SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 33
DAO ĐỘNG CƠ HỌC
1. Dao động: là những chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng.
2. Dao động tuần hoàn: là dao động mà trạng thái chuyển động của vật lặp lại như cũ sau những
khoảng thời gian bằng nhau. Trạng thái chuyển động bao gồm tọa độ, vận tốc và gia tốc về hướng
và độ lớn.
3. Dao động điều hòa: là dao động được mô tả theo định luật hình sin (hoặc cosin) theo thời gian
Phương trình có dạng: x = Asin (ωt + φ) hoặc x = Acos (ωt + φ)
Trong đó, x là li độ (hay vị trí) của vật; A là biên độ dao động hay li độ cực đại, luôn là hằng
số dương; ω là tần số góc (rad/s), luôn là hằng số dương; (ωt + φ) là pha dao động (rad), cho phép ta
xác định trạng thái dao động của vật tại thời điểm t; φ là pha ban đầu có thể dương hoặc âm phụ
thuộc vào cách ta chọn mốc thời gian.
4. Chu kì và tần số dao động
Chu kì T là khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động lập lại như cũ hoặc là thời
gian để vật thực hiện một dao động.
t 2π
T
Nω
= = (t là thời gian vật thực hiện được N dao động)
Tần số f (Hz) là số chu kì hay số dao động vật thực hiện trong một đơn vị thời gian.
N 1ω
f
t T 2π
= = = (đơn vị Hz = dao động/giây)
5. Vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa
Xét một vật dao động điều hòa có phương trình: x = Acos(ωt +φ).
a. Vận tốc: v = x’ = –ωAsin(ωt +φ) <=> v = ωAcos(ωt + φ + π/2) → vmax = Aω, khi vật qua
vị trí cân bằng.
b. Gia tốc: a = v’ = x’’ = –ω²Acos(ωt + φ) = –ω²x → amax = Aω², khi vật ở vị trí biên.
→ ω =
max
max
a
v
và A =
2
max
max
v
a
c. Hợp lực F tác dụng lên vật dao động điều hòa, còn gọi là lực hồi phục hay lực kéo về là
lực gây ra dao động điều hòa, có biểu thức: F = ma = –mω²x lực này cũng biến thiên điều hòa với
tần số f, có chiều luôn hướng về vị trí cân bằng và ngược pha với li độ x.
Nhận xét: Vận tốc sớm pha π/2 so với li độ, gia tốc ngược pha với li độ. Gia tốc a trái dấu với
li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.
6. Tính nhanh chậm và chiều của chuyển động trong dao động điều hòa:
Nếu v > 0 vật chuyển động cùng chiều dương; nếu v < 0 vật chuyển động theo chiều âm. Nếu
a.v > 0 vật chuyển động nhanh dần; nếu a.v < 0 vật chuyển động chậm dần. Dao động là loại chuyển
động có gia tốc a biến thiên điều hòa nên ta không thể nói dao động nhanh dần đều hay chậm dần
đều vì chuyển động nhanh dần đều hay chậm dần đều phải có gia tốc a là hằng số.
7. Quãng đường đi được và tốc độ trung bình trong chu kì
Quãng đường đi trong một chu kỳ luôn là 4A; trong nửa chu kỳ luôn là 2A. Quãng đường đi
trong l/4 chu kỳ là A nếu vật xuất phát từ VTCB hoặc vị trí biên. Quãng đường đi trong thời gian Δt
< T/2 sẽ phụ thuộc vị trí ban đầu và chiều chuyển động ban đầu.
Tốc độ trung bình vtb = s/t → trong một chu kì hay nửa chu kì: vtb = max2v4A
Tπ
=
Vận tốc trung bình v bằng độ biến thiên li độ trong một đơn vị thời gian: v =
2 1
2 1
x x
t t
−
−
Nên vận tốc trung bình trong một chu kì bằng 0 (không nên nhầm tốc độ trung bình và vận
tốc trung bình)
Thời gian đi từ vị trí cân bằng ra biên hoặc từ biên về vị trí cân bằng luôn là T/4.
8. Trường hợp dao động có phương trình đặc biệt:
Nếu phương trình dao động có dạng x = Acos(ωt + φ) + c, với c là hằng số thì x là tọa độ, x1
= Acos(ωt + φ) là li độ; A là biên độ; tần số góc là ω, pha ban đầu φ; tọa độ vị trí cân bằng là c.
Nếu phương trình dao động có dạng không giống phương trình tổng quát thì phải biến đổi về
dạng tổng quát bằng phép biến đổi lượng giác thích hợp.
9. Các hệ thức độc lập với thời gian
x² + v²/ω² = A²
→ |v| = 2 2
ω A x− ; ω = 2 2
| v |
A x−
và A =
2 2 2
2
2 4 2
v a v
x
ω ω ω
+ = +
Tương tự
2 2
max max
a v
( ) ( ) 1
a v
+ =
Tìm biên độ A và tần số góc ω khi biết hai trạng thái dao động tại hai thời điểm khác nhau;
tức là biết (x1, v1) và (x2, v2):
ω =
2 2
2 1
2 2
1 2
v v
x x
−
−
và A =
2 2 2 2
1 2 2 1
2 2
1 2
v x v x
v v
−
−
Từ biểu thức độc lập ta suy ra đồ thị phụ thuộc giữa các đại lượng:
* x, v, a, F đều phụ thuộc vào thời gian theo đồ thị hình sin.
* Các cặp giá trị {x và v}; {a và v} vuông pha nhau nên phụ thuộc nhau theo đồ thị hình elip.
* Cặp giá trị {x và a} phụ thuộc nhau theo đồ thị là đoạn thẳng qua gốc tọa độ.
10. Tóm tắt các loại dao động:
a. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần (hay cơ năng giảm dần) theo thời gian.
Nguyên nhân là do tác dụng cản của lực ma sát. Lực cản hay ma sát càng lớn thì quá trình tắt dần
càng nhanh và ngược lại.
b. Dao động tự do là dao động có tần số (hay chu kì) chỉ phụ vào các đặc tính cấu tạo của hệ
mà không phụ thuộc vào các yếu tố ngoài như ngoại lực. Trên thực tế, dao động tự do tắt dần do ma
sát.
c. Dao động duy trì là dao động tự do mà người ta đã bổ sung năng lượng cho vật sau mỗi
chu kì dao động, năng lượng bổ sung đúng bằng năng lượng mất đi. Quá trình bổ sung năng lượng
là để duy trì dao động chứ không làm thay đổi đặc tính cấu tạo, không làm thay đổi biên độ và chu
kì hay tần số dao động của hệ.
d. Dao động cưỡng bức là dao động chịu tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo
thời gian.
+ Ban đầu dao động của hệ là một dao động phức tạp do sự tổng hợp của dao động riêng và
dao động cưỡng bức sau đó dao động riêng tắt dần vật sẽ dao động ổn định với tần số của ngoại lực.
+ Biên độ của dao động cưỡng bức sẽ tăng nếu biên độ ngoại lực tăng và ngược lại.
+ Biên độ của dao động cưỡng bức sẽ giảm nếu lực cản môi trường tăng và ngược lại.
+ Biên độ của dao động cưỡng bức tăng nếu độ chênh lệch giữa tần số của ngoại lực và tần
số dao động riêng giảm.
e. Hiện tượng cộng hưởng là hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng một cách đột ngột
khi tần số dao động cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ. Biên độ của cộng hưởng phụ
thuộc vào lực cản, biên độ của cộng hưởng lớn khi lực cản nhỏ.
+ Một vật có chu kì dao động riêng là T được treo vào trần xe ôtô, hay tàu hỏa, hay gánh trên
vai người… đang chuyển động trên đường thì điều kiện để vật đó có biên độ dao động lớn nhất
(cộng hưởng) khi vận tốc chuyển động của ôtô hay tàu hỏa, hay người gánh là v = d/T với d là
khoảng cách 2 bước chân của người gánh, hay 2 đầu nối thanh ray của tàu hỏa hay khoảng cách 2
lần xuất hiện kích thích từ bên ngoài.
f. So sánh dao động tuần hoàn và dao động điều hòa
* Giống nhau: Đều có trạng thái dao động lặp lại như cũ sau mỗi chu kì; phải có điều kiện là
không có lực cản của môi trường. Một vật dao động điều hòa thì dao động tuần hoàn.
* Khác nhau: Một vật dao động tuần hoàn chưa chắc đã dao động điều hòa. Chẳng hạn con
lắc đơn dao động với biên độ góc lớn (hơn 10°) không có ma sát sẽ dao động tuần hoàn mà không
điều hòa.
Câu 1. Trong phương trình dao động điều hòa x = Acos(ωt + φ),
A. Biên độ A, tần số góc ω và pha ban đầu φ đều là các hằng số dương.
B. Biên độ A, tần số góc ω và pha ban đầu φ đều là hằng số âm.
C. Biên độ A, tần số góc ω đều là các hằng số dương.
D. Biên độ A, tần số góc ω và pha ban đầu φ đều phụ thuộc vào gốc thời gian.
Câu 2. Chu kì dao động không phải là
A. Thời gian để vật đi được quãng đường gấp 4 lần biên độ.
B. Thời gian ngắn nhất để li độ dao động lặp lại như cũ.
C. Thời gian ngắn nhất để trạng thái của dao động lặp lại như cũ.
D. Thời gian để vật thực hiện một dao động.
Câu 3. Gọi T là chu kỳ của vật dao động tuần hoàn. Thời điểm t và thời điểm t + mT với m là số
nguyên thì vật
A. chỉ có vận tốc giống nhau. B. chỉ có gia tốc giống nhau.
C. chỉ có li độ như nhau. D. có cùng trạng thái dao động.
Câu 4. Chọn câu SAI. Tần số của dao động tuần hoàn là
A. Số chu kì thực hiện được trong một giây.
B. Số lần trạng thái dao động lặp lại trong một giây.
C. Số lần vật đi từ vị trí biên rồi trở về vị trí đó mỗi giây.
D. Số lần li độ dao động lặp lại như cũ ở vị trí cân bằng trong một giây.
Câu 5. Đại lượng nào sau đây không cho biết dao động điều hòa là nhanh hay chậm?
A. Chu kỳ B. Tần số C. Biên độ D. Tần số góc.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm?
A. Khi qua vị trí cân bằng, chất điểm có tốc độ và độ lớn gia tốc đều cực đại.
B. Khi qua vị trí biên chất điểm có độ lớn gia tốc cực đại vận tốc bằng không.
C. Khi qua vị trí cân bằng, chất điểm có tốc độ cực tiểu, độ lớn gia tốc cực đại.
D. Khi qua vị trí biên, chất điểm có tốc độ cực đại, gia tốc bằng không.
Câu 7. Trong dao động điều hòa thì
A. khi qua vị trí cân bằng, tốc độ đạt cực đại, gia tốc có độ lớn cực tiểu.
B. khi ở vị trí biên, vận tốc đạt cực đại, gia tốc bằng không.
C. khi ở vị trí biên tốc độ và gia tốc đều bằng không.
D. các phát biểu trên đều đúng.
Câu 8. Một vật dao động điều hòa có
A. vectơ vận tốc và gia tốc luôn hướng cùng chiều chuyển động.
B. vectơ vận tốc luôn hướng theo chiều chuyển động, gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng.
C. vectơ vận tốc và gia tốc luôn đổi chiều khi qua vị trí cân bằng.
D. vectơ vận tốc và gia tốc là các vectơ không đổi.
Câu 9. Nhận xét nào sau đây đúng về sự biến thiên của vận tốc của dao động điều hòa
A. Vận tốc của vật dao động điều hòa giảm dần đều khi vật đi từ vị trí cân bằng ra vị trí biên.
B. Vận tốc của vật dao động điều hòa tăng dần đều khi vật đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng.
C. Vận tốc của vật dao động điều hòa biến thiên tuần hòan cùng tần số góc với li độ của vật.
D. Vận tốc của vật dao động điều hòa biến thiên những lượng bằng nhau sau những khoảng
thời gian bằng nhau.
Câu 10. Chọn đáp án sai. Trong dao động điều hòa thì li độ, vận tốc và gia tốc là những đại lượng
biến đổi theo hàm sin hoặc cosin theo thời gian có
A. cùng biên độ. B. cùng tần số.
C. cùng chu kỳ. D. pha khác nhau.
Câu 11. Hai vật A và B cùng bắt đầu dao động điều hòa, chu kì dao động của vật A là TA, chu kì
dao động của vật B là TB. Biết TA = 0,125TB. Hỏi khi vật A thực hiện được 16 dao động thì vật B
thực hiện được bao nhiêu dao động?
A. 2. B. 4. C. 128. D. 8.
Câu 12. Một vật dao động điều hòa với li độ x = Acos(ωt + φ) thì
A. li độ lệch pha góc π so với vận tốc. B. vận tốc sớm pha hơn li độ góc π.
C. vận tốc dao động cùng pha với li độ D. vận tốc vuông pha với li độ.
Câu 13. Trong dao động điều hòa, gia tốc biến đổi
A. cùng pha với li độ. B. lệch pha góc π so với li độ.
C. vuông pha với li độ. D. chậm pha π/2 so với li độ.
Câu 14. Trong dao động điều hòa, gia tốc biến đổi
A. cùng pha với vận tốc. B. lệch pha π so với vận tốc.
C. lệch pha π/2 so với vận tốc. D. trễ pha π/2 so với vận tốc.
Câu 15. Trong dao động điều hòa của vật biểu thức nào sau đây là sai?
A.
2
2
2
max
x v
( ) 1
A v
+ = B.
2 2
max max
a v
( ) ( ) 1
a v
+ =
C.
2 2
max max
F v
( ) ( ) 1
F v
+ = D.
2
2
2
max
x a
( ) 1
A a
+ =
Câu 16. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ). Gọi v là vận tốc tức thời
của vật. Trong các hệ thức liên hệ sau, hệ thức nào sau đây SAI?
A.
2 2
2 2 2
x v
1
A Aω
+ = B. |v| = ω²(A² – x²) C. ω = 2 2
| v |
A x−
D. A =
2
2
2
v
x
ω
+
Câu 17. Vật dao động với biên độ A và tần số góc ω. Tốc độ trung bình của vật trong một chu kì là
A. 2ωA/π B. Aω/π C. Aω/2 D. 2πAω
Câu 18. Nếu biết vm và am lần lượt là tốc độ cực đại và gia tốc cực đại của vật dao động điều hòa thì
chu kì T là
A. vm/am. B. am/vm. C.
m
m
a
2πv
D. 2πvm/am.
Câu 19. Gia tốc trong dao động điều hòa có biểu thức là
A. a = ω²x B. a = –ωx² C. a = –ω²x D. a = ω²x².
Câu 20. Đồ thị mô tả sự phụ thuộc giữa gia tốc a và li độ x có dạng
A. đoạn thẳng đồng biến đi qua gốc tọa độ.
B. đoạn thẳng nghịch biến đi qua gốc tọa độ.
C. hình tròn tâm là gốc tọa độ.
D. một đường hình sin.
Câu 21. Trong dao động điều hòa của một chất điểm thì
A. Đồ thị biểu diễn gia tốc theo li độ là một đường thẳng không qua gốc tọa độ.
B. Khi vật chuyển động theo chiều dương thì gia tốc giảm.
