SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 45
Descargar para leer sin conexión
1
Viện đại học Phúc lợi Y tế quốc tế
TAKEUCHI TAKAHITO
NƯỚC
1
CHĂM SÓC ĐƯỢC BẮT ĐẦU TỪ NƯỚC
VÀ KẾT THÚC CŨNG BẰNG NƯỚC
CẨM NANG CHĂM SÓC HỖ TRỢ TỰ LẬP
2 3
Lờimởđầu
Cuốn sách này được viết dùng để làm tài liệu trong khóa học Nâng cao
năng lực chăm sóc do Hiệp hội các cơ sở dưỡng lão toàn quốc tổ chức. Khóa
học này được bắt đầu từ năm 2004 với khoảng 916 cơ sở và 1.124 học viên
tham gia (tính đến khóa 9 năm 2012). Khóa học được tổ chức do Ngài Nakamura
Hirohiko – Hội trưởng hội các cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (nay là
cố vấn đặc biệt) khởi xướng, một năm tổ chức 6 lần (mỗi lần 2 ngày), thông qua
các ca lâm sàng cụ thể để cung cấp các kiến thức cơ bản cần thiết một cách bài
bản nhằm đưa Nghề chăm sóc thành một nghề có tính chuyên môn và khẳng
định được vị trí của nghề nghiệp. Đương kim hội trưởng Tanaka Kioshi hiện nay
cũng nối tiếp truyền thống này.
Hỗ trợ tự lập là đã trở thành một khái niệm căn bản trong chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi. Trong xã hội người cao tuổi, cùng với sự mất đi tính tự lập
và trở thành người cần được chăm sóc thì sẽ làm nảy sinh ra các Vấn đề chăm
sóc cho người thân trong gia đình, địa phương và toàn thể xã hội. Vì vậy, có
thể nói việc khôi phục tính tự lập sẽ giải quyết được phần lớn các Vấn đề trong
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Hỗ trợ tự lập sẽ làm thay đổi công việc chăm sóc mà trước đây chủ yếu gồm
3 vấn đề chăm sóc như: thay bỉm ( tã) , cho ăn, cho tắm. Để có thể hỗ trợ tự lập
thì cần các yếu tố như: nắm được các kiến thức cơ bản, dựa vào đó có thể đưa
ra các lý luận chăm sóc và từ những kỹ thuật thực tiễn sẽ tích lũy được nhiều
kinh nghiệm. Tổ hợp: Kiến thức cơ bản, lý luận và kinh nghiệm sẽ tạo ra hình
thức chăm sóc mang tính khoa học. Vì vậy, Nghề chăm sóc cũng giống như tất
cả các công việc mang tính chuyên môn khác. Có thể nói chăm sóc hỗ trợ tự lập
sẽ đưa Nghề chăm sóc sức khỏe thành một nghề có tính chuyên môn.
Bộ sách này gồm 4 cuốn: Nước; Vận động (đi lại) và bài tiết; Chăm sóc người
bệnh sa sút trí tuệ; Dinh dưỡng. Cuốn nào cũng có các kiến thức cơ bản về
chăm sóc nên các bạn hãy cố gắng tìm hiểu có thể trang bị một số kiến thức
cần thiết về Chăm sóc.
Tháng 9 năm 2012
Giáo sư Viện đại học y tế phúc lợi quốc tế
Giảng viên chuyên trách Khóa học
nâng cao năng lực Chăm sóc sức khỏe
TAKEUCHI TAKAHIRO
4 5
MụclụcSổtay1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1. Tự lập............................................................................................................... 8
2. QOL (chất lượng cuộc sống) ......................................................................... 9
3. Chăm sóc người cao tuổi ............................................................................ 10
CHƯƠNG 2. BẮT ĐẦU TỪ NƯỚC, KẾT THÚC CŨNG BẰNG NƯỚC
1. Hiện trạng việc giáo dục về Nước .............................................................. 14
2. Tầm quan trọng của Nước.......................................................................... 14
(1) Nước và hoạt động của cơ thể.............................................................. 14
(2) Sự ảnh hưởng của nước đối với trạng thái ý thức,
trung khu thức tỉnh................................................................................ 16
(3) Hoạt động của tế bào ............................................................................ 16
3. Chăm sóc trong giúp đối tượng uống đủ nước........................................ 17
(1) Lượng nước uống và giấc ngủ .............................................................. 17
(2) Lượng nước uống hàng ngày................................................................ 18
(3) Hiệu quả đối với việc cải thiện triệu chứng của
tiểu tiện không tự chủ ( són tiểu)......................................................... 19
(4) Nhìn từ góc độ tiết niệu và nội khoa ................................................... 20
(5) Lượng nước uống hàng ngày của người bệnh Đái tháo đường ....... 20
(6) Về thuốc lợi tiểu...................................................................................... 21
(7) Trường hợp cho ăn bằng ống thông qua da vào dạ dày
và qua mũi (miệng) vào dạ dày ............................................................ 22
(8) Suy tim mạn tính và nước ..................................................................... 22
(9) Phân loại mức độ suy tim ..................................................................... 24
(10) Suy tim mạn tính và nước tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe........... 25
(11) Quản lý nguy cơ của suy tim mạn tính và nước.................................... 26
CHƯƠNG 3. SỨC MẠNH CỦA NƯỚC VÀ SỰ ????????
1. Nước là khởi nguồn của sự sống ............................................................... 30
(1) Lượng nước có trong cơ thể ................................................................. 30
(2) Lượng nước vào ra................................................................................. 30
(3) Các vấn đề xảy ra do thiếu nước.......................................................... 32
2. Chức năng của dịch ngoại bào................................................................... 33
(1) Máu.......................................................................................................... 33
(2) Điều chỉnh acid, bazo ( pH) ................................................................... 34
(3) Điều chỉnh nồng độ muối ( áp suất thẩm thấu) ................................. 35
(4) Điều hòa thân nhiệt............................................................................... 35
3. Chức năng của dịch nội bào....................................................................... 37
(1) Sự kết hợp và phân giải của vật chất................................................... 37
(2) Duy trì hình dáng và chức năng của protein ...................................... 39
(3) Vật liệu bảo vệ protein .......................................................................... 39
4. Tổng kết ........................................................................................................ 41
PHẦN TƯ LIỆU
Uy lực của nước (1) Ví dụ trong Tiểu tiện không tự chủ (Són tiểu) ............ 44
Thảo luận lâm sàng trên tạp chí lần 8, Nguyệt san Hiệp hội các cơ sở
Dưỡng lão tháng 3 - số 461 năm 2010
Uy lực của nước(2) Học về các kiến thức cơ bản của nước......................... 51
Thảo luận lâm sàng trên tạp chí lần 9, Nguyệt san Hiệp hội các cơ sở
Dưỡng lão tháng 4 - số 462 năm 2010
Uy lực của nước (3) Sinh lý học nước, hoạt động của nước........................ 59
Thảo luận lâm sàng trên tạp chí lần 10, Nguyệt san Hiệp hội các cơ sở
Dưỡng lão tháng 5 - số 463 năm 2010
6 7
TỔNG QUAN
1CHƯƠNG
Buổi tối ngủ ngon - Bí quyết để có một đêm trực yên tĩnh ........................ 69
Thảo luận lâm sàng trên tạp chí lần 11, Nguyệt san Hiệp hội các cơ sở
Dưỡng lão tháng 6 - số 464 năm 2010
Nước là thuốc đặc trị của tự lập..................................................................... 77
Thảo luận lâm sàng trên tạp chí lần 12, Nguyệt san Hiệp hội các cơ sở
Dưỡng lão tháng 7 – số 466 năm 2010
8 9
Tựlập
Khóa học nâng cao năng lực Chăm sóc này có mục đích là hướng người
sử dụng tới sự tự lập. Để đạt được mục đích này thì việc học các lý luận và
kỹ thuật như làm thế nào để người sử dụng có thể tự lập được và tích lũy
kinh nghiệm qua từng ca lâm sàng là điều cần thiết.
Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu xem thế nào là Tự lập
Theo WHO (Tổ chức y tế Thế giới), sức khỏe không chỉ là tình trạng
không bệnh tật của cơ thể mà còn là trạng thái thoải mái về cả mặt tinh
thần và xã hội. Đây không phải là một phát ngôn đặc biệt của WHO mà chỉ
là một định nghĩa được đúc kết dựa vào một sự thật là Con người là một
tổng thể đươc kết hợp bởi 3 yếu tố: thể chất, tinh thần và xã hội.
Vì vậy, đối với Tự lập cũng được chia ra làm 3 nhân tố đó là: tự lập về
thể chất, tự lập về tinh thần và tự lập về xã hội. Hơn nữa, đối với từng đối
tượng như: trẻ khuyết tật, người khuyết tật hay người cao tuổi thì các vấn
đề về tự lập lại khác nhau.
Với trẻ khuyết tật thì trẻ em sẽ tự lập về thể chất, sau đó trẻ sẽ dần dần
tự lập về cả tinh thần lẫn xã hội và quá trình này được gọi là: Quá trình phát
triển. Vì vậy, mục tiêu của hỗ trợ tự lập cho trẻ khuyết tật không chỉ là tự
lập về thể chất mà còn phải hỗ trợ tự lập về cả tinh thần và xã hội. Vấn đề
này được đề cập trong các lý luận cơ bản về Chăm sóc trẻ khuyết tật và khi
đối tượng của chúng ta là trẻ khuyết tật thì chúng ta phải bắt đầu từ đây.
Với người khuyết tật trưởng thành thì vấn đề là gì? Trong cuộc Vận động
vì cuộc sống tự tập của Người khuyết tật đang diễn ra thế giới thì vấn đề tự
lập của người khuyết tật trưởng thành chính là vấn đề tự lập về xã hội.Vì
vậy, vào những năm 1970, 1980 người khuyết tật trên thế giới đã lên tiếng
và đưa ra yêu cầu: Chúng tôi muốn sống tại địa phương và có một cuộc
sống độc lập như những người bình thường khác. Có nghĩa là những người
khuyết tật này đang muốn hướng tới Tự lập về xã hội .
Và để có thể Tự lập về xã hội thì những người khuyết tật này đã quyết
tâm và bắt đầu tự lập về tinh thần. Với những người khuyết tật trưởng
thành thì sự tự lập về thể chất sẽ bị dừng lại ở một mức độ nào đó vì vậy tự
lập về thể chất sẽ không còn là vấn đề nữa mà vấn đề cần quan tâm ở đây
chính là tự lập về tinh thần và xã hội.
Với người cao tuổi, họ đã trải qua một hành trình dài tự lập về thể chất,
tinh thần và xã hội nhưng khi bị mất đi sự tự lập về thể chất, họ cần sự chăm
sóc của người thân và dần dần trở thành gánh nặng chăm sóc của gia đình.
Vì vậy, nhu cầu tự lập của người cao tuổi không phải là tự lập về tinh thần
hay xã hội mà họ cần được hỗ trợ để có thể tự thực hiện được các động tác sinh
hoạt thường ngày (ADL) và sắp xếp lại môi trường sống cho họ dễ sinh hoạt.
Khóa học này chúng tôi muốn chú trọng vào Các động tác sinh hoạt
thường ngày (activities of daily living - ADL). Nếu tự lập về ADL thì chất lượng
cuộc sống (QOL) sẽ được nâng cao; tự lập về ADL thì các động tác sinh hoạt
thường ngày kết hợp công cụ (instrumental activities of daily living - IADL)
như: nấu nướng, mua sắm,... các hoạt động sinh hoạt mang tính phức tạp
khác cũng có thể tự lập.
[Hình tư liệu 1] Tự lập
1
2
Thể chất
Tự lập về xã hội
Tự lập về thể chất
Tự lập về xã hội Tinh thần Xã hội
Trẻ em khuyết tật tự lập về thể chất, tinh thần và xã hội (Quá trình phát triển)
Người khuyết tật tự lập về tinh thần và xã hội (Tự lập về vận động, sinh hoạt)
Người cao tuổi tự lập về thể chất (ADL, IADL)
(Hình ảnh tư liệu 1): Các vòng tròn biểu diễn thể chất, tinh thần và xã hội
được vẽ một phần chồng lên nhau. Sự tự lập về thể chất sẽ ảnh hưởng đến
sự tự lập về tinh thần. Khi đã tự lập về thể chất thì cũng đến gần một bước
với tự lập về xã hội.Và sự tự lập về tinh thần sẽ ảnh hưởng đến sự tự lập về
xã hội. Tất cả 3 nhân tố này có mối quan hệ tương tác với nhau. Hình ảnh
trên biểu diễn mối quan hệ tương tác đó.
QOL
Trong các nghiên cứu về QOL (Chất lượng cuộc sống) của người cao
tuổi, chúng tôi thấy nếu độ tự lập về ADL càng cao thì QOL cũng càng được
nâng cao. Trong giới Phúc lợi và Chăm sóc sức khỏe hay sử dụng từ QOL
nhưng các bạn cần phải nhận thức được độ tự lập của ADL chính là thước
đo của QOL. Đến thời điểm hiện tại chúng tôi chưa thấy một phương pháp
độc lập nào có thể nâng cao được QOL.
10 11
Chămsócngườicaotuổi
Chăm sóc người cao tuổi bằng những chăm sóc cơ bản. Thực tế là nếu
các bạn thực hiện một cách chính xác thì có thể giải quyết được hầu hết các
vấn đề liên quan đến ADL.
[Hình ảnh tư liệu 2] Chăm sóc cơ bản: Nước, dinh dưỡng, bài tiết,
vận động
Nói tóm lại, 4 yếu tố: Lượng nước uống; dinh dưỡng, bài tiết, vận động là
các chăm sóc cơ bản đối với tất cả người cao tuổi. Nếu bạn không lưu ý đến
điều này thì dù bạn có triển khai bất kỳ một kế hoạch chăm sóc nào cũng
sẽ rất khó khăn. Giống như việc bạn phải xây một ngôi nhà trên một nền
móng không tốt. Vấn đề này không chỉ áp dụng trong chăm sóc về thể chất
mà còn có thể áp dụng để chăm sóc người bệnh bị sa sút trí tuệ.
Ví dụ, trong trường hợp nếu bạn không để ý thì người bệnh có các hành
động ăn tạp như: ăn giấy hay bất cứ cái gì cũng đều cho vào mồm thì việc
lên một kế hoạch chăm sóc cụ thể dành cho người bệnh này rất quan trọng
nhưng bạn cũng không được quên các chăm sóc cơ bản nêu trên, bạn hãy
cố gắng cho người bệnh uống nhiều nước hơn. Sau khi quan sát bạn sẽ
thấy một điều kì lạ là khi lượng nước uống tăng lên thì hành động ăn tạp
cũng dần mất đi. Những trường hợp như thế này trên thực tế có rất nhiều.
Xét về mặt lý thuyết của Sa sút trí tuệ thì thấy có vẻ lạ nhưng 4 yếu tố cơ
bản này không chỉ có nhiều ý nghĩa trong chăm sóc về thể chất mà còn có
ý nghĩa trong chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ. Và chúng tôi gọi là Chăm
sóc cơ bản. Chăm sóc cơ bản này là một yếu tố quan trọng trong việc duy
trì sức khỏe cho con người. Uống nhiều nước, ăn đủ chất dinh dưỡng và vệ
sinh đều đặn, vận động đúng cách. Khi truy cứu để tìm câu trả lời cho câu
hỏi: Điều cơ bản của chăm sóc là gì? Thì chúng tôi nhận thấy không có gì
khác ngoài 4 yếu tố tạo nên sức khỏe của con người. Nghe có vẻ đơn giản
nhưng để thực hiện được thì đây cũng là một thách thức lớn.
4 yếu tố này có mối quan hệ tương đương tương tác lẫn nhau. Nếu
thiếu nước bạn sẽ thấy chán ăn. Như vậy lượng thức ăn ăn vào ít đi. Nếu
thiếu nước, bạn cũng không thể tập đi lại được và kết quả là lượng vận
động cũng bị ít đi. Vận động ít đi sẽ gây ra táo bón và các bất thường trong
bài tiết khác.
Trong chăm sóc, ngoài chăm sóc cơ bản còn có chăm sóc mang tính cụ
thể, ví dụ: hỗ trợ để tự đi vệ sinh được là chăm sóc cụ thể. Tuy nhiên chúng
tôi vẫn muốn các bạn tập trung vào học chăm sóc cơ bản trước. Bước tiếp
theo mới là bước chúng ta đưa ra các kế hoạch chăm sóc cụ thể phù hợp
với từng cá thể người bệnh ví dụ như chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ có
hành động ăn tạp thì cần những chăm sóc đặc biệt như thế nào.
3
⇒ Điểm chung giữa chăm
sóc thể chất và chăm
sóc sa sút trí tuệ
⇒ Phục hồi sức khỏe
Dinh dưỡng Đại tiện
Vận động
Nước
Chuỗi 4 yếu tố
Yếu tố thứ 1 là Nước - lượng nước uống. Nếu bạn có thể quản lý triệt để
lượng nước uống cần thiết trong một ngày cho một người bệnh thì có thể
giải quyết được hầu hết các vần đề liên quan đến sức khỏe. Ảnh hưởng về
mặt sinh lý của nước đối với cơ thể con người là rất lớn.
Yếu tố thứ 2 là Dinh dưỡng. Nếu đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt cũng
có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề. Chế độ dinh dưỡng kém có thể gây
ra hiện tượng suy dinh dưỡng nên cần phải chú ý đến vấn đề này.
Yếu tố thứ 3 là Bài tiết - đại tiện. Trước đây, đây là vấn đề cần được hỗ
trợ chăm sóc nhưng dần dần vấn đề này cũng có thể được kiểm soát bằng
tự bài tiết, tự đại tiện.
Yếu tố thứ 4 là Vận động. Từ trước đến nay điểm yếu nhất của chăm
sóc chính là Vận động. Xuất phát điểm của vận động là sau khi có thể rời
khỏi giường (không còn nằm liệt giường) nhưng hiện nay do số người sinh
hoạt trên xe lăn tăng nhiều nên đây cũng được coi là đã rời khỏi giường
nhưng nếu chỉ là hành động rời khỏi giường với ý nghĩa tạo không gian vật
lý như vậy thì không giải quyết được vấn đề về vận động của cơ thể. Khi
nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến vận động của người cao tuổi cần
được chăm sóc thì chúng tôi lấy việc luyện tập để có thể tự đi lại được làm
trọng tâm. Khi có thể đi lại được thì rất nhiều phản ứng tốt xảy ra.
12 13
BẮT ĐẦU TỪ NƯỚC
VÀ KẾT THÚC CŨNG
BẰNG NƯỚC
2CHƯƠNG
14 15
[Hình tư liệu số 3] Nước làm tăng hoạt tính của tế bào, hoạt tính hóa
thể chất và ý thức
HiệntrạngviệcgiáodụcvềNước
Theo số liệu thống kê trong các khóa học thì tỷ lệ mặc bỉm ban ngày
cũng mang ý nghĩa trong việc đánh giá lượng nước uống vào trong ngày.
Sau khi nhận ra được điều đó thì câu hỏi được đặt ra là: nước có vai trò như
thế nào? Và nhận thức được tầm quan trọng trong việc khuyến khích người
bệnh uống nước. Từ trước đến nay, trong chăm sóc chưa nhận ra được tầm
quan trọng của nước nhưng thực ra nước có vai trò rất quan trọng.
Tuy nhiên, các bác sỹ và điều dưỡng đang làm việc tại các cơ sở dưỡng lão
cũngkhôngnắmrõvềtầmquantrọngcủanướccũnglàmộthiệnthực.Thựctếlà
trong đào tạo y khoa cũng không dạy nhiều về nước. Và ở mảng điều dưỡng cũng
vậy. Người nắm rõ về lượng nước vào ra là các bác sỹ cấp cứu và bác sỹ gây mê.
Và các bác sỹ ngoại khoa cũng cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc quan sát
lượng dịch vào ra để bổ xung dịch bằng cách truyền dịch. Và những người điều
dưỡng làm tại các khoa như: cấp cứu, hồi sức cấp cứu, gây mê, ngoại khoa cũng
có thể hiểu được tầm quan trọng của nước. Tuy nhiên, cũng có thể hiểu được là
chúng ta không được đào tạo một cách bài bản và có truyền thống về nước.
Với những bác sỹ hay điều dưỡng nói là: không cần quá quan tâm đến lượng
nước uống vào trong công việc chăm sóc thì tôi muốn các bạn phải nhận ra được
là những nhân viên y tế này không được đào tạo về nước. Tôi cũng là bác sỹ vì vậy
tôicóthểthấyđượcrấtrõcáckhuyếtđiểmcủabácsỹvàđiềudưỡng.Ngoàiracòn
tồn tại rất nhiều những cách nghĩ gây trở ngại trong công việc chăm sóc. Đó chính
là lý do tại sao chúng ta cần phải học để nâng cao kiến thức và kỹ năng.
TầmquantrọngcủaNước
(1) Nước và hoạt động của cơ thể
Trước tiên chúng ta cần có các kiến thức về nước. Đặc biệt khi mùa hè trời
nắng nóng nếu bạn không bổ xung nước thường xuyên thì có thể gặp các vấn
đề như mất nước hay say nắng. Cơ sở dưỡng lão nào chăm sóc đảm bảo được
lượngnướcuốnghàngngàythìrấtítkhixảyratainạnnhư:ngã,rơitừtrêngiường
xuống.Nếucơsởnàomàcónhiềungườibịngãcónghĩalànhânviênở cơsởđóít
cho các cụ uống nước. Lượng nước uống trung bình hàng ngày tỉ lệ nghịch với số
tai nạn do bị ngã có nghĩa là uống nước càng nhiều thì càng ít bị ngã. Bạn hãy thử
làmđểcóthểkiểmchứngđượcđượcđiềutôivừanêutrên.Vàcómộtthựctếnữa
là uống nước càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh viêm phổi càng ít.
Dựa vào hình tư liệu số 3 bạn có thể thấy sự ảnh hưởng của lượng
nước uống hàng ngày đến hoạt động về thể chất của cơ thể hay nguy cơ
ngã của người bệnh. Lượng nước uống có đủ hay không ảnh hưởng trực
tiếp đến tỉ lệ bị ngã nhiều hay ít.
2
1
Đây là thông tin từ một cơ sở dưỡng lão tại tỉnh Fukuoka. Tại cơ sở này,
để có thể giúp người bệnh trở về với gia đình có nghĩa là chăm sóc để hỗ
trợ tự lập thì nhân viên ở đây được học một cách rất bài bản về tầm quan
trọng của Nước – một trong 4 yếu tố chăm sóc cơ bản. Kết quả là khi lượng
nước uống hàng ngày tăng lên thì những tai nạn do ngã gây gẫy xương
cũng giảm đi rất nhiều. Theo báo cáo hàng năm thì có những năm số người
phải nhập viện do ngã hay gãy xương là 0.
Nước góp phần cải thiện nhằm nâng cao hoạt tính của cơ thể. Ngược lại,
nếu thiếu nước thì hoạt động của cơ thể sẽ bị giảm đi. Trước đây chỉ cần hỗ trợ
nhẹ là có thể đi được nhưng sau khi bị mất nước thì người này không thể đi lại
được, mọi sinh hoạt đều cần có sự giúp đỡ thậm chí phải nằm liệt giường. Từ đó
có thể thấy tầm quan trọng của nước đối với hoạt động của cơ thể như thế nào.
Triển khai thêm ta sẽ thấy, tại các cơ sở dưỡng lão thông thường hay các
cơ sở chăm sóc đặc biệt sẽ có thêm từ chuyên môn là: Risk Management –
quản lý rủi ro, đối tượng thường là các tai nạn do ngã, gãy xương. Nguyên
nhân là do dép đi có vấn đề, hay ánh sáng không đủ, tác dụng phụ của các
loại thuốc an thần, thuốc ngủ, hay do các di chứng của tai biến mạch máu
não,… Đây là những nguyên nhân phổ biến được viết trong rất nhiều sách
giáo khoa hay các tài liệu tham khảo nhắc đến, tuy nhiên theo tôi không
đúng. Nguy cơ ngã dẫn đến gãy xương là do Nước. Nếu cơ thể đang ở trạng
thái mất nước thì dù có phân tích bất kỳ rủi ro nào cũng không thể ngăn
được hiện tượng người bệnh choáng váng, mất sức dẫn đến ngã.
Hoạt hóa tế bào
Đi lạiBiểu hiện nhận thức
Đại tiểu tiện tự chủ
Các hoạt
động khác
Giao tiếp
Môi trường thích hợp
cho tế bào hoạt động
Hoạt hóa chuyển hóa
Ý thức ↑
Thức tỉnh ↑
Hoạt động
cơ thể ↑
Nước
16 17
(2) Ảnh hưởng đến ý thức, mức độ kích thích
Người bệnh đờ đẫn, ý thức không rõ ràng, khó giao tiếp. Tối đến thì
trở nên kích động, mộng du, có những triệu chứng của sa sút trí tuệ. Ban
ngày ý thức lờ đờ, ban đêm thì kích động như những triệu chứng này là do
ý thức và đáp ứng kích thích có vấn đề. Lượng nước uống ảnh hưởng trực
tiếp đến ý thức của người bệnh. Thiếu nước hoặc nhịn tiểu tiện, đại tiện sẽ
làm trung khu điều khiển bài tiết bị tổn thương.
Để cải thiện tình trạng són tiểu giúp người bệnh có thể tự đi tiểu được
thì chỉ cần làm cho họ có phản xạ muốn đi tiểu. Khi đã có phản xạ hay nhận
thức được muốn đi tiểu thì nếu họ tự đi được họ sẽ tự đi, nếu không tự đi
được thì sẽ bấm chuông đầu giường gọi nhân viên đưa đi. Vì vậy sẽ không
gặp thất bại nếu họ ý thức được điều này.
Như vậy, làm thế nào để có thể giúp họ có được phản xạ muốn đi tiểu
này? Đơn giản là cho uống nước. Uống nước để kích thích cho người bệnh
không ngủ. Nếu người bệnh cứ đờ đẫn, nửa tỉnh nửa mơ thì khi bàng quang
bị căng thì nước tiểu sẽ tự động chảy ra ngoài gây ra hiện tượng tiểu tiên
không tự chủ. Có nghĩa là nếu ý thức người bệnh không rõ ràng, mơ màng
như vậy sẽ ức chế đại não làm cho đại não không đưa ra được mệnh lệnh
là phải nhịn tiểu.
Vì thế, nước là yếu tố rất quan trọng trong việc giúp người bệnh được
tỉnh táo. Nước có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng kìm chế để đại tiểu tiện
được tự chủ hay khả năng giao tiếp thông thường hoặc cải thiện các triệu
chứng của sa sút trí tuệ . Đây chính là sức mạnh – sự uy quyền của Nước.
(3) Ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào
Nói tóm lại, vấn đề ở đây là có hoạt hóa được tế bào hay không? Hoạt
tính của tế bào được nâng lên hay hạ xuống? Vậy, nước có ảnh hưởng như
thế nào? Nước là một thành phần của dịch ngoại bào giúp dịch ngoại bào
tạo một môi trường thích hợp để hoạt hóa tế bào, ngoài ra nước cũng có
trong tế bào giúp hoạt hóa quá trình chuyển hóa để cho tế bào hoạt động.
Như vậy cơ thể chúng ta có thể sống được là do nước nắm vai trò chìa khóa
trong việc giữ cho tổ chức nhỏ nhất của cơ thể là tế bào ở trạng thái tốt
hay xấu.
Người ta thường nói: Nước là khởi nguồn của sự sống, vậy khởi nguồn
của sự sống là gì? Đó chính là các tế bào nhỏ bé. Các tế bào tồn tại nên mới
có sự sống, các tế bào chết đi thì sự sống cũng không còn. Và Nước nắm
giữ sự sống còn của tế bào. Vì vậy người tu hành có thể nhịn ăn để tịnh tâm
nhưng không thể nhịn uống.
Chămsóclượngnướcuốnghàngngày
(1) Lượng nước uống và giấc ngủ
Hình tư liệu 4 biểu diễn sự liên quan giữa nước và tình trạng thức hay
ngủ của người bệnh. Từ biểu đồ này ta có thể thấy được nếu thiếu nước thì
ban ngày sẽ không được tỉnh táo, luôn ở trong tình trạng buồn ngủ, ngủ gà
ngủ gật; buổi tối lại bị mất ngủ. Ngược lại, nếu tăng lượng nước uống hàng
ngày lên thì tình trạng ngủ ngày được cải thiện và buổi tối ngủ ngon hơn.
[Hình tư liệu 4]
3
Trên thực tế, có cơ sở dưỡng lão đặc biệt rất tích cực cho các cụ uống
nước thì không có cụ nào phải sử dụng bỉm (tã) như viện dưỡng lão Kitazawa
– đây là cơ sở dưỡng lão không bỉm hàng đầu tại Tokyo, nhưng cũng có cơ sở
dưỡng đặc biệt không quan tâm đến việc cho các cụ uống nước thì trên một
nửa số các cụ đang sinh hoạt tại cơ sở phải sử dụng bỉm. Chúng tôi đã tiến
hành khảo sát tại hai cơ sở trên. Chúng tôi yêu cầu nhân viên tại 2 cơ sở ghi
chép lượng nước uống hàng ngày của các cụ. Ghi chép đầy đủ số lần chuông
đầu giường (nurse call) kêu trong đêm và nội dung các cụ yêu cầu trong mỗi
một lần gọi đó. Dựa vào kết quả khảo sát để tìm hiểu nguyên nhân sử dụng
nurse call trong đêm, và mối liên quan của nước.
Kết quả là, tại cơ sở dưỡng lão đặc biệt tích cực cho các cụ uống nước và
không sử dụng bỉm thì chuông kêu chủ yếu với lý do là gọi nhân viên đến
hỗ trợ việc đi vệ sinh ( tiểu tiện). Nhân viên tại cơ sở này cũng thường nhắc
các cụ là : Nếu các cụ muốn đi tiểu thì hãy ấn chuông đầu giường gọi chúng
cháu để được hỗ trợ nhé. Tại đây, họ kích thích ý muốn đi tiểu và giúp các
cụ có thể đi tiểu một cách có tự chủ.
Ngược lại, tại cơ sở dưỡng lão đặc biệt không tích cực cho các cụ uống
nước thì chuông kêu liên tục có các nội dung khác nhau như sau.
Ngày
Đêm
Tăng lượng nước uống
Khi tăng lượng nước uống thì ban ngày
tỉnh táo, buổi tối ngủ ngon
18 19
Có cụ gọi nhân viên đến và nói: Chắc chắn chồng con tôi đang đứng
ngoài cửa. Rồi cụ đi bộ ra phía cổng, có khi đi được một đoạn thì bị ngã.
Hoặc có cụ nửa đêm đi đến phòng trực của nhân viên nói chuyện nhưng
không rõ đầu đuôi. Như vậy, có thể nhân viên ở cơ sở này cũng dặn các cụ
là: Nếu các cụ muốn đi vệ sinh thì ấn chuông đầu giường nhé. Nhưng các cụ
lại không gọi để đi vệ sinh mà gọi vì đang ở trạng thái bồn chồn, mất ngủ.
Và số lần gọi nhân viên cũng nhiều hơn so với cơ sở không bỉm nêu trên.
Chúng tôi báo cáo kết quả khảo sát này tại các cuộc thảo luận nhóm
giữa các cơ sở dưỡng lão. Trong đó có cơ sở đã chú trọng hơn đến việc cho
các cụ uống nước hàng ngày thì thu được kết quả như sau: Sau khi chủ
động cho các cụ uống nước nhiều hơn thì buổi tối các cụ và nhân viên cùng
được ngủ ngon hơn rất nhiều. Ban ngày nếu cho các cụ uống nhiều nước
thì buổi tối hầu hết các cụ đều ngủ ngon hơn. Như vậy thì gánh nặng công
việc của nhân viên trực đêm cũng được giảm đi.
Một thực tế nữa là, sau khi dành thời gian khảo sát trong vòng 2,3 năm
