 25,83 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2009 và bằng 42,7% kế hoạch cả năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 13,8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu (đã bao gồm dầu thô), tăng 25,9% so với cùng kỳ. Một số mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh về kim ngạch như: cao su tăng 85,3%, hạt tiêu (54,9%), nhân điều (24,7%), chè (19,7%), thuỷ sản (18%), rau quả (17,3%) ... kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng bình quân tới 11,6%. Đặc biệt, thép và hoá chất cùng tăng hơn 3,4 lần; dây điện và cáp điện tăng gấp 2 lần, sản phẩm từ cao su tăng 91,6%, giấy và sản phẩm từ giấy, máy vi tính và linh kiện tăng hơn 30 %, dệt may tăng 17%... 5
  • 6. Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02 9000 8500 7941 8000 7183 7059 7007 7252 6973 7304 6857 7100 7000 6494 6641 6312 6317 6098 6227 6029 5747 6000 5692 5592 5332 5070 4766 5000 triệu 3740 4000 3000 1830 1800 2000 1400 926 1155 1162 978 1077 871 742 875 1000 395 0 tháng tháng2 tháng tháng4 tháng tháng tháng tháng tháng tháng tháng tháng 1 3 5 6 7 8 9 10 11 12 nhập khẩu xuất khẩu nhập siêu Biểu đồ 1: diễn biến xuất nhập khẩu năm 2010. 1.2. Tình hình nhập khẩu năm 2010 Còn về nhập khẩu, tổng kim ngạch 5 tháng đầu năm ước đạt 31,2 tỷ USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2009, gấp hơn 2 lần tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu. Đáng lưu ý, kim ngạch nhập khẩu khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 13 tỷ USD, tăng tới trên 50% Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng rất cao ở nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu (tăng 64,8%), trong đó nhóm mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng gấp 5,8 lần, linh kiện phụ tùng ôtô, xe máy tăng trên 70% so với cùng kỳ... Cả năm 2010, nhập khẩu của cả nước ước đạt 84 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2009, về giá trị tương đương tăng 14 tỷ USD, trong đó doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 47,5 tỷ USD chiếm 56,6% tổng kim ngạch tăng 8,3% so với năm 2009, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 36,5% tỷ USD chiếm 43,4% tổng kim ngạch và tăng 39,9% so với năm 2009. Nhập siêu của cả nước ước đạt khoảng 12,3% USD, thấp hơn so với dự báo từ đầu năm 13,5 tỷ USD bằng 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt mục tiêu Chính phủ đã đề ra. Một số hàng hóa cần nhập khẩu giảm khá mạnh năm qua là clinker giảm 38%, xăng dầu giảm 28,6%, khí đốt hóa lỏng giảm 14%, phân bón giảm 22%, thép các loại giảm 10%, ô tô nguyên chiếc giảm 45%,…chủ yếu do sản xuất trong nước phần nào đáp ứng được nhu cầu. Trong số 11 mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu chủ yếu, chiếm hơn 83% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng, thì kim ngạch của 5 mặt hàng tăng khá cao là sữa và sản phẩm từ sữa tăng 59,5%; rau và một số loại củ, quả tăng 44,9%; dầu 6
  • 7. Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02 mỡ động thực vật tăng 29,6%; đường và các loại kẹo đường tăng 105,8%; máy móc thiết bị điện sử dụng trong gia đình tăng 23,9%. Có thể thấy nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng là do nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng cần thiết (không phải hàng xa xỉ, cao cấp) tăng mạnh, như đường, sữa, dầu ăn. Những mặt hàng này trong nước đã sản xuất được nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu và cả về chất lượng. Biểu đồ 2: xuất nhập khẩu, cán cân thương mại và tốc độ xuất nhập khẩu giai đoạn 2006-2010. 