C. Đồ thị biểu diễn gia tốc theo li độ là một đường thẳng qua gốc tọa độ.
D. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa vận tốc và gia tốc là một đường elip.
Câu 22. Một chất điểm chuyển động theo phương trình x = Acosωt + B. Trong đó A, B, ω là các
hằng số. Chuyển động của chất điểm là một dao động tuần hoàn và
A. vị trí biên có tọa độ là x = B – A và x = B + A.
B. có biên độ là A + B.
C. vị trí cân bằng có tọa độ là x = 0.
D. vị trí cân bằng có tọa độ là x = B/A.
Câu 23. Một chất điểm chuyển động theo phương trình x = 2cos²(2πt + π/4) (cm, s). Chuyển động
của chất điểm là một dao động tuần hoàn có
A. vị trí cân bằng có tọa độ là x = 0. B. pha ban đầu là π/2.
C. vị trí biên có tọa độ là x = ±2 cm. D. tần số góc là ω = 2π rad/s.
Câu 24. một
A. 10 cm/s B. 20 cm/s C. 5π cm/s D. 5 cm/s
Câu 25.
A. A = 4cm, T = 0,5s B. A = 8cm, T = 1,0s
C. A = 8cm, T = 2,0s D. A = 4cm, T = 2,0s.
Câu 26. Một vật dao động điều hòa có phương trình là x = 4sin(πt + π/3) (cm; s). Lúc t = 0,5s vật có
li độ và vận tốc là
A. x = 2 cm; v = 2π 3 cm/s B. x = 2 cm; v = –2π 3 cm/s
C. x = 4 cm; v = 4π cm/s D. x = –2 cm; v = 2π 3 cm/s
Câu 27. Một vật dao động điều hòa x = 10cos(2πt + π/4) (cm, s). Lúc t = 0,5s vật
A. chuyển động nhanh dần theo chiều dương.
B. chuyển động lạ gần vị trí cân bằng theo chiều âm.
C. chuyển động chậm dần theo chiều dương.
D. chuyển động ra xa vị trí cân bằng theo chiều âm.
Câu 28. Một vật dao động điều hòa với biên độ 5cm, khi vật có li độ x = –3 cm thì có vận tốc v =
20π (cm/s). Tần số dao động là
A. 5,0 Hz B. 2,5 Hz C. 7,5 Hz D. 4,0 Hz
Câu 29. Vật dao động điều hòa, biên độ 10 cm, tần số 2,0 Hz, khi vật có li độ x = –8 cm và đi theo
chiều âm thì vận tốc của vật là
A. –24,0 (cm/s) B. –24π (cm/s) C. –12π (cm/s) D. –12,0 (cm/s)
Câu 30. Một vật thực hiện dao động điều hòa với biên độ A. Tại thời điểm khi vật có vận tốc bằng
3/5 tốc độ cực đại thì vật có độ lớn li độ là
A. 0,5A. B. 0,25A. C. 0,8A. D. 0,4A.
Câu 31. Một vật dao động điều hòa khi vật có li độ x1 = 3cm thì vận tốc của vật là v1 = 40π cm/s,
khi vật qua vị trí cân bằng thì vận tốc của vật là v2 = 50π cm/s. Tần số của dao động là
A. 10 Hz B. 5 Hz C. 2 Hz. D. 6 Hz
Câu 32. Một vật dao động điều hòa khi vật có li độ x1 = 3 cm thì vận tốc là v1 = 40π cm/s, khi vật
qua vị trí cân bằng vật có vận tốc v2 = 50π cm. Độ lớn li độ khi vật có vận tốc v3 = 30π cm/s là
A. 4,0 cm. B. 5,0 cm. C. 3,0 cm. D. 2,5 cm.
Câu 33. Một chất điểm dao động điều hòa. Tại thời điểm t1 li độ của chất điểm là x1 = 3cm và v1 = –
60 3 cm/s. tại thời điểm t2 có li độ x2 = 3 2 cm và v2 = 60 2 cm/s. Biên độ và tần số góc dao
động của chất điểm lần lượt là
A. 6cm; 20rad/s. B. 6cm; 12rad/s. C. 12cm; 20rad/s. D. 12cm; 10rad/s.
Câu 34. Một vật dao động điều hòa trên đoạn thẳng dài 10cm và thực hiện được 50 dao động trong
thời gian 78,5 giây. Tìm vận tốc và gia tốc của vật khi đi qua vị trí có li độ x = 3cm theo chiều
hướng về vị trí cân bằng.
A. v = –0,16 m/s; a = –48 cm/s². B. v = 0,16 m/s; a = –0,48 cm/s².
C. v = –16 m/s; a = –48 cm/s². D. v = 0,16 cm/s; a = 48 cm/s².
Câu 35. 3
A. 4 cm. B. 5 cm. C. 8 cm. D. 10 cm.
Câu 36. Phương trình vận tốc của một vật dao động điều hòa là v = 120cos 20t (cm/s). Vào thời
điểm t = π/60 s, vật có li độ là
A. 3 cm B. –3 cm C. 3 3 cm D. –3 3 cm
Câu 37. 1 = A1cos(ωt + φ1); x2 = A2cos(ωt + φ21² + x21là
A. 8 cm/s. B. 9 cm/s. C. 10 cm/s. D. 12 cm/s.
Câu 38. Một vật có khối lượng 500g dao động điều hòa dưới tác dụng của lực kéo về có biểu thức F
= –0,8cos 4t (N). Dao động của vật có biên độ là
A. 6 cm B. 12 cm C. 8 cm D. 10 cm
Câu 39. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà đã được
A. Kích thích lại dao động sau khi dao động tắt hẳn.
B. Tác dụng vào vật ngoại lực biến đổi điều hòa theo thời gian.
C. Cung cấp cho một năng lượng đúng bằng năng lượng mất đi sau mỗi chu kỳ.
D. loại bỏ lực cản của môi trường đối với chuyển động đó.
Câu 40. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của ngoại lực biến đổi tuần hoàn.
B. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tần số của lực cưỡng bức và
tần số dao động riêng của hệ.
C. Sự cộng hưởng thể hiện rõ nét nhất khi lực cản của môi trường ngoài là nhỏ.
D. Biên độ cộng hưởng không phụ thuộc vào lực cản của môi trường.
Câu 41. Trong những dao động tắt dần sau đây, trường hợp nào sự tắt dần nhanh là có lợi?
A. Quả lắc của đồng hồ cơ học.
B. Khung xe máy sau khi qua chỗ đường gập ghềnh.
C. Con lắc lò xo trong các thí nghiệm.
D. Chiếc võng.
Câu 42. Chọn đáp án sai. Dao động tắt dần là dao động
A. có biên độ và cơ năng giảm dần. B. không có tính điều hòa.
C. có thể có lợi hoặc có hại. D. có tính tuần hoàn.
Câu 43. Sự cộng hưởng xảy ra đối với dao động cưỡng bức khi
A. Hệ dao động với tần số dao động lớn nhất.
B. Ngoại lực tác dụng lên vật biến thiên tuần hoàn với tần số nhỏ nhất.
C. Dao động không có ma sát.
D. Tần số ngoại lực cưỡng bức bằng tần số riêng.
Câu 44. Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Dao động cưỡng bức khi ổn định có tần số bằng tần số của ngoại lực.
C. Dao động duy trì có tần số phụ thuộc vào năng lượng cung cấp cho hệ dao động.
D. Biên độ cộng hưởng phụ thuộc vào lực cản của môi trường.
Câu 45. Trong trường hợp nào sau đây dao động của vật có thể có tần số khác tần số riêng?
A. Dao động duy trì. B. Dao động cưỡng bức.
C. Dao động cộng hưởng. D. Dao động tự do tắt dần.
Câu 46. Dao động của quả lắc đồng hồ thuộc loại dao động
A. Tắt dần B. Cộng hưởng C. Cưỡng bức D. Duy trì.
Câu 47. Một vật dao động với tần số riêng fo = 5Hz, dùng một ngoại lực cưỡng bức có cường độ
không đổi, khi tần số ngoại lực lần lượt là f1 = 4 Hz và f2 = 7 Hz thì biên độ dao động tương ứng là
A1 và A2. So sánh A1 và A2.
A. A1 > A2 vì |f1 – fo| < |f2 – fo|. B. A1 < A2 vì f1 < fo và f2 > fo.
C. A1 = A2 vì cùng cường độ ngoại lực. D. Không thể so sánh.
Câu 48. Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m = 100g, lò xo có độ cứng k = 100N/m. Trong
cùng một điều kiện về lực cản và biên độ ngoại lực như nhau, thì biểu thức ngoại lực tuần hoàn nào
sau đây làm cho con lắc dao động với biên độ lớn nhất? Lấy g = π² m/s².
A. F = Focos(2πt + π/4). B. F = Focos(8πt)
C. F = Focos(10πt) D. F = Focos(20πt + π/2)
Câu 49. Một vật có tần số dao động riêng fo = 5Hz, dùng một ngoại lực cưỡng bức có cường độ F0
và tần số ngoại lực là f = 6Hz tác dụng lên vật. Khi vật dao động ổn định có biên độ A = 10 cm thì
tốc độ dao động cực đại bằng
A. 100π (cm/s). B. 120π (cm/s). C. 50π (cm/s). D. 60π (cm/s).
Câu 50. Một con lắc đơn dài 50 cm treo trên trần một toa xe lửa chuyển động thẳng đều với vận tốc
v. Con lắc bị tác động mỗi khi xe lửa qua chỗ nối của đường ray, biết khoảng cách giữa hai khe hở
liên tiếp bằng 12m. Cho g = π² m/s². Biên độ dao động của con lắc lớn nhất khi xe lửa có vận tốc là
A. 8,5 m/s B. 4,25 m/s C. 12 m/s D. 6 m/s.
I. Bài toán liên quan chu kì dao động:
Chu kì dao động của con lắc lò xo: T =
1 2π m Δl
2π 2π
fω k g
= = =
mg = kΔℓ
Nên
2π k g
ω
T mΔl
= = =
.
Chu kì dao động chỉ phụ thuộc vào đặc tính cấu tạo của hệ (k và m) và không phụ thuộc vào
kích thích ban đầu (Tức là không phụ thuộc vào A). Còn biên độ dao động thì phụ thuộc vào cường
độ kích ban đầu. Trong mọi hệ quy chiếu chu kì dao động của con lắc lò xo đều không thay đổi. Tức
Cho con lắc lò xo có độ cứng k. Khi gắn vật m1 con lắc dao động với chu kì T1, khi gắn vật
m2 nó dao động với chu kì T2. Chu kì dao động của con lắc khi gắn cả hai vật là T = 2 2
1 2T T+
II. Cắt g
1. Xét n lò xo ghép nối tiếp:
Lực đàn hồi của mỗi lò xo: F = F1 = F2 = ... = Fn (1)
Độ biến dạng của hệ ghép: Δℓ = Δℓ1 + Δℓ2 +...+ Δℓn (2)
đó suy ra công thức
1 2 n
1 1 1 1
...
k k k k
= + + +
2. Xét n lò xo ghép song song:
Lực đàn hồi của hệ lò xo là: F = F1 + F2 +...+ Fn (1)
Độ biến dạng của hệ là: Δℓ = Δℓ1 = Δℓ2 =...= Δℓn (2)
Từ đó suy ra công thức: k = k1 + k2 +...+ kn.
3. Lò xo ghép đối xứng hai bên vật: Hệ này có độ cứng giống như hai lò xo ghép song song và
không phụ thuộc trạng thái ban đầu của hai lò xo. Công thức: k = k1 + k2.
4. Cắt lò xo có chiều dài tự nhiên ℓo (độ cứng ko) thành n lò xo có chiều dài lần lượt ℓ1 (độ cứng k1)
và ℓ2 (độ cứng k2), ..., ℓn (độ cứng kn). Ta có ko.ℓo = k1.ℓ1 = k2.ℓ2 =… = kn.ℓn. Nếu cắt thành n phần
giống nhau thì độ cứng mỗi phần là k1 = k2 = ... = kn = nko.
Hai lò xo có độ cứng lần lượt là k1, k2. Treo cùng một vật nặng có khối lượng m lần lượt vào
lò xo thì chu kì dao động tự do là T1 và T2.
a. Nối hai lò xo với nhau thành một lò xo có độ dài bằng tổng độ dài của hai lò xo. Chu kì dao động
khi treo vật m vào lò xo ghép là T = 2 2
1 2T T+
b. Ghép song song hai lò xo. Chu kì dao động khi treo vật m vào lò xo ghép là T =
1 2
2 2
1 2
TT
T T+
Câu 1.
A. T = 2π
k
m
B. T =
1 m
2π k
C. T = 2π
g
Δl
D. T = 2π
Δl
g
Câu 2. Một vật có độ cứng m treo vào một lò xo có độ cứng k. Kích thích cho vật dao động với biên
độ 8cm thì chu kỳ dao động là T = 0,4s. Nếu kích thích cho dao động với biên độ 4cm thì chu kỳ
dao động là
A. 0,2 s B. 0,4 s C. 0,8 s D. 0,16 s
Câu 3. Một con lắc lò xo có khối lượng m và độ cứng k treo thẳng đứng có chu kì dao động là T và
độ dãn lò xo ở vị trí cân bằng là Δℓ. Nếu tăng m lên gấp đôi và giảm k còn một nửa thì
A. Chu kì tăng 1,4 lần, độ dãn Δℓ tăng lên gấp đôi.
B. Chu kì tăng lên 4 lần, độ dãn Δℓ tăng lên 2 lần.
C. Chu kì không thay đổi, độ dãn Δℓ tăng lên 2 lần.
D. Chu kì tăng lên 2 lần, độ dãn Δℓ tăng lên 4 lần.
Câu 4. Gắn một vật nặng vào lò xo được treo thẳng đứng làm lò xo dãn ra 6,4cm khi vật nặng ở vị
trí cân bằng. Cho g = 10m/s². Chu kỳ vật nặng khi dao động là
A. 0,50 s B. 0,16 s C. 1,57 s D. 0,20 s
Câu 5. Một vật dao động điều hòa trên quỹ đạo dài 10cm. Khi ở vị trí x = 3cm vật có vận tốc 8π
(cm/s). Chu kỳ dao động của vật là
A. 1,0 s B. 0,5 s C. 0,1 s D. 5,0 s
Câu 6. Con lắc lò xo gồm một lò xo có độ cứng k = 1,0 N/cm và một quả cầu có khối lượng m. Con
lắc thực hiện 100 dao động hết 31,4s. Vậy khối lượng của vật treo vào lò xo là
A. 200 g. B. 62,5g. C. 312,5g. D. 250 g.
Câu 7. Con lắc lò xo gồm một lò xo và quả cầu có khối lượng m = 400g, con lắc dao động 50 chu
kỳ hết 15,7s. Vậy lò xo có độ cứng k bằng
A. k = 160 N/m. B. k = 64 N/m. C. k = 1600 N/m. D. k = 16 N/m.
Câu 8. Với con lắc lò xo, nếu độ cứng lò xo giảm một nửa và khối lượng hòn bi tăng gấp đôi thì tần
số dao động của hòn bi sẽ
A. tăng lên 4 lần B. giảm đi 2 lần C. tăng lên 2 lần D. không thay đổi
Câu 9. Con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 80 N/m, quả cầu có khối lượng m = 200g. Con lắc
dao động điều hòa với tốc độ qua vị trí cân bằng là 60 cm/s. Con lắc đó có biên độ là
A. 3,0 cm. B. 3,5 cm. C. 6,0 cm. D. 0,3 cm.
Câu 10. Một vật có khối lượng 200g được treo vào lò xo có độ cứng 80 N/m. Vật được kéo theo
phương thẳng đứng ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn sao cho lò xo bị giãn 12,5 cm rồi thả nhẹ cho
dao động. Cho g = 10 m/s². Tốc độ khi qua vị trí cân bằng và gia tốc của vật ở vị trí biên là
A. 0 m/s và 0 m/s² B. 1,4m/s và 0m/s² C. 1m/s và 4m/s² D. 2m/s và 40m/s²
Câu 11. Tại mặt đất con lắc lò xo dao động với chu kì 2s. Khi đưa con lắc này lên mặt trăng nơi có
trọng lượng giảm đi 6 lần thì
A. Con lắc không thể dao động với kích thích bên ngoài.
B. Con lắc dao động với tần số gấp 6 lần tần số ban đầu.
C. Con lắc vẫn dao động với chu kì 2s.
D. Chu kì con lắc sẽ phụ thuộc vào gia tốc trọng trường của mặt trăng.
Câu 12. m 1, T2. Nếu nối tiếp n lò xo rồi treo cùng vật nặng m thì chu kì của hệ là
A. T² =
2 2
1 2T T+ B. T = T1 + T2. C. 2 2 2
1 2
1 1 1
T T T
= + D.
1 2
1 1 1
T T T
= +
Câu 13. Treo vật m vào lò xo có độ cứng k thẳng đứng thì lò xo dãn ra một đoạn Δℓ khi cân bằng.