tại một cơ sở dưỡng lão khác thì kết quả là: Nếu cho các cụ uống nước đầy
đủ thì buổi tối các cụ cũng ít bị són tiểu hơn. Như vậy, nước đóng vai trò rất
quan trọng trong việc giúp con người tỉnh táo hơn vào ban ngày và có một
giấc ngủ có chất lượng hơn vào ban đêm.
(2) Lượng nước uống hàng ngày
Các bạn nên giữ lượng nước uống hàng ngày khoảng 1500cc. Và tôi
muốn nhân viên chăm sóc cần phải thảo luận và xin ý kiến của bác sỹ và
điều dưỡng về lượng nước uống cần thiết cho từng người. Tuy nhiên, tôi
cũng muốn các bạn cùng thử suy nghĩ, ví dụ, khi các bạn( nhân viên chăm
sóc) thay bỉm cho các cụ có cần y lệnh của Bác sỹ hay điều dưỡng không?
Tất nhiên là không vì chăm sóc, hỗ trợ người cao tuổi đi vệ sinh là công việc
cố hữu, cụ thể của nhân viên chăm sóc. Tương tự như vậy, khi hỗ trợ người
cao tuổi ăn, chắc các bạn cũng không hỏi bác sỹ hay điều dưỡng về cách
cho ăn chứ? Đây cũng là công việc của nhân viên chăm sóc. Như vậy, thì
cho người cao tuổi uống nước tại cơ sở dưỡng lão cũng là công việc thiên
về chăm sóc nên chúng ta không cần phải hỏi.
Thực chất, có thể bác sỹ và điều dưỡng cũng không hiểu tại sao phải duy
trì lượng nước uống hàng ngày khoảng 1500cc, ngược lại nhiều người còn
cho đây là lượng nước quá nhiều.
Với những nhân viên chăm sóc được tham gia các khóa học như thế này
hoặc được đào tạo bài bản sẽ nắm được những lý luận về sự cần thiết khi
phải uống 1500cc nước/ ngày thì có cần yêu cầu những người bác sỹ hay
điều dưỡng không có nhiều kiến thức về nước ra y lệnh hay không? Hỏi lại
có thể gây ra những bất đồng ý kiến không cần thiết.
Các bạn phải nhớ, nếu các bạn không lên được một kế hoạch chăm sóc
giúp người cao tuổi có thể uống được 1500cc nước/ ngày thì các bạn không
đủ tư cách để được công nhận là nhân viên chăm sóc. Nước không chỉ liên
quan đến sự sống mà còn liên quan đến mọi vấn đề khác của cơ thể như: thể
trạng và hoạt động tinh thần. Chính vì vậy mà tôi muốn nhấn mạnh tầm qua
trọng của việc chăm sóc giúp cho người cao tuổi được uống nước đầy đủ.
(3) Hiệu quả đối với việc cải thiện triệu chứng són tiểu ( tiểu tiện
không tự chủ)
Nếu thiếu nước thì xảy ra rất nhiều vấn đề nhưng nếu uống càng nhiều
nước thì càng nhiều vấn đề sẽ được giải quyết. Theo kinh nghiệm của chúng
tôi thì người nào uống nhiều nước cũng không uống quá 2500cc/ ngày. Nếu
trong phạm vi này thì càng nhiều càng tốt. Cũng có ý kiến cho là nếu uống quá
4000cc/ ngày thì điều gì sẽ xảy ra? Tuy nhiên không thể uống được một lượng
nước như vậy trong một ngày nên các bạn cũng không cần phải suy nghĩ đến.
Vậy hiệu quả ở những vấn đề gì? Nước cải thiện nhận thức một cách rõ
rệt. Chữa khỏi táo bón. Có thể chữa được cả són tiểu hay tiểu tiện không
tự chủ. Hơn nữa, hiệu quả của nước còn thể hiện rất rõ trong việc cải thiện
các triệu chứng của sa sút trí tuệ.
Tại những cơ sở dưỡng lão thử nghiệm các phương pháp chăm sóc của
tôi có khoảng gần 60% người cao tuổi có thể trở về sinh hoạt tại gia đình.
Đây cũng là một trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tiêu
biểu, uy tín trên cả nước. Để có thể giúp các cụ trở về nhà thì cần phải tìm
ra vấn đề cần phải giải quyết nhất khi các cụ sinh hoạt tại nhà. Vấn đề đó
chính là són tiểu vào ban đêm. Nếu là ban ngày thì người nhà có thể hỗ
trợ đi vệ sinh nhưng nếu són tiểu ban đêm thì có thể làm ướt hết quần áo,
chăn màn làm tăng gánh nặng chăm sóc. Chỉ cần thất bại một lần là có thể
làm người nhà nản chí: Không thể chăm sóc tại nhà được nữa.
Đối với những viện dưỡng lão thực sự muốn hỗ trợ để các cụ trở về nhà
thì việc họ cần làm là hỗ trợ tuyệt đối để giúp các cụ không bị són tiểu ban
đêm, nếu chưa được thì chưa cho về nhà. Và điểm mấu chốt ở đây chính là
cho các cụ tập đi lại trong ngày và tăng lượng nước uống hàng ngày cho các
cụ. Kiên trì làm như thế thì sẽ chữa khỏi són tiểu ban đêm. Tăng dần lượng
nước uống vào ban ngày sẽ làm giảm dần số lần són tiểu vào ban đêm. Tại
viện dưỡng lão này hàng ngày cho mỗi cụ uống khoảng 2000cc nước.
Và kết quả của quá trình thử nghiệm. Một số người đã cải thiện được triệu
chứng sau khi uông khoảng 1500cc nước/ ngày. Những ai mà chưa được cải
thiện thì nâng lượng nước uống lên 1700cc/ ngày sau đó quan sát nếu vẫn còn
sòn tiểu thì nâng lên 1800cc và khi nâng lên khoảng 2000cc/ ngày thì gần như
ổn định hơn. Với những người vẫn còn bị són tiểu thì nâng lên 2200cc/ ngày.
Đây là kết quả thử nghiệm trên lâm sàng của nhân viên chăm sóc đạt được.
20 21
(5)Lượngnướcuốnghàngngàyđốivớingườibịbệnhđáitháođường
Lượng nước hợp lý dành cho người bị đái tháo đường là khoảng 1800cc/
ngày. Người bị bệnh này thường kêu khát nước đó là do tiểu nhiều nên cơ
thể bị thiếu nước. Tại sao lại đi tiểu nhiều? Đó là do phải hòa tan lượng
đường dư thừa để đào thải ra ngoài vì vậy mà số lượng nước tiểu trong
ngày cũng tăng lên. Vì thế ta thấy người bị đái tháo đường rất hay đi vệ sinh.
Nên nếu chỉ uống 1500cc thì không đủ, chúng tôi chưa đưa ra được con số
chính xác nhưng muốn người bệnh uống được khoảng 1800cc nước/ ngày.
(6) Về thuốc lợi tiểu
Vấn đề tiếp theo là sử dụng thuốc lợi tiểu. Trong đó nổi tiếng là thuốc
Lasix ( Furoseminde) nhưng có thể nói là hại thì 100 mà lợi thì không có gì.
Thuốc này còn làm tăng gánh nặng chăm sóc. Rất nhiều trường hợp chỉ vì
chân của cụ nào đó hơi phù nề nên ngay lập tức báo với điều dưỡng rồi bác
sỹ cho y lệnh dùng lasix.
Tuy nhiên, người cao tuổi có đôi chân bị phù nề là đương nhiên. Chân
bị phù nề cũng chỉ là hiện tượng lão hóa. Khi già thì da mặt nhăn nheo, tóc
bị bạc hoặc rụng. Tương tự như vậy, hai chân cũng dễ bị phù nề hơn. Cùng
là hiện tượng lão hóa mà chân phù thì báo điều dưỡng còn tóc bạc, da mặt
nhăn nheo thì không nói gì. Phù nề do lão hóa mà sử dụng Lasix thì không
có nghĩa lý gì lắm. Thực tế việc sử dụng thuốc lại kéo theo rất nhiều vấn đề.
Tại các viện chăm sóc sức khỏe người già đặc biệt có rất nhiều người
uống Lasix nhưng thực ra là không cần thiết. Cần phải cho ngừng uống
ngay thuốc lợi tiểu – nguyên nhân gây mất nước. Tương tự như việc vắt kiệt
nước của một chiếc giẻ đã khô, cho uống lasix có nghĩa là đào thải bớt nước
ở một cơ thể đã khô cằn. Chúng ta không được phép làm điều này.
Tại khóa học nâng cao năng lực chăm sóc đã có người hỏi: tại sao phải
dùng thuốc lợi tiểu để điều trị các dấu hiệu được cho là thay đổi do hiện
tượng lão hóa? Có thể cho ngừng uống được không? Thực tế là thuốc đã
được kê thì rất khó ngừng.
Nếu không ngừng được thì tôi muốn đề nghị các bạn đang làm trong
lĩnh vực chăm sóc là: Đừng cho các cụ uống. Khi giúp các cụ uống thuốc,
bạn có thể đưa Lasix đến tận miệng các cụ rồi làm rơi nhé. Viên thuốc bị rơi
xuống không may lại bị bạn giẫm nát bét và thế là không cho uống được.
Làm như thế thật ra là bạn đang cứu các cụ đấy.
Tại một viện dưỡng lão đặc biệt trưởng nhóm chăm sóc đã nói: Không
được cho các cụ uống thuốc, tôi sẽ là người chịu trách nhiệm và người
trưởng nhóm này đã vứt toàn bộ thuốc lợi tiểu của các cụ đi. Theo tôi người
Có thể có suy nghĩ: Nếu cho uống nhiều như thế thì buổi tối chắc chắn sẽ phải
đi tiểu nhiều hơn nhưng không phải vậy. Đây là các dữ liệu được minh chứng
sau khi làm thực nghiệm lâm sàng tại các cơ sở dưỡng lão.
Năm ngoái, tại một hội thảo có khoảng 800 người cao tuổi tham gia,
chúng tôi có hỏi: Trong số các cụ những ai uống một ngày hơn 1300cc nước
mà thấy phải đi vệ sinh nhiều hơn bình thường xin giơ tay? Kết quả là chỉ có
2 cánh tay được giơ lên trong số 800 cụ. Kết quả này cho thấy tăng lượng
nước uống hàng ngày lên cũng không ảnh hưởng nhiều đến số lần đi vệ
sinh trong ngày.
(4) Nhìn từ góc độ nội khoa và tiết niệu
Khi câu chuyện: Cho uống nhiều nước thì tối sẽ không phải đi vệ sinh
nhiều được đưa ra đã gây tranh cãi với các bác sỹ tiết niệu. Năm ngoái tại
hội nghị tiết niệu người cao tuổi với chủ đề: Bác sỹ tiết niệu cũng không biết
– chăm sóc bài tiết; tôi được mời báo cáo về những vấn đề liên quan đến
chăm sóc người cao tuổi. Tại đây, tôi đã đưa ra các kết quả thực nghiệm
tại các cơ sở dưỡng lão, chúng tôi tổng hợp số liệu trong khoảng 5 năm về
việc cho người cao tuổi uống nước và sự cải thiện của tình trạng són tiểu
ban đêm. Dựa vào biểu đồ biểu diễn hai số liệu trên tôi đã giải thích: xét về
mặt sinh lý thì tiểu són được cải thiện theo cơ chế trên.Tuy nhiên, các bác
sỹ tiết niệu đã phản đối rất gay gắt: Chính sách đối phó với són tiểu chính
là không cho uống nước.
Liên quan đến vấn đề này, bác sỹ nội khoa phản bác. Theo các bác sỹ
nội khoa: Nếu thiếu nước, máu sẽ đặc quánh lại dễ tạo thành cục máu
đông gây tắc mạch máu. Vì vậy đã khuyến cáo: Nên uống nước trước khi đi
ngủ để phòng tránh tắc mạch máu não. Bác sỹ tiết niệu lại không đồng ý:
Bác sỹ nội khoa không biết gì nên mới nói như vậy. Tuy nhiên, theo tôi thì
bác sỹ tiết niệu mới là người không biết gì.
Điều gì sẽ xảy ra nếu không uống nước? Thành phần nước có trong mạch
máu sẽ bị giảm đi, khi bạn ngủ nước cũng đi ra khỏi mạch máu. Nếu là ban
ngày, bạn chỉ cần uống nước để bổ xung, còn ban đêm nếu bạn ngủ say thì
bạn không thể uống nước được. Như vậy nước cứ dần dần đi ra làm cho máu
cũng dần dần bị đặc quánh lại. Sau đó khi đặc quánh đến mức dòng chảy
khó khăn thì sẽ gây ra hiện tượng tắc mạch máu não. Vì vậy người cao tuổi
thường bị tắc mạch máu não vào rạng sáng khi mà mạch máu đã mất nhiều
nước và bị tắc. Đây là điều mà chúng tôi muốn các bạn biết đến nó như một
thường thức trong sinh hoạt hàng ngày. Theo tôi đây là lý luận hết sức hợp lý
nên tôi muốn các bạn phải lưu ý trong khi chăm sóc người cao tuổi.
22 23
trưởng nhóm này là người hiểu rất rõ công việc chăm sóc của mình. Tất
nhiên người này cũng hiểu được là đơn giản chỉ là hiện tượng lão hóa nên
việc kê đơn thuốc lợi tiểu là điều không cần thiết. Nhưng cũng có những
trường hợp không thể ngừng thuốc do bệnh lý thì cần phải tăng lượng
nước uống vào. Trong thời gian không thể ngừng uống thuốc Lasix thì cần
phải cho người bệnh uống 1.800cc nước mỗi ngày. Chúng ta không được
phép vắt kiệt nước của một cơ thể đang thiếu nước.
(7) Trường hợp cho ăn qua ống thông
Cho ăn qua ống thông (từ mũi, miệng vào dạ dày hoặc qua da vào dạ
dày) cũng là một vấn đề rất nan giải. Vấn đề thứ nhất là người cao tuổi ở
trong trạng thái thiếu hụt dinh dưỡng, vấn đề thứ hai là mất nước một cách
trầm trọng. Thức ăn được dùng khi cho ăn qua ống thông ở dạng chất lỏng,
ví dụ như Ensure. Kết hợp với nước (thường là nước ấm) thì tổng lượng dịch
cần cho ăn hàng ngày là 2.200 - 2.500cc. Đối với cho ăn bằng ống thông qua
da vào dạ dày thì tổng lượng dịch (thức ăn + nước) ít nhất cũng cần 2.200cc,
nếu duy trì được ở mức 2.500cc thì tốt. Tuy nhiên, hầu như mọi cơ sở đều
không thực hiện được điều này. Đây chính là vấn đề. Vì không duy trì được
lượng nước cần thiết nên bị mất nước. Vì vậy mà các cụ không tỉnh táo,
không cử động được. Và mọi người lại mặc định là: tình trạng của cụ nặng
nên cụ không thể cử động được.
Vấn đề tiếp theo là, khi cho ăn qua ống thông thì sẽ bị thiếu hụt dinh
dưỡng. Một túi Ensure chứa khoảng 250Kcal, một ngày cho ăn 5 túi thì cũng
chỉ được 1.250Kcal. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng. Tình
trạng này kéo dài sẽ làm cho thể lực yếu đi và dần dần trở nên không cử
động được. Nhìn vào đây mọi người cho là : bệnh nặng nhưng đây là một
nhận định sai. Vì chăm sóc không tốt nên các cụ phải cho ăn qua ống thông
thường bị thiếu dinh dưỡng và mất nước. Khi giao ban bác sỹ và điều dưỡng
thường cho là: chỉ cần cho ăn khoảng 1.200cc/ ngày là đủ, với lượng dịch này
thì chất dinh dưỡng chỉ chiếm 1.000Kcal, thêm cả nước vào nữa cũng không
thể lên tới 1.500Kcal được. Đây là nguyên nhân gây thiếu dinh dưỡng và mất
nước, và tình trạng toàn thân sẽ dần xấu đi là điều có thể nhìn thấy được.
Hơn nữa, khi cho ăn qua ống thông, có thể do nhiều nguyên nhân làm
cho người bệnh dễ bị viêm phổi do trào ngược hoặc sặc. Khi đó, với thể
trạng yếu, thiếu dinh dưỡng không có sức chống chọi lại bệnh tật nên nhiều
cụ đã ra đi. Tuổi thọ của những người cần phải ăn qua ống thông thấp hơn
rất nhiều so với người có thể ăn bằng đường miệng. Mở ống thông qua da
vào dạ dày để kéo dài và duy trì sự sống cho người bệnh nhưng sự thật là
đang rút ngắn tuổi thọ của người bệnh. Không ai để ý đến điều này cũng
là một vấn đề.
(8) Bệnh suy tim mạn tính và nước
Uống càng nhiều nước càng tốt, tuy nhiên đối với người bệnh bị suy tim
mạn tính thì lại phải cân nhắc. Trong hồ sơ của các cụ nếu thấy ghi : Suy tim
hoặc suy tim mạn tính ở phần Bệnh lý thì phải chú ý khi cho các cụ uống
nước. Tôi muốn nhân viên chăm sóc phải biết được điều này.
Khi có chẩn đoán là: Suy tim thì hầu hết bác sỹ và điều dưỡng đều cho là
phải hạn chế lượng nước uống. Đối với những kết luận không đúng như thế
này thì nhân viên chăm sóc phải có ý kiến và không tuân theo. Để làm được
điều này thì những người làm công việc chăm sóc cần phải có kiến thức về
số lượng nước uống hàng ngày cho người bệnh bị suy tim. Nếu không có
kiến thức chỉ đơn thuần suy nghĩ: Đây là bệnh nên cứ làm theo y lệnh của
bác sỹ và điều dưỡng là được thì có thể là cho người cao tuổi đó lâm vào
tình trạng không tốt. Tôi muốn các bạn chú ý đến điều này.
Tôi xin đưa ra kết luận trước, thực tế là ở hầu hết các viện dưỡng lão
đặc biệt đều không quan tâm đến việc bị suy tim mà vẫn cho uống nước
bình thường. Tại phòng nghiên cứu của tôi có một nghiên cứu sinh làm tiến
sỹ với đề tài: Quản lý nước uống đối với người bệnh bị suy tim mạn tính.
Trong đó có một câu hỏi khảo sát là: Tại viện dưỡng lão của các bạn có bao
nhiêu người bị bệnh suy tim mạn tính? Và câu trả lời là có khoảng 10 -15%
số người cao tuổi được chẩn đoán là suy tim mạn tính.
Tôi muốn các bạn nhìn lại xem ở cơ sở của mình, trong phần Bệnh lý
của các cụ các bạn có viết là suy tim hay suy tim mạn tính không? Rất nhiều
người được chẩn đoán như vậy. Tuy nhiên, cũng rất nhiều viện dưỡng lão,
viện dưỡng lão đặc biệt không quan tâm đến việc có khoảng 10% người sử
dụng được chẩn đoán là Suy tim hoặc Suy tim mạn tính nên vẫn cho các cụ
uống nước bình thường.
Cũng có một số cơ sở dưỡng lão thực hiện chế độ hạn chế nước một cách
rất nghiêm ngặt khi có một ai đó được chẩn đoán là suy tim. Tại những cơ
sở này thường giới hạn lượng nước uống hàng ngày từ 800cc đến 1000cc.
Không nên suy nghĩ là: Dù các cụ có bệnh suy tim hay không cũng không
cần quan tâm, cứ cho uống thoải mái hay cách nghĩ: Các cụ bị suy tim nên
phải hạn chế nước cũng không đúng. Chúng ta cần phải suy nghĩ một cách
trung lập.
Trong một báo cáo nghiên cứu của Hội tim mạch Mỹ - nơi cập nhật các
kiến thức mới về bệnh tim mạch có viết:
Hạn chế nước là phương pháp thường được sử dụng đối với bệnh tim
mạn tính. Nhưng hiệu quả của việc hạn chế nước khi điều trị bệnh thì cho
đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào báo cáo.
24 25
Bạncóthấyngạcnhiênkhông?Tôicũngđãnghĩđiềunàyđãđượckiểmchứng
và giới y học đã công nhận nhưng sự thật là đoạn viết trên đã được đăng trên tạp
chíchuyênngànhtimmạchvàonămngoài.Tácgiảcũngđãnói:Tôiđangthuthập
số liệu để kiểm chứng lại việc hạn chế nước đối với người bệnh bị suy tim là đúng
hay sai. Thế nhưng trên lâm sàng các bác sỹ đa khoa, bác sỹ tim mạch vẫn khẳng
định là không được phép cho người bệnh suy tim uống nhiều nước.
(9) Phân loại mức độ suy tim
Vấn đề tiếp theo tôi muốn các bạn chú ý đến là, rất nhiều bác sỹ đưa ra ý
kiến như sau: Nếu chỉ là suy tim nhẹ thì không cần phải hạn chế nước. Hiện
nay, hầu hết các bác sỹ tim mạch đều thống nhất lấy phân loại mức độ suy
tim theo Hiệp hội tim mạch New York ( NYHA) làm chuẩn – vì đây là hiệp
hội có uy tín nhất. Hiệp hội có nhiều nghiên cứu, báo cáo liên quan đến
lĩnh vực tim mạch nên hầu như tất cả các bác sỹ tim mạch đều cùng quan
điểm. Tôi muốn các bạn kiểm tra xem trong cơ sở của các bạn có bao nhiêu
cụ được chẩn đoán là suy tim và phân độ theo NYHA thì là suy tim độ mấy?
(Hình tư liệu số 5): Đối với người suy tim độ I thì không cần phải hạn chế
lượng nước uống là quan điểm đã được thông qua tại rất nhiều hội thảo,
họ nói có hạn chế cũng không có ý nghĩa.
Hình tư liệu số 5: Phân độ suy tim theo NYHA
Suy tim (mạn tính)
Phân độ suy tim mạn tính
Độ 1
Người bệnh có bệnh lý về tim mạch nhưng
vận động thể lực thông thường không gây
mệt mỏi, trống ngực, khó thở, đau ngực,….
Độ 2
Có bệnh lý về tim, hạn chế nhẹ vận động
thể lực, người bệnh khỏe khi nghỉ ngơi.
Vận động thể lực thông thường dẫn đến
mệt mỏi, khó thở, đau ngực,….
Độ 3
Có bệnh lý về tim, hạn chế nhiều vận động
thể lực. Mặc dù người bệnh khỏe khi nghỉ
ngơi nhưng chỉ vận động nhẹ đã có các
triệu chứng: mệt mỏi, khó thở, đau ngực
Độ 4
Có bệnh lý về tim, vận động nhẹ cũng gây
khó chịu, nghỉ ngơi vẫn có thể xuất hiện
triệu chứng của suy tim, đau thắt ngực. Dù
cử động nhẹ cũng làm tăng triệu chứng.
Theo phân loại trên, suy tim nhẹ độ I là có bệnh lý về tim mạch nhưng
không cần thiết phải hạn chế vận động của cơ thể. Sự mệt mỏi là do tuổi
cao, thể lực giảm vì vậy suy tim độ I là khi sinh hoạt bình thường cũng
không xảy ra các triệu chứng như: trống ngực, khó thở, hoặc đau thắt ngực.
Hoạt động sinh hoạt bình thường là các hoạt động diễn ra trong viện
dưỡng lão như: đi dạo, tắm. Khi thực hiện các hoạt động này có xảy ra
khó thở, trống ngực, đau thắt ngực hay không? Hay khi đi từ phòng riêng
ra phòng ăn có xuất hiện triệu chứng khó thở dữ dội hay trống ngực hay
không? Có khó thở tới mức phải ôm ngực hay đau tức ngực hay không? Suy
tim độ I là những người không có bất cứ triệu chứng nào nêu trên.
Dù bạn tham khảo bất cứ luận văn hay sách vở gì đều viết: Với những
người suy tim độ I như trên thì không cần phải giới hạn lượng nước uống.
Thực tế là các cụ sinh hoạt trong các cơ sở dưỡng lão đều ở trạng thái này.
Vì vậy, các bạn đừng nhìn vào chẩn đoán Suy tim mà sợ, với những người
suy tim nhẹ như thế này thì không cần phải hạn chế nước.
Suy tim độ II là có hạn chế nhẹ khi thực hiện các hoạt động thể lực thông
thường. Khi đi bộ nhiều một chút có thể xuất hiện một số triệu chứng.
Nhưng sẽ khỏe sau khi được nghỉ ngơi.
Suy tim độ III là có hạn chế nhiều khi vận động thể lực. Ở mức độ này,
khi đi bộ đến phòng ăn có thể xuất hiện triệu chứng làm người bệnh cảm
thấy khó chịu và không muốn làm nữa. Có 4 triệu chứng có thể xảy ra là:
mệt mỏi nhiều, trống ngực, khó thở và đau thắt ngực.
Suy tim độ II và độ III được coi là suy tim ở mức độ trung bình. Suy tim
độ IV là trạng thái nghỉ ngơi cũng xuất hiện triệu chứng. Trường hợp này
thì phải gửi sang viện để điều trị, không thể chăm sóc tại viện dưỡng lão.
Tôi xin nhắc lại là không hạn chế nước đối với người bị suy tim nhẹ. Điều
này đã được nhắc đến trong phác đồ điều trị cho người mắc bệnh suy tim
mạn tính do Hiệp hội tim mạch và Hội y khoa Nhật Bản ban hành. Phác
đồ điều trị do hội y khoa Nhật Bản ban hành trên cơ sở đã được các bác sỹ
chuyên khoa Tim mạch đồng ý. Nếu không có sự đồng ý này thì Hội y khoa
Nhật Bản cũng không thể đưa vào phác đồ điều trị được.
Hơn nữa, các bác sỹ chuyên khoa Tim mạch cũng nhấn mạnh: Nếu
không ở mức độ nặng thì không cần hạn chế. Những người được phân loại
suy tim nặng thì cần nhập viện để điều trị, tại viện dưỡng lão không có ai
bị suy tim nặng.
(10) Chăm sóc người cao tuổi có bệnh suy tim mạn tính và việc
cho uống nước tại các cơ sở dưỡng lão
Những người cao tuổi đang sinh hoạt tại viện dưỡng lão được chẩn
đoán là Suy tim mạn tính chiếm khoảng 10 -15% nhưng hiện tại không xuất
hiện triệu chứng của suy tim. Có nghĩa là, gần như không có cụ nào khi đi
bộ ra phòng ăn hay khi tắm rửa xuất hiện các triệu chứng như khó thở, đau
Suy tim nhẹ: không cần
hạn chế lượng
nước uống vào
Suy tim mức độ trung bình
Suy tim nặng
26 27
ngực, trống ngực.( Trang 16) Như vậy theo phân loại của NYHA thì mức độ
suy tim của các cụ được xếp vào loại nhẹ. Chúng ta – người chăm sóc phải
đánh giá tình trạng của các cụ và suy nghĩ xem nên cho các cụ uống nước
như thế nào – đây mới là thái độ mang tính khoa học. Tuy nhiên, nhiều cơ
sở vẫn có xu hướng hạn chế nước một cách cứng nhắc. Những người khi
nghe thấy chẩn đoán Suy tim ngay lập tức cho hạn chế lượng nước uống
là những người thiếu kiến thức. Tôi muốn nói với những bác sỹ hay điều
dưỡng có suy nghĩ như trên là : đối với những người bị suy tim thì thật ra
không phải hạn chế nước mà phải hạn chế muối mới đúng. Theo NYHA,
đối với những người bị suy tim độ II, độ III, độ IV thì cần phải hạn chế muối
xuống dưới 7g/ ngày. Như vậy, tại các cơ sở dưỡng lão khi chăm sóc người
cao tuổi suy tim thì quan trọng nhất là hạn chế muối, không cần phải hạn
chế nước. Muốn quản lý bệnh tật thì phải có kiến thức đúng về bệnh đó,
với suy tim thì trước tiên phải hạn chế muối, sau đó mới cân nhắc xem có
cần phải hạn chế nước hay không.
Tôi muốn các bạn lắng nghe ý kiến của các bác sỹ am hiểu về lão khoa,
các bác sỹ chuyên khoa tim mạch, họ nói: Hạn chế nước của người già lợi
bất cập hại. Có nghĩa là nếu chỉ quan tâm đến mỗi suy tim mà hạn chế
nước thì sẽ đẩy người cao tuổi vào tình trạng mất nước, ngoài suy tim
người bệnh còn có khả năng suy thận. Vì vậy, hầu hết các bác sỹ chuyên
khoa Tim mạch đều không khuyến khích việc hạn chế nước hoặc rất cẩn
thận trong việc theo dõi lượng nước uống hàng ngày. Các bác sỹ thật sự
giỏi chuyên môn còn nói: Mất nước còn đáng sợ hơn. Đối tượng chăm sóc
của chúng ta là người cao tuổi nên lắng nghe các ý kiến của chuyên gia là
điều cần thiết.
(11) Quản lý rủi ro khi chăm sóc người bị suy tim và hỗ trợ uống nước
Các triệu chứng của suy tim mạn tính gồm có: khi đi bộ xuất hiện mệt
mỏi, trống ngực, khó thở, đau ngực, ngoài ra còn có thể có phù nề, ăn
không ngon.
Tuy nhiên, tại các cơ sở dưỡng lão thì các điều dưỡng chưa thực sự
đánh giá được mức độ phù nề. Có quan sát được có bị phù nề hay không
nhưng chưa đánh giá được mức độ tiến triển như: hôm nay phù nhiều hơn
hay ít hơn hôm qua? Thêm vào đó, khi các cụ ngồi buông chân xuống dưới
thì không làm gì chân cũng có thể bị phù nề. Vì vậy, không phân biệt được
nguyên nhân gây phù nề là do suy tim hay do một nguyên nhân nào khác.
Ngoài phù nề còn có triệu chứng chán ăn, ăn không ngon miệng. Nhưng
nếu biết 4 triệu chứng chính như: mệt mỏi, trống ngực, khó thở, đau ngực
thì đã có thể lập kế hoạch chăm sóc. Triệu chứng mệt mỏi không chỉ đơn
thuần là mệt mỏi thông thường, chỉ cần đi bộ vài bước là đã thấy mệt,
muốn ngồi nghỉ thậm chí là muốn nằm nghỉ ngay lập tức, quan sát xem
triệu chứng có tăng dần lên không? Điều quan trọng là người chăm sóc
cũng cần phải phân tích tính rủi ro của các triệu chứng như những nhân
viên y tế.
Để có thể đánh giá một cách chính xác thì không nên đánh giá mức độ
phù nề mà nên theo dõi cân nặng. Phù nề là hiện tượng nước không được
đào thải ra ngoài. Nếu cơ thể thừa ra 1ℓ nước thì sẽ tăng lên 1kg. Đây là
cách đo đúng theo tính chất vật lý. Nếu bạn có lo lắng khi cho người cao
tuổi suy tim uống 1500cc nước một ngày thì hãy thử theo dõi cân nặng
hàng ngày vào cùng một thời gian. Khi 1 tuần tăng lên trên 2kg thì bạn cần
phải cẩn thận. Hầu hết nếu có suy tim thì không cần 1 tuần, một ngày cũng
có thể tăng 2kg nhưng các bạn cứ kiên trì theo dõi. Bắt đầu đo từ thứ 2,
theo dõi cân nặng đến chủ nhật, nếu tăng lên 2kg thì chắc chắn là suy tim.
Trường hợp này là trường hợp sẽ phải hạn chế lượng nước uống.
Tuy nhiên, trên thực tế thì không cần đến một tuần, nếu 1 ngày tăng 2
kg thì mặt cũng sẽ bị phù nề. Nếu chỉ phù nề từ đầu gối trở xuống thì không
cần phải lo lắng lắm. Nhưng nếu phù nề do bệnh lý thì, phù nề sẽ lan rộng
ra, lan lên cả mặt. Với tư cách là người chăm sóc khi chăm sóc người cao
tuổi suy tim thì cần phải quản lý rủi ro bằng cách theo dõi cân nặng hàng
ngày để đưa ra quyết định nên cho các cụ uống bao nhiêu nước trong 1
ngày.
28 29
SỨC MẠNH CỦA NƯỚC
UY LỰC CỦA NƯỚC
3CHƯƠNG
30 31
Nướclàkhởinguồncủasựsống
(1) Lượng nước có trong cơ thể
Nước chiếm 60% trọng lượng của cơ thể. Một người có cân nặng là 50kg
thì nước chiểm khoảng 30kg. Sau khi làm bốc hơi 30kg thì còn khoảng 20kg
là thành phần chất rắn. Nếu nước không chiếm 60% thì cơ thể chúng ta
không thể hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, khi già đi thì khối lượng chỉ chiếm khoảng 50% trọng lượng.
Lão hóa là quá trình làm mất nước. Ngược lại, ở trẻ nhỏ nước chiếm 80%.
Trẻ sơ sinh bé nhỏ cũng có 80% trọng lượng của cơ thể là nước.
[Tư liệu 6]
1
Người lớn Chiếm 60% cân nặng (40% - Dịch nội bào 20% - Dịch ngoại bào)
Trẻ em 80%
Người già 50% (30% - Dịch nội bào 20% - Dịch ngoại bào)
Cơ thể người cao tuổi có 50% là nước, nếu người đó có cân nặng là 50kg
thì tổng lượng nước có trong cơ thể là 25kg. Có nghĩa bằng 25l. Trong đó,
lượng nước có trong tế bào là 15l, ngoài tế bào là 10l. Phần lớn nước có
trong cơ thể chúng ta nhưng không được tích tụ ở một chỗ mà được phân
bố chạy khắp cơ thể. Thí nghiệm lắp một máy cảm âm để ghi nhận dòng
chảy của nước thì thu được tiếng chảy của nước khắp cơ thể.
(2) Sự ra vào của nước
Chúng ta đã biết, thời gian tim co giãn để tống máu đi và nhận máu về là
khoảng 50 giây. Cơ thể chúng ta gồm 50% là nước thì có cảm giác như toàn
bộ lượng nước này được tích tụ một chỗ trong cơ thể nhưng thực ra nước
được tuần hoàn chạy khắp cơ thể - đây là chức năng mà chỉ có nước mới
thực hiện được. Tuy nhiên, trong đó cũng có một lượng nước (dịch) được
Ví dụ: người già nặng 50kg
Tổng lượng dịch 25ℓ Trong tế bào 15ℓ
Ngoài tế bào 10ℓ
đào thải ra ngoài cơ thể. Và chúng ta phải uống nước để bù lượng dịch đã
bị đào thải đó. (Tư liệu 7) biểu diễn lượng dịch vào ra.
Tư liệu 7: Lượng dịch vào ra
(Ra) (Vào) mℓ
Nước tiểu 1500 Lượng nước uống 1500
Bốc hơi * 700 - 1000 Thức ăn 700 - 1000
Phân 200 - 300 Nước tự sinh 200 - 300
(do chuyển hóa)
* Bao gồm cả nước bốc hơi do hô hấp ( thì thở ra)