2. Nguyên nhân 2.1. Nguyên nhân nhập siêu năm 2010 đã giảm so với năm 2009 Một, quy mô xuất khẩu năm nay cao nhất từ trước tới nay, vượt xa đỉnh điểm 62,9 tỷ USD của năm 2008, cao hơn tới 13 tỷ USD so với năm 2009. Hai, nếu năm trước (2009) do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, xuất khẩu giảm sút mạnh, thì năm nay đã tăng cao trở lại với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trong thời kỳ 2002- 2008 (tăng trên 23% so với tăng 22,6%/năm). Ba, tốc độ tăng thực hiện vượt xa so với tốc độ tăng theo mục tiêu kế hoạch đề ra (gấp trên 3,8 lần) góp phần thực hiện vượt kế hoạch tăng trưởng GDP (ước đạt 6,7% so với 6,5%) Bốn, hệ số giữa tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu so với tốc độ tăng của GDP (gấp khoảng 3,4 lần), góp phần làm cho tốc độ tăng GDP cao lên và đang trên đường tiến tới phục hồi. 7
  • 8. Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02 Năm, tăng trưởng cao của xuất khẩu đạt được ở cả 2 khu vực: khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt quy mô lớn hơn (31 tỷ USD so với 26,8 tỷ USD), và có tốc độ tăng cao hơn (25,9% so với 20,4%). Sáu, tăng trưởng có sự khác nhau giữa các nhóm hàng, thể hiện cơ cấu xuất khẩu có sự chuyển dịch theo hướng tích cực hơn. 2.2. Nguyên nhân nhập siêu cao Tuy vậy, nhập siêu cao hiển nhiên do nhập khẩu cao hơn xuất khẩu, mặc dù xuất khẩu đã vượt qua dự kiến nhưng giá trị của nhập khẩu vẫn cao hơn rất nhiều. Xuất khẩu tăng là do sự đóng góp lớn của những mặt hàng công nghiệp chế biến cộng với sự phục hồi của kinh tế thế giới làm cho xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản được lợi về giá. Vấn đề tồn tại lớn nhất của xuất khẩu đã bộc lộ trong nhiều năm qua là việc vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản, dệt may, da giầy… Hơn nữa, các mặt hàng công nghiệp chế biến vẫn mang tính chất gia công. Như vậy, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa xây dựng được các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn. Như thống kê trên thì nhập khẩu tăng hơn so với năm 2009 nguyên nhân chính của sự gia tăng nhập khẩu này là do kinh tế có sự phục hồi làm gia tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất (chiếm khoảng 80% cơ cấu nhập khẩu). Cơ cấu kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân gây tỷ lệ nhập siêu cao. Thông thường, khi chọn ngành trọng điểm, phải xem xét đến hai yếu tố là chỉ số lan tỏa nội địa và chỉ số kích thích nhập khẩu. Nhưng ở nước ta, một số ngành như công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng vốn đầu tư khá lớn nhưng chỉ số lan tỏa nội địa thấp, trong khi chỉ số kích thích nhập khẩu lại cao bất thường. Hiệu quả sản xuất kinh doanh sụt giảm khá mạnh là nguyên nhân thứ ba dẫn đến nhập siêu tăng. Theo các bảng cân đối liên ngành của Tổng cục Thống kê, chỉ tiêu năng suất đóng góp vào tăng trưởng khoảng 22 - 25%, nhưng trong ba năm 2007 - 2010, đóng góp của chỉ tiêu này vào GDP chỉ khoảng 10 - 15%.( theo ông Bùi Trinh, Vụ Tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê). Chính sách bảo hộ là một nguyên nhân không kém phần quan trọng. trong thực tế, chính sách này của Việt Nam còn nhiều cảm tính. Những ngành có thể cạnh tranh thì hệ số bảo hộ hữu hiệu – bảo hộ sản xuất ngày càng giảm, thậm chí có nhóm tỷ lệ âm. Ngược lại những ngành không thể cạnh tranh thì hệ số bảo hộ hữu hiệu cho sản xuất ngày càng tăng. Nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đã có không ít chính sách, chiến lược nhằm kích thích các ngành kinh tế mũi nhọn. Nhưng dường như các chính sách này chưa phát huy được tác dụng trước làn sóng hàng Trung Quốc đa dạng và giá rẻ. 8