Cho g là gia tốc trọng trường nơi con lắc dao động. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Chu kì con lắc phụ thuộc vào độ biến dạng Δℓ.
B. Chu kì của con lắc phụ thuộc gia tốc g tại nơi dao động.
C. Con lắc lò xo có bản chất giống con lắc đơn có chiều dài dây treo bằng Δℓ nên con lắc lò
xo chỉ dao động điều hòa với biên độ rất nhỏ.
D. Không thể kết luận con lắc lò xo phụ thuộc Δℓ và g vì không thể thay đổi Δℓ mà không
thay đổi cấu tạo của hệ.
Câu 14. Một vật có khối lượng m khi treo vào lò xo có độ cứng k1, thì dao động với chu kỳ T1 =
0,4s. Nếu mắc vật m trên vào lò xo có độ cứng k2 thì nó dao động với chu kỳ là T2
A. 0,5s B. 0,7s C. 0,24s D. 0,1s
Câu 15. Một vật có khối lượng m khi treo vào lò xo có độ cứng k1, thì dao động với chu kỳ T1 =
0,4s. Nếu mắc vật m trên vào lò xo có độ cứng k2 thì nó dao động với chu kỳ là T2 = 0,3s. Mắc hệ
song song 2 lò xo thì chu kỳ dao động của hệ bằng
A. 0,7s B. 0,24s C. 0,5s D. 1,4s
Câu 16. Lần lượt gắn hai quả cầu có khối lượng m1 và m2 vào cùng một lò xo, khi treo m1 hệ dao
động với chu kỳ T1 = 0,6s. Khi treo m2 thì hệ dao động với chu kỳ 0,8s. Chu kỳ dao động của hệ nếu
đồng thời gắn m1 và m2 vào lò xo trên là
A. 0,2 s B. 1,0 s C. 1,4 s D. 0,7 s
Câu 17. Một con lắc lò xo gồm vật nặng treo dưới một lò xo dài ℓ. Chu kỳ dao động của con lắc là
T. Chu kỳ dao động của con lắc khi lò xo bị cắt bớt mất đi 3/4 chiều dài là T’. Quan hệ T và T’ là
A. T’ = 0,75T B. T’ = 4T C. T’ = T/4 D. T’ = T/2
Câu 18. Treo đồng thời 2 quả cân có khối lượng m1, m2 vào một lò xo. Hệ dao động với tần số 2Hz.
Lấy bớt quả cân m2 ra chỉ để lại m1 gắn vào lò xo, hệ dao động với tần số 4Hz. Biết m2 = 300g khi
đó m1 có giá trị là
A. 300g B. 100g C. 700g D. 200g
Câu 19. Gắn lần lượt hai quả cầu vào một lò xo và cho chúng dao động. Trong cùng một khoảng
thời gian t, quả cầu m1 thực hiện 10 dao động còn quả cầu m2 thực hiện 5 dao động. Hệ thức đúng là
A. m2 = 2m1. B. m2 = 2m1. C. m2 = 4m1. D. m2 = 8m1.
Câu 20. Một con lắc lò xo, gồm lò xo nhẹ có độ cứng 50 N/m, vật có khối lượng 2,0 kg, dao động
điều hòa thẳng đứng. Tại thời điểm vật có gia tốc 75 cm/s² thì nó có vận tốc 15 3 (cm/s). Biên độ
của dao động là
A. 5 cm B. 6 cm C. 9 cm D. 10 cm
Câu 21. Ngoài không gian nơi không có trọng lượng để xác định khối lượng M của phi hành gia,
người ta làm như sau: cho phi hành gia ngồi cố định vào chiếc ghế có khối lượng m được gắn vào lò
xo có độ cứng k thì ghế dao động với chu kì T. Biểu thức xác định khối lượng M của phi hành gia là
A. M =
2
2
kT
m
4π
+ B. M =
2
2
kT
m
4π
− C. M =
2
2
kT
m
2π
− D. M =
kT
m
2π
−
Câu 22. Cho một lò xo có độ dài lo = 45 cm, độ cứng k = 12 N/m. Cắt lò xo trên thành hai lò xo sao
cho chúng có độ cứng lần lượt là k1 = 30 N/m và k2 = 20 N/m. Gọi l1 và l2 là chiều dài mỗi lò xo sau
khi cắt. Chiều dài l1, l2 lần lượt bằng
A. 10 cm; 35 cm B. 18 cm; 27 cm C. 15 cm; 30 cm D. 20 cm; 25 cm
Câu 23. Một lò xo có chiều dài lo = 50cm, độ cứng k = 60 N/m được cắt thành hai lò xo có chiều dài
lần lượt là l1 = 20cm và l2 = 30cm. Độ cứng k1, k2 của hai lò xo mới lần lượt là
A. 80 N/m và 120 N/m. B. 60 N/m và 90 N/m.
C. 150 N/m và 100 N/m. D. 140 N/m và 70 N/m.
Câu 24. Cho hai lò xo giống nhau đều có độ cứng là k. Khi treo vật m vào hệ hai lò xo mắc nối tiếp
thì vật dao động với tần số f1, khi treo vật m vào hệ hai lò xo mắc song song thì vật dao động với tần
số f2. Mối quan hệ đúng giữa f1 và f2 là
A. f1 = 2f2. B. f2 = 2f1. C. f1 = f2. D. f1 = 4f2.
Câu 25. Cho con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nghiêng, biết góc nghiêng α = 30°, lấy g = 10m/s².
Khi vật ở vị trí cân bằng lò xo dãn một đoạn 10 cm. Kích thích cho vật dao động điều hòa trên mặt
phẳng nghiêng không có ma sát. Tần số dao động của vật là
A. 1,13 Hz. B. 1,00 Hz. C. 2,26 Hz. D. 2,00 Hz.
Câu 26. Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m = 400g, lò xo có độ cứng k = 80 N/m,
chiều dài tự nhiên lo = 25 cm được đặt trên một mặt phẳng nghiêng có góc α = 30° so với mặt phẳng
nằm ngang. Đầu trên của lò xo gắn vào một điểm cố định, đầu dưới gắn vào vật nặng. Lấy g =
10m/s². Chiều dài của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là
A. 21,0 cm. B. 22,5 cm. C. 27,5 cm. D. 29,5 cm.
Câu 27. ộ
A. 12,5 rad/s B. 10 rad/s C. 15 rad/s D. 5 rad/s
Câu 28. Cho hai lò xo L1 và L2 có độ cứng tương ứng là k1 = 50 N/m và k2 = 100 N/m, chiều dài tự
nhiên của các lò xo lần lượt là 20 cm, 30 cm; vật có khối lượng m = 600 g, mắc xen giữa hai lò xo;
hai đầu của các lò xo gắn cố định vào A, B sao cho chúng nằm ngang. Quả cầu có thể trượt không
ma sát trên mặt phẳng ngang. Chu kì dao động tự do của vật là
A. 4π s. B. 2π s. C. 12π s. D. 6π s.
I. Trường hợp con lắc lò xo treo thẳng đứng:
Chọn chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng.
1. Chiều dài lò xo tại vị trí có li độ x bất kì: ℓ = ℓo + Δℓ + x
ℓmax = ℓo + Δℓ + A
ℓmin = ℓo + Δℓ – A
ℓCB = ℓo + Δℓ = (1/2)(ℓmax + ℓmin) (1/2)(ℓmax – ℓmin)
ℓo là chiều dài tự nhiên của lò xo hay chiều dài khi chưa treo vật.
Fđh = k.|Δℓ + x|
Tại vị trí cân bằng: Fđhcb = k.Δℓ = mg;
Lực đàn hồi cực đại tại biên dưới: Fđhmax = k.(Δℓ + A)
Lực đàn hồi cực tiểu có hai trường hợp:
* Nếu A ≥ Δℓ thì khi x = –Δℓ lực đàn hồi cực tiểu Fđhmin = 0 và khi ở biên trên, lực nén cực
đại là Fnmax = k(A – Δℓ).
* Nếu A < Δℓ thì Fđhmin = k.(Δℓ – A) tại biên trên và lò xo luôn bị dãn trong dao động.
* Nếu A > Δℓ thì thời gian lò xo bị nén và giãn trong một chu kỳ là
Δtn = (2/ω) arccos (Δℓ/A) và Δtd = T – Δtn.
Lực mà lò xo tác dụng lên điểm treo và lực mà lò xo tác dụng vào vật có độ lớn cùng bằng
lực đàn hồi.
3. Lực phục hồi Một vật chịu tác dụng của hợp lực có biểu thức F = –kx thì vật đó luôn dao động
điều hòa.
II. Trường hợp con lắc lò xo đặt nằm ngang
1. Chiều dài lò xo ở vị trí có li độ x bất kì: ℓ = ℓo + x
Chiều dài lớn nhất và nhỏ nhất là ℓmax = ℓo + A và ℓmin = ℓo – A
2. Lực đàn hồi bằng lực hồi phục: Fđh = Fhp.
III. Điều kiện vật không rời hoặc trượt trên nhau:
1. Vật m1 được đặt trên vật m2 dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Để m1 luôn nằm yên trên
m2 trong quá trình dao động của m2 thì điều kiện là A ≤ (m1 + m2)g/k
2. Vật m1 và m2 được gắn vào hai đầu lò xo đặt thẳng đứng, m1 dao động điều hòa ở trên m2. Để m2
nằm yên trên mặt sàn trong quá trình m1 dao động thì A ≤ (m1 + m2)g/k
3. Vật m1 đặt trên vật m2 dao động điều hòa theo phương ngang. Hệ số ma sát giữa m1 và m2 là μ, bỏ
qua ma sát giữa m2 và mặt sàn. Để m1 không trượt trên m2 trong quá trình dao động thì điều kiện là
A ≤ μ(m1 + m2)g/k
Câu 1.
không.
B. Lực hồi phục cũng là lực đàn hồi.
C. Lực đàn hồi nhỏ nhất .
không.
Câu 2. Một con lắc lò xo có độ cứng k treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật có khối
lượng m. Độ dãn của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là Δℓ. Con lắc dao động điều hòa thẳng đứng
với biên độ là A > Δℓ. Lực đàn hồi nhỏ nhất của lò xo trong quá trình vật dao động là
A. F = k.Δℓ B. F = k(A – Δℓ) C. F = 0 D. F = k.A
Câu 3. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với biên độ A, độ biến dạng của lò xo
khi vật ở vị trí cân bằng là Δℓ > A. Gọi Fmax và Fmin là lực đàn hồi cực đại và cực tiểu của lò xo, Fo là
lực phục hồi cực đại tác dụng lên vật. Hãy chọn hệ thức đúng.
A. Fo = Fmax – Fmin. B. Fo = (Fmax + Fmin)/2.
C. F0 = (Fmax – Fmin)/2. D. Fo = 0.
Câu 4. Trong dao động điều hòa, lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn
A. tỉ lệ với độ lớn của li độ và có chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.
B. tỉ lệ với bình phương biên độ.
C. không đổi nhưng hướng thì thay đổi.
D. thay đổi nhưng hướng thì không thay đổi.
Câu 5. Đồ thị biểu diễn lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên quả cầu đối với con lắc lò xo dao động
điều hòa theo phương thẳng đứng theo li độ có dạng
A. Là đoạn thẳng không qua gốc tọa độ. B. Là đường thẳng qua gốc tọa độ.
C. Là đường elip. D. Là đường biểu diễn hàm sin.
Câu 6. Một con lắc lò xo gồm vật khối lượng m = 100g treo vào lò xo có độ cứng k = 20N/m. Vật
dao động theo phương thẳng đứng trên quỹ đạo dài 10cm, chọn chiều dương hướng xuống. Cho biết
chiều dài ban đầu của lò xo là 40cm. Lực căng cực tiểu của lò xo là
A. Fmin = 0 N khi x = +5 cm. B. Fmin = 4 N khi x = +5 cm.
C. Fmin = 0 N khi x = –5 cm. D. Fmin = 4 N khi x = –5 cm.
Câu 7. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật m = 150g, lò xo có k = 10N/m. Lực căng cực tiểu
tác dụng lên vật là 0,5N. Cho g = 10m/s² thì biên độ dao động của vật là
A. 5 cm B. 20 cm C. 15 cm D. 10 cm
Câu 8. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật m = 100g, lò xo có độ cứng k = 100N/m. Kéo vật
ra khỏi vị trí cân bằng sao cho x = +2cm và truyền vận tốc v = +20 3 cm/s theo phương lò xo. Cho
g = π² = 10 m/s², lực đàn hồi cực đại và cực tiểu của lò xo có giá trị là
A. Fmax = 5 N; Fmin = 4 N B. Fmax = 5 N; Fmin = 0 N
C. Fmax = 500 N; Fmin = 400 N D. Fmax = 500 N; Fmin = 0 N.
Câu 9. Một quả cầu có khối lượng m = 200g treo vào đầu dưới của một lò xo có chiều dài tự nhiên
lo = 35cm, độ cứng k = 100N/m, đầu trên cố định. Lấy g = 10 m/s². Chiều dài lo xo khi qua vị trí có
tốc độ cực đại là
A. 33cm B. 36cm. C. 37cm. D. 35cm.
Câu 10. Một con lắc lò xo gồm vật khối lượng m = 200g và lò xo có độ cứng k = 40N/m. Vật dao
động theo phương thẳng đứng trên quĩ đạo dài 10cm, chọn chiều dương hướng xuống. Chiều dài tự
nhiên là 40cm. Lấy g = 10m/s². Khi vật dao động thì chiều dài lò xo biến thiên trong khoảng
A. 40cm – 50cm B. 45cm – 50cm C. 45cm – 55cm D. 39cm – 49cm
Câu 11. Một lò xo có k = 100 N/m treo thẳng đứng. Treo vào lò xo một vật có khối lượng m =
200g. Từ vị trí cân bằng nâng vật lên một đoạn 5 cm rồi buông nhẹ. Lấy g = 10m/s². Chiều dương
hướng xuống. Giá trị cực đại của lực phục hồi và lực đàn hồi là
A. 5 N; 7 N B. 2 N; 3 N C. 3 N; 5 N D. 1,5 N; 3,5 N.
Câu 12. Vật nhỏ treo dưới lò xo nhẹ, khi vật cân bằng thì lò xo giãn 5cm. Cho vật dao động điều
hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A thì lò xo luôn giãn và lực đàn hồi của lò xo có giá trị cực
đại gấp 3 lần giá trị cực tiểu. Khi này, A có giá trị là
A. 5,0 cm B. 7,5 cm C. 1,25 cm D. 2,5 cm
Câu 13. Một lò xo nhẹ có độ cứng k, một đầu treo vào một điểm cố định, đầu dưới treo vật nặng
100g. Kéo vật nặng xuống dưới theo phương thẳng đứng rồi buông nhẹ. Vật dao động điều hòa theo
phương trình x = 5cos 4πt (cm), lấy g = 10 m/s² và π² = 10. Lực kéo dùng để giữ vật trước khi dao
động có độ lớn là
A. 0,8 N. B. 1,6 N. C. 6,4 N. D. 3,2 N.
Câu 14. Một vật treo vào lò xo làm nó dãn ra 4cm. Cho g = 10m/s² = π². Biết lực đàn hồi cực đại,
cực tiểu lần lượt là 10 N và 6 N. Chiều dài tự nhiên của lò xo 20cm. Chiều dài cực đại và cực tiểu
của lò xo khi dao động là
A. 25cm và 24cm. B. 24cm và 23cm. C. 26cm và 24cm. D. 25cm và 23cm.
Câu 15. Con lắc lò xo gồm một lò xo thẳng đứng có đầu trên cố định, đầu dưới gắn một vật dao
động điều hòa có tần số góc 10 rad/s. Lấy g = 10 m/s². Tại vị trí cân bằng độ dãn của lò xo là
A. 9,8cm. B. 10cm. C. 4,9cm. D. 5cm.
Câu 16. Con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa, ở vị trí cân bằng lò xo giãn 3cm. Khi lò
xo có chiều dài cực tiểu lò xo bị nén 2cm. Biên độ dao động của con lắc là
A. 1 cm. B. 2 cm. C. 3 cm. D. 5 cm.
Câu 17. Con lắc lò xo có độ cứng k = 100N/m treo thẳng đứng dao động điều hòa, ở vị trí cân bằng
lò xo dãn 4cm. Độ dãn cực đại của lò xo khi dao động là 9cm. Lực đàn hồi tác dụng vào vật khi lò
xo có chiều dài ngắn nhất bằng
A. 0 N. B. 1 N. C. 2 N. D. 4 N.
Câu 18. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa. Ở vị trí cân bằng lò xo giãn ra 10 cm.