Theo tư liệu trên thì, phần dịch ra là lượng dịch phải được đào thải ra
ngoài để duy trì sự sống. Đầu tiên là nước tiểu. Nước tiểu có vai trò đào thải
các chất cặn bã, có độc đối với cơ thể ra ngoài. Nếu không có nước tiểu có
thể bị nhiễm độc niệu. Lượng nước tiểu được đào thải ra khoảng 1500cc.
Tiếp theo là phần nước bốc hơi. Các tế bào trong cơ thể khi tham gia
vào quá trình chuyển hóa sẽ sinh ra một lượng nhiệt là 38ºC. Nếu nhiệt
này không được giải phóng sẽ tích tụ trong cơ thể chúng ta và làm cơ thể
sẽ nóng dần lên. Khi thân nhiệt tăng lên ở một mức độ nào đó thì sẽ dẫn
đến tử vong. Vì vậy phải giải phóng lượng nhiệt dư thừa này ra khỏi cơ thể.
Muốn nhiệt thoát ra khỏi cơ thể thì cần có nước để giúp phong tỏa nhiệt
bằng cách bốc hơi. Cơ thể chúng ta ngay cả khi nghỉ ngơi cũng diễn ra hoạt
động bài tiết nước qua da để điều hòa thân nhiệt, và lượng dịch được bài
tiết ra theo cách này là 700 – 1000 cc/ 24 giờ.
Cuối cùng, các chất cặn bã còn được đào thải ra ngoài qua phân, để duy
trì hình dạng của phân thì trong phân có chứa khoảng 200 - 300cc nước.
Tổng lượng dịch bị thải ra ngoài ít nhất là 2400cc, và nhiều nhất là
2800cc/ ngày. Tuy nhiên khi nước bị thoát ra ngoài như thế này thì cần
phải bổ xung nước để giữ thăng bằng. Và ở cột bên phải của (tư liệu 7) có
biểu diễn lượng dịch vào.
Khi tế bào đốt cháy năng lượng thì sẽ sinh ra nước và khí cacbonic. Đây
chính là nước do tế bào tự sản sinh. Khi bạn ăn cơm, ăn thịt, ăn cá hay ăn
bất cứ cái gì cũng đều có nước. Như vậy nguồn nước thu được qua thức ăn
là khoảng 700 – 1000cc. (Trang 32) Và lượng nước có được do tế bào tự sản
sinh ra và lấy từ trong thức ăn cũng không đủ vì vậy chúng ta cần phải bổ
xung qua đường uống. Lượng nước uống này ước tính cần khoảng 1500cc.
32 33
Đây chính là cơ sở để chứng minh quan điểm: Người cao tuổi cũng cần phải
uống 1500cc nước mỗi ngày.
(3) Các vấn đề có thể xảy ra khi mất nước
Tư liệu 8 tổng hợp các vấn đề có thể xảy ra khi cơ thể mất nước. Tỷ lệ
phần trăm được biểu diễn ở đây là số lượng nước bị thiếu so với tổng số
nước có trong cơ thể Với một người cao tuổi nặng 50kg, khi lượng nước bị
mất từ 1 – 2 %, 2% thì ứng với 500cc. Khi mất khoảng 1 chai nước 500cc thì
sẽ xảy ra rối loạn ý thức.
Người cao tuổi hay lờ đờ do mất nước có khả năng bị rối loạn ý thức.
Nếu bạn nắm được kiến thức này thì khi bạn gặp trường hợp tương tự như
trên bạn có thể nhận định được là: Cơ thể đang bị thiếu nước. Như vậy bạn
có thể chăm sóc một cách có cơ sở kiến thức.
[Tư liệu 8] Sự mất nước của cơ thể
1 – 2 % Rối loạn ý thức
2 – 3 % Sốt, ảnh hưởng đến tuần hoàn
5% Chức năng vận động suy giảm
(Đặc biệt là sức chịu đựng)
7% Xuất hiện ảo giác
10% Tử vong
Khi mất nước 2 – 3 % (khoảng 500 – 750 cc / người nặng 50kg) thì sẽ bị
sốt, sau đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tuần hoàn. Tại sao lại bị sốt (Tăng
nhiệt)? Tế bào phát sinh ra năng lượng trong quá trình chuyển hóa nhưng
lại thiếu nước để giải phóng nhiệt phát sinh vì vậy cơ thể sẽ bị tích nhiệt và
gây ra hiện tượng sốt. Một trong những triệu chứng của mất nước có thể
kể đến sốt nhẹ.
Nhiệt độ bình thường của người khỏe mạnh là khoảng 36.5ºC , khi thân
nhiệt lên tới 37ºC thì được coi là sốt nhẹ. Người già có xu hướng giảm thân
nhiệt nên trên 36.5ºC có thể coi là sốt nhẹ. Đặc biệt đối với những người
cần hỗ trợ chăm sóc khi nói: Thân nhiệt sáng nay đo được là 36.6ºC thì cần
phải hiểu ngay là người này đang ở tình trạng mất nước. Khi mất nước sẽ
ảnh hưởng đến chức năng tuần hoàn, máu sẽ cô đặc lại. Có nghĩa là dòng
chảy của máu sẽ bị ảnh hưởng, chảy lờ đờ. Kết quả là dễ xảy ra tai biến
mạch máu não (tắc mạch máu não) vào rạng sáng.
2
5% nước bị mất ( khoảng 1250cc) thì chức năng vận động bị suy giảm, đi
không vững và không đi bộ được nhiều.
Khi mất 7% nước ( 1750cc) sẽ xuất hiện ảo giác. Khó có thể phân biệt
được ảo giác xuất hiện là do bị sa sút trí tuệ hay do mất nước.
Mất 10% nước ( 2500cc) sẽ gây tử vong. Vì vậy, vào những ngày hè nắng
nóng oi ả có nhiều người tử vong do say nắng mà bản chất là do mất quá
10% nước.
Điều đáng sợ của say nắng là trước tiên sẽ bị rối loạn ý thức. Nếu người
đó một mình làm việc ở trên cánh đồng thì khi bị say nắng do ý thức bị ảnh
hưởng nên không thể kêu cứu được. Vì vậy dễ bị đột tử do bị say nắng. Nếu
chúng ta xem xét lại cơ chế của quá trình say nắng thì có thể dễ dàng lý giải
được điều này.
Vì bị rối loạn ý thức nên dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ, nói gì cũng
không hiểu. Khi bị hỏi thì khó trả lời, trả lời lắp bắp. Ngủ ngay khi không
bị kích thích. Tóm lại là sẽ rơi vào trạng thái hôn mê. Nếu người bệnh bị
say nắng đang sinh hoạt tại viện dưỡng lão mà không được chăm sóc y tế
có thể bị tử vong sau 3 ngày. Trước đây, chủ yếu tử vong là do mất nước.
Nhiều người sau khi đi ngủ thì mãi mãi không thức giấc, nguyên nhân là tử
vong do mất nước. Đầu tiên bị mất ý thức rồi lâm vào trạng thái hôn mê
và các cơ quan nội tạng ngừng hoạt động trong khi ngủ dẫn đến tử vong.
Nhân viên chăm sóc chúng ta cũng cần phải có kiến thức như trên.
Chứcnăngcủanướcngoàitếbào
(dịchngoạibào)
(1) Máu
Đại diện của dịch ngoại bào là máu. Máu chiếm khoảng 1/13 trọng
lượng của cơ thể, khoảng 8%. Với người cân nặng 50kg thì có 4000cc máu
tuần hoàn trong cơ thể. Thời gian máu được tống ra khỏi tim và quay trở
về tim sau khi đi khắp cơ thể là khoảng 50 giây.
Máu vận chuyển chất dinh dưỡng, chất đào thải, oxy, khí cacbonic, nhiệt
theo dòng chảy của nó.
34 35
(2) Điều hòa acid, bazo (pH)
Chức năng quan trọng của dịch ngoại bào là giữ thăng bằng acid – bazo.
Cơ thể con người hay động vật đều giống nhau, khi thực hiện các hoạt động
duy trì sự sống thì thường có xu hướng toan hóa. Trước đây, theo một
phương pháp chăm sóc sức khỏe có nêu: Uống nước kiềm tốt cho cơ thể.
Đúng là giúp cơ thể ở trạng thái kiềm hóa thì sẽ tốt hơn toan hóa.
[Tư liệu 9] Điều hòa acid – bazo (pH) – tạo môi trường sống cho tế bào
da bằng cách vỗ hay đập vào bề mặt da thì da không bị tổn thương nhưng
nếu chà sát thì sẽ làm cho da dễ bị trầy xước. Khi thay tã, bỉm cho người già
chúng ta thường lấy giấy vệ sinh để lau cho các cụ nhưng hành động lau đi
lau lại, chà sát lên bề mặt của da vốn đã bị tổn thương do tiếp xúc với môi
trường có tính kiềm cao sẽ làm tăng mức độ tổn thương.
Tuy nhiên, số người bị hăm tã, bỉm cũng chỉ chiếm 50 – 60%. Nếu các cụ
bị táo bón thì không phải ngày nào cũng đại tiện vì vậy không phải lúc nào
trong bỉm cũng ở tình trạng bị kiềm hóa. Ví dụ cả tháng mới đại tiện một
lần thì chắc là người đó sẽ không bị hăm.
Vậy làm thế nào để phòng tránh hăm tã bỉm? Cách tốt nhất là không
đóng bỉm cho các cụ mà dẫn các cụ đi vệ sinh tại toilet. Như vậy, phân sẽ
không bám vào mông mà chỉ dính một ít ở hậu môn. Niêm mạc quanh
hậu môn khó bị tổn thương hay viêm nhiễm nên có dính phân một ít cũng
không bị hăm. Tóm lại, nếu chúng ta có thể chăm sóc để đưa các cụ về
trạng thái bình thường, tự đi vệ sinh tại toilet, không phụ thuộc vào bỉm thì
sẽ không xảy ra hiện tượng hăm tã, bỉm.
(3) Điều hòa nồng độ muối ( áp suất thẩm thấu)
Tế bào trong cơ thể chúng ta đã được sinh ra trong lòng biển của trái
đất cách đây 4,5 tỷ năm, từ thời nguyên thủy. Khi đó màng tế bào được bao
quanh bởi nước biển và được cấu tạo làm cho nước biển có thể ra vào tự
do. Trải qua thời gian dài tiến hóa nhưng từng tế bào trong cơ thể chúng ta
vẫn giữ được chức năng trên.
Tuy nhiên, khi dịch ở bên ngoài tế bào có nồng độ thấp thì nước ở nơi
có nồng độ thấp sẽ qua màng tế bào vào trong tế bào. Và, khi dịch ngoại
bào có nồng độ cao thì nước ở trong tế bào có nồng độ thấp sẽ bị hút ra
ngoài. Kết quả là màng tế bào có nhiệm vụ giữ cho nồng độ muối ở trong
tế bào và ngoài tế bào được ổn định. Người ta gọi đây là Áp suất thẩm thấu.
Như vậy, nếu nồng độ muối ở trong tế bào (dịch nội bào) cao, ngoài tế
bào thấp thì nước sẽ di chuyển từ nơi có nồng độ muối thấp (ngoài tế bào)
sang nơi có nồng độ cao( trong tế bào) ;và tế bào sẽ bị phình to và có thể bị
phá hủy. Nếu dịch ngoại bào có nồng độ cao, dịch nội bào nồng độ thấp thì
nước ở trong tế bào sẽ di chuyển ra ngoài tế bào làm tế bào bị teo lại, các
thành phần cấu tạo nên tế bào sẽ bị chết đi. Để tránh hiện tượng này, nước
tuần hoàn khắp cơ thể chúng ta để giữ cho nồng độ muối trong và ngoài tế
bào được ổn định. Chỉ có Nước mới có thể làm được điều này.
(4) Điều hòa thân nhiệt
Nhiệtđộtrungbìnhcủacơthểchúngtadaođộngtrongkhoảngtừ35.0–37.0ºC.
Bazo yếu
6.8 – 7.36 – 7.4 – 7.44 – 7.8 (pH)
(Chết) (Chết)
Phạm vi bình thường
Hoạt động sự sống H+
Toan hóa
(chuyển hóa) Đào thải CO2
qua hô hấp
Điều hòa tái hấp thu HCO3
- tại thận
Khác
pH = 7.0 là trung tính, cơ thể chúng ta có độ pH = 7.4 mang tính kiềm.
Độ pH được điều hòa trong khoảng 7.36 – 7.44, lý tưởng nhất là 7.4. Nước
giữ vai trò chủ chốt trong việc điều hòa này. Nếu pH giảm xuống dưới 6.8
hoặc cao hơn 7.8 thì các tế bào ngừng hoạt động và làm người bệnh chết.
Độ pH máu của con người cần phải được duy trì ở khoảng rất hẹp như đã
nêu trên.
Người già khi phải đóng bỉm thì có thể bị hăm ( skin rash) . Sinh viên cao
học điều dưỡng trường đại học Tokyo tiến hành nghiên cứu với đề tài: Tại
sao lại xảy ra hiện tượng hăm tã (bỉm)? Đóng bỉm trong khi ngủ đôi khi xảy
ra hiện tượng vừa đại tiện vừa tiểu tiện trong bỉm. Khi đó phân và nước tiểu
sẽ cùng bị ngấm trong bỉm. Amoniac có trong nước tiểu sẽ tác động vào các
chất cặn bã có trong phân làm môi trường trong bỉm bị kiềm hóa. Kết quả
thống kê thực nghiệm của nhóm nghiên cứu này cho thấy mức kiềm trong
bỉm có thể lên tới 8.4.
Chúng ta đã biết, khi pH lên quá 7.8 có thể làm tế bào bị tổn thương,
ngừng hoạt động. Mức độ pH kiềm cao như vậy sẽ làm các tế bào da bị tổn
thương – đây chính là lý do gây ra hiện tượng hăm bỉm
Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra là, sự hòa trộn giữa phân và nước tiểu tạo
ra môi trường kiềm mạnh sẽ làm cho da dễ bị tổn thương đồng thời việc
chà sát bề mặt da sẽ làm cho da bị tổn thương nặng hơn. Khi tác động vào
36 37
Cơ thể phải điều hòa thân nhiệt trong phạm vi rất nhỏ như vậy. Khi thân
nhiệt giảm xuống dưới 35ºC thì cảm giác phương hướng sẽ giảm dần. Thân
nhiệt giảm xuống nữa thì nhận thức sẽ giảm và khi thân nhiệt giảm xuống
30ºC thì sẽ mất toàn bộ cảm giác, không có cảm giác đau đớn hay ngứa
ngáy. Khi giảm xuống dưới 27ºC thì sẽ tử vong. Chúng ta có thể bị chết khi
bị hạ thân nhiệt.
[Tư liệu 10] Con người là động vật hằng nhiệt
Bảng 10: Điều hòa thân nhiệt (con người là động vật hằng nhiệt)
sinh nhiệt. Hệ cơ của chúng ta có khả năng sinh ra 60% nhiệt của cơ thể.
Vì vậy hệ cơ không chỉ có chức năng vận động mà còn giữ chức năng sản
nhiệt giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt.
Chứcnăngcủanướctrongtếbào
(dịchnộibào)
(1) Sự tổng hợp và phân giải của vật chất
Nước chiếm 70% trọng lượng của tế bào. Nếu không có nước thì tế
bào sẽ không thể sống được. Bản chất của tế bào là protein. Sự tổng hợp
protein sẽ giúp cơ thể duy trì sự sống. Vì vậy sự sống của cơ thể được tính
bằng đơn vị tế bào, và protein có trong tế bào nắm giữ sự sống của chúng
ta.
Xét về mặt cấu tạo của tế bào, thể mitochondria ( ty thể) là nơi sản
sinh ra năng lượng, ribosome là nhà máy sản xuất protein. Vậy có những
protein gì trong tế bào? Nhân tế bào – đài chỉ huy có các nhiễm sắc thể
chứa đựng các thông tin di truyền; quyết định việc sản xuất ra tế bào gì, ví
dụ tế bào người thì sản xuất ra protein của người, tế bào bò thì sản xuất ra
protein của bò. Lưới nội chất có chức năng vận chuyển các protein đến các
vị trí khác nhau trong tế bào. Cấu tạo chung của tế bào gồm các bào quan
như trên. Cấu tạo bên trong tế bào có vẻ rất phức tạp nhưng nếu đơn giản
hóa đi thì được cấu tạo chủ yếu như sau:
[Tư liệu 12] Cấu tạo của tế bào
27 30 35 37 42 45
o
C
Chết Mất
cảm giác
MÁU
Sinh nhiệt
Cơ 60%
Gan 20%
Khác 20%
Giải phóng nhiệt
45% bức xạ bề mặt
30% đối lưu, dẫn truyền
25% bốc hơi
Phạm vi thường
Hướng cảm giác ↓ Ý thức, hành động
Đài chỉ huy:
chứa các thông
tin di truyền DNA,
tổng hợp RNA
Ribosome:
tổng hợp Protein
Lưới nội chất:
giữ chức năng
vận chuyển
Ty thể: máy phát điện
(sản sinh năng lượng)
Chết
Khi xảy ra thảm họa động đất ở phía Đông Nhật Bản mọi người đã được
cảnh báo: Hãy chú ý để không bị hạ thân nhiệt. Khi thân nhiệt bị hạ xuống
dưới 27ºC sẽ dẫn đến tử vong. Những người đi leo núi và gặp nạn chủ yếu
tử vong do bị hạ thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể hạ xuống dưới 27ºC), không
phải tử vong do bị chết cóng.
Ngược lại, điều gì sẽ xảy ra khi thân nhiệt tăng? Khi thân nhiệt tăng trên
37ºC thì bắt đầu rối loạn ý thức và hành vi. Khi thân nhiệt tăng lên 42ºC thì
tế bào bắt đầu bị chết đi một phần và khi tăng lên 45ºC thì sẽ tử vong. Và
để điều hòa thân nhiệt thì rất cần sự có mặt của nước để giải phóng nhiệt.
[Tư liệu 11] Sự tuần hoàn của nhiệt
Điều rất thú vị là cơ thể chúng ta tự sản sinh ra nhiệt. Có nghĩa là để đề
phòng hạ thân nhiệt thì cơ quan có khả năng sinh nhiệt nhiều nhất đó là
hệ cơ. Khi lạnh các bạn có phản xạ run, đây là phản xạ giúp cơ vận động để
3
Nhân
38 39
Vấn đề là, dù chúng ta ăn món thịt bò cao cấp Matsuzaka hay ăn món
sashimi cá vừa đánh bắt từ biển Đông thì cơ bắp chúng ta cũng không thể
khỏe mạnh hay dẻo dai như của bò hay cá được. Dù chúng ta ăn protein
từ bò hay cá đều qua quá trình chuyển hóa tạo thành protein mang DNA
của con người. Thức ăn được tiêu hóa và hấp thu qua quá trình tiêu hóa,
tại ruột dưới sự tham gia của các enzym tiêu hóa protein sẽ được phân giải
thành các acid amin. Protein có trong thức ăn như thịt bò,… sẽ chuyển hóa
thành các vật chất cơ bản như acid amin, sau đó các chất này sẽ được hấp
thu và vận chuyển đến các tế bào tạo thành nguồn năng lượng cho tế bào
hoạt động giúp duy trì sự sống của con người.
[Tư liệu 13] Sự tổng hợp và phân giải của vật chất
(2) Hình dạng của Protein và sự duy trì chức năng
Protein là một chuỗi xoắn cuộn. Khi kéo dài các chuỗi này ra thì sẽ mất
chức năng của một protein. Ví dụ, nếu là quả trứng gà sống đã được thụ
tinh thì khi ấp ở một nhiệt độ thích hợp thì trứng sẽ nở ra gà con. Nhưng
nếu quả trứng đã bị luộc thì dù có để ở nhiệt độ là 37ºC bao nhiêu lâu cũng
không nở ra gà con được. Gà con được nở ra từ một quả trứng luộc là một
điều không tưởng. Khi thả quả trứng vào nồi nước sôi có nhiệt độ khoảng
gần 100ºC thì protein sẽ bị biến chất và chuyển thành một vật chất khác.
Protein khi bị biến đổi bởi nhiệt thì sẽ không giữ được nguyên hình dạng
xoắn cuộn. Protei có thể giữ nguyên được hình dạng là do được hệ thống
nước xung quanh bảo vệ. Miếng đậu phụ khi được ngâm trong nước thì
giữ nguyên được hình dạng nhưng nếu múc và đặt lên bàn thì sẽ bị nát.
Protein cũng vậy, trong tế bào protein được nước bảo vệ nên có thể giữ
nguyên được hình dạng. Vì vậy mà trứng sống có thể phát huy được chức
năng của trứng sống.
[Tư liệu 14] Sự duy trì hình dạng và chức năng của protein
Protein động vật
Glycerin acid béo
Glucose
Acid amin
Chất béo
Polysaccharide
Protein
Acid amin Protein người
Mất nước ngưng tụ
Mất nước ngưng tụ
Mất nước ngưng tụ
Thủy phân
Thủy phân
Thủy phân
Phân giải
Tiêu hóa, hấp thụ
Protein được nước giữ nguyên hình dạng nên
giữ được các chức năng của nó (chức năng sống
của protein)
Tổng hợp
Trong quá trình này, khi muốn phân giải protein mà không có nước
thì không thể phân giải được. Quá trình được gọi là quá trình thủy phân
protein. Ngược lại quá trình tổng hợp các acid amin thành các các protein
thiết yếu của con người là quá trình làm mất nước của các acid amin. Quá
trình thủy phân hay tổng hợp này nếu không có sự góp mặt của nước
thì sẽ không diễn ra được. Thủy phân đường hay tinh bột cũng diễn ra
tương tự như vậy. Tinh bột được nhận từ nguồn thức ăn ví dụ như khoai
tây, sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển thành chất tinh bột của con người.
Tinh bột được thủy phân thành đường glucose, sau đó tổng hợp thành
Polysaccharides (gluxit phức). Với chất béo cũng tương tự như vậy. Điều
này có nghĩa là nước liên quan đến tất cả các quá trình tổng hợp và phân
giải các chất trong cơ thể.
(3) Chất bảo quản protein
Trên dãy núi Himalaya, khi mà nhiệt độ mùa đông xuống đến -50ºC có
những rừng cây mà ở đó có những cây tùng đại thụ. Có thể bạn sẽ nghĩ: Ở
những nơi lạnh giá như vậy, khi mùa xuân đến là mùa cây cối đâm chồi nảy
lộc chắc mọi thứ vẫn còn đóng băng do dư âm của mùa đông lạnh giá; hay:
Khi nhiệt độ xuống thấp như vậy thì protein có trong mầm lộc cũng bị biến
dạng và làm mất đi chức năng nảy lộc. Tuy nhiên, khi mùa xuân đến trên
những cây tùng đó vẫn xuất hiện những chồi non.
40 41
[Tư liệu 15] Protein được bảo vệ bởi 3 tấm áo khoác nước
Tổngkết
Nước là khởi nguồn của sự sống là điều mà ai cũng biết, nhưng khi kiểm
chứng dựa trên các cơ sở khoa học ta càng thấy được tầm quan trọng của
nước hơn. Sự sống, sinh mệnh là sự tổng hợp các hoạt động về cả thể chất
và tinh thần và nước chính là khởi nguồn của các hoạt động đó. Nhân viên
chăm sóc là những người chăm sóc chăm sóc cả về mặt thể chất và tinh
thần nên các bạn phải hiểu nước và chăm sóc có mối quan hệ rất chặt chẽ
với nhau.
Ảnh hưởng của nước đối với các hoạt động của cơ thể được biểu diễn
tại hình tư liệu 3 trang 15. Tôi muốn các bạn nhân viên chăm sóc phải học
thuộc nội dung trong hình này.
Hoạt động của cơ thể và sinh mệnh được bắt đầu từ các hoạt động của
tế bào. Và nước duy trì các hoạt động của tế bào nhờ sự tham gia của dịch
ngoại bào và dịch nội bào.
Dịch ngoại bào có nhiệm vụ tạo môi trường thích hợp nhất cho tế bào.
Giữ cân bằng acid, base và áp suất thẩm thấu ; và điều hòa thân nhiệt cũng
là các chức năng quan trọng của nước nhằm duy trì môi trường thích hợp
giúp tế bào có thể hoạt động được.
Dịch nội bào tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, phân giải
và tổng hợp vật chất, bảo vệ protein - vật chất cơ bản của sự sống. Đây
cũng là chức năng rất quan trọng của nước.
Để thực hiện các chức năng này, nước phải hoạt động không ngừng
nghỉ, tạo dòng chảy liên tục trong cơ thể. Tham gia vào quá trình làm sạch
và tái tạo nguồn nước đã bị nhiễm bẩn do các chất của cơ thể đào thải ra
nhờ sự hỗ trợ rất quan trọng của thận. Lượng nước có trong cơ thể con
người chúng ta, ở trẻ nhỏ là 80%, người lớn là 60% và người già là 50% so
với trọng lượng cơ thể ; ví dụ người già nặng 50kg thì lượng nước chiếm
25kg( tương đương với 25.000ml). Trong đó, lượng nước được đài thải qua
nước tiểu, mồ hôi,… và lượng nước được thu vào qua đường uống, thức ăn
là khoảng 10% tương đương 2.500ml ; còn lại 90% được tái hấp thu, tái sử
dụng trong cơ thể.
Lượng nước vào chỉ chiếm 10% nhưng nếu ít hơn 10% thì cơ thể rơi
vào trạng thái mất nước, dẫn đến tình trạng suy giảm ý thức, sốt, rối loạn
tuần hoàn, rối loạn vận động, gây ảo giác và có thể dẫn đến tử vong.
Thực ra vật chất quan trọng nhất của sự sống là protein được bảo vệ
bởi 3 lớp nước. Khi sử dụng một máy đo nhiệt độ đặc biệt cho thấy : khi
đo lớp A là lớp sâu nhất bao quanh protein thì nhiệt độ xuống đến - 80ºC
cũng không bị đóng băng, lớp tiếp theo là lớp B thì nếu không hạ nhiệt độ
xuống -10ºC thì không đóng băng. Và lớp ngoài cùng là lớp C thì sẽ đóng
băng ở nhiệt độ là 0ºC. Như vậy, suy nghĩ : tất cả các loại nước sẽ đóng băng
ở nhiệt độ là 0ºC là không đúng.
Vì vậy, tại Siberia khi mùa đông nhiệt độ xuống -50ºC nhưng khi mùa
xuân đến những cây thông, cây tùng vẫn đâm chồi nảy lộc. Nước không chỉ
tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất mà còn có một chức năng rất
quan trọng nữa là bảo vệ protein. Như vậy, nếu không có nước thì chức
năng sống của trứng sống cũng sẽ bị mất đi không khác gì trứng đã bị luộc
chín.
Protein
A - 80ºC
B - 10ºC
C
(Phụ lục) Chu trình tái hấp thụ nước tại thận
Lưu lượng máu thận
↓
Cầu thận
↓
Ống thận
1ℓ/phút
↓
Nước tiểu đầu 150 – 100ℓ/ngày
↓
Tái hấp thụ, bài tiết
Nước, Na,Cl,đường,acid amin,
acid uric, creatin
Nước tiểu 1.5ℓ/ngày
4
42 43
Như vậy, nước là một vật chất rất quan trọng nhưng nếu chúng ta biết
cách chăm sóc đúng thì có thể nâng cao năng lực hoạt động của cơ thể,
thúc đẩy việc vệ sinh tự lập và giảm nhẹ các triệu chứng của sa sút trí tuệ.
Có thể nói nước là vũ khí quan trọng của chăm sóc.
NGHIÊN CỨU
VÍ DỤ LÂM SÀNG
TẬP
TƯ LIỆU
44 45
Uylựccủanước(1)
Vídụtrongtiểutiệnkhôngtựchủ
Trước tiên các bạn hãy xem xét và phân tích hai trường hợp A và B
thông qua bảng ghi chép(care chat). Các thông tin chính được tóm tắt từ
care chat như sau:
A) Cụ bà 94 tuổi, cần chăm sóc độ 4, lượng nước uống 1.727ml/ngày, có
thể tự đi bộ được. Ban ngày đi tiểu 2 - 3 lần, sử dụng quần vải và miếng
lót giấy, đại tiểu tiện tại nhà vệ sinh. Thực hiện chế độ: hướng dẫn đi
vệ sinh theo giờ, hầu như không bị són tiểu hay tiểu tiện không tự chủ.
B) Cụ bà 86 tuổi, cần chăm sóc độ 5, lượng nước uống 1.200ml/ngày, sử
dụng xe lăn (không tự đi bộ được). Ban ngày đi tiểu 3 lần, sử dụng quần
giấy (bỉm) và nhà vệ sinh. Thực hiện chế độ: hướng dẫn đi vệ sinh theo
giờ nhưng có trên 2 lần trong 3 lần thất bại, có nghĩa là hầu hết tè dầm
trong bỉm (tiểu tiện không tự chủ).
Có thể thấy tuổi và độ cần chăm sóc của 2 cụ khác nhau và tình trạng tiểu
tiện hay són tiểu cũng khác nhau rõ rệt. Và lượng nước uống vào cũng khác
nhau. Vận động (di chuyển) khác nhau. Tôi rất quan tâm đến việc chăm sóc
những cụ già bị són tiểu (tiểu tiện không tự chủ), giúp những cụ già này có
thể tự chủ trong việc đi vệ sinh. Tôi đã vạch ra các trọng điểm trong việc đưa
ra các đề xuất và hướng dẫn chăm sóc tiểu tiện không tự chủ trong các khóa
học, diễn đàn nâng cao năng lực chăm sóc toàn quốc như sau:
Tại các cơ sở dưỡng lão thì những người trực đêm giải quyết là xong
nhưng tiểu tiện ban đêm là một thách thức đối với việc chăm sóc tại gia. Vì
vậy, đây là một vấn đề cần phải được giải quyết đối với những cơ sở có mục
tiêu chăm sóc và hỗ trợ để người cao tuổi có thể về sinh hoạt tại gia đình.
Để có thể sinh hoạt tại gia đình thì cần phải giải quyết tình trạng tiểu
tiện không tự chủ vào ban đêm.
Các bạn cần lưu ý đến vấn đề này. Đương nhiên, với những cơ sở
dưỡng lão hay group home,… nếu giải quyết được vấn đề tiểu tiện không
tự chủ vào ban đêm thì công việc chăm sóc cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Các bạn hãy xem xét lại 2 trường hợp nên trên.
• Với những người tuổi cao sức yếu thì số lần đi tiểu vào ban đêm có
xu hướng nhiều hơn ban ngày (hình 1).
Tại sao vấn đề này lại xảy ra, chúng ta cùng xem lại chu trình tạo ra nước
tiểu thì có thể dễ dàng có câu trả lời (hình 2).
• Lão hóa và thể trạng yếu làm cho tuần hoàn máu ban ngày giảm
Tuần hoàn được diễn ra nhờ chức năng co bóp của tim và sự co giãn của
cơ tạo ra lực đẩy tống máu đi. Lão hóa làm chức năng của tim bị suy giảm
[Hình 1]
Tạisaosốlầnđitiểuvàobanđêmlạinhiềuhơnbanngày?
Để nghiên cứu hiện tượng tiểu tiện không tự chủ từ một góc độ khác,
chúng ta hãy thử so sánh số lần đi tiểu ban ngày và ban đêm:
Ban đêm dễ bị đái dầm hơn (số lần tiểu tiện không tự chủ nhiều hơn)
Hỗ trợ người già đi vệ sinh vào ban đêm làm tăng gánh nặng chăm
sóc của gia đình.
Lượng nước tiểu nhiều có thể làm ướt quần áo, chăn màn và người
nhà sẽ phải thay và dọn dẹp.
Tiểu tiện không tự chủ
Máu vận chuyển các
chất cặn bã (chất không
cần thiết) đến thận
Máu được lọc và tái
hấp thụ tại thận và
sinh ra nước tiểu
Lượng nước vào Đi bộ (hoạt động thể lực)
Tăng lượng nước uống hàng
ngày, tăng cường hoạt động
của cơ thể như: tập thể dục,
đi lại, đi dạo, thay đổi không
khí bằng các hoạt động dã
ngoại,… sẽ cải thiện được tình
trạng tiểu tiện không tự chủ.
Số lần đi
tiểu trong
Số lần đi tiểu
ban đêm
Tỷ lệ
đêm/ ngày *1
( A) 2- 3 lần 2 lần 0.66 (khi tính ngày 3 lần)
(B) 3 lần 2 lần 0.66
Người khỏe mạnh *2
6 lần 2 lần 0.33
*1: Tỷ lệ đêm/ngày: là tỷ lệ số lần đi tiểu ban đêm: ban ngày
Trong ngày = từ lúc ngủ dậy cho đến lúc đi ngủ, thông thường từ 6 : 00 – 21 : 00
Ban đêm = từ lúc ngủ đến lúc dậy, thường từ 21 : 00 – 6 : 00
*2: Số lần đi tiểu của Người khỏe mạnh (người cao tuổi khỏe mạnh): là lấy số liệu
tham khảo. Tham khảo định nghĩa tiểu nhiều lần: số lần đi tiểu trong ngày
trên 9 lần và ban đêm trên 3 lần được coi là tiểu tiện nhiều lần.
[Hình 2]
Tuần hoàn máu có vấn đề Chức năng thận có vấn đề
Chăm sóc hỗ trợ tự lập - Bắt đầu từ nước và kết thúc cũng bằng nước
Chăm sóc hỗ trợ tự lập - Bắt đầu từ nước và kết thúc cũng bằng nước
Chăm sóc hỗ trợ tự lập - Bắt đầu từ nước và kết thúc cũng bằng nước
Chăm sóc hỗ trợ tự lập - Bắt đầu từ nước và kết thúc cũng bằng nước
Chăm sóc hỗ trợ tự lập - Bắt đầu từ nước và kết thúc cũng bằng nước
Chăm sóc hỗ trợ tự lập - Bắt đầu từ nước và kết thúc cũng bằng nước
Chăm sóc hỗ trợ tự lập - Bắt đầu từ nước và kết thúc cũng bằng nước
Chăm sóc hỗ trợ tự lập - Bắt đầu từ nước và kết thúc cũng bằng nước
Chăm sóc hỗ trợ tự lập - Bắt đầu từ nước và kết thúc cũng bằng nước
Chăm sóc hỗ trợ tự lập - Bắt đầu từ nước và kết thúc cũng bằng nước
Chăm sóc hỗ trợ tự lập - Bắt đầu từ nước và kết thúc cũng bằng nước
Chăm sóc hỗ trợ tự lập - Bắt đầu từ nước và kết thúc cũng bằng nước
Chăm sóc hỗ trợ tự lập - Bắt đầu từ nước và kết thúc cũng bằng nước
Chăm sóc hỗ trợ tự lập - Bắt đầu từ nước và kết thúc cũng bằng nước
Chăm sóc hỗ trợ tự lập - Bắt đầu từ nước và kết thúc cũng bằng nước
Chăm sóc hỗ trợ tự lập - Bắt đầu từ nước và kết thúc cũng bằng nước
Chăm sóc hỗ trợ tự lập - Bắt đầu từ nước và kết thúc cũng bằng nước
Chăm sóc hỗ trợ tự lập - Bắt đầu từ nước và kết thúc cũng bằng nước
Chăm sóc hỗ trợ tự lập - Bắt đầu từ nước và kết thúc cũng bằng nước
Chăm sóc hỗ trợ tự lập - Bắt đầu từ nước và kết thúc cũng bằng nước
Chăm sóc hỗ trợ tự lập - Bắt đầu từ nước và kết thúc cũng bằng nước
Chăm sóc hỗ trợ tự lập - Bắt đầu từ nước và kết thúc cũng bằng nước