  • 9. Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02 Chưa kể đến hàng rào thương mại (thuế và phi thuế) do các nước dựng lên thì hàng hóa của Việt Nam cũng đã ở thế bất lợi do hạn chế về giá cả, mẫu mã, chủng loại… Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng thô như cao su, than, dầu thô… và nhập khẩu từ Trung Quốc máy móc cơ khí với tỷ trọng lớn, trên 90% giá trị nhập khẩu. Thêm vào đó, việc các nhà thầu Trung Quốc thắng thầu hàng loạt các dự án lớn ở Việt Nam đã tác động không nhỏ đến tỷ lệ nhập siêu từ Trung Quốc, do các nhà thầu này mang vào Việt Nam hầu như toàn bộ phương tiện, thiết bị và vật tư. Việt Nam xuất khẩu sản phẩm thô, giá trị gia tăng thấp chỉ là gia công ở công đoạn cuối như dệt may, da giày, điện tử, chế biến gỗ, nhựa.... Chậm chuyển dịch sang xuất khẩu sang hàng có giá trị gia tăng cao. Cơ cấu đầu tư chậm dịch chuyển vào các ngành xuất khẩu (bao gồm đầu tư trong nước và FDI). Trong khi đó, nhập khẩu các hàng nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng tiêu thụ ở thị trường nội địa giá cao và tăng mạnh. Nguồn thu ngoại tệ lớn nhất trong những năm qua là xuất khẩu tài nguyên khoáng sản và hàng nông, thủy sản. Giá sản phẩm công nghiệp xuất khẩu lại tăng chậm hơn so với giá nguyên liệu đầu vào. Tiêu biểu như: giá bông tăng 25%, sợi tăng 34% nhưng giá mặt hàng dệt may xuất khẩu chỉ tăng 5-10%; giá gỗ nguyên liệu tăng 25-30% nhưng giá sản phẩm gỗ chỉ tăng 10%; chất dẻo nguyên liệu tăng 43,7% về giá nhưng sản phẩm nhựa chỉ tăng tương ứng 20%... Trong khi đó giá nguyên nhiên vật liệu tăng chung trên cả thế giới Việc nhập khẩu tăng và nhập siêu lớn còn có “đóng góp” của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thời gian qua mức độ tăng nhập khẩu của khối doanh nghiệp này cao hơn hẳn khối doanh nghiệp trong nước. Đi kèm với thu hút đầu tư FDI là việc tăng lượng nhập khẩu máy móc, thiết bị cho các dự án sản xuất điện, lọc dầu, xi măng, thép... Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam phải xóa bỏ hạn chế nhập khẩu bằng hạn ngạch, giấy phép và giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình. Theo đó, chủ đầu tư được quyền lựa chọn nguồn cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Vì vậy, phần lớn các chủ đầu tư lựa chọn hình thức nhập khẩu này. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra tại phiên họp Chính phủ mới đây nhìn nhận, xuất khẩu của Việt Nam đang đối mặt với những thử thách thật sự từ các diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới. Bộ này cho rằng, các diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ thế giới, đặc biệt sau khi Mỹ thông qua gói cứu trợ kinh tế thứ hai trị giá 600 tỷ USD, cùng với tình trạng lạm phát gia tăng ở nhiều quốc gia có thể dẫn tới việc điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ so với đồng USD ở một số nền kinh tế. Đặc biệt, việc đồng Nhân dân tệ tiếp tục tăng giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu của nước ta sang thị trường Mỹ có thể tăng nhẹ do việc Nhân dân tệ tăng giá dẫn tới việc hàng Trung Quốc trở nên đắt hơn. Nhưng đồng USD của Mỹ tiếp tục xu hướng giảm giá cũng sẽ làm cho các hàng hóa nước ngoài vào thị trường Mỹ nói chung, trong đó có hàng hóa Việt Nam, trở nên khó cạnh tranh hơn với hàng hóa của Mỹ. Bên cạnh đó, ở các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản cùng với xu hướng gia tăng bảo hộ mậu dịch của các thị trường này, xuất khẩu của Việt Nam càng gặp khó 9