Ở thời điểm ban đầu có vận tốc 40 cm/s và gia tốc –4 3 m/s². Biên độ dao động của vật là
A. 4 cm. B. 6 cm. C. 8 cm. D. 12 cm.
Câu 19. Một lò xo nhẹ có chiều dài 50 cm, khi treo vật vào lò xo dãn ra 10 cm, kích thích cho vật
dao động điều hòa với biên độ 2 cm. Khi tỉ số giữa lực đàn hồi cực đại và lực kéo về bằng 12 thì lò
xo có chiều dài bằng
A. 60cm B. 58cm C. 61cm D. 62cm.
Câu 20. Một vật treo vào lò xo làm nó dãn ra 4cm. Biết lực đàn hồi cực đại của lò xo là 10N, độ
cứng lò xo là 100N/m. Tìm lực nén cực đại của lò xo.
A. 2 N. B. 20 N. C. 10 N. D. 5 N.
Câu 21. Một lò xo có k = 100N/m treo thẳng đứng. Treo vào lò xo một vật có khối lượng m = 250g.
Từ vị trí cân bằng nâng vật lên một đoạn 5cm rồi buông nhẹ. Lấy g = 10m/s². Chiều dương hướng
xuống. Tìm lực nén cực đại của lò xo.
A. 5,0 N. B. 7,5 N. C. 3,75 N. D. 2,5 N.
Câu 22. Con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với phương trình là x = 2cos 10πt (cm).
Biết vật nặng có khối lượng m = 100g, lấy g = π² = 10m/s². Lực nén lớn nhất của lò xo bằng
A. 2,0 N. B. 3,0 N. C. 0,5 N. D. 1,0 N.
Câu 23. Cho một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, biết rằng trong quá
trình dao động có tỉ số lực đàn hồi cực đại và cực tiểu là 7/3. Biên độ dao động của vật bằng 10 cm.
Lấy g = π² = 10 m/s². Tần số dao động của vật là
A. π/5 Hz. B. 1,0 Hz. C. 2,0 Hz. D. 0,5 Hz.
Câu 24. Một lò xo có k = 100 N/m treo thẳng đứng. Treo vào lò xo vật có khối lượng m = 250g. Từ
vị trí cân bằng nâng vật lên một đoạn 5 cm rồi buông nhẹ. Lấy g = 10 m/s². Thời gian lò xo bị nén
trong một chu kì là
A. 0,5s B. 1,0s C. π/3 s D. π/4 s
Câu 25. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng khi cân bằng lò xo giãn 3 cm. Bỏ qua mọi lực cản. Kích
thích cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng thì thấy thời gian lò xo bị nén trong một
chu kì là T/3 (T là chu kì dao động của vật). Biên độ dao động của vật bằng
A. 9 cm B. 3 cm C. 4,5 cm D. 6,0 cm
Câu 26. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Đưa vật từ vị trí cân bằng
đến vị trí của lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ cho vật dao động điều hòa với chu kì T = 0,1π s,
cho g = 10 m/s². Xác định tỉ số giữa lực đàn hồi của lò xo tác dụng vào vật khi nó ở vị trí cân bằng
và ở vị trí cách vị trí cân bằng 1,0 cm.
A. 5 / 3 B. 1 / 2 C. 5 / 7 D. A hoặc C đúng.
Câu 27.
A. 2,9 Hz B. 2,5 Hz C. 3,5 Hz D. 1,7 Hz
Câu 28. Vật m1 = 100g đặt trên vật m2 = 300g và hệ vật được gắn vào lò xo có độ cứng k = 10 N/m,
dao động điều hòa theo phương ngang. Hệ số ma sát trượt giữa m1 và m2 là µ = 0,1, bỏ qua ma sát
giữa m2 và mặt sàn, lấy g = π² = 10m/s². Để m1 không trượt trên m2 trong quá trình dao động của hệ
thì biên độ dao động lớn nhất của hệ là
A. 8 cm B. 4 cm C. 12 cm D. 9 cm
Câu 29. 1 = 1,0 1 một 221212
A. 1,5 kg B. 1,0 kg C. 2,0 kg D. 0,5 kg
Câu 30. Một vật có khối lượng m = 400g được gắn trên một lò xo dựng thẳng đứng có độ cứng k =
50 (N/m) đặt m1 có khối lượng 50 g lên trên m. Kích thích cho m dao động theo phương thẳng đứng
biên độ nhỏ, bỏ qua lực ma sát và lực cản. Tìm biên độ dao động lớn nhất của m, để m1 không rời
khối lượng m trong quá trình dao động.
A. 8 cm B. 4 cm C. 12 cm D. 9 cm
Câu 31. Hai vật m1 và m2 được nối với nhau bằng một sợi chỉ, và chúng được treo bởi một lò xo có
độ cứng k (lò xo nối với m1). Khi hai vật đang ở vị trí cân bằng người ta đốt đứt sợi chỉ sao cho vật
m2 rơi xuống thì vật m1 sẽ dao động với biên độ là
A. m2g/k B. (m1 + m2)g/k C. m1g/k D. |m1 – m2|g/k
Câu 32. Hai vật A và B có cùng khối lượng 1,0 kg và có kích thước nhỏ được nối với nhau bởi sợi
dây mảnh nhẹ dài 10cm, hai vật được treo vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m tại nơi có gia tốc trọng
trường g = π² = 10 m/s². Khi hệ vật và lò xo đang ở vị trí cân bằng người ta đốt sợi dây nối 2 vật và
vật B sẽ rơi tự do còn vật A sẽ dao động điều hòa. Lần đầu tiên vật A lên đến vị trí cao nhất thì
khoảng cách giữa 2 vật là
A. 20 cm B. 80 cm C. 70 cm D. 50 cm.
Câu 33. Một vật khối lượng M được treo trên trần nhà bằng sợi dây nhẹ không dãn. Phía dưới vật
M có gắn một lò xo nhẹ độ cứng k, đầu còn lại của lò xo gắn vật m, khối lượng m = 0,5M, tại vị trí
cân bằng lò xo dãn một đoạn Δℓ. Biên độ dao động A của vật m theo phương thẳng đứng tối đa
bằng bao nhiêu để dây treo giữa M và trần nhà không bị chùng?
A. A = Δℓ B. A = 2Δℓ C. A = 3Δℓ D. A = Δℓ/2.
Câu 34. Một vật khối lượng M được treo trên trần nhà bằng sợi dây nhẹ không dãn. Phía dưới vật
M có gắn một lò xo nhẹ độ cứng k, đầu còn lại của lò xo gắn vật m, khối lượng m = 0,5M, tại vị trí
cân lò xo dãn một đoạn Δℓ. Từ vị trí cân bằng ta kéo vật m xuống một đoạn dài nhất có thể mà vẫn
đảm bảo m dao động điều hòa. Lực căng F lớn nhất của dây treo giữa M và trần nhà là
A. F = 3kΔℓ B. F = 6kΔℓ C. F = 4kΔℓ D. F = 5kΔℓ
Câu 35. Một vật có khối lượng m1 = 1,25kg mắc vào lò xo nhẹ có độ cứng k = 200N/m, đầu kia của
lò xo gắn chặt vào tường. Vật và lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang có ma sát không đáng kể. Đặt
vật thứ hai có khối lượng m2 = 3,75kg sát với vật thứ nhất rồi đẩy chậm cả hai vật cho lò xo nén lại
8 cm. Khi thả nhẹ chúng ra, lò xo đẩy hai vật chuyển động về một phía. Hỏi sau khi vật m2 tách khỏi
m1 thì vật m1 sẽ dao động với biên độ bằng bao nhiêu?
A. 8 cm B. 24 cm C. 4 cm D. 2 cm.
Câu 36. Một vật có khối lượng m1 = 1,25kg mắc vào lò xo nhẹ có độ cứng k = 200N/m, đầu kia của
lò xo gắn chặt vào tường. Vật và lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang có ma sát không đáng kể. Đặt
vật thứ hai có khối lượng m2 = 3,75kg sát với vật thứ nhất rồi đẩy chậm cả hai vật cho lò xo nén lại
8 cm. Khi thả nhẹ chúng ra, lò xo đẩy hai vật chuyển động về một phía. Lấy π² =10, khi lò xo giãn
cực đại lần đầu tiên thì hai vật cách xa nhau một đoạn là
A. (4π – 4) cm B. 16 cm C. (4π – 8) cm D. (2π – 4) cm.
Câu 37. Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu
kia gắn với vật nhỏ m1. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí mà lò xo bị nén 8 cm, đặt vật nhỏ có khối lượng
m2 = m1 trên mặt phẳng nằm ngang và sát một bên của vật m1. Buông nhẹ để lò xo đẩy hai vật bắt
đầu chuyển động. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên thì khoảng
cách giữa hai vật là
A. 4,6 cm. B. 3,2 cm. C. 5,7 cm. D. 2,3 cm.
1. Năng lượng trong dao động điều hòa: năng lượng dao động của con lắc lò xo gồm thế năng đàn
hồi và động năng chuyển động.
a. Thế năng đàn hồi: Et =
1
2
kx²
ω’, T’, f’, φ’ lần lượt là tần số góc, chu kì, pha ban đầu của thế năng ta có
ω’ = 2ω; T’ = T/2; f’ = 2f, φ’ = 2φ
b. Động năng chuyển động: Eđ = (1/2)mv².
ω’ = 2ω; T’ = T/2; f’ = 2f, φ’ = 2φ ± π suy ra Eđt.
c. Cơ năng: E = Et + Eđ =
2 2 2 2
max
1 1 1
kA mv mω A
2 2 2
= =
Trong quá trình dao của con lắc luôn có sự biến đổi năng lượng qua lại giữa động năng và thế
năng nhưng tổng của chúng tức cơ năng luôn bảo toàn.
Đơn vị k là N/m; m là kg; của A, x là mét; của vận tốc là m/s thì đơn vị E là jun.
Cơ năng chỉ phụ thuộc vào độ cứng lò xo (đặc tính của hệ) và biên độ (cường độ kích thích
ban đầu) mà không phụ thuộc vào khối lượng vật treo. Trong dao động điều hòa của vật Eđ và Et
biến thiên tuần hoàn nhưng ngược pha nhau với chu kì bằng nửa chu kì dao động của vật và tần số
bằng 2 lần tần số dao động của vật.
Thời gian liên tiếp để động năng bằng thế năng trong mỗi chu kì là T/4 (T là chu kì dao động
của vật). Thời điểm đầu tiên để động năng bằng thế năng khi vật xuất phát từ VTCB hoặc vị trí biên
là T/8. Thời gian liên tiếp để động năng hoặc thế năng đạt cực đại là T/2.
ĐS: |x| =
A
n 1+
Bài toán 2: Vật m gắn vào lò xo có phương ngang và m đang đứng yên, ta cho vật mo có vận tốc vo
va chạm với m theo phương của lò xo. Tìm biên độ dao động sau va chạm.
a. Nếu m đang đứng yên ở vị trí cân bằng thì vận tốc của m ngay sau va chạm là vật tốc dao động
cực đại.
* Nếu va chạm đàn hồi: vm =
o o
o
2m v
m m+
* Nếu va chạm mềm thì vm =
o o
o
m v
m m+
Biên độ sau va chạm A = vm/ω
b. Nếu m đang ở vị trí biên A thì vận tốc của m ngay sau va chạm là vm như câu a trên và biên độ
của m sau va chạm là A’ =
2
2 m
2
v
A
ω
+
Bài toán 3: Gắn một vật có khối lượng m = 200g vào lò xo có độ cứng k = 80 N/m. Một đầu của lò
xo được cố định, kéo m khỏi vị trí O (vị trí lò xo có độ dài bằng độ dài tự nhiên) một đoạn 10cm
dọc theo trục lò xo rồi thả nhẹ cho vật dao động. Biết hệ số ma sát giữa m và mặt phẳng ngang là μ
= 0,1. Lấy g = 10 m/s².
a. Tìm chiều dài quãng đường mà vật đi được cho tới lúc dùng.
b. Chứng minh độ giảm biên độ dao động sau mỗi chu kì là không đổi.
c. Tìm số dao động vật thực hiện được đến lúc dừng lại.
d. Tính thời gian dao động của vật.
e. Tìm tốc độ lớn nhất mà vật đạt được trong quá trình dao động?
Bài giải
a. Chiều dài quãng đường đo được khi có ma sát, vật dao động tắt dần cho đến lúc dừng lại.
độ lớn công cản E =
1
2
kA² = μmgS nên S =
2 2
kA 80.0,1
2μmg 1.0,1.0,2.10
= = 2m.
b. Độ giảm biên độ: Giả sử tại thời điểm t vật đang đứng ở vị trí biên có độ lớn An sau 1/2 chu kì vật
đến vị trí biên có độ lớn An+1. Sự giảm biên độ là do công của lực ma sát trên đoạn đường (An +
An+1) là ΔAT/2 = (An – An+1)
2 2
n n 1 n n 1
1 1
kA kAμmg(A A )
2 2
+ +− = + suy ra ΔAT/2 =
2μmg
k
Vậy độ giảm biên độ trong cả chu kì là: ΔA =
4μmg
k
c. Số dao động thực hiện được đến lúc dừng lại là: N = A/ΔA = 10 ().
d. Thời gian dao động là: t = N.T = 3,14 (s).
e. Tốc độ lớn nhất mà vật đạt được là lúc hợp lực tác dụng lên vật bằng không lần đầu tiên.
Vị trí đó cách vị trí lò xo không biến dạng một đoạn x1 thỏa kx1 = μmg => x1 = 2,5 mm.
Cơ năng còn lại: E =
2 2 2
1 1
1
kx mv kA
μmg(A x )
2 2 2
+ = − −
<=> mv1² = k(A – x1)(A + x1) – 2kx1(A – x1) = k(A – x1)²
v1 = 1
k
(A x )
m
− = 1,95 (m/s)
Vậy từ bài toán trên có thể kết luận
* Một con lắc lò xo dao động tắt dần với biên độ A, hệ số ma sát µ. Quãng đường vật đi được
đến lúc dừng lại là: S =
2 2
c
kA kA
2μmg 2F
=
* Độ giảm biên độ sau mỗi chu kỳ là: ΔA = 4FC/k = 4μmg/k
* Số dao động thực hiện được đến lúc dừng lại là: N =
c
A Ak Ak
ΔA 4μmg 4F
= =
* Thời gian từ lúc bắt đầu dao động đến lúc dừng lại là: Δt = N.T =
c
AkT AkT
4μmg 4F
=
* Tốc độ lớn nhất trong dao động là vmax = ω(A – x1) với x1 là độ biến dạng của lò xo ở vị trí
hợp lực triệt tiêu
Câu 1. Chọn phát biểu SAI về dao động điều hòa.
A. Cơ năng của hệ biến thiên điều hòa.
B. Động năng là dạng năng lượng phụ thuộc vào vận tốc.
C. Thế năng là dạng năng lượng phụ thuộc vào vị trí.
D. Cơ năng của hệ bằng tổng động năng và thế năng.
Câu 2. Cơ năng của một vật dao động điều hòa không là
A. Động năng ở vị trí cân bằng.
B. Động năng vào thời điểm ban đầu.
C. Thế năng ở vị trí biên.
D. Tổng động năng và thế năng tại thời điểm bất kỳ.
Câu 3. Nhận xét nào dưới đây là sai về sự biến đổi năng lượng trong dao động điều hòa.
A. Độ biến thiên động năng sau một khoảng thời gian bằng và trái dấu với độ biến thiên thế
năng trong cùng khoảng thời gian đó.
B. Động năng và thế năng chuyển hóa cho nhau nhưng tổng của chúng thì không đổi.
C. Động năng và thế năng biến thiên tuần hoàn với cùng tần số góc của dao động điều hòa.
D. Trong một chu kỳ dao động có bốn lần động năng và thế năng có cùng một giá trị.
Câu 4. Kết luận nào dưới đây là đúng về năng lượng của vật dao động điều hòa.
A. Năng lượng của dao động tỉ lệ với biên độ của vật dao động.
B. Năng lượng của dao động không phụ thuộc vào kích thích bên ngoài.
C. Năng lượng của dao động tỉ lệ với bình phương của biên độ dao động.
D. Năng lượng của dao động biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
Câu 5. Trong dao động điều hòa của một vật thì ba đại lượng nào sau đây là không thay đổi theo
thời gian?
A. Lực kéo về; vận tốc; cơ năng B. Biên độ; tần số góc; gia tốc