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Nghiên cứu Marketing
Nghiên cứu MarketingNghiên cứu Marketing
Nghiên cứu MarketingZelda NGUYEN
 
Chiến lược xúc tiến hỗn hợp Sữa tươi Vinamilk - hay
Chiến lược xúc tiến hỗn hợp Sữa tươi Vinamilk - hayChiến lược xúc tiến hỗn hợp Sữa tươi Vinamilk - hay
Chiến lược xúc tiến hỗn hợp Sữa tươi Vinamilk - hayYenPhuong16
 
Khái niệm và cách thức định vị sản phẩm
Khái niệm và cách thức định vị sản phẩmKhái niệm và cách thức định vị sản phẩm
Khái niệm và cách thức định vị sản phẩmGAPIT Communications JSC.
 
9 case study in digital marketing
9 case study in digital marketing9 case study in digital marketing
9 case study in digital marketingDennis Nguyễn
 
Chien luoc marketing mix cua thuong hieu KFC tai VN
Chien luoc marketing mix cua thuong hieu KFC tai VNChien luoc marketing mix cua thuong hieu KFC tai VN
Chien luoc marketing mix cua thuong hieu KFC tai VNcavangtungtang
 
Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)
Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)
Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)Zelda NGUYEN
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)希夢 坂井
 
Chien Luoc nganh Thuc Pham Chuc Nang 2013 - 2020 va tam nhin 2030
Chien Luoc nganh Thuc Pham Chuc Nang 2013 - 2020 va tam nhin 2030Chien Luoc nganh Thuc Pham Chuc Nang 2013 - 2020 va tam nhin 2030
Chien Luoc nganh Thuc Pham Chuc Nang 2013 - 2020 va tam nhin 2030Dung Tri
 
Xây dựng nội dung Facebook Fanpage hiệu quả và khác biệt
Xây dựng nội dung Facebook Fanpage hiệu quả và khác biệtXây dựng nội dung Facebook Fanpage hiệu quả và khác biệt
Xây dựng nội dung Facebook Fanpage hiệu quả và khác biệtKhiet Nguyen
 
Chính sách phân phối của công ty coca-cola Việt Nam
Chính sách phân phối của công ty coca-cola Việt NamChính sách phân phối của công ty coca-cola Việt Nam
Chính sách phân phối của công ty coca-cola Việt NamTrangTrangvuc
 
ĐẠO ĐỰC TRONG CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỰC TRONG CÁC CHỨC NĂNG  CỦA DOANH NGHIỆP   TS. BÙI QUANG XUÂNĐẠO ĐỰC TRONG CÁC CHỨC NĂNG  CỦA DOANH NGHIỆP   TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỰC TRONG CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Báo cáo: Ngành thực phẩm chức năng và hoạt động quảng cáo trực tuyến
Báo cáo: Ngành thực phẩm chức năng và hoạt động quảng cáo trực tuyếnBáo cáo: Ngành thực phẩm chức năng và hoạt động quảng cáo trực tuyến
Báo cáo: Ngành thực phẩm chức năng và hoạt động quảng cáo trực tuyếnXuân Lan Nguyễn
 

La actualidad más candente (20)

Nghiên cứu Marketing
Nghiên cứu MarketingNghiên cứu Marketing
Nghiên cứu Marketing
 
Chiến lược xúc tiến hỗn hợp Sữa tươi Vinamilk - hay
Chiến lược xúc tiến hỗn hợp Sữa tươi Vinamilk - hayChiến lược xúc tiến hỗn hợp Sữa tươi Vinamilk - hay
Chiến lược xúc tiến hỗn hợp Sữa tươi Vinamilk - hay
 
Chuong 2 PR
Chuong 2 PRChuong 2 PR
Chuong 2 PR
 
Marketing
MarketingMarketing
Marketing
 
Khái niệm và cách thức định vị sản phẩm
Khái niệm và cách thức định vị sản phẩmKhái niệm và cách thức định vị sản phẩm
Khái niệm và cách thức định vị sản phẩm
 
Quan tri ban hang
Quan tri ban hangQuan tri ban hang
Quan tri ban hang
 
Luận văn: Lòng trung thành của Khách hàng đối với dịch vụ của FPT
Luận văn: Lòng trung thành của Khách hàng đối với dịch vụ của FPTLuận văn: Lòng trung thành của Khách hàng đối với dịch vụ của FPT
Luận văn: Lòng trung thành của Khách hàng đối với dịch vụ của FPT
 
Luận văn: Giải pháp Marketing trực tuyến tại Công ty du lịch, 9đ
Luận văn: Giải pháp Marketing trực tuyến tại Công ty du lịch, 9đLuận văn: Giải pháp Marketing trực tuyến tại Công ty du lịch, 9đ
Luận văn: Giải pháp Marketing trực tuyến tại Công ty du lịch, 9đ
 
Đề tài: Bản đồ định vị thương hiệu viễn thông về dịch vụ Internet
Đề tài: Bản đồ định vị thương hiệu viễn thông về dịch vụ InternetĐề tài: Bản đồ định vị thương hiệu viễn thông về dịch vụ Internet
Đề tài: Bản đồ định vị thương hiệu viễn thông về dịch vụ Internet
 
9 case study in digital marketing
9 case study in digital marketing9 case study in digital marketing
9 case study in digital marketing
 
Chien luoc marketing mix cua thuong hieu KFC tai VN
Chien luoc marketing mix cua thuong hieu KFC tai VNChien luoc marketing mix cua thuong hieu KFC tai VN
Chien luoc marketing mix cua thuong hieu KFC tai VN
 
Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)
Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)
Chương 2: PR (Hoạch định chiến lược PR)
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
 
Chien Luoc nganh Thuc Pham Chuc Nang 2013 - 2020 va tam nhin 2030
Chien Luoc nganh Thuc Pham Chuc Nang 2013 - 2020 va tam nhin 2030Chien Luoc nganh Thuc Pham Chuc Nang 2013 - 2020 va tam nhin 2030
Chien Luoc nganh Thuc Pham Chuc Nang 2013 - 2020 va tam nhin 2030
 
Xây dựng nội dung Facebook Fanpage hiệu quả và khác biệt
Xây dựng nội dung Facebook Fanpage hiệu quả và khác biệtXây dựng nội dung Facebook Fanpage hiệu quả và khác biệt
Xây dựng nội dung Facebook Fanpage hiệu quả và khác biệt
 
Chính sách phân phối của công ty coca-cola Việt Nam
Chính sách phân phối của công ty coca-cola Việt NamChính sách phân phối của công ty coca-cola Việt Nam
Chính sách phân phối của công ty coca-cola Việt Nam
 