  • 10. Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02 khăn hơn trước. Hơn nữa, nhập khẩu của Việt Nam từ Trung quốc chiếm tỷ trọng lớn. Biểu đồ dưới đây về mặt hàng sắt thép cho thấy Trung Quốc là nơi nhập khẩu rất lớn của Việt Nam. Biểu đồ3: Lượng nhập khẩu sắt thép từ các thị trường chính giai đoạn 2008-2010 Ngoài ra việc dân chúng đổ xô đi mua vàng – hệ quả trực tiếp do mất long tin vào khả năng kinh tế vĩ mô – đã buộc Chính phủ phải nhập khẩu lượng vàng lớn để “ổn định” thị trường cũng khiến gia tăng nhập siêu. 3. Kiến nghị và giải pháp Mặc dù nhập siêu năm 2010 đã giảm về kim ngạch và tỷ lệ nhưng mức nhập siêu vẫn còn lớn và tỷ lệ nhập siêu vẫn còn cao, thể hiện vị thế của Việt Nam trong quan hệ buôn bán với nước ngoài tạo sức ép lên cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và tỷ giá VND/ngoại tệ. Mức giảm chưa thật bền vững, do hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất trong nước còn thấp; do cơ cấu sản xuất và xuất khẩu còn có những hạn chế bất cập: tỷ trọng hàng nhiên liệu, khoáng sản còn lớn, tỷ trọng hàng nông, lâm- thủy sản chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế còn cao, tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến nhưng tỷ lệ gia công, lắp ráp lớn, giá trị gia công thấp. Trong cơ cấu thị trường thì nhập siêu ở thị trường không phải là công nghệ nguồn là chủ yếu; hàng rào kỹ thuật để ngăn chặn rác thải công nghệ, hàng thực phẩm thiếu an toàn...chưa được quan tâm đúng mức; tình trạng buôn lậu, trốn thuế còn nhiều; trong điều kiện cung- cầu ngoại tệ còn khó khăn nhưng vẫn còn lãng phí ngoại tệ để 10
  • 11. Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02 nhập những hàng sản xuất trong nước đã sản xuất được hoặc vô hình trung khuyến khích tâm lý sùng hàng ngoại... Tất cả những yếu tố này khiến chúng ta không thể chủ quan, thỏa mãn với kết quả đã đạt được trong việc kiềm chế thành công nhập siêu năm 2010. 3.1. Giảm nhập siêu Như vậy để giảm nhập siêu thì cần thúc đẩy xuất khẩu các hàng có giá trị gia tăng, hạn chế nhập khẩu. Triển khai một loạt biện pháp về bình ổn thị trường, bảo đảm cân đối cung - cầu các mặt hàng thiết yếu. Phối hợp các hiệp hội, bộ, ngành đánh giá nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng và khả năng đáp ứng của sản xuất trong nước để có biện pháp hạn chế cụ thể với từng mặt hàng. Trên thực tế, hàng loạt giải pháp nhằm mang lại hiệu quả trong ngắn hạn đã được ban hành như hạn ngạch thuế quan, áp dụng cấp phép nhập khẩu tự động, tăng thuế nhập khẩu... nhưng kết quả không có nhiều chuyển biến.  Cơ cấu lại mặt hàng nhập khẩu một cách hợp lý là một trong những biện pháp quan trọng để giảm nhập siêu.  Tăng cường công tác hậu kiểm về chất lượng, an toàn vệ sinh đối với sản phẩm nhập khẩu và lưu thông theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn; tạo hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu, kiểm soát việc nhập nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu  Kích thích tiêu dùng hàng nội địa và ra các chính sách triệt để tránh hiện tượng hời hợt hay chỉ phong trào một thời gian như quốc sách “người Việt dung hàng Việt”. Sản phẩm hàng trong nước và xuất khẩu cần có giá trị như nhau và chất lượng tốt. 3.2. Giải pháp từ xuất khẩu Trên xuất khẩu cần tăng cường và xúc tiến hơn bằng các biện pháp:  Xây dựng chương trình sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư trong nước và các chính sách, cơ chế liên quan, nhằm đáp ứng các yêu cầu về cung ứng máy móc, thiết bị và vật tư đối với các dự án đầu tư sản xuất có nhập khẩu vật tư và thiết bị toàn bộ của các ngành sản xuất chủ yếu.Đổi mới công nghệ, thiết bị để nâng cao sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao, những mặt hàng giải quyết công ăn việc làm, góp phần ổn định xã hội như dệt may, giầy dép, sản phẩm nhựa…  Mở rộng và đầu tư các mặt hàng nông sản để nâng cao chất lượng, tăng giá trị hàng hóa.  Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng tiềm năng, không bị hạn chế về 11