C. Thế năng; tần số; lực kéo về D. Biên độ; tần số góc; cơ năng
Câu 6. Nếu khối lượng m của vật trong con lắc lò xo tăng lên gấp đôi và biên độ dao động không
đổi thì cơ năng
A. không thay đổi. B. tăng lên gấp đôi C. giảm đi 2 lần. D. tăng gấp 4 lần.
Câu 7. Năng lượng của một vật dao động điều hòa là E. Khi li độ bằng một nửa biên độ thì động
năng của nó bằng
A. E/4. B. E/2. C. 3E/2. D. 3E/4.
Câu 8. Một con lắc lò xo, nếu tần số tăng bốn lần và biên độ giảm hai lần thì cơ năng
A. không thay đổi B. giảm đi 2 lần C. giảm đi 4 lần D. tăng lên 4 lần
Câu 9. Một vật năng 500g dao động điều hòa trên quỹ đạo dài 10cm và trong khoảng thời gian 3
phút vật thực hiện 540 dao động. Cơ năng của vật là
A. 0,025 J B. 0,222 J C. 0,888 J D. 0,625 J
Câu 10. Một vật nặng 200g treo vào lò xo làm nó dãn ra 2cm. Trong quá trình vật dao động thì
chiều dài của lò xo biến thiên từ 26cm đến 34cm. Lấy g = 9,8 m/s². Cơ năng của vật là
A. 100 mJ. B. 49 mJ. C. 0,098 J. D. 500 mJ.
Câu 11. Một vật nặng gắn vào lò xo có độ cứng k = 20N/m dao động với biên độ A = 5cm. Khi vật
nặng cách vị trí biên 4cm có động năng là
A. 24 mJ B. 16 mJ C. 9 mJ D. 41 mJ
Câu 12. Một chất điểm khối lượng m = 100g, dao động điều điều hòa dọc theo trục Ox với phương
trình x = 4cos (2t) cm. Cơ năng của dao động điều hòa là
A. 3200 J. B. 3,2 J. C. 0,32 J. D. 0,32 mJ.
Câu 13. Một vật có khối lượng 800g được treo vào lò xo có độ cứng k và làm lò xo bị dãn 4cm. Vật
được kéo theo phương thẳng đứng sao cho lò xo bị dãn 10cm rồi thả nhẹ cho dao động. Lấy g = 10
m/s². Năng lượng dao động của vật là
A. 1,00 J B. 0,36 J C. 0,16 J D. 1,96 J
Câu 14. Một con lắc treo thẳng đứng có độ cứng k = 100 N/m. Ở vị trí cân bằng lò xo dãn ra 4 cm,
truyền cho vật một năng lượng 0,125J. Cho g = π² m/s². Chu kỳ và biên độ dao động lần lượt là
A. T = 0,40s; A = 5 cm B. T = 0,40s; A = 4 cm
C. T = 3,14s; A = 4 cm D. T = 3,14s; A = 5 cm
Câu 15. Con lắc lò xo dao động với biên độ 6cm. Độ lớn li độ khi cơ năng bằng 2 lần động năng là
A. 3 2 cm B. 3 cm C. 2 3 cm D. 4 cm
Câu 16. Một vật đang dao động điều hòa. Tại vị trí động năng gấp 3 lần thế năng, gia tốc của vật có
độ lớn nhỏ hơn gia tốc cực đại
A. 2 lần B. 2 lần. C. 3 lần. D. 3 lần.
Câu 17. Vật dao động điều hòa. Tỉ lệ tốc độ cực đại so với tốc độ ở thời điểm động năng bằng 3 lần
thế năng là
A. 0,75 B. 2 C. 3 D. 1,732
Câu 18. Hai con lắc lò xo thẳng đứng có hệ số đàn hồi tương ứng k1, k2 với k1 = 4k2. Ở vị trí cân
bằng chúng có cùng độ dãn của lò xo. Kích thích cho hai con lắc dao động với biên độ tương ứng
lần lượt bằng độ biến dạng lò xo khi cân bằng của mỗi con lắc. Thế năng của lò xo nào lớn hơn và
lớn gấp bao nhiêu lần?
A. Thế năng lò xo 1 lớn gấp 4 lần thế năng lò xo 2.
B. Thế năng lò xo 1 lớn gấp 2 lần thế năng lò xo 2.
C. Thế năng lò xo 2 lớn gấp 2 lần thế năng lò xo 1.
D. Thế năng lò xo 2 lớn gấp 4 lần thế năng lò xo 1.
Câu 19. Một vật nhỏ thực hiện dao động điều hòa theo phương trình x = 10sin (4πt + π/2) (cm) với t
tính bằng giây. Động năng của vật đó biến thiên với chu kỳ bằng
A. 0,25 s. B. 0,50 s C. 1,00 s D. 0,125 s
Câu 20. Vật dao động điều hòa với chu kì T thì thời gian liên tiếp ngắn nhất để động năng bằng thế
năng là
A. Δt = T B. Δt = T/2 C. Δt = T/4 D. Δt = T/6.
Câu 21. Hai con lắc lò xò (1) và (2) cùng dao động điều hòa với các biên độ A1 và A2 = 5cm. Độ
cứng của lò xo k2 = 4k1. Năng lượng dao động của hai con lắc bằng nhau. Biên độ A1 là
A. 5,5 cm B. 2,5 cm C. 3,5 cm D. 1,25 cm
Câu 22. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động điều hòa. Cơ năng dao động là 0,018J, độ
lớn lực đàn hồi lớn nhất và nhỏ nhất của lò xo lần lượt là 2,8N và 0,4N. Lấy g = π² m/s². Chu kỳ và
biên độ dao động lần lượt là
A. 0,63s; 3,0 cm B. 0,40s; 2,5 cm C. 0,63s; 2,5 cm D. 0,40s; 3,0 cm
Câu 23. Một vật nhỏ khối lượng m = 200g được treo vào một lò xo khối lượng không đáng kể, độ
cứng k = 80 N/m. Kích thích để con lắc dao động điều hòa với cơ năng là E = 6,4.10–2
J. Gia tốc cực
đại và tốc độ cực đại lần lượt là
A. 16cm/s²; 16m/s B. 3,2cm/s²; 0,8m/s C. 0,8cm/s²; 16m/s D. 16m/s²; 80cm/s.
Câu 24. Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Tại li độ x = 4cm, động năng bằng 3 lần thế năng.
Tại li độ x = 5cm thì tỉ số động năng so với thế năng bằng
A. 2,00. B. 1,56. C. 2,56. D. 1,25.
Câu 25. Một chất điểm dao động điều hòa. Khi vừa qua khỏi vị trí cân bằng một đoạn S động năng
của chất điểm là 0,08J. Đi tiếp một đoạn S nữa mà không đổi chiều thì động năng chỉ còn 0,05J.
Nếu đi thêm một đoạn S nữa thì động năng là
A. 20 mJ B. 10 mJ C. 0 mJ D. 40 mJ
Câu 26. Một con lắc lò xo có tần số góc riêng ω = 25 rad/s, rơi tự do mà trục lò xo thẳng đứng, vật
nặng bên dưới. Ngay khi con lắc có vận tốc 42 cm/s thì đầu trên lò xo bị giữ lại. Tốc độ cực đại của
con lắc sau đó là
A. 60 cm/s B. 58 cm/s C. 73 cm/s D. 67 cm/s
Câu 27. Một vật dao động điều hòa tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì biên độ dao động lại giảm 2%. Sau
mỗi chu kì cơ năng giảm
A. 2,00% B. 4,00% C. 1,00% D. 3,96%.
Câu 28. Một vật dao động điều hòa tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì biên độ dao động giảm 3% so với lần
trước đó. Hỏi sau n chu kì, cơ năng còn lại bằng bao nhiêu lần cơ năng ban đầu?
A. (0,97)n
. B. (0,97)2n
. C. (0,97.n). D. (0,97)2+n
.
Câu 29. Một vật dao động điều hòa tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì biên độ dao động giảm 3% so với lần
trước đó. Hỏi sau bao nhiêu chu kì cơ năng còn lại 21,8%?
A. 20 B. 25 C. 50 D. 7
Câu 30. Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ A. Đúng lúc con lắc đang
dãn cực đại thì người ta cố định một điểm chính giữa của lò xo, kết quả làm con lắc dao động điều
hòa với biên độ A’. Tỉ lệ giữa biên độ A và biên độ A’ là
A. 1 B. 4 C. 1,414 D. 2
Câu 31. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ A. Độ lớn của li độ
mà tại đó công suất tức thời của lực hồi phục đạt cực đại là
A. x = A B. x = 0 C. x =
A
2
D. x = A/2
Câu 32. Một con lắc lò xo có độ cứng k = 100 N/m, một đầu cố định, một đầu gắn với vật có khối
lượng m1 = 750g. Hệ được đặt trên một mặt bàn nhẵn nằm ngang. Ban đầu hệ ở vị trí cân bằng. Một
vật có khối lượng m2 = 250g chuyển động với vận tốc 3 m/s theo phương của trục lò xo đến va
chạm mềm với vật m1. Sau đó hệ dao động điều hòa với biên độ là
A. 6,5 cm B. 12,5 cm C. 7,5 cm. D. 15 cm.
Câu 33. Một con lắc lò xo gồm vật M và lò xo có độ cứng k đang dao động điều hòa trên mặt phẳng
nằm ngang, nhẵn với biên độ A. Đúng lúc vật M đang ở vị trí biên thì móc thêm vật m có cùng khối
lượng với M. Sau đó hai vật tiếp tục dao động điều hòa với biên độ A’. Tỉ số biên độ A’/A là
A. 1 B. 2 C. 0,71 D. 0,50
Câu 34. Con lắc lò xo có độ cứng k = 90 N/m khối lượng m = 800g được đặt nằm ngang. Một viên
đạn khối lượng mo = 100g bay với vận tốc vo = 18 m/s, dọc theo trục lò xo, đến cắm chặt vào M.
Biên độ và tần số góc dao động của con lắc sau đó là
A. 20 cm; 10 rad/s B. 2 cm; 4 rad/s C. 4 cm; 25 rad/s D. 4 cm; 2 rad/s.
Câu 35. được
A. tăng 0,562J C. tăng 0,875 J
Câu 36. Một con lắc lò xo ngang có độ cứng k = 100N/m và vật m = 100g, dao động trên mặt phẳng
ngang, hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang là μ = 0,02. Kéo vật lệch khỏi VTCB một đoạn 10cm rồi
thả nhẹ cho vật dao động. Quãng đường vật đi được từ khi bắt đầu dao động đến khi dừng hẳn là
A. 50 m. B. 25 m. C. 50 cm. D. 25 cm.
Câu 37. Một con lắc lò xo ngang gồm lò xo có độ cứng k = 100N/m và vật m = 1000g, dao động
trên mặt phẳng ngang, hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang là μ = 0,01. Cho g = 10m/s², lấy π² = 10.
Kéo vật lệch khỏi VTCB một đoạn 8cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Số chu kì vật thực hiện từ khi
bắt đầu dao động đến khi dừng hẳn là
A. N = 10. B. N = 20. C. N = 5. D. N = 25
Câu 38. Một con lắc lò xo ngang gồm lò xo có độ cứng k = 50N/m và vật m = 1kg, dao động trên
mặt phẳng ngang, hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang là μ = 0,1. Cho g = 10 m/s², lấy π² = 10. Kéo
vật lệch khỏi VTCB một đoạn 5cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Vật dao động tắt dần và dừng lại
tại vị trí cách vị trí cân bằng đoạn xa nhất Δℓmax bằng bao nhiêu?
A. 5 cm. B. 7 cm. C. 3 cm. D. 2 cm.
Câu 39. Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng k = 1,0 N/m. Vật
nhỏ được đặt sàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa sàn và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí
lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s². Tốc độ lớn nhất vật
nhỏ đạt được trong quá trình dao động là
A. 10 30 cm/s. B. 20 6 cm/s. C. 40 2 cm/s. D. 40 3 cm/s.
LẬP PHƯƠNG TRÌNH DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
1. Tìm ω theo các công thức thích hợp
2. Tìm A:
Nếu có t thì A =
2
2
2
v
x
ω
+ . Chú ý nếu đề bài kéo vật ra đoạn x rồi thả nhẹ thì v = 0 và A = x.
Nếu có vận tốc ở VTCB hay gia tốc ở biên thì A =
2
max max
max
v v
ω a
=
Nếu cho chiều dài quỹ đạo hoặc độ dài lớn nhất, nhỏ nhất lò xo thì A = max minl lL
2 2
−
=
Nếu cho lực hồi phục cực đại hoặc cơ năng mà có k thì A = maxF 2E
k k
=
Nếu đưa vật đến vị trí lò xo không biến dạng thả nhẹ thì A = Δℓ
3. Tìm φ: Dựa vào điều kiện ban đầu (t = 0), xét biểu diễn của vật dao động điều hòa trên vòng tròn
lượng giác, nhìn trực tiếp vị trí ban đầu ứng với góc quay ban đầu là bao nhiêu.
Câu 1. Phương trình dao động của một vật dao động điều hòa có dạng: x = Acos(ωt + π/2) cm. Gốc
thời gian đã được chọn là
A. Lúc chất điểm có li độ x = –A.
B. Lúc chất điểm đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm.
C. Lúc chất điểm có li độ x = +A.
D. Lúc chất điểm đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
Câu 2. ωt. Gốc thời gian là lúc vật
A. ở vị trí biên dương B. qua VTCB theo chiều dương.
C. ở vị trí biên âm D. qua VTCB theo chiều âm.
Câu 3. Vật dao động điều hòa có biểu thức vận tốc v = 50cos(5t – π/4) (cm/s). Phương trình của dao
động là
A. x = 50cos(5t + π/4) (cm) B. x = 10cos(5t – 3π/4) (cm)
C. x = 10cos(5t – π/2) (cm) D. x = 50cos(5t – 3π/4) (cm)
Câu 4.
A. φ = π/2 B. φ = 0 C. φ = –π D. φ = –π/2
Câu 5. Một dao động điều hòa x = Acos(ωt + φ) ở thời điểm t = 0, vật có li độ x = A/2 đang đi theo
chiều âm. Giá trị của φ là
A. π/6 rad B. π/2 rad C. 5π/6 rad D. π/3 rad
Câu 6.
A. π/6 rad B. π/3 rad C. –π/3 rad D. 2π/3 rad
Câu 7. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật m = 100g, lò xo có độ cứng k = 10π² N/m. Kéo
vật ra khỏi vị trí cân bằng theo chiều dương một đoạn x = 2 cm và truyền vận tốc v = 20π 3 cm/s
theo chiều dương. Chọn t = 0 lúc vật bắt đầu chuyển động thì phương trình dao động của con lắc là
A. x = 6cos(10πt + π/3) (cm) B. x = 4cos (10πt – π/3) (cm)
C. x = 2cos(10πt + π/3) (cm) D. x = 8cos (10πt – π/6) (cm)
Câu 8. Một lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng 100N/m, đầu trên cố định, đầu dưới treo vật
có khối lượng 250g. Kéo vật xuống dưới vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng một đoạn 3 cm và
truyền cho nó vận tốc 60 3 cm/s. Chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống,
gốc thời gian là lúc vật ở vị trí x = –3,0 cm và đi theo chiều dương. Phương trình dao động là
A. x = 4cos (20t – 2π/3) (cm) B. x = 4cos (20t + 2π/3) (cm)
C. x = 8cos (20t + 2π/3) (cm) D. x = 8cos (20t – 2π/3) (cm)
Câu 9. Một lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với tần số 4Hz. Trong quá trình dao động, độ
dài ngắn nhất của lò xo là 36 cm và dài nhất là 42 cm. Chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng, chiều
dương hướng xuống, t = 0 lúc lò xo ngắn nhất. Phương trình dao động là
A. x = 6cos(8πt – π/2) cm B. x = 3cos(8πt + π) cm