ĐẠO ĐỰC TRONG CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỰC TRONG CÁC CHỨC NĂNG  CỦA DOANH NGHIỆP   TS. BÙI QUANG XUÂNĐẠO ĐỰC TRONG CÁC CHỨC NĂNG  CỦA DOANH NGHIỆP   TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỰC TRONG CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Phân tích môi trường marketing vi mô
Phân tích môi trường marketing vi môPhân tích môi trường marketing vi mô
Phân tích môi trường marketing vi mô
 
Báo cáo: Ngành thực phẩm chức năng và hoạt động quảng cáo trực tuyến
Báo cáo: Ngành thực phẩm chức năng và hoạt động quảng cáo trực tuyếnBáo cáo: Ngành thực phẩm chức năng và hoạt động quảng cáo trực tuyến
Báo cáo: Ngành thực phẩm chức năng và hoạt động quảng cáo trực tuyến
 
Kiểm soát 2
Kiểm soát 2Kiểm soát 2
Kiểm soát 2
 

Similar a Chăm sóc hỗ trợ tự lập - Bắt đầu từ nước và kết thúc cũng bằng nước

Quyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngQuyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngYhoccongdong.com
 
Quyển 1: Giới thiệu chung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 1: Giới thiệu chung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngQuyển 1: Giới thiệu chung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 1: Giới thiệu chung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngYhoccongdong.com
 
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoeGiao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoeangTrnHong
 
Dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnh
Dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnhDinh dưỡng vệ sinh phòng bệnh
Dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnhTS DUOC
 
Tiểu luận cuối kì hành vi khách hàng ngành khách sạn_RAGDALE HALL – HEALTH H...
Tiểu luận cuối kì  hành vi khách hàng ngành khách sạn_RAGDALE HALL – HEALTH H...Tiểu luận cuối kì  hành vi khách hàng ngành khách sạn_RAGDALE HALL – HEALTH H...
Tiểu luận cuối kì hành vi khách hàng ngành khách sạn_RAGDALE HALL – HEALTH H...Nguyen Nguyen
 
EBOOK BYE BÉO - Cách giảm 7 kg trong 30 ngày
EBOOK BYE BÉO - Cách giảm 7 kg trong 30 ngàyEBOOK BYE BÉO - Cách giảm 7 kg trong 30 ngày
EBOOK BYE BÉO - Cách giảm 7 kg trong 30 ngàynNgyNh1
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giáo Trình Tuyên Truyền Vận Động Và Chuyển Đổi Hành Vi Về Dân Số Sức Khỏe Sin...
Giáo Trình Tuyên Truyền Vận Động Và Chuyển Đổi Hành Vi Về Dân Số Sức Khỏe Sin...Giáo Trình Tuyên Truyền Vận Động Và Chuyển Đổi Hành Vi Về Dân Số Sức Khỏe Sin...
Giáo Trình Tuyên Truyền Vận Động Và Chuyển Đổi Hành Vi Về Dân Số Sức Khỏe Sin...HanaTiti
 
Muốn Hiệu Quả Cần Luyện Tâm (How to Train Your Mind for Success)
Muốn Hiệu Quả Cần Luyện Tâm (How to Train Your Mind for Success)Muốn Hiệu Quả Cần Luyện Tâm (How to Train Your Mind for Success)
Muốn Hiệu Quả Cần Luyện Tâm (How to Train Your Mind for Success)W J
 
Quyển 2: Hợp phần Y tế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 2: Hợp phần Y tế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngQuyển 2: Hợp phần Y tế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 2: Hợp phần Y tế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngYhoccongdong.com
 
07 chamsocsuckhoebandau cd hadong
07 chamsocsuckhoebandau cd hadong07 chamsocsuckhoebandau cd hadong
07 chamsocsuckhoebandau cd hadongTS DUOC
 
Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống
Phục hồi chức năng tổn thương tủy sốngPhục hồi chức năng tổn thương tủy sống
Phục hồi chức năng tổn thương tủy sốngYhoccongdong.com
 
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947jackjohn45
 
Giao trinh nhan mon cong tac xa hoi
Giao trinh nhan mon cong tac xa hoiGiao trinh nhan mon cong tac xa hoi
Giao trinh nhan mon cong tac xa hoiTrường Bảo
 

Similar a Chăm sóc hỗ trợ tự lập - Bắt đầu từ nước và kết thúc cũng bằng nước (20)

Quyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngQuyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 7: Tài liệu bổ xung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
 
Quyển 1: Giới thiệu chung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 1: Giới thiệu chung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngQuyển 1: Giới thiệu chung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 1: Giới thiệu chung - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
 
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoeGiao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
 
Dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnh
Dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnhDinh dưỡng vệ sinh phòng bệnh
Dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnh
 
Tiểu luận cuối kì hành vi khách hàng ngành khách sạn_RAGDALE HALL – HEALTH H...
Tiểu luận cuối kì  hành vi khách hàng ngành khách sạn_RAGDALE HALL – HEALTH H...Tiểu luận cuối kì  hành vi khách hàng ngành khách sạn_RAGDALE HALL – HEALTH H...
Tiểu luận cuối kì hành vi khách hàng ngành khách sạn_RAGDALE HALL – HEALTH H...
 
EBOOK BYE BÉO - Cách giảm 7 kg trong 30 ngày
EBOOK BYE BÉO - Cách giảm 7 kg trong 30 ngàyEBOOK BYE BÉO - Cách giảm 7 kg trong 30 ngày
EBOOK BYE BÉO - Cách giảm 7 kg trong 30 ngày
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
 
Giáo Trình Tuyên Truyền Vận Động Và Chuyển Đổi Hành Vi Về Dân Số Sức Khỏe Sin...
Giáo Trình Tuyên Truyền Vận Động Và Chuyển Đổi Hành Vi Về Dân Số Sức Khỏe Sin...Giáo Trình Tuyên Truyền Vận Động Và Chuyển Đổi Hành Vi Về Dân Số Sức Khỏe Sin...
Giáo Trình Tuyên Truyền Vận Động Và Chuyển Đổi Hành Vi Về Dân Số Sức Khỏe Sin...
 
Muốn Hiệu Quả Cần Luyện Tâm (How to Train Your Mind for Success)
Muốn Hiệu Quả Cần Luyện Tâm (How to Train Your Mind for Success)Muốn Hiệu Quả Cần Luyện Tâm (How to Train Your Mind for Success)
Muốn Hiệu Quả Cần Luyện Tâm (How to Train Your Mind for Success)
 
Quyển 2: Hợp phần Y tế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 2: Hợp phần Y tế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngQuyển 2: Hợp phần Y tế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 2: Hợp phần Y tế - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
 
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái BìnhQuản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
 
Đề tài: Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành và hiệu quả can thiệp về 6 n...
Đề tài: Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành và hiệu quả can thiệp về 6 n...Đề tài: Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành và hiệu quả can thiệp về 6 n...
Đề tài: Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành và hiệu quả can thiệp về 6 n...
 
Nhiệm vụ của cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Nhiệm vụ của cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngNhiệm vụ của cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Nhiệm vụ của cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
 
07 chamsocsuckhoebandau cd hadong
07 chamsocsuckhoebandau cd hadong07 chamsocsuckhoebandau cd hadong
07 chamsocsuckhoebandau cd hadong
 
Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống
Phục hồi chức năng tổn thương tủy sốngPhục hồi chức năng tổn thương tủy sống
Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống
 
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
 
Giao trinh nhan mon cong tac xa hoi
Giao trinh nhan mon cong tac xa hoiGiao trinh nhan mon cong tac xa hoi
Giao trinh nhan mon cong tac xa hoi
 
Cđ gt
Cđ gtCđ gt
Cđ gt
 

Más de Yhoccongdong.com

Kế hoạch hợp tác Y Học Cộng Đồng
Kế hoạch hợp tác Y Học Cộng ĐồngKế hoạch hợp tác Y Học Cộng Đồng
Kế hoạch hợp tác Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng ĐồngBáo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Bảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnBảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnYhoccongdong.com
 
Bảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnBảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnYhoccongdong.com
 
Bảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnBảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnYhoccongdong.com
 
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng ĐồngBáo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
U xơ tuyến vú - Những điều cần biết
U xơ tuyến vú - Những điều cần biếtU xơ tuyến vú - Những điều cần biết
U xơ tuyến vú - Những điều cần biếtYhoccongdong.com
 
Sổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng Đồng
Sổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng ĐồngSổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng Đồng
Sổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021Yhoccongdong.com
 
Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19
Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19
Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19Yhoccongdong.com
 
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trườngSơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trườngYhoccongdong.com
 
Sổ tay sức khoẻ COVID-19
Sổ tay sức khoẻ COVID-19Sổ tay sức khoẻ COVID-19
Sổ tay sức khoẻ COVID-19Yhoccongdong.com
 
Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19
Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19
Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19Yhoccongdong.com
 
Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt Yhoccongdong.com
 
Sổ tay tự kỷ của bác sỹ
Sổ tay tự kỷ của bác sỹSổ tay tự kỷ của bác sỹ
Sổ tay tự kỷ của bác sỹYhoccongdong.com
 
Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt Yhoccongdong.com
 
Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...
Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...
Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...Yhoccongdong.com
 
Con là siêu nhân của mẹ
Con là siêu nhân của mẹ Con là siêu nhân của mẹ
Con là siêu nhân của mẹ Yhoccongdong.com
 
Nội soi tiêu hóa trong mùa dịch CODIV-19 - APSDE
Nội soi tiêu hóa trong mùa dịch CODIV-19 - APSDENội soi tiêu hóa trong mùa dịch CODIV-19 - APSDE
Nội soi tiêu hóa trong mùa dịch CODIV-19 - APSDEYhoccongdong.com
 

Más de Yhoccongdong.com (20)

Kế hoạch hợp tác Y Học Cộng Đồng
Kế hoạch hợp tác Y Học Cộng ĐồngKế hoạch hợp tác Y Học Cộng Đồng
Kế hoạch hợp tác Y Học Cộng Đồng
 
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng ĐồngBáo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
 
Bảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnBảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
 
Bảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnBảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
 
Bảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnBảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
 
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng ĐồngBáo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
 
U xơ tuyến vú - Những điều cần biết
U xơ tuyến vú - Những điều cần biếtU xơ tuyến vú - Những điều cần biết
U xơ tuyến vú - Những điều cần biết
 
Sổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng Đồng
Sổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng ĐồngSổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng Đồng
Sổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng Đồng
 
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021
 
Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19
Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19
Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19
 
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trườngSơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
 
Sổ tay sức khoẻ COVID-19
Sổ tay sức khoẻ COVID-19Sổ tay sức khoẻ COVID-19
Sổ tay sức khoẻ COVID-19
 
Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19
Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19
Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19
 
Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt
 
Sổ tay tự kỷ của bác sỹ
Sổ tay tự kỷ của bác sỹSổ tay tự kỷ của bác sỹ
Sổ tay tự kỷ của bác sỹ
 
Loét tì đè
Loét tì đè Loét tì đè
Loét tì đè
 
Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt
 
Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...
Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...
Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...
 
Con là siêu nhân của mẹ
Con là siêu nhân của mẹ Con là siêu nhân của mẹ
Con là siêu nhân của mẹ
 
Nội soi tiêu hóa trong mùa dịch CODIV-19 - APSDE
Nội soi tiêu hóa trong mùa dịch CODIV-19 - APSDENội soi tiêu hóa trong mùa dịch CODIV-19 - APSDE
Nội soi tiêu hóa trong mùa dịch CODIV-19 - APSDE
 

Último

SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHongBiThi1
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptxGỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx27NguynTnQuc11A1
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfHongBiThi1
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Chuyên đề Viêm não bài giảng sau đại học.pptx
Chuyên đề Viêm não bài giảng sau đại học.pptxChuyên đề Viêm não bài giảng sau đại học.pptx
Chuyên đề Viêm não bài giảng sau đại học.pptxNhikhoa1
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 

Último (20)

SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
 
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptxGỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Chuyên đề Viêm não bài giảng sau đại học.pptx
Chuyên đề Viêm não bài giảng sau đại học.pptxChuyên đề Viêm não bài giảng sau đại học.pptx
Chuyên đề Viêm não bài giảng sau đại học.pptx
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 