  • 12. Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02 khả năng sản xuất, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước như: thủ công mỹ nghệ, sản phẩm cao su,….  Tiến hành các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng hóa Thu hút các vốn đầu tư nước ngoài dể tăng đầu tư sản xuất tăng hàng xuất khẩu, áp dụng lãi xuất vay hợp lý đối với doanh nghiệp xuất khẩu. 3.3. Quản lý thị trường:  Nắm rõ tình hình và dự đoán cung cầu hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu hàng dự trữ của các đơn vị kinh doanh với các mặt hàng cần thiết như xăng dầu, phân bón, dược phẩm, sắt thép, giấy, đường, muối….  Kiểm soát việc thự hiện các quy định của chính phủ về giá, xử lý nghiêm khắc hiện tượng ép giá, đầu cơ… gây mất ổn định đối với các cơ sở kinh doanh, chợ…  Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý giá và các ngành chức năng để xác định khung giá, mức giá…  Kiểm soát lạm phát và sự mất giá của tiền đồng. 12
  • 13. Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02 KẾT LUẬN Qua những thống kê trên phần nào chúng ta hiểu được tình hình thương mại quốc tế của Việt nam cụ thể là xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2010. Từ trên có thể thấy Việt Nam đã nhập khẩu quá nhiều và có thể ảnh hưởng nền kinh tế tương lai. Sự phụ thuộc vào các nước đang ngày càng lớn sẽ gây nguy hại cho nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp đã đóng cửa sản xuất mà thay vào đó là nhập khẩu các nguyên nhiên vật liệu cho thấy những chính sách ưu đãi của Việt Nam chưa triệt để. Ai mà không thích nghĩ rằng nền kinh tế quốc gia vững như bàn thạch, nhưng xem chừng cái bàn thạch ấy giờ đây cũng đang lung lay. Những chính sách tiếp theo như thế nào để người tiêu dùng tin tưởng vào hàng nội và giảm hàng ngoại?. Các ưu đãi tiếp để kích thích sản xuất sẽ tiếp tục như thế nào? Kiểm soát giá và giảm lạm phát sẽ được tiến hành ra sao? Những câu hỏi vẫn chờ đợi từ chính phủ. Dù rằng nguyên nhân hay giải pháp được đưa ra có vẻ như chỉ cần áp dụng như vậy là ổn nhưng những chính sách mang lâu dài thì chính phủ có vẻ ngại và chần chừ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể hy vọng rằng xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ thay đổi. Cũng không thể phủ nhận rằng năm 2010 về nhập siêu đã sáng sủa hơn năm 2009. Năm 2011 sẽ có những bước tiến mới?.. Chúng ta sẽ có câu trả lời trong một thời gian nữa. 13
  • 14. Nguyễn Thu Hiền, lớp EC003_1_102_T02 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyên lý Kinh tế học tập II, N. Gregory Mankiw. 2. TS Nguyễn Anh Tuấn (Chủ biên), Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2006 3. www.gso.gov.vn/ 4. http://www.customs.gov.vn 5. http://www.sggp.org.vn/kinhte/2010/5/224960/ 6. http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Nhap-sieu-giam-nhung-khong-the- chu-quan/201011/49656.vgp 7. http://vneconomy.vn 8. http://bee.net.vn 9. http://cafef.vn/2010123006583520ca33/buc-tranh-xuat-nhap-khau-viet- nam-2010-co-nhieu-tin-hieu-tich-cuc.chn 10. http://www.thuongmai.vn/tin-tuc/kinh-te/dau-tu/33208-hang-tram-doanh- nghiep-fdi-chan-san-xuat-xin-nhap-khau.html 14