C. x = 3cos(8πt – π/2) cm D. x = 3cos 8πt cm
Câu 10. Một vật dao động điều hòa đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương ở thời điểm ban đầu.
Khi vật có li độ 3cm thì vận tốc là 8π cm/s và khi vật có li độ bằng 4cm thì vận tốc là 6π cm/s.
Phương trình dao động là
A. x = 5cos(2πt – π/2) cm B. x = 10cos (2πt + π) cm
C. x = 5cos(2πt + π/2) cm D. x = 5cos (πt + π/2) cm
Câu 11. Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω = 10π rad/s. Lúc t = 0, vật đi qua vị trí có li độ
x = –2 cm và có tốc độ 10 3 cm/s hướng về phía vị trí biên gần nhất. Phương trình dao động là
A. x = 2cos (10πt + 3π/4) cm B. x = 2cos (10πt – 3π/4) cm
C. x = 4cos (10πt – 2π/3) cm D. x = 4cos (10πt + 2π/3) cm
Câu 12. Một vật dao động điều hòa trong một chu kì dao động vật đi được 20cm và thực hiện được
150 dao động trong 1 phút. Khi t = 0, vật đi qua vị trí có li độ 5cm và đang theo chiều hướng về vị
trí cân bằng. Phương trình dao động là
A. x = 5,0cos (5πt + π/3) cm B. x = 5,0cos (5πt – π/3) cm
C. x = 10cos (5πt – 2π/3) cm D. x = 10cos (5πt + 2π/3) cm
Câu 13. cm/s, hợp lực tác dụng lên vật tại vị trí biên là 3,2 N. Tại thời điểm t = 1,25s vật qua vị trí
x = 10 cm và đi theo chiều âm. Lấy π² = 10. Phương trình dao động của vật là
A. x = 20cos(4πt – 2π/3) (cm) B. x = 10 2 cos(4πt – π/4) (cm)
C. x = 20cos(4πt + 2π/3) (cm) D. x = 10 2 cos(4πt + π/4) (cm)
Câu 14. Vật dao động điều hòa khi qua vị trí cân bằng có tốc độ là 40π cm/s, khi vật đến biên có gia
tốc là 160π cm/s². Tại thời điểm t = 1,55 s vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình
dao động của vật là
A. x = 4 cos (10πt – π/2) (cm) B. x = 4 cos (10πt + π/2) (cm)
C. x = 2 cos (20πt – π/2) (cm) D. x = 2 cos (20πt + π/2) (cm)
1. Chuyển động tròn và dao động điều hòa
Xét vật M chuyển động tròn đều trên đường tròn tâm O bán kính R = A. Thời điểm ban đầu
OM tạo với phương ngang một góc φ. Sau thời gian t vật tạo với phương ngang một góc (ωt + φ)ận
tốc góc. Hình chiếu của M trên trục Ox là M’, vị trí M’ trên Ox được xác định bởi công thức: x =
Acos(ωt + φ) là một dao động điều hòa. Vậy dao động điều hòa là hình chiếu của chuyển động tròn
đều lên một trục thuộc mặt phẳng chứa đường tròn đó.
Tốc độ trung bình vtb = ΔS/Δt. Trong đó ΔS là quãng đường vật đi được trong thời gian Δt. Quãng
đường đi trong một chu kỳ luôn là 4A; trong 1/2 chu kỳ luôn là 2A. Quãng đường đi trong l/4 chu
kỳ là A nếu vật xuất phát từ vị trí cân bằng hoặc vị trí biên.
2. Một số bài toán
Bài toán 1: Tìm quãng đường dài nhất ΔS vật đi được trong thời gian Δt với 0 < Δt < T/2 (hoặc thời
gian ngắn nhất Δt để vật đi được ΔS với 0 < ΔS < 2A hoặc tốc độ trung bình lớn nhất v của vật
trong thời gian Δt).
Ta dựa vào tính chất của dao động là vật chuyển động càng nhanh khi càng gần vị trí cân
bằng cho nên quãng đường dài nhất ΔS vật đi được trong thời gian Δt với 0 < Δt < T/2 phải đối
xứng qua vị trí cân bằng.
Tính Δφ = ωΔt suy ra ΔS = 2A.sin (Δφ/2)
Bài toán 2: Tìm quãng đường ngắn nhất ΔS vật đi được trong thời gian Δt với 0 < Δt < T/2 (hoặc
thời gian dài nhất Δt để vật đi được ΔS với 0 < ΔS < 2A hoặc tốc độ trung bình nhỏ nhất v của vật
trong thời gian Δt)
Quãng đường ngắn nhất ΔS vật đi được trong thời gian Δt với 0 < Δt < T/2 phải đối xứng qua
vị trí biên.
Tính Δφ = ωΔt suy ra ΔS = 2A[1 – cos(Δφ/2)]
Bài toán 3: Tìm quãng đường dài nhất S đi được trong thời gian t với t > T/2 (hoặc thời gian ngắn
nhất t để đi được S với S > 2A hoặc tốc độ trung bình lớn nhất v của vật trong thời gian t)
Tính góc β = ωΔt và phân tích β = nπ + Δφ (với 0 < Δφ < π)
Từ đó tính ΔS = 2A.sin (Δφ/2) và S = n.2A + ΔS.
Bài toán 4: Tìm quãng đường ngắn nhất S đi được trong thời gian t với t > T/2 (hoặc thời gian dài
nhất t để đi được S với S > 2A hoặc tốc độ trung bình nhỏ nhất v của vật trong thời gian t)
Tính góc β = ωΔt và phân tích β = nπ + Δφ (với 0 < Δφ < π)
Từ đó suy ra ΔS = 2A[1 – cos(Δφ/2)] và S = n.2A + ΔS.
Bài toán 5: Vật m dao động điều hòa có phương trình x = Acos(ωt + φ) với chu kì dao động là T.
Gọi gia tốc ao có giá trị nào đó (với ao < amax). Đặt cos Δφ = ao/amax (với 0 < Δφ < π). Nếu gọi Δt là
thời gian trong một chu kì để gia tốc a có độ lớn lớn hơn giá trị ao thì Δt = 4Δφ/ω. Nếu Δt là thời
gian trong một chu kì để gia tốc a có độ lớn nhỏ hơn giá trị ao thì Δt = T – 4Δφ/ω.
Sẽ làm tương tự nếu bài toán yêu cầu tìm thời gian trong một chu kì T để vật dao động có giá
trị {x, v, F} lớn hơn hay nhỏ hơn giá trị {xo, vo, Fo} nào đó.
ếo.
n để chất điểmo (t = 0) dao.
n 1
n 1
t T t
2
−
= − 1ođầu tiên.
n 2
n 2
t T t
2
−
= − 2o.
non = (n – 1)T + t11ođầu tiên.
n. Đầu . nn = k.T + tmm.
ni, ai, Fi
Câu 1. Khi nói về tính tương đối giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa thì nhận xét nào
sau đây là không đúng?
A. Vận tốc góc trong chuyển động tròn đều bằng tần số góc trong dao động điều hòa.
B. Biên độ và tốc độ cực đại trong dao động điều hòa lần lượt bằng bán kính và vận tốc dài
của chuyển động tròn đều.
C. Gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn đều bằng gia tốc cực đại của dao động điều hòa.
D. Lực gây nên dao động điều hòa bằng lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều.
Câu 2. Một chất điểm M chuyển động tròn đều trên đường tròn tâm O, bán kính R = 0,2m với vận
tốc v = 80 cm/s. Hình chiếu của chất điểm M lên một đường kính của đường tròn là
A. Một dao động điều hòa với biên độ 40cm và tần số góc 4 rad/s.
B. Một dao động điều hòa với biên độ 20cm và tần số góc 4 rad/s.
C. Một dao động có li độ lớn nhất bằng 10cm.
D. Một chuyển động nhanh dần đều có gia tốc a > 0.
Câu 3.
A. 1/10 s B. 1/20 s C. 1/30 s D. 1/15 s
Câu 4.
A. 3/8 s B. 1/24 s C. 8/3 s D. 1/12 s
Câu 5. 3
A. 2,4 s B. 1,2 s C. 5/6 s D. 5/12 s
Câu 6.
A. T/4. B. T/6. C. T/3. D. T/12.
Câu 7. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ). Biết trong khoảng thời gian
1/30 s đầu tiên, vật đi từ vị trí x = 0 đến vị trí x = A/2 theo chiều dương và tại điểm cách vị trí cân
bằng 2cm vật có vận tốc 40π 3 cm/s. Biên độ và tần số góc của dao động là
A. ω = 10π rad/s; A = 7,2 cm B. ω = 10π rad/s; A = 5cm
C. ω = 20π rad/s; A = 5,0 cm D. ω = 20π rad/s; A = 4cm
Câu 8. độ
A. 0,36 m/s B. 3,6 m/s C. 1,8 m/s D. 36 m/s
Câu 9. 3
A. 4 m/s B. 54,6 m/s C. –54,6 m/s D. 0,4 m/s
Câu 10.
A. 1/30 s B. 1/12 s C. 1/60 s D. 0,05 s
Câu 11. ,0
A. 26,12 cm/s B. 21,96 cm/s C. 7,32 cm/s D. 14,64 cm/s
Câu 12.
A. T/4. B. T/3. C. T/2. D. T/6.
Câu 13. Một vật dao động điều hòa với phương trình: x = 10cos(4πt)cm. Thời gian ngắn nhất kể từ
thời điểm ban đầu để vật qua vị trí cân bằng là
A. 1/8 s B. 1/4 s C. 3/8 s D. 5/8 s
Câu 14. Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T, biên độ A. Thời gian ngắn nhất trong chu kì
để vật đi được quãng đường bằng A 3 là 0,25s. Chu kì dao động là
A. 0,50s. B. 0,75s. C. 1,00s. D. 1,50s
Câu 15.
A. S = A. B. S = A 2 C. S = A( 2 – 1) D. S = A(2 – 2 )
Câu 16. Vật dao động điều hòa có chu kỳ T, biên độ A. Tốc độ trung bình lớn nhất của vật được
trong thời gian T/3 là
A. 4,5A/T B.
A 3
T
C.
3A 3
T
D. 6A/T
Câu 17. Một chất điểm dao động có phương trình là x = 4cos(5πt) (cm). Thời gian ngắn nhất vật đi
từ lúc bắt đầu dao động đến lúc vật đi được quãng đường S = 6cm là
A. 3/20s. B. 2/15s. C. 0,2s. D. 0,3s.
Câu 18.
A. 1,5 s B. 2,4 s C. 0,2 s D. 0,3 s
Câu 19. ,0 3
A. 40 cm B. 60 cm C. 80 cm D. 115 cm
Câu 20. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương
thẳng đứng. Chu kì và biên độ dao động của con lắc lần lượt là 0,4 s và 8 cm. Chọn trục x’x thẳng
đứng chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, gốc thời gian t = 0 khi vật qua vị trí
cân bằng theo chiều dương. Lấy gia tốc rơi tự do g =
A. 4/15s. B. 7/30s. C. 3/10s. D. 1/30s.
Câu 21. Vật đang dao động điều hòa. Một điểm M nằm cố định trên quỹ đạo, ở phía ngoài khoảng
chuyển động của vật, tại thời điểm t thì vật xa điểm M nhất, sau đó một khoảng thời gian ngắn nhất
là Δt thì vật gần điểm M nhất. Tốc độ của vật sẽ đạt được cực đại vào thời điểm
A. t + Δt/2 B. t + Δt C. (t + Δt)/2 D. t/2 + Δt/4
Câu 22. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T = 3s. Tại thời điểm t1 và t2 = t1 + Δt, vật
có động năng bằng ba lần thế năng. Giá trị nhỏ nhất của Δt là
A. 0,50s B. 0,75s C. 1,00s D. 1,50s
Câu 23. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T và biên độ 5 cm. Biết trong một chu kì,
khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn gia tốc không vượt quá 100 cm/s² là T/3. Lấy π² =
10. Tần số dao động của vật là
A. 4 Hz. B. 3 Hz. C. 2 Hz. D. 1 Hz.
Câu 24. Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T. Gọi vtb là tốc độ trung bình của chất điểm
trong một chu kì, v là tốc độ tức thời của chất điểm. Trong một chu kì, khoảng thời gian mà v ≥
(π/4)vtb là
A. T/6. B. 2T/3. C. T/3. D. T/2.
Câu 25. Một vật dao động điều hòa với chu kì T = 1,0s, biên độ dao động A = 10 cm. Trong mỗi
chu kì thời gian để tốc độ của vật không vượt quá giá trị 10π cm/s bằng
A. 1/6s B. 2/3s C. 1/6s D. 1/3s
Câu 26. Vật dao động điều hòa. Thời gian ngắn nhất để thế năng giảm từ giá trị cực đại xuống còn
một nửa giá trị cực đại là 0,125s. Thời gian ngắn nhất để vận tốc giảm từ giá trị cực đại đến còn một
nửa giá trị cực đại là
A. 1/6s. B. 1/3s. C. 1/4s. D. 1/8s.
Câu 27. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos(2πt – π/12) (cm, s). Hãy xác định
quãng đường vật đi được từ thời điểm t1 = 13/6 (s) đến thời điểm t2 = 11/3 (s).
A. 12cm B. 16cm C. 18cm D. 24cm
Câu 28.
A. ±1/60 + k/10. B. ±1/20 + 2k. C. ±1/40 + 2k. D. 1/30 + k/5.
Câu 29. Một dao động điều hòa có biểu thức x = Acos(100πt). Trong khoảng thời gian từ 0 đến
0,02s, x có giá trị bằng 0,5A vào những thời điểm
A. 1/300 s và 1/200 s B. 1/300 s và 5/300 s
C. 1/500 s và 5/300 s D. 1/300 s và 1/150 s
Câu 30. Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 3sin(5πt + π/6) (x tính bằng cm và
t tính bằng giây). Trong một giây đầu tiên từ thời điểm t = 0, chất điểm đi qua vị trí có li độ x =
+1cm bao nhiêu lần?
A. 7 lần. B. 6 lần. C. 4 lần. D. 5 lần.
Câu 31.
A. 12061/24 s B. 12049/24 s C. 12098/24 s D. 12096/24 s
Câu 32. lần .
A. 12049/24 s B. 12079/48 s C. 12087/48 s D. 12085/48 s
Câu 33. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + π/3), chu kì T. Kể từ thời điểm
ban đầu thì sau thời gian bằng bao nhiêu chu kì vật qua vị trí cân bằng lần thứ 2011?
A. 1005T. B. 1005,5T. C. 2010T. D. 1005T + T/12.
Câu 34. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10.cos(10πt) cm. Khoảng thời gian mà vật
đi từ vị trí có li độ x = 5cm từ lần thứ 2011 đến lần thứ 2012 là
A. 2/15s B. 4/15s C. 1/15s D. 1/5s
Câu 35. ?
A. 19,92s B. 9,96s C. 20,12 s D. 10,06 s
g
l
; T = 2π
l
g
2
M
G
R
Chú ý: .
2. Nguyên nhân làm thay đổi chu kì:
Do tăng hoặc giảm chiều dài, hoặc g biến thiên do thay đổi vị trí đặt con lắc.
3. Bài toán: Con lắc đơn có độ dài l1 dao động với chu kì T1, con lắc đơn có độ dài l2 dao động với
chu kì T2 (l1 > l2). Hỏi con lắc đơn có độ dài l = l1 + l2 và l’ = l1 – l2 dao động với chu kì là bao
nhiêu?
ĐS: T = 2 2
1 2T T+ và T’ = 2 2
1 2T T−
4. Bài toán trùng phùng: Hai con lắc đơn l1, l21 và T2mộtời.
11221.T1 = N2.T2
2 1 1
1 2 2
N T l a na
N T l b nb
= = = = a/b hùng).
→ N1 = an và N2 = bn nên t = a.n.T2 = b.n.T1.
Câu 1. Chu kỳ dao động của con lắc đơn không phụ thuộc vào:
A. Khối lượng quả nặng. B. Chiều dài dây treo.
C. Gia tốc trọng trường. D. Vĩ độ địa lý.
Câu 2. Con lắc đơn dao động với biên độ góc bằng 30°. Trong điều kiện không có lực cản. Dao
động con lắc đơn được gọi là dao động
A. Điều hòa. B. Duy trì. C. Cưỡng bức. D. Tuần hoàn.
Câu 3. Cho con lắc đơn chiều dài l dao động nhỏ với chu kỳ T. Nếu tăng khối lượng vật treo gấp 8
lần thì chu kỳ con lắc