Chăm sóc hỗ trợ tự lập - Bắt đầu từ nước và kết thúc cũng bằng nước

  • 1. 1 Viện đại học Phúc lợi Y tế quốc tế TAKEUCHI TAKAHITO NƯỚC 1 CHĂM SÓC ĐƯỢC BẮT ĐẦU TỪ NƯỚC VÀ KẾT THÚC CŨNG BẰNG NƯỚC CẨM NANG CHĂM SÓC HỖ TRỢ TỰ LẬP
  • 2. 2 3 Lờimởđầu Cuốn sách này được viết dùng để làm tài liệu trong khóa học Nâng cao năng lực chăm sóc do Hiệp hội các cơ sở dưỡng lão toàn quốc tổ chức. Khóa học này được bắt đầu từ năm 2004 với khoảng 916 cơ sở và 1.124 học viên tham gia (tính đến khóa 9 năm 2012). Khóa học được tổ chức do Ngài Nakamura Hirohiko – Hội trưởng hội các cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (nay là cố vấn đặc biệt) khởi xướng, một năm tổ chức 6 lần (mỗi lần 2 ngày), thông qua các ca lâm sàng cụ thể để cung cấp các kiến thức cơ bản cần thiết một cách bài bản nhằm đưa Nghề chăm sóc thành một nghề có tính chuyên môn và khẳng định được vị trí của nghề nghiệp. Đương kim hội trưởng Tanaka Kioshi hiện nay cũng nối tiếp truyền thống này. Hỗ trợ tự lập là đã trở thành một khái niệm căn bản trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Trong xã hội người cao tuổi, cùng với sự mất đi tính tự lập và trở thành người cần được chăm sóc thì sẽ làm nảy sinh ra các Vấn đề chăm sóc cho người thân trong gia đình, địa phương và toàn thể xã hội. Vì vậy, có thể nói việc khôi phục tính tự lập sẽ giải quyết được phần lớn các Vấn đề trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Hỗ trợ tự lập sẽ làm thay đổi công việc chăm sóc mà trước đây chủ yếu gồm 3 vấn đề chăm sóc như: thay bỉm ( tã) , cho ăn, cho tắm. Để có thể hỗ trợ tự lập thì cần các yếu tố như: nắm được các kiến thức cơ bản, dựa vào đó có thể đưa ra các lý luận chăm sóc và từ những kỹ thuật thực tiễn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Tổ hợp: Kiến thức cơ bản, lý luận và kinh nghiệm sẽ tạo ra hình thức chăm sóc mang tính khoa học. Vì vậy, Nghề chăm sóc cũng giống như tất cả các công việc mang tính chuyên môn khác. Có thể nói chăm sóc hỗ trợ tự lập sẽ đưa Nghề chăm sóc sức khỏe thành một nghề có tính chuyên môn. Bộ sách này gồm 4 cuốn: Nước; Vận động (đi lại) và bài tiết; Chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ; Dinh dưỡng. Cuốn nào cũng có các kiến thức cơ bản về chăm sóc nên các bạn hãy cố gắng tìm hiểu có thể trang bị một số kiến thức cần thiết về Chăm sóc. Tháng 9 năm 2012 Giáo sư Viện đại học y tế phúc lợi quốc tế Giảng viên chuyên trách Khóa học nâng cao năng lực Chăm sóc sức khỏe TAKEUCHI TAKAHIRO
  • 3. 4 5 MụclụcSổtay1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1. Tự lập............................................................................................................... 8 2. QOL (chất lượng cuộc sống) ......................................................................... 9 3. Chăm sóc người cao tuổi ............................................................................ 10 CHƯƠNG 2. BẮT ĐẦU TỪ NƯỚC, KẾT THÚC CŨNG BẰNG NƯỚC 1. Hiện trạng việc giáo dục về Nước .............................................................. 14 2. Tầm quan trọng của Nước.......................................................................... 14 (1) Nước và hoạt động của cơ thể.............................................................. 14 (2) Sự ảnh hưởng của nước đối với trạng thái ý thức, trung khu thức tỉnh................................................................................ 16 (3) Hoạt động của tế bào ............................................................................ 16 3. Chăm sóc trong giúp đối tượng uống đủ nước........................................ 17 (1) Lượng nước uống và giấc ngủ .............................................................. 17 (2) Lượng nước uống hàng ngày................................................................ 18 (3) Hiệu quả đối với việc cải thiện triệu chứng của tiểu tiện không tự chủ ( són tiểu)......................................................... 19 (4) Nhìn từ góc độ tiết niệu và nội khoa ................................................... 20 (5) Lượng nước uống hàng ngày của người bệnh Đái tháo đường ....... 20 (6) Về thuốc lợi tiểu...................................................................................... 21 (7) Trường hợp cho ăn bằng ống thông qua da vào dạ dày và qua mũi (miệng) vào dạ dày ............................................................ 22 (8) Suy tim mạn tính và nước ..................................................................... 22 (9) Phân loại mức độ suy tim ..................................................................... 24 (10) Suy tim mạn tính và nước tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe........... 25 (11) Quản lý nguy cơ của suy tim mạn tính và nước.................................... 26 CHƯƠNG 3. SỨC MẠNH CỦA NƯỚC VÀ SỰ ???????? 1. Nước là khởi nguồn của sự sống ............................................................... 30 (1) Lượng nước có trong cơ thể ................................................................. 30 (2) Lượng nước vào ra................................................................................. 30 (3) Các vấn đề xảy ra do thiếu nước.......................................................... 32 2. Chức năng của dịch ngoại bào................................................................... 33 (1) Máu.......................................................................................................... 33 (2) Điều chỉnh acid, bazo ( pH) ................................................................... 34 (3) Điều chỉnh nồng độ muối ( áp suất thẩm thấu) ................................. 35 (4) Điều hòa thân nhiệt............................................................................... 35 3. Chức năng của dịch nội bào....................................................................... 37 (1) Sự kết hợp và phân giải của vật chất................................................... 37 (2) Duy trì hình dáng và chức năng của protein ...................................... 39 (3) Vật liệu bảo vệ protein .......................................................................... 39 4. Tổng kết ........................................................................................................ 41 PHẦN TƯ LIỆU Uy lực của nước (1) Ví dụ trong Tiểu tiện không tự chủ (Són tiểu) ............ 44 Thảo luận lâm sàng trên tạp chí lần 8, Nguyệt san Hiệp hội các cơ sở Dưỡng lão tháng 3 - số 461 năm 2010 Uy lực của nước(2) Học về các kiến thức cơ bản của nước......................... 51 Thảo luận lâm sàng trên tạp chí lần 9, Nguyệt san Hiệp hội các cơ sở Dưỡng lão tháng 4 - số 462 năm 2010 Uy lực của nước (3) Sinh lý học nước, hoạt động của nước........................ 59 Thảo luận lâm sàng trên tạp chí lần 10, Nguyệt san Hiệp hội các cơ sở Dưỡng lão tháng 5 - số 463 năm 2010
  • 4. 6 7 TỔNG QUAN 1CHƯƠNG Buổi tối ngủ ngon - Bí quyết để có một đêm trực yên tĩnh ........................ 69 Thảo luận lâm sàng trên tạp chí lần 11, Nguyệt san Hiệp hội các cơ sở Dưỡng lão tháng 6 - số 464 năm 2010 Nước là thuốc đặc trị của tự lập..................................................................... 77 Thảo luận lâm sàng trên tạp chí lần 12, Nguyệt san Hiệp hội các cơ sở Dưỡng lão tháng 7 – số 466 năm 2010
  • 5. 8 9 Tựlập Khóa học nâng cao năng lực Chăm sóc này có mục đích là hướng người sử dụng tới sự tự lập. Để đạt được mục đích này thì việc học các lý luận và kỹ thuật như làm thế nào để người sử dụng có thể tự lập được và tích lũy kinh nghiệm qua từng ca lâm sàng là điều cần thiết. Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu xem thế nào là Tự lập Theo WHO (Tổ chức y tế Thế giới), sức khỏe không chỉ là tình trạng không bệnh tật của cơ thể mà còn là trạng thái thoải mái về cả mặt tinh thần và xã hội. Đây không phải là một phát ngôn đặc biệt của WHO mà chỉ là một định nghĩa được đúc kết dựa vào một sự thật là Con người là một tổng thể đươc kết hợp bởi 3 yếu tố: thể chất, tinh thần và xã hội. Vì vậy, đối với Tự lập cũng được chia ra làm 3 nhân tố đó là: tự lập về thể chất, tự lập về tinh thần và tự lập về xã hội. Hơn nữa, đối với từng đối tượng như: trẻ khuyết tật, người khuyết tật hay người cao tuổi thì các vấn đề về tự lập lại khác nhau. Với trẻ khuyết tật thì trẻ em sẽ tự lập về thể chất, sau đó trẻ sẽ dần dần tự lập về cả tinh thần lẫn xã hội và quá trình này được gọi là: Quá trình phát triển. Vì vậy, mục tiêu của hỗ trợ tự lập cho trẻ khuyết tật không chỉ là tự lập về thể chất mà còn phải hỗ trợ tự lập về cả tinh thần và xã hội. Vấn đề này được đề cập trong các lý luận cơ bản về Chăm sóc trẻ khuyết tật và khi đối tượng của chúng ta là trẻ khuyết tật thì chúng ta phải bắt đầu từ đây. Với người khuyết tật trưởng thành thì vấn đề là gì? Trong cuộc Vận động vì cuộc sống tự tập của Người khuyết tật đang diễn ra thế giới thì vấn đề tự lập của người khuyết tật trưởng thành chính là vấn đề tự lập về xã hội.Vì vậy, vào những năm 1970, 1980 người khuyết tật trên thế giới đã lên tiếng và đưa ra yêu cầu: Chúng tôi muốn sống tại địa phương và có một cuộc sống độc lập như những người bình thường khác. Có nghĩa là những người khuyết tật này đang muốn hướng tới Tự lập về xã hội . Và để có thể Tự lập về xã hội thì những người khuyết tật này đã quyết tâm và bắt đầu tự lập về tinh thần. Với những người khuyết tật trưởng thành thì sự tự lập về thể chất sẽ bị dừng lại ở một mức độ nào đó vì vậy tự lập về thể chất sẽ không còn là vấn đề nữa mà vấn đề cần quan tâm ở đây chính là tự lập về tinh thần và xã hội. Với người cao tuổi, họ đã trải qua một hành trình dài tự lập về thể chất, tinh thần và xã hội nhưng khi bị mất đi sự tự lập về thể chất, họ cần sự chăm sóc của người thân và dần dần trở thành gánh nặng chăm sóc của gia đình. Vì vậy, nhu cầu tự lập của người cao tuổi không phải là tự lập về tinh thần hay xã hội mà họ cần được hỗ trợ để có thể tự thực hiện được các động tác sinh hoạt thường ngày (ADL) và sắp xếp lại môi trường sống cho họ dễ sinh hoạt. Khóa học này chúng tôi muốn chú trọng vào Các động tác sinh hoạt thường ngày (activities of daily living - ADL). Nếu tự lập về ADL thì chất lượng cuộc sống (QOL) sẽ được nâng cao; tự lập về ADL thì các động tác sinh hoạt thường ngày kết hợp công cụ (instrumental activities of daily living - IADL) như: nấu nướng, mua sắm,... các hoạt động sinh hoạt mang tính phức tạp khác cũng có thể tự lập. [Hình tư liệu 1] Tự lập 1 2 Thể chất Tự lập về xã hội Tự lập về thể chất Tự lập về xã hội Tinh thần Xã hội Trẻ em khuyết tật tự lập về thể chất, tinh thần và xã hội (Quá trình phát triển) Người khuyết tật tự lập về tinh thần và xã hội (Tự lập về vận động, sinh hoạt) Người cao tuổi tự lập về thể chất (ADL, IADL) (Hình ảnh tư liệu 1): Các vòng tròn biểu diễn thể chất, tinh thần và xã hội được vẽ một phần chồng lên nhau. Sự tự lập về thể chất sẽ ảnh hưởng đến sự tự lập về tinh thần. Khi đã tự lập về thể chất thì cũng đến gần một bước với tự lập về xã hội.Và sự tự lập về tinh thần sẽ ảnh hưởng đến sự tự lập về xã hội. Tất cả 3 nhân tố này có mối quan hệ tương tác với nhau. Hình ảnh trên biểu diễn mối quan hệ tương tác đó. QOL Trong các nghiên cứu về QOL (Chất lượng cuộc sống) của người cao tuổi, chúng tôi thấy nếu độ tự lập về ADL càng cao thì QOL cũng càng được nâng cao. Trong giới Phúc lợi và Chăm sóc sức khỏe hay sử dụng từ QOL nhưng các bạn cần phải nhận thức được độ tự lập của ADL chính là thước đo của QOL. Đến thời điểm hiện tại chúng tôi chưa thấy một phương pháp độc lập nào có thể nâng cao được QOL.
  • 6. 10 11 Chămsócngườicaotuổi Chăm sóc người cao tuổi bằng những chăm sóc cơ bản. Thực tế là nếu các bạn thực hiện một cách chính xác thì có thể giải quyết được hầu hết các vấn đề liên quan đến ADL. [Hình ảnh tư liệu 2] Chăm sóc cơ bản: Nước, dinh dưỡng, bài tiết, vận động Nói tóm lại, 4 yếu tố: Lượng nước uống; dinh dưỡng, bài tiết, vận động là các chăm sóc cơ bản đối với tất cả người cao tuổi. Nếu bạn không lưu ý đến điều này thì dù bạn có triển khai bất kỳ một kế hoạch chăm sóc nào cũng sẽ rất khó khăn. Giống như việc bạn phải xây một ngôi nhà trên một nền móng không tốt. Vấn đề này không chỉ áp dụng trong chăm sóc về thể chất mà còn có thể áp dụng để chăm sóc người bệnh bị sa sút trí tuệ. Ví dụ, trong trường hợp nếu bạn không để ý thì người bệnh có các hành động ăn tạp như: ăn giấy hay bất cứ cái gì cũng đều cho vào mồm thì việc lên một kế hoạch chăm sóc cụ thể dành cho người bệnh này rất quan trọng nhưng bạn cũng không được quên các chăm sóc cơ bản nêu trên, bạn hãy cố gắng cho người bệnh uống nhiều nước hơn. Sau khi quan sát bạn sẽ thấy một điều kì lạ là khi lượng nước uống tăng lên thì hành động ăn tạp cũng dần mất đi. Những trường hợp như thế này trên thực tế có rất nhiều. Xét về mặt lý thuyết của Sa sút trí tuệ thì thấy có vẻ lạ nhưng 4 yếu tố cơ bản này không chỉ có nhiều ý nghĩa trong chăm sóc về thể chất mà còn có ý nghĩa trong chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ. Và chúng tôi gọi là Chăm sóc cơ bản. Chăm sóc cơ bản này là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cho con người. Uống nhiều nước, ăn đủ chất dinh dưỡng và vệ sinh đều đặn, vận động đúng cách. Khi truy cứu để tìm câu trả lời cho câu hỏi: Điều cơ bản của chăm sóc là gì? Thì chúng tôi nhận thấy không có gì khác ngoài 4 yếu tố tạo nên sức khỏe của con người. Nghe có vẻ đơn giản nhưng để thực hiện được thì đây cũng là một thách thức lớn. 4 yếu tố này có mối quan hệ tương đương tương tác lẫn nhau. Nếu thiếu nước bạn sẽ thấy chán ăn. Như vậy lượng thức ăn ăn vào ít đi. Nếu thiếu nước, bạn cũng không thể tập đi lại được và kết quả là lượng vận động cũng bị ít đi. Vận động ít đi sẽ gây ra táo bón và các bất thường trong bài tiết khác. Trong chăm sóc, ngoài chăm sóc cơ bản còn có chăm sóc mang tính cụ thể, ví dụ: hỗ trợ để tự đi vệ sinh được là chăm sóc cụ thể. Tuy nhiên chúng tôi vẫn muốn các bạn tập trung vào học chăm sóc cơ bản trước. Bước tiếp theo mới là bước chúng ta đưa ra các kế hoạch chăm sóc cụ thể phù hợp với từng cá thể người bệnh ví dụ như chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ có hành động ăn tạp thì cần những chăm sóc đặc biệt như thế nào. 3 ⇒ Điểm chung giữa chăm sóc thể chất và chăm sóc sa sút trí tuệ ⇒ Phục hồi sức khỏe Dinh dưỡng Đại tiện Vận động Nước Chuỗi 4 yếu tố Yếu tố thứ 1 là Nước - lượng nước uống. Nếu bạn có thể quản lý triệt để lượng nước uống cần thiết trong một ngày cho một người bệnh thì có thể giải quyết được hầu hết các vần đề liên quan đến sức khỏe. Ảnh hưởng về mặt sinh lý của nước đối với cơ thể con người là rất lớn. Yếu tố thứ 2 là Dinh dưỡng. Nếu đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt cũng có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề. Chế độ dinh dưỡng kém có thể gây ra hiện tượng suy dinh dưỡng nên cần phải chú ý đến vấn đề này. Yếu tố thứ 3 là Bài tiết - đại tiện. Trước đây, đây là vấn đề cần được hỗ trợ chăm sóc nhưng dần dần vấn đề này cũng có thể được kiểm soát bằng tự bài tiết, tự đại tiện. Yếu tố thứ 4 là Vận động. Từ trước đến nay điểm yếu nhất của chăm sóc chính là Vận động. Xuất phát điểm của vận động là sau khi có thể rời khỏi giường (không còn nằm liệt giường) nhưng hiện nay do số người sinh hoạt trên xe lăn tăng nhiều nên đây cũng được coi là đã rời khỏi giường nhưng nếu chỉ là hành động rời khỏi giường với ý nghĩa tạo không gian vật lý như vậy thì không giải quyết được vấn đề về vận động của cơ thể. Khi nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến vận động của người cao tuổi cần được chăm sóc thì chúng tôi lấy việc luyện tập để có thể tự đi lại được làm trọng tâm. Khi có thể đi lại được thì rất nhiều phản ứng tốt xảy ra.
  • 7. 12 13 BẮT ĐẦU TỪ NƯỚC VÀ KẾT THÚC CŨNG BẰNG NƯỚC 2CHƯƠNG
  • 8. 14 15 [Hình tư liệu số 3] Nước làm tăng hoạt tính của tế bào, hoạt tính hóa thể chất và ý thức HiệntrạngviệcgiáodụcvềNước Theo số liệu thống kê trong các khóa học thì tỷ lệ mặc bỉm ban ngày cũng mang ý nghĩa trong việc đánh giá lượng nước uống vào trong ngày. Sau khi nhận ra được điều đó thì câu hỏi được đặt ra là: nước có vai trò như thế nào? Và nhận thức được tầm quan trọng trong việc khuyến khích người bệnh uống nước. Từ trước đến nay, trong chăm sóc chưa nhận ra được tầm quan trọng của nước nhưng thực ra nước có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, các bác sỹ và điều dưỡng đang làm việc tại các cơ sở dưỡng lão cũngkhôngnắmrõvềtầmquantrọngcủanướccũnglàmộthiệnthực.Thựctếlà trong đào tạo y khoa cũng không dạy nhiều về nước. Và ở mảng điều dưỡng cũng vậy. Người nắm rõ về lượng nước vào ra là các bác sỹ cấp cứu và bác sỹ gây mê. Và các bác sỹ ngoại khoa cũng cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc quan sát lượng dịch vào ra để bổ xung dịch bằng cách truyền dịch. Và những người điều dưỡng làm tại các khoa như: cấp cứu, hồi sức cấp cứu, gây mê, ngoại khoa cũng có thể hiểu được tầm quan trọng của nước. Tuy nhiên, cũng có thể hiểu được là chúng ta không được đào tạo một cách bài bản và có truyền thống về nước. Với những bác sỹ hay điều dưỡng nói là: không cần quá quan tâm đến lượng nước uống vào trong công việc chăm sóc thì tôi muốn các bạn phải nhận ra được là những nhân viên y tế này không được đào tạo về nước. Tôi cũng là bác sỹ vì vậy tôicóthểthấyđượcrấtrõcáckhuyếtđiểmcủabácsỹvàđiềudưỡng.Ngoàiracòn tồn tại rất nhiều những cách nghĩ gây trở ngại trong công việc chăm sóc. Đó chính là lý do tại sao chúng ta cần phải học để nâng cao kiến thức và kỹ năng. TầmquantrọngcủaNước (1) Nước và hoạt động của cơ thể Trước tiên chúng ta cần có các kiến thức về nước. Đặc biệt khi mùa hè trời nắng nóng nếu bạn không bổ xung nước thường xuyên thì có thể gặp các vấn đề như mất nước hay say nắng. Cơ sở dưỡng lão nào chăm sóc đảm bảo được lượngnướcuốnghàngngàythìrấtítkhixảyratainạnnhư:ngã,rơitừtrêngiường xuống.Nếucơsởnàomàcónhiềungườibịngãcónghĩalànhânviênở cơsởđóít cho các cụ uống nước. Lượng nước uống trung bình hàng ngày tỉ lệ nghịch với số tai nạn do bị ngã có nghĩa là uống nước càng nhiều thì càng ít bị ngã. Bạn hãy thử làmđểcóthểkiểmchứngđượcđượcđiềutôivừanêutrên.Vàcómộtthựctếnữa là uống nước càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh viêm phổi càng ít. Dựa vào hình tư liệu số 3 bạn có thể thấy sự ảnh hưởng của lượng nước uống hàng ngày đến hoạt động về thể chất của cơ thể hay nguy cơ ngã của người bệnh. Lượng nước uống có đủ hay không ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ bị ngã nhiều hay ít. 2 1 Đây là thông tin từ một cơ sở dưỡng lão tại tỉnh Fukuoka. Tại cơ sở này, để có thể giúp người bệnh trở về với gia đình có nghĩa là chăm sóc để hỗ trợ tự lập thì nhân viên ở đây được học một cách rất bài bản về tầm quan trọng của Nước – một trong 4 yếu tố chăm sóc cơ bản. Kết quả là khi lượng nước uống hàng ngày tăng lên thì những tai nạn do ngã gây gẫy xương cũng giảm đi rất nhiều. Theo báo cáo hàng năm thì có những năm số người phải nhập viện do ngã hay gãy xương là 0. Nước góp phần cải thiện nhằm nâng cao hoạt tính của cơ thể. Ngược lại, nếu thiếu nước thì hoạt động của cơ thể sẽ bị giảm đi. Trước đây chỉ cần hỗ trợ nhẹ là có thể đi được nhưng sau khi bị mất nước thì người này không thể đi lại được, mọi sinh hoạt đều cần có sự giúp đỡ thậm chí phải nằm liệt giường. Từ đó có thể thấy tầm quan trọng của nước đối với hoạt động của cơ thể như thế nào. Triển khai thêm ta sẽ thấy, tại các cơ sở dưỡng lão thông thường hay các cơ sở chăm sóc đặc biệt sẽ có thêm từ chuyên môn là: Risk Management – quản lý rủi ro, đối tượng thường là các tai nạn do ngã, gãy xương. Nguyên nhân là do dép đi có vấn đề, hay ánh sáng không đủ, tác dụng phụ của các loại thuốc an thần, thuốc ngủ, hay do các di chứng của tai biến mạch máu não,… Đây là những nguyên nhân phổ biến được viết trong rất nhiều sách giáo khoa hay các tài liệu tham khảo nhắc đến, tuy nhiên theo tôi không đúng. Nguy cơ ngã dẫn đến gãy xương là do Nước. Nếu cơ thể đang ở trạng thái mất nước thì dù có phân tích bất kỳ rủi ro nào cũng không thể ngăn được hiện tượng người bệnh choáng váng, mất sức dẫn đến ngã. Hoạt hóa tế bào Đi lạiBiểu hiện nhận thức Đại tiểu tiện tự chủ Các hoạt động khác Giao tiếp Môi trường thích hợp cho tế bào hoạt động Hoạt hóa chuyển hóa Ý thức ↑ Thức tỉnh ↑ Hoạt động cơ thể ↑ Nước
  • 9. 16 17 (2) Ảnh hưởng đến ý thức, mức độ kích thích Người bệnh đờ đẫn, ý thức không rõ ràng, khó giao tiếp. Tối đến thì trở nên kích động, mộng du, có những triệu chứng của sa sút trí tuệ. Ban ngày ý thức lờ đờ, ban đêm thì kích động như những triệu chứng này là do ý thức và đáp ứng kích thích có vấn đề. Lượng nước uống ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức của người bệnh. Thiếu nước hoặc nhịn tiểu tiện, đại tiện sẽ làm trung khu điều khiển bài tiết bị tổn thương. Để cải thiện tình trạng són tiểu giúp người bệnh có thể tự đi tiểu được thì chỉ cần làm cho họ có phản xạ muốn đi tiểu. Khi đã có phản xạ hay nhận thức được muốn đi tiểu thì nếu họ tự đi được họ sẽ tự đi, nếu không tự đi được thì sẽ bấm chuông đầu giường gọi nhân viên đưa đi. Vì vậy sẽ không gặp thất bại nếu họ ý thức được điều này. Như vậy, làm thế nào để có thể giúp họ có được phản xạ muốn đi tiểu này? Đơn giản là cho uống nước. Uống nước để kích thích cho người bệnh không ngủ. Nếu người bệnh cứ đờ đẫn, nửa tỉnh nửa mơ thì khi bàng quang bị căng thì nước tiểu sẽ tự động chảy ra ngoài gây ra hiện tượng tiểu tiên không tự chủ. Có nghĩa là nếu ý thức người bệnh không rõ ràng, mơ màng như vậy sẽ ức chế đại não làm cho đại não không đưa ra được mệnh lệnh là phải nhịn tiểu. Vì thế, nước là yếu tố rất quan trọng trong việc giúp người bệnh được tỉnh táo. Nước có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng kìm chế để đại tiểu tiện được tự chủ hay khả năng giao tiếp thông thường hoặc cải thiện các triệu chứng của sa sút trí tuệ . Đây chính là sức mạnh – sự uy quyền của Nước. (3) Ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào Nói tóm lại, vấn đề ở đây là có hoạt hóa được tế bào hay không? Hoạt tính của tế bào được nâng lên hay hạ xuống? Vậy, nước có ảnh hưởng như thế nào? Nước là một thành phần của dịch ngoại bào giúp dịch ngoại bào tạo một môi trường thích hợp để hoạt hóa tế bào, ngoài ra nước cũng có trong tế bào giúp hoạt hóa quá trình chuyển hóa để cho tế bào hoạt động. Như vậy cơ thể chúng ta có thể sống được là do nước nắm vai trò chìa khóa trong việc giữ cho tổ chức nhỏ nhất của cơ thể là tế bào ở trạng thái tốt hay xấu. Người ta thường nói: Nước là khởi nguồn của sự sống, vậy khởi nguồn của sự sống là gì? Đó chính là các tế bào nhỏ bé. Các tế bào tồn tại nên mới có sự sống, các tế bào chết đi thì sự sống cũng không còn. Và Nước nắm giữ sự sống còn của tế bào. Vì vậy người tu hành có thể nhịn ăn để tịnh tâm nhưng không thể nhịn uống. Chămsóclượngnướcuốnghàngngày (1) Lượng nước uống và giấc ngủ Hình tư liệu 4 biểu diễn sự liên quan giữa nước và tình trạng thức hay ngủ của người bệnh. Từ biểu đồ này ta có thể thấy được nếu thiếu nước thì ban ngày sẽ không được tỉnh táo, luôn ở trong tình trạng buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật; buổi tối lại bị mất ngủ. Ngược lại, nếu tăng lượng nước uống hàng ngày lên thì tình trạng ngủ ngày được cải thiện và buổi tối ngủ ngon hơn. [Hình tư liệu 4] 3 Trên thực tế, có cơ sở dưỡng lão đặc biệt rất tích cực cho các cụ uống nước thì không có cụ nào phải sử dụng bỉm (tã) như viện dưỡng lão Kitazawa – đây là cơ sở dưỡng lão không bỉm hàng đầu tại Tokyo, nhưng cũng có cơ sở dưỡng đặc biệt không quan tâm đến việc cho các cụ uống nước thì trên một nửa số các cụ đang sinh hoạt tại cơ sở phải sử dụng bỉm. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tại hai cơ sở trên. Chúng tôi yêu cầu nhân viên tại 2 cơ sở ghi chép lượng nước uống hàng ngày của các cụ. Ghi chép đầy đủ số lần chuông đầu giường (nurse call) kêu trong đêm và nội dung các cụ yêu cầu trong mỗi một lần gọi đó. Dựa vào kết quả khảo sát để tìm hiểu nguyên nhân sử dụng nurse call trong đêm, và mối liên quan của nước. Kết quả là, tại cơ sở dưỡng lão đặc biệt tích cực cho các cụ uống nước và không sử dụng bỉm thì chuông kêu chủ yếu với lý do là gọi nhân viên đến hỗ trợ việc đi vệ sinh ( tiểu tiện). Nhân viên tại cơ sở này cũng thường nhắc các cụ là : Nếu các cụ muốn đi tiểu thì hãy ấn chuông đầu giường gọi chúng cháu để được hỗ trợ nhé. Tại đây, họ kích thích ý muốn đi tiểu và giúp các cụ có thể đi tiểu một cách có tự chủ. Ngược lại, tại cơ sở dưỡng lão đặc biệt không tích cực cho các cụ uống nước thì chuông kêu liên tục có các nội dung khác nhau như sau. Ngày Đêm Tăng lượng nước uống Khi tăng lượng nước uống thì ban ngày tỉnh táo, buổi tối ngủ ngon