A. Tăng lên 8 lần. B. Tăng lên 4 lần. C. Tăng lên 2 lần. D. Không thay đổi.
Câu 4. Cho con lắc đơn chiều dài l dao động nhỏ với chu kỳ T. Nếu tăng chiều dài con lắc gấp 4 lần
và tăng khối lượng vật treo gấp 2 lần thì chu kỳ con lắc
A. Tăng lên 8 lần. B. Tăng lên 4 lần. C. Tăng lên 2 lần. D. Giảm đi 8 lần.
Câu 5. Một con lắc đơn có chu kỳ 1,5s khi nó dao động ở nơi có gia tốc trọng trường bằng 9,8 m/s².
Tính chiều dài của con lắc đó.
A. 56 cm. B. 3,5m. C. 1,11m D. 1,75m.
Câu 6. Một con lắc đơn có chu kỳ 4,0s khi nó dao động ở một nơi trên trái đất. Tính chu kỳ của con
lắc này khi ta đưa nó lên mặt trăng, biết rằng gia tốc trọng trường của mặt trăng bằng 16% gia tốc
trọng trường trên trái đất.
A. 2,5 s. B. 6,0 s. C. 16,0 s. D. 10,0 s.
Câu 7. Một con lắc đơn dao động nhỏ với chu kỳ T. Nếu chu kỳ của con lắc đơn giảm 1% so với
giá trị lúc đầu thì chiều dài con lắc đơn sẽ
A. Tăng 1% so với chiều dài ban đầu. B. Giảm 1% so với chiều dài ban đầu.
C. Giảm 2% so với chiều dài ban đầu. D. Tăng 2% so với chiều dài ban đầu.
Câu 8. Ở cùng một nơi, con lắc đơn một có chiều dài l1 dao động với chu kỳ T1 = 2,0 s thì con lắc
đơn hai có chiều dài l2 = l1/4 dao động với chu kỳ là
A. 0,5 s B. 4,0 s C. 1,0 s D. 2,0 s
Câu 9. Đối với con lắc đơn, đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa chiều dài l của con lắc và chu kì dao
động T của nó là
A. hyperbol. B. parabol. C. elip. D. đường thẳng.
Câu 10. 8góc
B. không thay 1,4 lần.
Câu 11. Hiệu chiều dài hai con lắc đơn là 22 cm. Ở cùng một nơi, trong cùng một thời gian thì con
lắc (1) thực hiện 30 dao động và con lắc (2) thực hiện 36 dao động. Chiều dài mỗi con lắc là
A. l1 = 72cm, l2 = 50cm B. l1 = 50cm, l2 = 72cm
C. l1 = 42cm, l2 = 20cm D. l1 = 41cm, l2 = 22cm
Câu 12. Một con lắc đơn có chiều dài ℓ thực hiện được 8 dao động trong thời gian Δt. Nếu thay đổi
chiều dài đi một lượng 0,7m thì cũng trong khoảng thời gian đó con lắc thực hiện được 6 dao động.
Chiều dài ban đầu là
A. 1,6m B. 0,9m C. 1,2m D. 2,5m
Câu 13. 11 = 0,6s. Con lắc đơn có chiều dài l22l = l1 + l2
A. 1,4s B. 0,7s C. 1,0 s D. 0,48s
Câu 14. 1 dao động với chu kì 1,2s. Con lắc đơn có chiều dài l21 + l2 dao động với tần số bằng
A. 2,7 Hz B. 2,0 Hz C. 0,5 Hz D. 0,3 Hz
Câu 15. Một con lắc đơn có chiều dài l, quả nặng có khối lượng m. Một đầu con lắc treo vào điểm
O cố định, con lắc dao động điều hòa với chu kì 2,0 s. Trên phương thẳng đứng qua O, đóng sao
cho OI = l/2. Lấy g = 9,8 m/s². Chu kì dao động của con lắc lúc sau là
A. 0,7s B. 2,8s C. 1,7s D. 2,0s
Câu 16. 1sẽ
A. tăng 11,5% B. tăng 10,0% 5% 21,0%
Câu 17. Hai con lắc đơn có chiều dài l1 = 64cm, l2 = 81cm dao động nhỏ trong hai mặt phẳng song
song. Hai con lắc cùng qua vị trí cân bằng và cùng chiều lúc to = 0. Sau thời gian t, hai con lắc lại
cùng về vị trí cân bằng và cùng chiều một lần nữa. Lấy g = π² m/s². Thời gian t bằng
A. 20,0 s B. 12,0 s C. 8,0 s D. 14,4s
Câu 18. Hai con lắc đơn đặt gần nhau dao động bé với chu kì lần lượt 1,5s và 2s trên hai mặt phẳng
song song thời điểm ban đầu cả 2 đi qua vị trí cân bằng theo cùng chiều. Thời điểm cả 2 đi qua vị trí
cân bằng theo cùng chiều lần thứ 2013 không kể thời điểm ban đầu là
A. 12078s. B. 12072s. C. 12084s. D. 4026s.
Câu 19. ớcủa ?
A. 2,36s B. 8,12s C. 0,45s D. 7,20 s
CHU KÌ CỦA CON LẮC VỚI LỰC QUÁN TÍNH HOẶC LỰC ĐIỆN TRƯỜNG
Hệ quy chiếu không quán tính là hệ quy chiếu chuyển động có gia tốc a. Vật có khối lượng m
đặt trong hệ quy chiếu không quán tính sẽ chịu tác dụng của lực quán tính ngược chiều với gia tốc.
Chu kì mới của con lắc có dạng: T’ = 2π
l
g'
. Trong đó, g’ là gia tốc gây ra bởi hợp lực giữa
trọng lực và lực thứ ba như là lực quán tính.
Trường hợp con lắc treo trong thang máy chuyển động đi lên chậm dần đều hoặc đi xuống
nhanh dần đều với gia tốc a thì: g’ = |g – a|
Trường hợp con lắc treo trong thang máy đi lên nhanh dần đều hoặc đi xuống chậm dần đều
với gia tốc a thì: g’ = g + a
lắc ’ = 2 2
g a+
:
Nếu lực điện trường gây ra gia tốc là a = |q|E/m thì g’ = 2 2
g a+
3. Con lắc đơn nhiễm điện trong điện trường có phương đứng:
= |g – a|. Ngược lại, g’ = g + a.
o
o
1
2π
g(1 D / D)−
Câu 1. Trong thang máy đứng yên con lắc đơn dao động với chu kì T = 3,0 s nơi có gia tốc trọng
trường g = 10 m/s². Treo con lắc đơn trong thang máy chuyển động đi lên nhanh dần đều với gia tốc
a = 4,4
A. 1,4s B. 1,5s C. 2,5s D. 4,5s
Câu 2. Trong thang máy đứng yên con lắc đơn dao động với chu kì T = 2,0s nơi có gia tốc trọng
trường g = π² = 10 m/s². Treo con lắc đơn trong thang máy chuyển động đi xuống nhanh dần đều với
gia tốc a = 7,5
A. 2,0s B. 1,5s C. 0,5s D. 1,0s
Câu 3. Một con lắc đơn được treo trong thang máy, dao động điều hòa với chu kì T khi thang máy
đứng yên. Nếu thang máy đi xuống nhanh dần đều với gia tốc g/10 (g là gia tốc rơi tự do) thì chu kì
dao động của con lắc là
A. T
11
10
B. T
10
9
C. T
9
10
D. T
10
11
Câu 4. Một con lắc đơn được treo ở trần một thang máy. Khi thang máy đi xuống nhanh dần đều và
sau đó chậm dần đều với cùng một gia tốc thì chu kỳ dao động điều hòa của con lắc lần lượt là T1 =
2,17 s và T2 = 1,86 s. lấy g = 9,8 m/s². Chu kỳ dao động của con lắc lúc thang máy đứng yên và gia
tốc của thang máy lần lượt là
A. 1 s và 2,5 m/s². B. 1,5s và 2m/s². C. 2s và 1,5 m/s². D. 2,5 s và 1,5 m/s².
Câu 5. Một con lắc đơn được treo vào trần một thang máy. Khi thang máy chuyển động thẳng đứng
đi lên nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn a thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là 2,52 s. Khi
thang máy chuyển động thẳng đứng đi lên chậm dần đều với gia tốc cũng có độ lớn a thì chu kì dao
động điều hòa của con lắc là 3,15 s. Khi thang máy đứng yên, chu kì dao động của con lắc là
A. 2,84 s. B. 2,96 s. C. 2,61 s. D. 2,78 s.
Câu 6. Một thang máy có thể chuyển động theo phương thẳng đứng với gia tốc có độ lớn luôn nhỏ
hơn gia tốc trọng trường tại nơi đặt thang máy. Trong thang máy này có treo một con lắc đơn dao
động với biên độ nhỏ. Chu kỳ dao động của con lắc khi thang máy đứng yên bằng 1,1 lần khi thang
máy chuyển động. Điều đó chứng tỏ vectơ gia tốc của thang máy có hướng và độ lớn là
A. lên trên và bằng 0,11g. B. lên trên và bằng 0,21g.
C. xuống dưới và bằng 0,11g. D. xuống dưới và bằng 0,21g.
Câu 7. Một con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ, chu kì là T0, tại nơi có g = 10m/s². Treo con lắc ở
trần một chiếc xe rồi cho xe chuyển động nhanh dần đều trên đường ngang thì dây treo hợp với
phương thẳng đứng góc α = 9°. Cho con lắc dao động với biên độ nhỏ, hãy tính chu kì T của con lắc
theo To.
A. T = To cosα B. T = To sinα C. T = To tanα D. T = To 2
Câu 8. Một ôtô khởi hành trên đường ngang từ trạng thái đứng yên và đạt vận tốc 72km/h sau khi
chạy nhanh dần đều được quãng đường 100m. Trên trần ôtô treo một con lắc đơn dài 1,0m. Cho g =
10m/s². Chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn trong thời gian đó là
A. 0,62s. B. 1,62s. C. 1,97s. D. 1,02s.
Câu 9. chu kì là
A. T’ < T B. T = T’ C. T’ > T D. không so sánh được.
Câu 10. Một con lắc đơn gồm sợi dây có chiều dài l = 1,0 m và quả cầu nhỏ khối lượng m = 100 g,
được treo tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s². Cho quả cầu mang điện tích dương q = 2,5.10–
4
là
A. T = 1,7s B. T = 1,8s C. T = 1,6s D. T = 2,0s
Câu 11. Một con lắc đơn khối lượng 40g dao động trong điện trường có cường độ điện trường
hướng thẳng đứng trên xuống và có độ lớn E = 4.104
V/m, cho g = 10 m/s². Khi chưa tích điện con
lắc dao động với chu kỳ 2,0 s. Khi cho nó tích điện q = –2.10–6
C thì chu kỳ dao động là
A. 2,40s B. 2,24s C. 1,50s D. 3,00s
Câu 12. 12. Nếu không có điện trường thì chu kì dao động nhỏ là T. Mối liên hệ giữa T, T1, T2 là
A. 2 2 2
1 2
2 1 1
T T T
= + B.
2 2 2
1 2T T T= + C.
1 2
2 1 1
T T T
= + D. 2T = T1 + T2.
Câu 13. Một con lắc đơn có chu kì T = 2,0 s. Treo con lắc vào trần một chiếc xe đang chuyển động
trên mặt đường nằm ngang thì khi ở vị trí cân bằng dây treo con lắc hợp với phương thẳng đứng một
góc 30°. Chu kì dao động của con lắc trong xe là
A. 1,40s. B. 1,54s. C. 1,61s. D. 1,86s.
Câu 14. Một con lắc đơn có chu kỳ T = 2,0s khi đặt trong chân không. Vật nặng của con lắc làm
bằng một hợp kim khối lượng riêng D = 8,67 g/cm³. Khối lượng riêng của không khí là d = 1,3 g/lít.
Chu kỳ của con lắc khi đặt trong không khí là
A. T' = 1,99993s B. T' = 2,00024s C. T' = 1,99985s D. T' = 2,00015s.
CHU KÌ CỦA CON LẮC ĐƠN BIẾN THIÊN DO ĐỘ CAO VÀ NHIỆT ĐỘ
Chu kì của con lắc ở mặt đất là: T =
l
2π
g 2
GM
R
Chu kì của con lắc ở độ cao h là T’: T’ =
h
l
2π
g
h = 2
GM
(R h)+
Lập tỷ lệ:
h
T' g R h h
1 1
T g R R
+
= = = + > (a)
Nên T' > T suy ra đồng hồ chạy chậm hơn so với ở mặt đất
Từ (a) suy ra
h
ΔT .T
R
=
Số dao động mà con lắc đồng hồ chạy sai trong thời gian t là N = t/T’.
Thời gian mà đồng hồ chạy sai đã chỉ là t’: t’ = N.T = t(1 – h/R)
Thời gian bị sai khác là |Δt| = |t – t’| =
h
t.
R
11, ở nhiệt độ t2 con lắc dao động với chu kì T22
Chu kì của con lắc ở nhiệt độ t1 là T1 chiều dài l1 = lo(1 + αt1)
Chu kì của con lắc ở nhiệt độ t2 là T2chiều dài l2 = lo(1 + α.t2)
Lập tỷ lệ: 2 2 2
2 1
1 1 1
T l 1α.t α
1 (t t )
T l 1α.t 2
+
= = ≈ + −
+
Nếu t2 > t1ngược lại
Ta suy ra công thức
1
ΔT αΔt
T 2
=
Thời gian đồng hồ chạy sai trong mỗi chu kì là |ΔT| = (α/2)|Δt|.T1.
Thời gian bị sai khác trong khoảng thời gian đã cho là Δτ = τ.(α/2)|Δt|
1. Người ta đưa con lắc này lên độ cao h nơi có nhiệt độ t2. Hỏi con lắc chạy nhanh hay chậm?
Nhanh, chậm bao nhiêu trong khoảng thời gian τ.
Lập tỷ lệ (có sử dụng công thức gần đúng)
2 2 2
2 1
1 h 1 1
T gl 1αtR h hα
1 .(t t )
T g l R 1αt R 2
++
= = ≈ + + −
+
hα
Δt
R 2
+ ) > 0 thì đồng hồ chạy chậm
hα
Δt
R 2
+ ) < 0 thì đồng hồ chạy nhanh
Suy ra thời gian sai khác trong mỗi chu kì là |ΔT| = |h/R + αΔt/2|T1.
Thời gian nhanh hay chậm của đồng hồ trong thời gian τ là Δτ = τ|h/R + αΔt/2|
Khi đưa con lắc lên cao mà chu kỳ không đổi là vì lên cao nhiệt độ giảm, khi đó: Δt =
2h
Rα
−
Câu 1. nơi có gia tốc trọng trường g. Đưa con lắc này lên độ cao h nơi có nhiệt độ không đổi thì
chu kì dao động sẽ
A. tăng và con lắc dao động nhanh hơn.
B. giảm và con lắc dao động nhanh hơn.
C. tăng và con lắc dao động chậm hơn.
D. giảm và con lắc dao động chậm hơn.
Câu 2. Đưa một đồng hồ quả lắc lên độ cao h so với mặt nước biển. Biết rằng gia tốc rơi tự do ở
mặt đất lớn gấp 1,44 lần so với gia tốc rơi tự do trên độ cao h, giả sử độ chênh lệch nhiệt độ ở mặt
đất và ở độ cao h là không đáng kể. Nếu đem một đồng hồ quả lắc có chu kỳ dao động đúng bằng
2,0s khi ở mặt đất lên độ cao h thì trong mỗi ngày đêm đồng hồ sẽ chạy nhanh hay chậm hơn một
thời gian bao nhiêu?
A. Chậm hơn 180 phút. B. Nhanh hơn 240 phút.
C. Chậm hơn 240 phút. D. Nhanh hơn 180 phút.
Câu 3. Một đồng hồ quả lắc (có hệ dao động coi như một con lắc đơn) chạy đúng tại đỉnh núi cao
320m so với mặt đất. Biết bán kính trái đất là 6400km. Khi đưa đồng hồ xuống mặt đất thì trong
một tuần lễ thì đồng hồ chạy nhanh chậm bao nhiêu?
A. nhanh 4,32s B. nhanh 30,24s C. chậm 30,24s D. chậm 4,32s.
Câu 4. Đồng hồ quả lắc chạy đúng có chu kì T = 2,0s tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,81 m/s²
và nhiệt độ t1 = 20°C. Thanh treo làm bằng kim loại có hệ số nở dài α = 1,85.10–5
K–1
. Hỏi khi nhiệt
độ tăng đến giá trị t2 = 30°C thì đồng hồ sẽ chạy thế nào trong một ngày đêm?
A. Nhanh 7,99s B. Chậm 7,99s C. Nhanh 15,5s D. chậm 15,5s
Ôn tập dao động điều hòa, dao động cơ học
Ôn tập dao động điều hòa, dao động cơ học
Ôn tập dao động điều hòa, dao động cơ học
Ôn tập dao động điều hòa, dao động cơ học
Ôn tập dao động điều hòa, dao động cơ học
Ôn tập dao động điều hòa, dao động cơ học
Ôn tập dao động điều hòa, dao động cơ học