  • 10. 18 19 Có cụ gọi nhân viên đến và nói: Chắc chắn chồng con tôi đang đứng ngoài cửa. Rồi cụ đi bộ ra phía cổng, có khi đi được một đoạn thì bị ngã. Hoặc có cụ nửa đêm đi đến phòng trực của nhân viên nói chuyện nhưng không rõ đầu đuôi. Như vậy, có thể nhân viên ở cơ sở này cũng dặn các cụ là: Nếu các cụ muốn đi vệ sinh thì ấn chuông đầu giường nhé. Nhưng các cụ lại không gọi để đi vệ sinh mà gọi vì đang ở trạng thái bồn chồn, mất ngủ. Và số lần gọi nhân viên cũng nhiều hơn so với cơ sở không bỉm nêu trên. Chúng tôi báo cáo kết quả khảo sát này tại các cuộc thảo luận nhóm giữa các cơ sở dưỡng lão. Trong đó có cơ sở đã chú trọng hơn đến việc cho các cụ uống nước hàng ngày thì thu được kết quả như sau: Sau khi chủ động cho các cụ uống nước nhiều hơn thì buổi tối các cụ và nhân viên cùng được ngủ ngon hơn rất nhiều. Ban ngày nếu cho các cụ uống nhiều nước thì buổi tối hầu hết các cụ đều ngủ ngon hơn. Như vậy thì gánh nặng công việc của nhân viên trực đêm cũng được giảm đi. Một thực tế nữa là, sau khi dành thời gian khảo sát trong vòng 2,3 năm tại một cơ sở dưỡng lão khác thì kết quả là: Nếu cho các cụ uống nước đầy đủ thì buổi tối các cụ cũng ít bị són tiểu hơn. Như vậy, nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp con người tỉnh táo hơn vào ban ngày và có một giấc ngủ có chất lượng hơn vào ban đêm. (2) Lượng nước uống hàng ngày Các bạn nên giữ lượng nước uống hàng ngày khoảng 1500cc. Và tôi muốn nhân viên chăm sóc cần phải thảo luận và xin ý kiến của bác sỹ và điều dưỡng về lượng nước uống cần thiết cho từng người. Tuy nhiên, tôi cũng muốn các bạn cùng thử suy nghĩ, ví dụ, khi các bạn( nhân viên chăm sóc) thay bỉm cho các cụ có cần y lệnh của Bác sỹ hay điều dưỡng không? Tất nhiên là không vì chăm sóc, hỗ trợ người cao tuổi đi vệ sinh là công việc cố hữu, cụ thể của nhân viên chăm sóc. Tương tự như vậy, khi hỗ trợ người cao tuổi ăn, chắc các bạn cũng không hỏi bác sỹ hay điều dưỡng về cách cho ăn chứ? Đây cũng là công việc của nhân viên chăm sóc. Như vậy, thì cho người cao tuổi uống nước tại cơ sở dưỡng lão cũng là công việc thiên về chăm sóc nên chúng ta không cần phải hỏi. Thực chất, có thể bác sỹ và điều dưỡng cũng không hiểu tại sao phải duy trì lượng nước uống hàng ngày khoảng 1500cc, ngược lại nhiều người còn cho đây là lượng nước quá nhiều. Với những nhân viên chăm sóc được tham gia các khóa học như thế này hoặc được đào tạo bài bản sẽ nắm được những lý luận về sự cần thiết khi phải uống 1500cc nước/ ngày thì có cần yêu cầu những người bác sỹ hay điều dưỡng không có nhiều kiến thức về nước ra y lệnh hay không? Hỏi lại có thể gây ra những bất đồng ý kiến không cần thiết. Các bạn phải nhớ, nếu các bạn không lên được một kế hoạch chăm sóc giúp người cao tuổi có thể uống được 1500cc nước/ ngày thì các bạn không đủ tư cách để được công nhận là nhân viên chăm sóc. Nước không chỉ liên quan đến sự sống mà còn liên quan đến mọi vấn đề khác của cơ thể như: thể trạng và hoạt động tinh thần. Chính vì vậy mà tôi muốn nhấn mạnh tầm qua trọng của việc chăm sóc giúp cho người cao tuổi được uống nước đầy đủ. (3) Hiệu quả đối với việc cải thiện triệu chứng són tiểu ( tiểu tiện không tự chủ) Nếu thiếu nước thì xảy ra rất nhiều vấn đề nhưng nếu uống càng nhiều nước thì càng nhiều vấn đề sẽ được giải quyết. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì người nào uống nhiều nước cũng không uống quá 2500cc/ ngày. Nếu trong phạm vi này thì càng nhiều càng tốt. Cũng có ý kiến cho là nếu uống quá 4000cc/ ngày thì điều gì sẽ xảy ra? Tuy nhiên không thể uống được một lượng nước như vậy trong một ngày nên các bạn cũng không cần phải suy nghĩ đến. Vậy hiệu quả ở những vấn đề gì? Nước cải thiện nhận thức một cách rõ rệt. Chữa khỏi táo bón. Có thể chữa được cả són tiểu hay tiểu tiện không tự chủ. Hơn nữa, hiệu quả của nước còn thể hiện rất rõ trong việc cải thiện các triệu chứng của sa sút trí tuệ. Tại những cơ sở dưỡng lão thử nghiệm các phương pháp chăm sóc của tôi có khoảng gần 60% người cao tuổi có thể trở về sinh hoạt tại gia đình. Đây cũng là một trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tiêu biểu, uy tín trên cả nước. Để có thể giúp các cụ trở về nhà thì cần phải tìm ra vấn đề cần phải giải quyết nhất khi các cụ sinh hoạt tại nhà. Vấn đề đó chính là són tiểu vào ban đêm. Nếu là ban ngày thì người nhà có thể hỗ trợ đi vệ sinh nhưng nếu són tiểu ban đêm thì có thể làm ướt hết quần áo, chăn màn làm tăng gánh nặng chăm sóc. Chỉ cần thất bại một lần là có thể làm người nhà nản chí: Không thể chăm sóc tại nhà được nữa. Đối với những viện dưỡng lão thực sự muốn hỗ trợ để các cụ trở về nhà thì việc họ cần làm là hỗ trợ tuyệt đối để giúp các cụ không bị són tiểu ban đêm, nếu chưa được thì chưa cho về nhà. Và điểm mấu chốt ở đây chính là cho các cụ tập đi lại trong ngày và tăng lượng nước uống hàng ngày cho các cụ. Kiên trì làm như thế thì sẽ chữa khỏi són tiểu ban đêm. Tăng dần lượng nước uống vào ban ngày sẽ làm giảm dần số lần són tiểu vào ban đêm. Tại viện dưỡng lão này hàng ngày cho mỗi cụ uống khoảng 2000cc nước. Và kết quả của quá trình thử nghiệm. Một số người đã cải thiện được triệu chứng sau khi uông khoảng 1500cc nước/ ngày. Những ai mà chưa được cải thiện thì nâng lượng nước uống lên 1700cc/ ngày sau đó quan sát nếu vẫn còn sòn tiểu thì nâng lên 1800cc và khi nâng lên khoảng 2000cc/ ngày thì gần như ổn định hơn. Với những người vẫn còn bị són tiểu thì nâng lên 2200cc/ ngày. Đây là kết quả thử nghiệm trên lâm sàng của nhân viên chăm sóc đạt được.
  • 11. 20 21 (5)Lượngnướcuốnghàngngàyđốivớingườibịbệnhđáitháođường Lượng nước hợp lý dành cho người bị đái tháo đường là khoảng 1800cc/ ngày. Người bị bệnh này thường kêu khát nước đó là do tiểu nhiều nên cơ thể bị thiếu nước. Tại sao lại đi tiểu nhiều? Đó là do phải hòa tan lượng đường dư thừa để đào thải ra ngoài vì vậy mà số lượng nước tiểu trong ngày cũng tăng lên. Vì thế ta thấy người bị đái tháo đường rất hay đi vệ sinh. Nên nếu chỉ uống 1500cc thì không đủ, chúng tôi chưa đưa ra được con số chính xác nhưng muốn người bệnh uống được khoảng 1800cc nước/ ngày. (6) Về thuốc lợi tiểu Vấn đề tiếp theo là sử dụng thuốc lợi tiểu. Trong đó nổi tiếng là thuốc Lasix ( Furoseminde) nhưng có thể nói là hại thì 100 mà lợi thì không có gì. Thuốc này còn làm tăng gánh nặng chăm sóc. Rất nhiều trường hợp chỉ vì chân của cụ nào đó hơi phù nề nên ngay lập tức báo với điều dưỡng rồi bác sỹ cho y lệnh dùng lasix. Tuy nhiên, người cao tuổi có đôi chân bị phù nề là đương nhiên. Chân bị phù nề cũng chỉ là hiện tượng lão hóa. Khi già thì da mặt nhăn nheo, tóc bị bạc hoặc rụng. Tương tự như vậy, hai chân cũng dễ bị phù nề hơn. Cùng là hiện tượng lão hóa mà chân phù thì báo điều dưỡng còn tóc bạc, da mặt nhăn nheo thì không nói gì. Phù nề do lão hóa mà sử dụng Lasix thì không có nghĩa lý gì lắm. Thực tế việc sử dụng thuốc lại kéo theo rất nhiều vấn đề. Tại các viện chăm sóc sức khỏe người già đặc biệt có rất nhiều người uống Lasix nhưng thực ra là không cần thiết. Cần phải cho ngừng uống ngay thuốc lợi tiểu – nguyên nhân gây mất nước. Tương tự như việc vắt kiệt nước của một chiếc giẻ đã khô, cho uống lasix có nghĩa là đào thải bớt nước ở một cơ thể đã khô cằn. Chúng ta không được phép làm điều này. Tại khóa học nâng cao năng lực chăm sóc đã có người hỏi: tại sao phải dùng thuốc lợi tiểu để điều trị các dấu hiệu được cho là thay đổi do hiện tượng lão hóa? Có thể cho ngừng uống được không? Thực tế là thuốc đã được kê thì rất khó ngừng. Nếu không ngừng được thì tôi muốn đề nghị các bạn đang làm trong lĩnh vực chăm sóc là: Đừng cho các cụ uống. Khi giúp các cụ uống thuốc, bạn có thể đưa Lasix đến tận miệng các cụ rồi làm rơi nhé. Viên thuốc bị rơi xuống không may lại bị bạn giẫm nát bét và thế là không cho uống được. Làm như thế thật ra là bạn đang cứu các cụ đấy. Tại một viện dưỡng lão đặc biệt trưởng nhóm chăm sóc đã nói: Không được cho các cụ uống thuốc, tôi sẽ là người chịu trách nhiệm và người trưởng nhóm này đã vứt toàn bộ thuốc lợi tiểu của các cụ đi. Theo tôi người Có thể có suy nghĩ: Nếu cho uống nhiều như thế thì buổi tối chắc chắn sẽ phải đi tiểu nhiều hơn nhưng không phải vậy. Đây là các dữ liệu được minh chứng sau khi làm thực nghiệm lâm sàng tại các cơ sở dưỡng lão. Năm ngoái, tại một hội thảo có khoảng 800 người cao tuổi tham gia, chúng tôi có hỏi: Trong số các cụ những ai uống một ngày hơn 1300cc nước mà thấy phải đi vệ sinh nhiều hơn bình thường xin giơ tay? Kết quả là chỉ có 2 cánh tay được giơ lên trong số 800 cụ. Kết quả này cho thấy tăng lượng nước uống hàng ngày lên cũng không ảnh hưởng nhiều đến số lần đi vệ sinh trong ngày. (4) Nhìn từ góc độ nội khoa và tiết niệu Khi câu chuyện: Cho uống nhiều nước thì tối sẽ không phải đi vệ sinh nhiều được đưa ra đã gây tranh cãi với các bác sỹ tiết niệu. Năm ngoái tại hội nghị tiết niệu người cao tuổi với chủ đề: Bác sỹ tiết niệu cũng không biết – chăm sóc bài tiết; tôi được mời báo cáo về những vấn đề liên quan đến chăm sóc người cao tuổi. Tại đây, tôi đã đưa ra các kết quả thực nghiệm tại các cơ sở dưỡng lão, chúng tôi tổng hợp số liệu trong khoảng 5 năm về việc cho người cao tuổi uống nước và sự cải thiện của tình trạng són tiểu ban đêm. Dựa vào biểu đồ biểu diễn hai số liệu trên tôi đã giải thích: xét về mặt sinh lý thì tiểu són được cải thiện theo cơ chế trên.Tuy nhiên, các bác sỹ tiết niệu đã phản đối rất gay gắt: Chính sách đối phó với són tiểu chính là không cho uống nước. Liên quan đến vấn đề này, bác sỹ nội khoa phản bác. Theo các bác sỹ nội khoa: Nếu thiếu nước, máu sẽ đặc quánh lại dễ tạo thành cục máu đông gây tắc mạch máu. Vì vậy đã khuyến cáo: Nên uống nước trước khi đi ngủ để phòng tránh tắc mạch máu não. Bác sỹ tiết niệu lại không đồng ý: Bác sỹ nội khoa không biết gì nên mới nói như vậy. Tuy nhiên, theo tôi thì bác sỹ tiết niệu mới là người không biết gì. Điều gì sẽ xảy ra nếu không uống nước? Thành phần nước có trong mạch máu sẽ bị giảm đi, khi bạn ngủ nước cũng đi ra khỏi mạch máu. Nếu là ban ngày, bạn chỉ cần uống nước để bổ xung, còn ban đêm nếu bạn ngủ say thì bạn không thể uống nước được. Như vậy nước cứ dần dần đi ra làm cho máu cũng dần dần bị đặc quánh lại. Sau đó khi đặc quánh đến mức dòng chảy khó khăn thì sẽ gây ra hiện tượng tắc mạch máu não. Vì vậy người cao tuổi thường bị tắc mạch máu não vào rạng sáng khi mà mạch máu đã mất nhiều nước và bị tắc. Đây là điều mà chúng tôi muốn các bạn biết đến nó như một thường thức trong sinh hoạt hàng ngày. Theo tôi đây là lý luận hết sức hợp lý nên tôi muốn các bạn phải lưu ý trong khi chăm sóc người cao tuổi.
  • 12. 22 23 trưởng nhóm này là người hiểu rất rõ công việc chăm sóc của mình. Tất nhiên người này cũng hiểu được là đơn giản chỉ là hiện tượng lão hóa nên việc kê đơn thuốc lợi tiểu là điều không cần thiết. Nhưng cũng có những trường hợp không thể ngừng thuốc do bệnh lý thì cần phải tăng lượng nước uống vào. Trong thời gian không thể ngừng uống thuốc Lasix thì cần phải cho người bệnh uống 1.800cc nước mỗi ngày. Chúng ta không được phép vắt kiệt nước của một cơ thể đang thiếu nước. (7) Trường hợp cho ăn qua ống thông Cho ăn qua ống thông (từ mũi, miệng vào dạ dày hoặc qua da vào dạ dày) cũng là một vấn đề rất nan giải. Vấn đề thứ nhất là người cao tuổi ở trong trạng thái thiếu hụt dinh dưỡng, vấn đề thứ hai là mất nước một cách trầm trọng. Thức ăn được dùng khi cho ăn qua ống thông ở dạng chất lỏng, ví dụ như Ensure. Kết hợp với nước (thường là nước ấm) thì tổng lượng dịch cần cho ăn hàng ngày là 2.200 - 2.500cc. Đối với cho ăn bằng ống thông qua da vào dạ dày thì tổng lượng dịch (thức ăn + nước) ít nhất cũng cần 2.200cc, nếu duy trì được ở mức 2.500cc thì tốt. Tuy nhiên, hầu như mọi cơ sở đều không thực hiện được điều này. Đây chính là vấn đề. Vì không duy trì được lượng nước cần thiết nên bị mất nước. Vì vậy mà các cụ không tỉnh táo, không cử động được. Và mọi người lại mặc định là: tình trạng của cụ nặng nên cụ không thể cử động được. Vấn đề tiếp theo là, khi cho ăn qua ống thông thì sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng. Một túi Ensure chứa khoảng 250Kcal, một ngày cho ăn 5 túi thì cũng chỉ được 1.250Kcal. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho thể lực yếu đi và dần dần trở nên không cử động được. Nhìn vào đây mọi người cho là : bệnh nặng nhưng đây là một nhận định sai. Vì chăm sóc không tốt nên các cụ phải cho ăn qua ống thông thường bị thiếu dinh dưỡng và mất nước. Khi giao ban bác sỹ và điều dưỡng thường cho là: chỉ cần cho ăn khoảng 1.200cc/ ngày là đủ, với lượng dịch này thì chất dinh dưỡng chỉ chiếm 1.000Kcal, thêm cả nước vào nữa cũng không thể lên tới 1.500Kcal được. Đây là nguyên nhân gây thiếu dinh dưỡng và mất nước, và tình trạng toàn thân sẽ dần xấu đi là điều có thể nhìn thấy được. Hơn nữa, khi cho ăn qua ống thông, có thể do nhiều nguyên nhân làm cho người bệnh dễ bị viêm phổi do trào ngược hoặc sặc. Khi đó, với thể trạng yếu, thiếu dinh dưỡng không có sức chống chọi lại bệnh tật nên nhiều cụ đã ra đi. Tuổi thọ của những người cần phải ăn qua ống thông thấp hơn rất nhiều so với người có thể ăn bằng đường miệng. Mở ống thông qua da vào dạ dày để kéo dài và duy trì sự sống cho người bệnh nhưng sự thật là đang rút ngắn tuổi thọ của người bệnh. Không ai để ý đến điều này cũng là một vấn đề. (8) Bệnh suy tim mạn tính và nước Uống càng nhiều nước càng tốt, tuy nhiên đối với người bệnh bị suy tim mạn tính thì lại phải cân nhắc. Trong hồ sơ của các cụ nếu thấy ghi : Suy tim hoặc suy tim mạn tính ở phần Bệnh lý thì phải chú ý khi cho các cụ uống nước. Tôi muốn nhân viên chăm sóc phải biết được điều này. Khi có chẩn đoán là: Suy tim thì hầu hết bác sỹ và điều dưỡng đều cho là phải hạn chế lượng nước uống. Đối với những kết luận không đúng như thế này thì nhân viên chăm sóc phải có ý kiến và không tuân theo. Để làm được điều này thì những người làm công việc chăm sóc cần phải có kiến thức về số lượng nước uống hàng ngày cho người bệnh bị suy tim. Nếu không có kiến thức chỉ đơn thuần suy nghĩ: Đây là bệnh nên cứ làm theo y lệnh của bác sỹ và điều dưỡng là được thì có thể là cho người cao tuổi đó lâm vào tình trạng không tốt. Tôi muốn các bạn chú ý đến điều này. Tôi xin đưa ra kết luận trước, thực tế là ở hầu hết các viện dưỡng lão đặc biệt đều không quan tâm đến việc bị suy tim mà vẫn cho uống nước bình thường. Tại phòng nghiên cứu của tôi có một nghiên cứu sinh làm tiến sỹ với đề tài: Quản lý nước uống đối với người bệnh bị suy tim mạn tính. Trong đó có một câu hỏi khảo sát là: Tại viện dưỡng lão của các bạn có bao nhiêu người bị bệnh suy tim mạn tính? Và câu trả lời là có khoảng 10 -15% số người cao tuổi được chẩn đoán là suy tim mạn tính. Tôi muốn các bạn nhìn lại xem ở cơ sở của mình, trong phần Bệnh lý của các cụ các bạn có viết là suy tim hay suy tim mạn tính không? Rất nhiều người được chẩn đoán như vậy. Tuy nhiên, cũng rất nhiều viện dưỡng lão, viện dưỡng lão đặc biệt không quan tâm đến việc có khoảng 10% người sử dụng được chẩn đoán là Suy tim hoặc Suy tim mạn tính nên vẫn cho các cụ uống nước bình thường. Cũng có một số cơ sở dưỡng lão thực hiện chế độ hạn chế nước một cách rất nghiêm ngặt khi có một ai đó được chẩn đoán là suy tim. Tại những cơ sở này thường giới hạn lượng nước uống hàng ngày từ 800cc đến 1000cc. Không nên suy nghĩ là: Dù các cụ có bệnh suy tim hay không cũng không cần quan tâm, cứ cho uống thoải mái hay cách nghĩ: Các cụ bị suy tim nên phải hạn chế nước cũng không đúng. Chúng ta cần phải suy nghĩ một cách trung lập. Trong một báo cáo nghiên cứu của Hội tim mạch Mỹ - nơi cập nhật các kiến thức mới về bệnh tim mạch có viết: Hạn chế nước là phương pháp thường được sử dụng đối với bệnh tim mạn tính. Nhưng hiệu quả của việc hạn chế nước khi điều trị bệnh thì cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào báo cáo.
  • 13. 24 25 Bạncóthấyngạcnhiênkhông?Tôicũngđãnghĩđiềunàyđãđượckiểmchứng và giới y học đã công nhận nhưng sự thật là đoạn viết trên đã được đăng trên tạp chíchuyênngànhtimmạchvàonămngoài.Tácgiảcũngđãnói:Tôiđangthuthập số liệu để kiểm chứng lại việc hạn chế nước đối với người bệnh bị suy tim là đúng hay sai. Thế nhưng trên lâm sàng các bác sỹ đa khoa, bác sỹ tim mạch vẫn khẳng định là không được phép cho người bệnh suy tim uống nhiều nước. (9) Phân loại mức độ suy tim Vấn đề tiếp theo tôi muốn các bạn chú ý đến là, rất nhiều bác sỹ đưa ra ý kiến như sau: Nếu chỉ là suy tim nhẹ thì không cần phải hạn chế nước. Hiện nay, hầu hết các bác sỹ tim mạch đều thống nhất lấy phân loại mức độ suy tim theo Hiệp hội tim mạch New York ( NYHA) làm chuẩn – vì đây là hiệp hội có uy tín nhất. Hiệp hội có nhiều nghiên cứu, báo cáo liên quan đến lĩnh vực tim mạch nên hầu như tất cả các bác sỹ tim mạch đều cùng quan điểm. Tôi muốn các bạn kiểm tra xem trong cơ sở của các bạn có bao nhiêu cụ được chẩn đoán là suy tim và phân độ theo NYHA thì là suy tim độ mấy? (Hình tư liệu số 5): Đối với người suy tim độ I thì không cần phải hạn chế lượng nước uống là quan điểm đã được thông qua tại rất nhiều hội thảo, họ nói có hạn chế cũng không có ý nghĩa. Hình tư liệu số 5: Phân độ suy tim theo NYHA Suy tim (mạn tính) Phân độ suy tim mạn tính Độ 1 Người bệnh có bệnh lý về tim mạch nhưng vận động thể lực thông thường không gây mệt mỏi, trống ngực, khó thở, đau ngực,…. Độ 2 Có bệnh lý về tim, hạn chế nhẹ vận động thể lực, người bệnh khỏe khi nghỉ ngơi. Vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt mỏi, khó thở, đau ngực,…. Độ 3 Có bệnh lý về tim, hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù người bệnh khỏe khi nghỉ ngơi nhưng chỉ vận động nhẹ đã có các triệu chứng: mệt mỏi, khó thở, đau ngực Độ 4 Có bệnh lý về tim, vận động nhẹ cũng gây khó chịu, nghỉ ngơi vẫn có thể xuất hiện triệu chứng của suy tim, đau thắt ngực. Dù cử động nhẹ cũng làm tăng triệu chứng. Theo phân loại trên, suy tim nhẹ độ I là có bệnh lý về tim mạch nhưng không cần thiết phải hạn chế vận động của cơ thể. Sự mệt mỏi là do tuổi cao, thể lực giảm vì vậy suy tim độ I là khi sinh hoạt bình thường cũng không xảy ra các triệu chứng như: trống ngực, khó thở, hoặc đau thắt ngực. Hoạt động sinh hoạt bình thường là các hoạt động diễn ra trong viện dưỡng lão như: đi dạo, tắm. Khi thực hiện các hoạt động này có xảy ra khó thở, trống ngực, đau thắt ngực hay không? Hay khi đi từ phòng riêng ra phòng ăn có xuất hiện triệu chứng khó thở dữ dội hay trống ngực hay không? Có khó thở tới mức phải ôm ngực hay đau tức ngực hay không? Suy tim độ I là những người không có bất cứ triệu chứng nào nêu trên. Dù bạn tham khảo bất cứ luận văn hay sách vở gì đều viết: Với những người suy tim độ I như trên thì không cần phải giới hạn lượng nước uống. Thực tế là các cụ sinh hoạt trong các cơ sở dưỡng lão đều ở trạng thái này. Vì vậy, các bạn đừng nhìn vào chẩn đoán Suy tim mà sợ, với những người suy tim nhẹ như thế này thì không cần phải hạn chế nước. Suy tim độ II là có hạn chế nhẹ khi thực hiện các hoạt động thể lực thông thường. Khi đi bộ nhiều một chút có thể xuất hiện một số triệu chứng. Nhưng sẽ khỏe sau khi được nghỉ ngơi. Suy tim độ III là có hạn chế nhiều khi vận động thể lực. Ở mức độ này, khi đi bộ đến phòng ăn có thể xuất hiện triệu chứng làm người bệnh cảm thấy khó chịu và không muốn làm nữa. Có 4 triệu chứng có thể xảy ra là: mệt mỏi nhiều, trống ngực, khó thở và đau thắt ngực. Suy tim độ II và độ III được coi là suy tim ở mức độ trung bình. Suy tim độ IV là trạng thái nghỉ ngơi cũng xuất hiện triệu chứng. Trường hợp này thì phải gửi sang viện để điều trị, không thể chăm sóc tại viện dưỡng lão. Tôi xin nhắc lại là không hạn chế nước đối với người bị suy tim nhẹ. Điều này đã được nhắc đến trong phác đồ điều trị cho người mắc bệnh suy tim mạn tính do Hiệp hội tim mạch và Hội y khoa Nhật Bản ban hành. Phác đồ điều trị do hội y khoa Nhật Bản ban hành trên cơ sở đã được các bác sỹ chuyên khoa Tim mạch đồng ý. Nếu không có sự đồng ý này thì Hội y khoa Nhật Bản cũng không thể đưa vào phác đồ điều trị được. Hơn nữa, các bác sỹ chuyên khoa Tim mạch cũng nhấn mạnh: Nếu không ở mức độ nặng thì không cần hạn chế. Những người được phân loại suy tim nặng thì cần nhập viện để điều trị, tại viện dưỡng lão không có ai bị suy tim nặng. (10) Chăm sóc người cao tuổi có bệnh suy tim mạn tính và việc cho uống nước tại các cơ sở dưỡng lão Những người cao tuổi đang sinh hoạt tại viện dưỡng lão được chẩn đoán là Suy tim mạn tính chiếm khoảng 10 -15% nhưng hiện tại không xuất hiện triệu chứng của suy tim. Có nghĩa là, gần như không có cụ nào khi đi bộ ra phòng ăn hay khi tắm rửa xuất hiện các triệu chứng như khó thở, đau Suy tim nhẹ: không cần hạn chế lượng nước uống vào Suy tim mức độ trung bình Suy tim nặng
  • 14. 26 27 ngực, trống ngực.( Trang 16) Như vậy theo phân loại của NYHA thì mức độ suy tim của các cụ được xếp vào loại nhẹ. Chúng ta – người chăm sóc phải đánh giá tình trạng của các cụ và suy nghĩ xem nên cho các cụ uống nước như thế nào – đây mới là thái độ mang tính khoa học. Tuy nhiên, nhiều cơ sở vẫn có xu hướng hạn chế nước một cách cứng nhắc. Những người khi nghe thấy chẩn đoán Suy tim ngay lập tức cho hạn chế lượng nước uống là những người thiếu kiến thức. Tôi muốn nói với những bác sỹ hay điều dưỡng có suy nghĩ như trên là : đối với những người bị suy tim thì thật ra không phải hạn chế nước mà phải hạn chế muối mới đúng. Theo NYHA, đối với những người bị suy tim độ II, độ III, độ IV thì cần phải hạn chế muối xuống dưới 7g/ ngày. Như vậy, tại các cơ sở dưỡng lão khi chăm sóc người cao tuổi suy tim thì quan trọng nhất là hạn chế muối, không cần phải hạn chế nước. Muốn quản lý bệnh tật thì phải có kiến thức đúng về bệnh đó, với suy tim thì trước tiên phải hạn chế muối, sau đó mới cân nhắc xem có cần phải hạn chế nước hay không. Tôi muốn các bạn lắng nghe ý kiến của các bác sỹ am hiểu về lão khoa, các bác sỹ chuyên khoa tim mạch, họ nói: Hạn chế nước của người già lợi bất cập hại. Có nghĩa là nếu chỉ quan tâm đến mỗi suy tim mà hạn chế nước thì sẽ đẩy người cao tuổi vào tình trạng mất nước, ngoài suy tim người bệnh còn có khả năng suy thận. Vì vậy, hầu hết các bác sỹ chuyên khoa Tim mạch đều không khuyến khích việc hạn chế nước hoặc rất cẩn thận trong việc theo dõi lượng nước uống hàng ngày. Các bác sỹ thật sự giỏi chuyên môn còn nói: Mất nước còn đáng sợ hơn. Đối tượng chăm sóc của chúng ta là người cao tuổi nên lắng nghe các ý kiến của chuyên gia là điều cần thiết. (11) Quản lý rủi ro khi chăm sóc người bị suy tim và hỗ trợ uống nước Các triệu chứng của suy tim mạn tính gồm có: khi đi bộ xuất hiện mệt mỏi, trống ngực, khó thở, đau ngực, ngoài ra còn có thể có phù nề, ăn không ngon. Tuy nhiên, tại các cơ sở dưỡng lão thì các điều dưỡng chưa thực sự đánh giá được mức độ phù nề. Có quan sát được có bị phù nề hay không nhưng chưa đánh giá được mức độ tiến triển như: hôm nay phù nhiều hơn hay ít hơn hôm qua? Thêm vào đó, khi các cụ ngồi buông chân xuống dưới thì không làm gì chân cũng có thể bị phù nề. Vì vậy, không phân biệt được nguyên nhân gây phù nề là do suy tim hay do một nguyên nhân nào khác. Ngoài phù nề còn có triệu chứng chán ăn, ăn không ngon miệng. Nhưng nếu biết 4 triệu chứng chính như: mệt mỏi, trống ngực, khó thở, đau ngực thì đã có thể lập kế hoạch chăm sóc. Triệu chứng mệt mỏi không chỉ đơn thuần là mệt mỏi thông thường, chỉ cần đi bộ vài bước là đã thấy mệt, muốn ngồi nghỉ thậm chí là muốn nằm nghỉ ngay lập tức, quan sát xem triệu chứng có tăng dần lên không? Điều quan trọng là người chăm sóc cũng cần phải phân tích tính rủi ro của các triệu chứng như những nhân viên y tế. Để có thể đánh giá một cách chính xác thì không nên đánh giá mức độ phù nề mà nên theo dõi cân nặng. Phù nề là hiện tượng nước không được đào thải ra ngoài. Nếu cơ thể thừa ra 1ℓ nước thì sẽ tăng lên 1kg. Đây là cách đo đúng theo tính chất vật lý. Nếu bạn có lo lắng khi cho người cao tuổi suy tim uống 1500cc nước một ngày thì hãy thử theo dõi cân nặng hàng ngày vào cùng một thời gian. Khi 1 tuần tăng lên trên 2kg thì bạn cần phải cẩn thận. Hầu hết nếu có suy tim thì không cần 1 tuần, một ngày cũng có thể tăng 2kg nhưng các bạn cứ kiên trì theo dõi. Bắt đầu đo từ thứ 2, theo dõi cân nặng đến chủ nhật, nếu tăng lên 2kg thì chắc chắn là suy tim. Trường hợp này là trường hợp sẽ phải hạn chế lượng nước uống. Tuy nhiên, trên thực tế thì không cần đến một tuần, nếu 1 ngày tăng 2 kg thì mặt cũng sẽ bị phù nề. Nếu chỉ phù nề từ đầu gối trở xuống thì không cần phải lo lắng lắm. Nhưng nếu phù nề do bệnh lý thì, phù nề sẽ lan rộng ra, lan lên cả mặt. Với tư cách là người chăm sóc khi chăm sóc người cao tuổi suy tim thì cần phải quản lý rủi ro bằng cách theo dõi cân nặng hàng ngày để đưa ra quyết định nên cho các cụ uống bao nhiêu nước trong 1 ngày.
  • 15. 28 29 SỨC MẠNH CỦA NƯỚC UY LỰC CỦA NƯỚC 3CHƯƠNG
  • 16. 30 31 Nướclàkhởinguồncủasựsống (1) Lượng nước có trong cơ thể Nước chiếm 60% trọng lượng của cơ thể. Một người có cân nặng là 50kg thì nước chiểm khoảng 30kg. Sau khi làm bốc hơi 30kg thì còn khoảng 20kg là thành phần chất rắn. Nếu nước không chiếm 60% thì cơ thể chúng ta không thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, khi già đi thì khối lượng chỉ chiếm khoảng 50% trọng lượng. Lão hóa là quá trình làm mất nước. Ngược lại, ở trẻ nhỏ nước chiếm 80%. Trẻ sơ sinh bé nhỏ cũng có 80% trọng lượng của cơ thể là nước. [Tư liệu 6] 1 Người lớn Chiếm 60% cân nặng (40% - Dịch nội bào 20% - Dịch ngoại bào) Trẻ em 80% Người già 50% (30% - Dịch nội bào 20% - Dịch ngoại bào) Cơ thể người cao tuổi có 50% là nước, nếu người đó có cân nặng là 50kg thì tổng lượng nước có trong cơ thể là 25kg. Có nghĩa bằng 25l. Trong đó, lượng nước có trong tế bào là 15l, ngoài tế bào là 10l. Phần lớn nước có trong cơ thể chúng ta nhưng không được tích tụ ở một chỗ mà được phân bố chạy khắp cơ thể. Thí nghiệm lắp một máy cảm âm để ghi nhận dòng chảy của nước thì thu được tiếng chảy của nước khắp cơ thể. (2) Sự ra vào của nước Chúng ta đã biết, thời gian tim co giãn để tống máu đi và nhận máu về là khoảng 50 giây. Cơ thể chúng ta gồm 50% là nước thì có cảm giác như toàn bộ lượng nước này được tích tụ một chỗ trong cơ thể nhưng thực ra nước được tuần hoàn chạy khắp cơ thể - đây là chức năng mà chỉ có nước mới thực hiện được. Tuy nhiên, trong đó cũng có một lượng nước (dịch) được Ví dụ: người già nặng 50kg Tổng lượng dịch 25ℓ Trong tế bào 15ℓ Ngoài tế bào 10ℓ đào thải ra ngoài cơ thể. Và chúng ta phải uống nước để bù lượng dịch đã bị đào thải đó. (Tư liệu 7) biểu diễn lượng dịch vào ra. Tư liệu 7: Lượng dịch vào ra (Ra) (Vào) mℓ Nước tiểu 1500 Lượng nước uống 1500 Bốc hơi * 700 - 1000 Thức ăn 700 - 1000 Phân 200 - 300 Nước tự sinh 200 - 300 (do chuyển hóa) * Bao gồm cả nước bốc hơi do hô hấp ( thì thở ra) Theo tư liệu trên thì, phần dịch ra là lượng dịch phải được đào thải ra ngoài để duy trì sự sống. Đầu tiên là nước tiểu. Nước tiểu có vai trò đào thải các chất cặn bã, có độc đối với cơ thể ra ngoài. Nếu không có nước tiểu có thể bị nhiễm độc niệu. Lượng nước tiểu được đào thải ra khoảng 1500cc. Tiếp theo là phần nước bốc hơi. Các tế bào trong cơ thể khi tham gia vào quá trình chuyển hóa sẽ sinh ra một lượng nhiệt là 38ºC. Nếu nhiệt này không được giải phóng sẽ tích tụ trong cơ thể chúng ta và làm cơ thể sẽ nóng dần lên. Khi thân nhiệt tăng lên ở một mức độ nào đó thì sẽ dẫn đến tử vong. Vì vậy phải giải phóng lượng nhiệt dư thừa này ra khỏi cơ thể. Muốn nhiệt thoát ra khỏi cơ thể thì cần có nước để giúp phong tỏa nhiệt bằng cách bốc hơi. Cơ thể chúng ta ngay cả khi nghỉ ngơi cũng diễn ra hoạt động bài tiết nước qua da để điều hòa thân nhiệt, và lượng dịch được bài tiết ra theo cách này là 700 – 1000 cc/ 24 giờ. Cuối cùng, các chất cặn bã còn được đào thải ra ngoài qua phân, để duy trì hình dạng của phân thì trong phân có chứa khoảng 200 - 300cc nước. Tổng lượng dịch bị thải ra ngoài ít nhất là 2400cc, và nhiều nhất là 2800cc/ ngày. Tuy nhiên khi nước bị thoát ra ngoài như thế này thì cần phải bổ xung nước để giữ thăng bằng. Và ở cột bên phải của (tư liệu 7) có biểu diễn lượng dịch vào. Khi tế bào đốt cháy năng lượng thì sẽ sinh ra nước và khí cacbonic. Đây chính là nước do tế bào tự sản sinh. Khi bạn ăn cơm, ăn thịt, ăn cá hay ăn bất cứ cái gì cũng đều có nước. Như vậy nguồn nước thu được qua thức ăn là khoảng 700 – 1000cc. (Trang 32) Và lượng nước có được do tế bào tự sản sinh ra và lấy từ trong thức ăn cũng không đủ vì vậy chúng ta cần phải bổ xung qua đường uống. Lượng nước uống này ước tính cần khoảng 1500cc.
  • 17. 32 33 Đây chính là cơ sở để chứng minh quan điểm: Người cao tuổi cũng cần phải uống 1500cc nước mỗi ngày. (3) Các vấn đề có thể xảy ra khi mất nước Tư liệu 8 tổng hợp các vấn đề có thể xảy ra khi cơ thể mất nước. Tỷ lệ phần trăm được biểu diễn ở đây là số lượng nước bị thiếu so với tổng số nước có trong cơ thể Với một người cao tuổi nặng 50kg, khi lượng nước bị mất từ 1 – 2 %, 2% thì ứng với 500cc. Khi mất khoảng 1 chai nước 500cc thì sẽ xảy ra rối loạn ý thức. Người cao tuổi hay lờ đờ do mất nước có khả năng bị rối loạn ý thức. Nếu bạn nắm được kiến thức này thì khi bạn gặp trường hợp tương tự như trên bạn có thể nhận định được là: Cơ thể đang bị thiếu nước. Như vậy bạn có thể chăm sóc một cách có cơ sở kiến thức. [Tư liệu 8] Sự mất nước của cơ thể 1 – 2 % Rối loạn ý thức 2 – 3 % Sốt, ảnh hưởng đến tuần hoàn 5% Chức năng vận động suy giảm (Đặc biệt là sức chịu đựng) 7% Xuất hiện ảo giác 10% Tử vong Khi mất nước 2 – 3 % (khoảng 500 – 750 cc / người nặng 50kg) thì sẽ bị sốt, sau đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tuần hoàn. Tại sao lại bị sốt (Tăng nhiệt)? Tế bào phát sinh ra năng lượng trong quá trình chuyển hóa nhưng lại thiếu nước để giải phóng nhiệt phát sinh vì vậy cơ thể sẽ bị tích nhiệt và gây ra hiện tượng sốt. Một trong những triệu chứng của mất nước có thể kể đến sốt nhẹ. Nhiệt độ bình thường của người khỏe mạnh là khoảng 36.5ºC , khi thân nhiệt lên tới 37ºC thì được coi là sốt nhẹ. Người già có xu hướng giảm thân nhiệt nên trên 36.5ºC có thể coi là sốt nhẹ. Đặc biệt đối với những người cần hỗ trợ chăm sóc khi nói: Thân nhiệt sáng nay đo được là 36.6ºC thì cần phải hiểu ngay là người này đang ở tình trạng mất nước. Khi mất nước sẽ ảnh hưởng đến chức năng tuần hoàn, máu sẽ cô đặc lại. Có nghĩa là dòng chảy của máu sẽ bị ảnh hưởng, chảy lờ đờ. Kết quả là dễ xảy ra tai biến mạch máu não (tắc mạch máu não) vào rạng sáng. 2 5% nước bị mất ( khoảng 1250cc) thì chức năng vận động bị suy giảm, đi không vững và không đi bộ được nhiều. Khi mất 7% nước ( 1750cc) sẽ xuất hiện ảo giác. Khó có thể phân biệt được ảo giác xuất hiện là do bị sa sút trí tuệ hay do mất nước. Mất 10% nước ( 2500cc) sẽ gây tử vong. Vì vậy, vào những ngày hè nắng nóng oi ả có nhiều người tử vong do say nắng mà bản chất là do mất quá 10% nước. Điều đáng sợ của say nắng là trước tiên sẽ bị rối loạn ý thức. Nếu người đó một mình làm việc ở trên cánh đồng thì khi bị say nắng do ý thức bị ảnh hưởng nên không thể kêu cứu được. Vì vậy dễ bị đột tử do bị say nắng. Nếu chúng ta xem xét lại cơ chế của quá trình say nắng thì có thể dễ dàng lý giải được điều này. Vì bị rối loạn ý thức nên dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ, nói gì cũng không hiểu. Khi bị hỏi thì khó trả lời, trả lời lắp bắp. Ngủ ngay khi không bị kích thích. Tóm lại là sẽ rơi vào trạng thái hôn mê. Nếu người bệnh bị say nắng đang sinh hoạt tại viện dưỡng lão mà không được chăm sóc y tế có thể bị tử vong sau 3 ngày. Trước đây, chủ yếu tử vong là do mất nước. Nhiều người sau khi đi ngủ thì mãi mãi không thức giấc, nguyên nhân là tử vong do mất nước. Đầu tiên bị mất ý thức rồi lâm vào trạng thái hôn mê và các cơ quan nội tạng ngừng hoạt động trong khi ngủ dẫn đến tử vong. Nhân viên chăm sóc chúng ta cũng cần phải có kiến thức như trên. Chứcnăngcủanướcngoàitếbào (dịchngoạibào) (1) Máu Đại diện của dịch ngoại bào là máu. Máu chiếm khoảng 1/13 trọng lượng của cơ thể, khoảng 8%. Với người cân nặng 50kg thì có 4000cc máu tuần hoàn trong cơ thể. Thời gian máu được tống ra khỏi tim và quay trở về tim sau khi đi khắp cơ thể là khoảng 50 giây. Máu vận chuyển chất dinh dưỡng, chất đào thải, oxy, khí cacbonic, nhiệt theo dòng chảy của nó.
  • 18. 34 35 (2) Điều hòa acid, bazo (pH) Chức năng quan trọng của dịch ngoại bào là giữ thăng bằng acid – bazo. Cơ thể con người hay động vật đều giống nhau, khi thực hiện các hoạt động duy trì sự sống thì thường có xu hướng toan hóa. Trước đây, theo một phương pháp chăm sóc sức khỏe có nêu: Uống nước kiềm tốt cho cơ thể. Đúng là giúp cơ thể ở trạng thái kiềm hóa thì sẽ tốt hơn toan hóa. [Tư liệu 9] Điều hòa acid – bazo (pH) – tạo môi trường sống cho tế bào da bằng cách vỗ hay đập vào bề mặt da thì da không bị tổn thương nhưng nếu chà sát thì sẽ làm cho da dễ bị trầy xước. Khi thay tã, bỉm cho người già chúng ta thường lấy giấy vệ sinh để lau cho các cụ nhưng hành động lau đi lau lại, chà sát lên bề mặt của da vốn đã bị tổn thương do tiếp xúc với môi trường có tính kiềm cao sẽ làm tăng mức độ tổn thương. Tuy nhiên, số người bị hăm tã, bỉm cũng chỉ chiếm 50 – 60%. Nếu các cụ bị táo bón thì không phải ngày nào cũng đại tiện vì vậy không phải lúc nào trong bỉm cũng ở tình trạng bị kiềm hóa. Ví dụ cả tháng mới đại tiện một lần thì chắc là người đó sẽ không bị hăm. Vậy làm thế nào để phòng tránh hăm tã bỉm? Cách tốt nhất là không đóng bỉm cho các cụ mà dẫn các cụ đi vệ sinh tại toilet. Như vậy, phân sẽ không bám vào mông mà chỉ dính một ít ở hậu môn. Niêm mạc quanh hậu môn khó bị tổn thương hay viêm nhiễm nên có dính phân một ít cũng không bị hăm. Tóm lại, nếu chúng ta có thể chăm sóc để đưa các cụ về trạng thái bình thường, tự đi vệ sinh tại toilet, không phụ thuộc vào bỉm thì sẽ không xảy ra hiện tượng hăm tã, bỉm. (3) Điều hòa nồng độ muối ( áp suất thẩm thấu) Tế bào trong cơ thể chúng ta đã được sinh ra trong lòng biển của trái đất cách đây 4,5 tỷ năm, từ thời nguyên thủy. Khi đó màng tế bào được bao quanh bởi nước biển và được cấu tạo làm cho nước biển có thể ra vào tự do. Trải qua thời gian dài tiến hóa nhưng từng tế bào trong cơ thể chúng ta vẫn giữ được chức năng trên. Tuy nhiên, khi dịch ở bên ngoài tế bào có nồng độ thấp thì nước ở nơi có nồng độ thấp sẽ qua màng tế bào vào trong tế bào. Và, khi dịch ngoại bào có nồng độ cao thì nước ở trong tế bào có nồng độ thấp sẽ bị hút ra ngoài. Kết quả là màng tế bào có nhiệm vụ giữ cho nồng độ muối ở trong tế bào và ngoài tế bào được ổn định. Người ta gọi đây là Áp suất thẩm thấu. Như vậy, nếu nồng độ muối ở trong tế bào (dịch nội bào) cao, ngoài tế bào thấp thì nước sẽ di chuyển từ nơi có nồng độ muối thấp (ngoài tế bào) sang nơi có nồng độ cao( trong tế bào) ;và tế bào sẽ bị phình to và có thể bị phá hủy. Nếu dịch ngoại bào có nồng độ cao, dịch nội bào nồng độ thấp thì nước ở trong tế bào sẽ di chuyển ra ngoài tế bào làm tế bào bị teo lại, các thành phần cấu tạo nên tế bào sẽ bị chết đi. Để tránh hiện tượng này, nước tuần hoàn khắp cơ thể chúng ta để giữ cho nồng độ muối trong và ngoài tế bào được ổn định. Chỉ có Nước mới có thể làm được điều này. (4) Điều hòa thân nhiệt Nhiệtđộtrungbìnhcủacơthểchúngtadaođộngtrongkhoảngtừ35.0–37.0ºC. Bazo yếu 6.8 – 7.36 – 7.4 – 7.44 – 7.8 (pH) (Chết) (Chết) Phạm vi bình thường Hoạt động sự sống H+ Toan hóa (chuyển hóa) Đào thải CO2 qua hô hấp Điều hòa tái hấp thu HCO3 - tại thận Khác pH = 7.0 là trung tính, cơ thể chúng ta có độ pH = 7.4 mang tính kiềm. Độ pH được điều hòa trong khoảng 7.36 – 7.44, lý tưởng nhất là 7.4. Nước giữ vai trò chủ chốt trong việc điều hòa này. Nếu pH giảm xuống dưới 6.8 hoặc cao hơn 7.8 thì các tế bào ngừng hoạt động và làm người bệnh chết. Độ pH máu của con người cần phải được duy trì ở khoảng rất hẹp như đã nêu trên. Người già khi phải đóng bỉm thì có thể bị hăm ( skin rash) . Sinh viên cao học điều dưỡng trường đại học Tokyo tiến hành nghiên cứu với đề tài: Tại sao lại xảy ra hiện tượng hăm tã (bỉm)? Đóng bỉm trong khi ngủ đôi khi xảy ra hiện tượng vừa đại tiện vừa tiểu tiện trong bỉm. Khi đó phân và nước tiểu sẽ cùng bị ngấm trong bỉm. Amoniac có trong nước tiểu sẽ tác động vào các chất cặn bã có trong phân làm môi trường trong bỉm bị kiềm hóa. Kết quả thống kê thực nghiệm của nhóm nghiên cứu này cho thấy mức kiềm trong bỉm có thể lên tới 8.4. Chúng ta đã biết, khi pH lên quá 7.8 có thể làm tế bào bị tổn thương, ngừng hoạt động. Mức độ pH kiềm cao như vậy sẽ làm các tế bào da bị tổn thương – đây chính là lý do gây ra hiện tượng hăm bỉm Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra là, sự hòa trộn giữa phân và nước tiểu tạo ra môi trường kiềm mạnh sẽ làm cho da dễ bị tổn thương đồng thời việc chà sát bề mặt da sẽ làm cho da bị tổn thương nặng hơn. Khi tác động vào
  • 19. 36 37 Cơ thể phải điều hòa thân nhiệt trong phạm vi rất nhỏ như vậy. Khi thân nhiệt giảm xuống dưới 35ºC thì cảm giác phương hướng sẽ giảm dần. Thân nhiệt giảm xuống nữa thì nhận thức sẽ giảm và khi thân nhiệt giảm xuống 30ºC thì sẽ mất toàn bộ cảm giác, không có cảm giác đau đớn hay ngứa ngáy. Khi giảm xuống dưới 27ºC thì sẽ tử vong. Chúng ta có thể bị chết khi bị hạ thân nhiệt. [Tư liệu 10] Con người là động vật hằng nhiệt Bảng 10: Điều hòa thân nhiệt (con người là động vật hằng nhiệt) sinh nhiệt. Hệ cơ của chúng ta có khả năng sinh ra 60% nhiệt của cơ thể. Vì vậy hệ cơ không chỉ có chức năng vận động mà còn giữ chức năng sản nhiệt giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt. Chứcnăngcủanướctrongtếbào (dịchnộibào) (1) Sự tổng hợp và phân giải của vật chất Nước chiếm 70% trọng lượng của tế bào. Nếu không có nước thì tế bào sẽ không thể sống được. Bản chất của tế bào là protein. Sự tổng hợp protein sẽ giúp cơ thể duy trì sự sống. Vì vậy sự sống của cơ thể được tính bằng đơn vị tế bào, và protein có trong tế bào nắm giữ sự sống của chúng ta. Xét về mặt cấu tạo của tế bào, thể mitochondria ( ty thể) là nơi sản sinh ra năng lượng, ribosome là nhà máy sản xuất protein. Vậy có những protein gì trong tế bào? Nhân tế bào – đài chỉ huy có các nhiễm sắc thể chứa đựng các thông tin di truyền; quyết định việc sản xuất ra tế bào gì, ví dụ tế bào người thì sản xuất ra protein của người, tế bào bò thì sản xuất ra protein của bò. Lưới nội chất có chức năng vận chuyển các protein đến các vị trí khác nhau trong tế bào. Cấu tạo chung của tế bào gồm các bào quan như trên. Cấu tạo bên trong tế bào có vẻ rất phức tạp nhưng nếu đơn giản hóa đi thì được cấu tạo chủ yếu như sau: [Tư liệu 12] Cấu tạo của tế bào 27 30 35 37 42 45 o C Chết Mất cảm giác MÁU Sinh nhiệt Cơ 60% Gan 20% Khác 20% Giải phóng nhiệt 45% bức xạ bề mặt 30% đối lưu, dẫn truyền 25% bốc hơi Phạm vi thường Hướng cảm giác ↓ Ý thức, hành động Đài chỉ huy: chứa các thông tin di truyền DNA, tổng hợp RNA Ribosome: tổng hợp Protein Lưới nội chất: giữ chức năng vận chuyển Ty thể: máy phát điện (sản sinh năng lượng) Chết Khi xảy ra thảm họa động đất ở phía Đông Nhật Bản mọi người đã được cảnh báo: Hãy chú ý để không bị hạ thân nhiệt. Khi thân nhiệt bị hạ xuống dưới 27ºC sẽ dẫn đến tử vong. Những người đi leo núi và gặp nạn chủ yếu tử vong do bị hạ thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể hạ xuống dưới 27ºC), không phải tử vong do bị chết cóng. Ngược lại, điều gì sẽ xảy ra khi thân nhiệt tăng? Khi thân nhiệt tăng trên 37ºC thì bắt đầu rối loạn ý thức và hành vi. Khi thân nhiệt tăng lên 42ºC thì tế bào bắt đầu bị chết đi một phần và khi tăng lên 45ºC thì sẽ tử vong. Và để điều hòa thân nhiệt thì rất cần sự có mặt của nước để giải phóng nhiệt. [Tư liệu 11] Sự tuần hoàn của nhiệt Điều rất thú vị là cơ thể chúng ta tự sản sinh ra nhiệt. Có nghĩa là để đề phòng hạ thân nhiệt thì cơ quan có khả năng sinh nhiệt nhiều nhất đó là hệ cơ. Khi lạnh các bạn có phản xạ run, đây là phản xạ giúp cơ vận động để 3 Nhân
  • 20. 38 39 Vấn đề là, dù chúng ta ăn món thịt bò cao cấp Matsuzaka hay ăn món sashimi cá vừa đánh bắt từ biển Đông thì cơ bắp chúng ta cũng không thể khỏe mạnh hay dẻo dai như của bò hay cá được. Dù chúng ta ăn protein từ bò hay cá đều qua quá trình chuyển hóa tạo thành protein mang DNA của con người. Thức ăn được tiêu hóa và hấp thu qua quá trình tiêu hóa, tại ruột dưới sự tham gia của các enzym tiêu hóa protein sẽ được phân giải thành các acid amin. Protein có trong thức ăn như thịt bò,… sẽ chuyển hóa thành các vật chất cơ bản như acid amin, sau đó các chất này sẽ được hấp thu và vận chuyển đến các tế bào tạo thành nguồn năng lượng cho tế bào hoạt động giúp duy trì sự sống của con người. [Tư liệu 13] Sự tổng hợp và phân giải của vật chất (2) Hình dạng của Protein và sự duy trì chức năng Protein là một chuỗi xoắn cuộn. Khi kéo dài các chuỗi này ra thì sẽ mất chức năng của một protein. Ví dụ, nếu là quả trứng gà sống đã được thụ tinh thì khi ấp ở một nhiệt độ thích hợp thì trứng sẽ nở ra gà con. Nhưng nếu quả trứng đã bị luộc thì dù có để ở nhiệt độ là 37ºC bao nhiêu lâu cũng không nở ra gà con được. Gà con được nở ra từ một quả trứng luộc là một điều không tưởng. Khi thả quả trứng vào nồi nước sôi có nhiệt độ khoảng gần 100ºC thì protein sẽ bị biến chất và chuyển thành một vật chất khác. Protein khi bị biến đổi bởi nhiệt thì sẽ không giữ được nguyên hình dạng xoắn cuộn. Protei có thể giữ nguyên được hình dạng là do được hệ thống nước xung quanh bảo vệ. Miếng đậu phụ khi được ngâm trong nước thì giữ nguyên được hình dạng nhưng nếu múc và đặt lên bàn thì sẽ bị nát. Protein cũng vậy, trong tế bào protein được nước bảo vệ nên có thể giữ nguyên được hình dạng. Vì vậy mà trứng sống có thể phát huy được chức năng của trứng sống. [Tư liệu 14] Sự duy trì hình dạng và chức năng của protein Protein động vật Glycerin acid béo Glucose Acid amin Chất béo Polysaccharide Protein Acid amin Protein người Mất nước ngưng tụ Mất nước ngưng tụ Mất nước ngưng tụ Thủy phân Thủy phân Thủy phân Phân giải Tiêu hóa, hấp thụ Protein được nước giữ nguyên hình dạng nên giữ được các chức năng của nó (chức năng sống của protein) Tổng hợp Trong quá trình này, khi muốn phân giải protein mà không có nước thì không thể phân giải được. Quá trình được gọi là quá trình thủy phân protein. Ngược lại quá trình tổng hợp các acid amin thành các các protein thiết yếu của con người là quá trình làm mất nước của các acid amin. Quá trình thủy phân hay tổng hợp này nếu không có sự góp mặt của nước thì sẽ không diễn ra được. Thủy phân đường hay tinh bột cũng diễn ra tương tự như vậy. Tinh bột được nhận từ nguồn thức ăn ví dụ như khoai tây, sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển thành chất tinh bột của con người. Tinh bột được thủy phân thành đường glucose, sau đó tổng hợp thành Polysaccharides (gluxit phức). Với chất béo cũng tương tự như vậy. Điều này có nghĩa là nước liên quan đến tất cả các quá trình tổng hợp và phân giải các chất trong cơ thể. (3) Chất bảo quản protein Trên dãy núi Himalaya, khi mà nhiệt độ mùa đông xuống đến -50ºC có những rừng cây mà ở đó có những cây tùng đại thụ. Có thể bạn sẽ nghĩ: Ở những nơi lạnh giá như vậy, khi mùa xuân đến là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc chắc mọi thứ vẫn còn đóng băng do dư âm của mùa đông lạnh giá; hay: Khi nhiệt độ xuống thấp như vậy thì protein có trong mầm lộc cũng bị biến dạng và làm mất đi chức năng nảy lộc. Tuy nhiên, khi mùa xuân đến trên những cây tùng đó vẫn xuất hiện những chồi non.
  • 21. 40 41 [Tư liệu 15] Protein được bảo vệ bởi 3 tấm áo khoác nước Tổngkết Nước là khởi nguồn của sự sống là điều mà ai cũng biết, nhưng khi kiểm chứng dựa trên các cơ sở khoa học ta càng thấy được tầm quan trọng của nước hơn. Sự sống, sinh mệnh là sự tổng hợp các hoạt động về cả thể chất và tinh thần và nước chính là khởi nguồn của các hoạt động đó. Nhân viên chăm sóc là những người chăm sóc chăm sóc cả về mặt thể chất và tinh thần nên các bạn phải hiểu nước và chăm sóc có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Ảnh hưởng của nước đối với các hoạt động của cơ thể được biểu diễn tại hình tư liệu 3 trang 15. Tôi muốn các bạn nhân viên chăm sóc phải học thuộc nội dung trong hình này. Hoạt động của cơ thể và sinh mệnh được bắt đầu từ các hoạt động của tế bào. Và nước duy trì các hoạt động của tế bào nhờ sự tham gia của dịch ngoại bào và dịch nội bào. Dịch ngoại bào có nhiệm vụ tạo môi trường thích hợp nhất cho tế bào. Giữ cân bằng acid, base và áp suất thẩm thấu ; và điều hòa thân nhiệt cũng là các chức năng quan trọng của nước nhằm duy trì môi trường thích hợp giúp tế bào có thể hoạt động được. Dịch nội bào tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, phân giải và tổng hợp vật chất, bảo vệ protein - vật chất cơ bản của sự sống. Đây cũng là chức năng rất quan trọng của nước. Để thực hiện các chức năng này, nước phải hoạt động không ngừng nghỉ, tạo dòng chảy liên tục trong cơ thể. Tham gia vào quá trình làm sạch và tái tạo nguồn nước đã bị nhiễm bẩn do các chất của cơ thể đào thải ra nhờ sự hỗ trợ rất quan trọng của thận. Lượng nước có trong cơ thể con người chúng ta, ở trẻ nhỏ là 80%, người lớn là 60% và người già là 50% so với trọng lượng cơ thể ; ví dụ người già nặng 50kg thì lượng nước chiếm 25kg( tương đương với 25.000ml). Trong đó, lượng nước được đài thải qua nước tiểu, mồ hôi,… và lượng nước được thu vào qua đường uống, thức ăn là khoảng 10% tương đương 2.500ml ; còn lại 90% được tái hấp thu, tái sử dụng trong cơ thể. Lượng nước vào chỉ chiếm 10% nhưng nếu ít hơn 10% thì cơ thể rơi vào trạng thái mất nước, dẫn đến tình trạng suy giảm ý thức, sốt, rối loạn tuần hoàn, rối loạn vận động, gây ảo giác và có thể dẫn đến tử vong. Thực ra vật chất quan trọng nhất của sự sống là protein được bảo vệ bởi 3 lớp nước. Khi sử dụng một máy đo nhiệt độ đặc biệt cho thấy : khi đo lớp A là lớp sâu nhất bao quanh protein thì nhiệt độ xuống đến - 80ºC cũng không bị đóng băng, lớp tiếp theo là lớp B thì nếu không hạ nhiệt độ xuống -10ºC thì không đóng băng. Và lớp ngoài cùng là lớp C thì sẽ đóng băng ở nhiệt độ là 0ºC. Như vậy, suy nghĩ : tất cả các loại nước sẽ đóng băng ở nhiệt độ là 0ºC là không đúng. Vì vậy, tại Siberia khi mùa đông nhiệt độ xuống -50ºC nhưng khi mùa xuân đến những cây thông, cây tùng vẫn đâm chồi nảy lộc. Nước không chỉ tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất mà còn có một chức năng rất quan trọng nữa là bảo vệ protein. Như vậy, nếu không có nước thì chức năng sống của trứng sống cũng sẽ bị mất đi không khác gì trứng đã bị luộc chín. Protein A - 80ºC B - 10ºC C (Phụ lục) Chu trình tái hấp thụ nước tại thận Lưu lượng máu thận ↓ Cầu thận ↓ Ống thận 1ℓ/phút ↓ Nước tiểu đầu 150 – 100ℓ/ngày ↓ Tái hấp thụ, bài tiết Nước, Na,Cl,đường,acid amin, acid uric, creatin Nước tiểu 1.5ℓ/ngày 4
  • 22. 42 43 Như vậy, nước là một vật chất rất quan trọng nhưng nếu chúng ta biết cách chăm sóc đúng thì có thể nâng cao năng lực hoạt động của cơ thể, thúc đẩy việc vệ sinh tự lập và giảm nhẹ các triệu chứng của sa sút trí tuệ. Có thể nói nước là vũ khí quan trọng của chăm sóc. NGHIÊN CỨU VÍ DỤ LÂM SÀNG TẬP TƯ LIỆU
  • 23. 44 45 Uylựccủanước(1) Vídụtrongtiểutiệnkhôngtựchủ Trước tiên các bạn hãy xem xét và phân tích hai trường hợp A và B thông qua bảng ghi chép(care chat). Các thông tin chính được tóm tắt từ care chat như sau: A) Cụ bà 94 tuổi, cần chăm sóc độ 4, lượng nước uống 1.727ml/ngày, có thể tự đi bộ được. Ban ngày đi tiểu 2 - 3 lần, sử dụng quần vải và miếng lót giấy, đại tiểu tiện tại nhà vệ sinh. Thực hiện chế độ: hướng dẫn đi vệ sinh theo giờ, hầu như không bị són tiểu hay tiểu tiện không tự chủ. B) Cụ bà 86 tuổi, cần chăm sóc độ 5, lượng nước uống 1.200ml/ngày, sử dụng xe lăn (không tự đi bộ được). Ban ngày đi tiểu 3 lần, sử dụng quần giấy (bỉm) và nhà vệ sinh. Thực hiện chế độ: hướng dẫn đi vệ sinh theo giờ nhưng có trên 2 lần trong 3 lần thất bại, có nghĩa là hầu hết tè dầm trong bỉm (tiểu tiện không tự chủ). Có thể thấy tuổi và độ cần chăm sóc của 2 cụ khác nhau và tình trạng tiểu tiện hay són tiểu cũng khác nhau rõ rệt. Và lượng nước uống vào cũng khác nhau. Vận động (di chuyển) khác nhau. Tôi rất quan tâm đến việc chăm sóc những cụ già bị són tiểu (tiểu tiện không tự chủ), giúp những cụ già này có thể tự chủ trong việc đi vệ sinh. Tôi đã vạch ra các trọng điểm trong việc đưa ra các đề xuất và hướng dẫn chăm sóc tiểu tiện không tự chủ trong các khóa học, diễn đàn nâng cao năng lực chăm sóc toàn quốc như sau: Tại các cơ sở dưỡng lão thì những người trực đêm giải quyết là xong nhưng tiểu tiện ban đêm là một thách thức đối với việc chăm sóc tại gia. Vì vậy, đây là một vấn đề cần phải được giải quyết đối với những cơ sở có mục tiêu chăm sóc và hỗ trợ để người cao tuổi có thể về sinh hoạt tại gia đình. Để có thể sinh hoạt tại gia đình thì cần phải giải quyết tình trạng tiểu tiện không tự chủ vào ban đêm. Các bạn cần lưu ý đến vấn đề này. Đương nhiên, với những cơ sở dưỡng lão hay group home,… nếu giải quyết được vấn đề tiểu tiện không tự chủ vào ban đêm thì công việc chăm sóc cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Các bạn hãy xem xét lại 2 trường hợp nên trên. • Với những người tuổi cao sức yếu thì số lần đi tiểu vào ban đêm có xu hướng nhiều hơn ban ngày (hình 1). Tại sao vấn đề này lại xảy ra, chúng ta cùng xem lại chu trình tạo ra nước tiểu thì có thể dễ dàng có câu trả lời (hình 2). • Lão hóa và thể trạng yếu làm cho tuần hoàn máu ban ngày giảm Tuần hoàn được diễn ra nhờ chức năng co bóp của tim và sự co giãn của cơ tạo ra lực đẩy tống máu đi. Lão hóa làm chức năng của tim bị suy giảm [Hình 1] Tạisaosốlầnđitiểuvàobanđêmlạinhiềuhơnbanngày? Để nghiên cứu hiện tượng tiểu tiện không tự chủ từ một góc độ khác, chúng ta hãy thử so sánh số lần đi tiểu ban ngày và ban đêm: Ban đêm dễ bị đái dầm hơn (số lần tiểu tiện không tự chủ nhiều hơn) Hỗ trợ người già đi vệ sinh vào ban đêm làm tăng gánh nặng chăm sóc của gia đình. Lượng nước tiểu nhiều có thể làm ướt quần áo, chăn màn và người nhà sẽ phải thay và dọn dẹp. Tiểu tiện không tự chủ Máu vận chuyển các chất cặn bã (chất không cần thiết) đến thận Máu được lọc và tái hấp thụ tại thận và sinh ra nước tiểu Lượng nước vào Đi bộ (hoạt động thể lực) Tăng lượng nước uống hàng ngày, tăng cường hoạt động của cơ thể như: tập thể dục, đi lại, đi dạo, thay đổi không khí bằng các hoạt động dã ngoại,… sẽ cải thiện được tình trạng tiểu tiện không tự chủ. Số lần đi tiểu trong Số lần đi tiểu ban đêm Tỷ lệ đêm/ ngày *1 ( A) 2- 3 lần 2 lần 0.66 (khi tính ngày 3 lần) (B) 3 lần 2 lần 0.66 Người khỏe mạnh *2 6 lần 2 lần 0.33 *1: Tỷ lệ đêm/ngày: là tỷ lệ số lần đi tiểu ban đêm: ban ngày Trong ngày = từ lúc ngủ dậy cho đến lúc đi ngủ, thông thường từ 6 : 00 – 21 : 00 Ban đêm = từ lúc ngủ đến lúc dậy, thường từ 21 : 00 – 6 : 00 *2: Số lần đi tiểu của Người khỏe mạnh (người cao tuổi khỏe mạnh): là lấy số liệu tham khảo. Tham khảo định nghĩa tiểu nhiều lần: số lần đi tiểu trong ngày trên 9 lần và ban đêm trên 3 lần được coi là tiểu tiện nhiều lần. [Hình 2] Tuần hoàn máu có vấn đề Chức năng thận có vấn đề