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Đề thi hsg vật lý 12 Quảng Bình các năm
Đề thi hsg vật lý 12 Quảng Bình các nămĐề thi hsg vật lý 12 Quảng Bình các năm
Đề thi hsg vật lý 12 Quảng Bình các năm
Đậu Thành
 
Tóm tắt công thức vật lí 10
Tóm tắt công thức vật lí 10Tóm tắt công thức vật lí 10
Tóm tắt công thức vật lí 10
Borisun
 
Bài tập nguyên lý máy
Bài tập nguyên lý máyBài tập nguyên lý máy
Bài tập nguyên lý máy
Nguyen Van Phuong
 
Lý thuyết và bài tập vật lý 10 2
Lý thuyết và bài tập vật lý 10   2Lý thuyết và bài tập vật lý 10   2
Lý thuyết và bài tập vật lý 10 2
phamchidac
 
Giáo trình Điều khiển số.pdf
Giáo trình Điều khiển số.pdfGiáo trình Điều khiển số.pdf
Giáo trình Điều khiển số.pdf
Man_Ebook
 

La actualidad más candente (20)

Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docx
Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docxCác phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docx
Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docx
 
Đề thi hsg vật lý 12 Quảng Bình các năm
Đề thi hsg vật lý 12 Quảng Bình các nămĐề thi hsg vật lý 12 Quảng Bình các năm
Đề thi hsg vật lý 12 Quảng Bình các năm
 
BỘ đề THI và đáp án đề SUẤT môn vật lý kì THI HSG KHU vực lớp 10 của các trườ...
BỘ đề THI và đáp án đề SUẤT môn vật lý kì THI HSG KHU vực lớp 10 của các trườ...BỘ đề THI và đáp án đề SUẤT môn vật lý kì THI HSG KHU vực lớp 10 của các trườ...
BỘ đề THI và đáp án đề SUẤT môn vật lý kì THI HSG KHU vực lớp 10 của các trườ...
 
Tóm tắt công thức vật lí 10
Tóm tắt công thức vật lí 10Tóm tắt công thức vật lí 10
Tóm tắt công thức vật lí 10
 
Công thức vật lý 10
Công thức vật lý 10Công thức vật lý 10
Công thức vật lý 10
 
Hợp chuyển động - chuyển động phức tạp
Hợp chuyển động - chuyển động phức tạpHợp chuyển động - chuyển động phức tạp
Hợp chuyển động - chuyển động phức tạp
 
Quy trình thí nghiệm điện áp đánh thủng
Quy trình thí nghiệm điện áp đánh thủngQuy trình thí nghiệm điện áp đánh thủng
Quy trình thí nghiệm điện áp đánh thủng
 
Bài tập nguyên lý máy
Bài tập nguyên lý máyBài tập nguyên lý máy
Bài tập nguyên lý máy
 
Lực quán tính và cách làm bài tập về lực quán tính
Lực quán tính và cách làm bài tập về lực quán tínhLực quán tính và cách làm bài tập về lực quán tính
Lực quán tính và cách làm bài tập về lực quán tính
 
Giao thoa sóng ánh sáng
Giao thoa sóng ánh sángGiao thoa sóng ánh sáng
Giao thoa sóng ánh sáng
 
Hướng dẫn giải bài tập Cơ Kỹ Thuật 2 - Phần Động Lực Học - TNUT
Hướng dẫn giải bài tập Cơ Kỹ Thuật 2 - Phần Động Lực Học - TNUTHướng dẫn giải bài tập Cơ Kỹ Thuật 2 - Phần Động Lực Học - TNUT
Hướng dẫn giải bài tập Cơ Kỹ Thuật 2 - Phần Động Lực Học - TNUT
 
Chuong 1 dong hoc chat diem
Chuong 1 dong hoc chat diemChuong 1 dong hoc chat diem
Chuong 1 dong hoc chat diem
 
Cơ kỹ thuật 2 - Chương 2: PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHẤT ĐIỂM VÀ C...
Cơ kỹ thuật 2 - Chương 2: PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHẤT ĐIỂM VÀ C...Cơ kỹ thuật 2 - Chương 2: PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHẤT ĐIỂM VÀ C...
Cơ kỹ thuật 2 - Chương 2: PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHẤT ĐIỂM VÀ C...
 
ĐIều khiển ổn định mực chất lỏng dùng mạng nơron
ĐIều khiển ổn định mực chất lỏng dùng mạng nơronĐIều khiển ổn định mực chất lỏng dùng mạng nơron
ĐIều khiển ổn định mực chất lỏng dùng mạng nơron
 
Đề tài: Xây dựng bộ PID điều khiển mức nước trong bể chứa, HAY
Đề tài: Xây dựng bộ PID điều khiển mức nước trong bể chứa, HAYĐề tài: Xây dựng bộ PID điều khiển mức nước trong bể chứa, HAY
Đề tài: Xây dựng bộ PID điều khiển mức nước trong bể chứa, HAY
 
Bien doi lapalce
Bien doi lapalceBien doi lapalce
Bien doi lapalce
 
Lý thuyết và bài tập vật lý 10 2
Lý thuyết và bài tập vật lý 10   2Lý thuyết và bài tập vật lý 10   2
Lý thuyết và bài tập vật lý 10 2
 
Tóm tắt lý thuyết + bài tập điện xoay chiều
Tóm tắt lý thuyết + bài tập điện xoay chiềuTóm tắt lý thuyết + bài tập điện xoay chiều
Tóm tắt lý thuyết + bài tập điện xoay chiều
 
Công thức tính nhanh điện xoay chiều
Công thức tính nhanh điện xoay chiềuCông thức tính nhanh điện xoay chiều
Công thức tính nhanh điện xoay chiều
 
Giáo trình Điều khiển số.pdf
Giáo trình Điều khiển số.pdfGiáo trình Điều khiển số.pdf
Giáo trình Điều khiển số.pdf
 

Similar a Ôn tập dao động điều hòa, dao động cơ học

Trac nghiem dao dong dieu hoa full
Trac nghiem dao dong dieu hoa fullTrac nghiem dao dong dieu hoa full
Trac nghiem dao dong dieu hoa full
nguyengiacngo
 
01 tong on li thuyet 2016 p2_thay hung
01 tong on li thuyet 2016 p2_thay hung01 tong on li thuyet 2016 p2_thay hung
01 tong on li thuyet 2016 p2_thay hung
nam nam
 
Bai tap tang_cuong_vat_li_12_161
Bai tap tang_cuong_vat_li_12_161Bai tap tang_cuong_vat_li_12_161
Bai tap tang_cuong_vat_li_12_161
Ngô Chí Tâm
 
Chuong 1dao-dong-co.thuvienvatly.com.8099f.37895
Chuong 1dao-dong-co.thuvienvatly.com.8099f.37895Chuong 1dao-dong-co.thuvienvatly.com.8099f.37895
Chuong 1dao-dong-co.thuvienvatly.com.8099f.37895
Kỳ Quang
 
Chuyende1 daicuongvedaodongdieuhoa.13458
Chuyende1 daicuongvedaodongdieuhoa.13458Chuyende1 daicuongvedaodongdieuhoa.13458
Chuyende1 daicuongvedaodongdieuhoa.13458
tai tran
 
Cinh phục bài tập dao độngcơ.
Cinh phục bài tập dao độngcơ.Cinh phục bài tập dao độngcơ.
Cinh phục bài tập dao độngcơ.
nam nam
 
Tuyen tap-cac-cau-dao-d ong-c-o-hoc-trong-de-thi-dai-hoc.thuvienvatly.com.45c...
Tuyen tap-cac-cau-dao-d ong-c-o-hoc-trong-de-thi-dai-hoc.thuvienvatly.com.45c...Tuyen tap-cac-cau-dao-d ong-c-o-hoc-trong-de-thi-dai-hoc.thuvienvatly.com.45c...
Tuyen tap-cac-cau-dao-d ong-c-o-hoc-trong-de-thi-dai-hoc.thuvienvatly.com.45c...
Bác Sĩ Meomeo
 
Tuyen tap-cac-cau-dao-d ong-c-o-hoc-trong-de-thi-dai-hoc.thuvienvatly.com.45c...
Tuyen tap-cac-cau-dao-d ong-c-o-hoc-trong-de-thi-dai-hoc.thuvienvatly.com.45c...Tuyen tap-cac-cau-dao-d ong-c-o-hoc-trong-de-thi-dai-hoc.thuvienvatly.com.45c...
Tuyen tap-cac-cau-dao-d ong-c-o-hoc-trong-de-thi-dai-hoc.thuvienvatly.com.45c...
Bác Sĩ Meomeo
 

Similar a Ôn tập dao động điều hòa, dao động cơ học (20)

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 12 CÓ ĐÁP ÁN_10440712092019
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 12 CÓ ĐÁP ÁN_10440712092019BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 12 CÓ ĐÁP ÁN_10440712092019
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 12 CÓ ĐÁP ÁN_10440712092019
 
Trac nghiem dao dong dieu hoa full
Trac nghiem dao dong dieu hoa fullTrac nghiem dao dong dieu hoa full
Trac nghiem dao dong dieu hoa full
 
01 tong on li thuyet 2016 p2_thay hung
01 tong on li thuyet 2016 p2_thay hung01 tong on li thuyet 2016 p2_thay hung
01 tong on li thuyet 2016 p2_thay hung
 
Đại cương về dao động điều hòa
Đại cương về dao động điều hòaĐại cương về dao động điều hòa
Đại cương về dao động điều hòa
 
Bai tap tang_cuong_vat_li_12_161
Bai tap tang_cuong_vat_li_12_161Bai tap tang_cuong_vat_li_12_161
Bai tap tang_cuong_vat_li_12_161
 
Hệ thống trắc nghiệm Vật lí ôn thi THPT Quốc gia
Hệ thống trắc nghiệm Vật lí ôn thi THPT Quốc giaHệ thống trắc nghiệm Vật lí ôn thi THPT Quốc gia
Hệ thống trắc nghiệm Vật lí ôn thi THPT Quốc gia
 
tổng hợp chuyên đề luyện thi THPT Quốc Gia Vật Lý - Bài tập Vật lÝ 12 mới nhấ...
tổng hợp chuyên đề luyện thi THPT Quốc Gia Vật Lý - Bài tập Vật lÝ 12 mới nhấ...tổng hợp chuyên đề luyện thi THPT Quốc Gia Vật Lý - Bài tập Vật lÝ 12 mới nhấ...
tổng hợp chuyên đề luyện thi THPT Quốc Gia Vật Lý - Bài tập Vật lÝ 12 mới nhấ...
 
Lớp 12 chương 1 dao động cơ
Lớp 12 chương 1 dao động cơLớp 12 chương 1 dao động cơ
Lớp 12 chương 1 dao động cơ
 
Lớp 12 chương 1 dao động cơ
Lớp 12 chương 1 dao động cơLớp 12 chương 1 dao động cơ
Lớp 12 chương 1 dao động cơ
 
Chuong 1dao-dong-co.thuvienvatly.com.8099f.37895
Chuong 1dao-dong-co.thuvienvatly.com.8099f.37895Chuong 1dao-dong-co.thuvienvatly.com.8099f.37895
Chuong 1dao-dong-co.thuvienvatly.com.8099f.37895
 
TUYỂN TẬP CÁC CÂU TRẮC NGHIỆM CÁC CHƯƠNG VẬT LÝ 12 LUYỆN THI ĐẠI HỌC
TUYỂN TẬP CÁC CÂU TRẮC NGHIỆM CÁC CHƯƠNG VẬT LÝ 12 LUYỆN THI ĐẠI HỌCTUYỂN TẬP CÁC CÂU TRẮC NGHIỆM CÁC CHƯƠNG VẬT LÝ 12 LUYỆN THI ĐẠI HỌC
TUYỂN TẬP CÁC CÂU TRẮC NGHIỆM CÁC CHƯƠNG VẬT LÝ 12 LUYỆN THI ĐẠI HỌC
 
Đại cương dao động điều hòa
Đại cương dao động điều hòaĐại cương dao động điều hòa
Đại cương dao động điều hòa
 
Chuyende1 daicuongvedaodongdieuhoa.13458
Chuyende1 daicuongvedaodongdieuhoa.13458Chuyende1 daicuongvedaodongdieuhoa.13458
Chuyende1 daicuongvedaodongdieuhoa.13458
 
Cinh phục bài tập dao độngcơ.
Cinh phục bài tập dao độngcơ.Cinh phục bài tập dao độngcơ.
Cinh phục bài tập dao độngcơ.
 
DAO ĐỘNG CƠ HỌC ĐỀ THI ĐAI HỌC + CAO ĐẲNG CÁC NĂM
DAO ĐỘNG CƠ HỌC  ĐỀ THI ĐAI HỌC + CAO ĐẲNG CÁC NĂMDAO ĐỘNG CƠ HỌC  ĐỀ THI ĐAI HỌC + CAO ĐẲNG CÁC NĂM
DAO ĐỘNG CƠ HỌC ĐỀ THI ĐAI HỌC + CAO ĐẲNG CÁC NĂM
 
tích phân nguyên hàm
tích phân nguyên hàmtích phân nguyên hàm
tích phân nguyên hàm
 
Tailieu.vncty.com tong hop bai tap vat ly theo chuong lop 12
Tailieu.vncty.com tong hop bai tap vat ly theo chuong lop 12Tailieu.vncty.com tong hop bai tap vat ly theo chuong lop 12
Tailieu.vncty.com tong hop bai tap vat ly theo chuong lop 12
 
Tonghopbaitapvatlytheochuongl
TonghopbaitapvatlytheochuonglTonghopbaitapvatlytheochuongl
Tonghopbaitapvatlytheochuongl
 
Tuyen tap-cac-cau-dao-d ong-c-o-hoc-trong-de-thi-dai-hoc.thuvienvatly.com.45c...
Tuyen tap-cac-cau-dao-d ong-c-o-hoc-trong-de-thi-dai-hoc.thuvienvatly.com.45c...Tuyen tap-cac-cau-dao-d ong-c-o-hoc-trong-de-thi-dai-hoc.thuvienvatly.com.45c...
Tuyen tap-cac-cau-dao-d ong-c-o-hoc-trong-de-thi-dai-hoc.thuvienvatly.com.45c...
 
Tuyen tap-cac-cau-dao-d ong-c-o-hoc-trong-de-thi-dai-hoc.thuvienvatly.com.45c...
Tuyen tap-cac-cau-dao-d ong-c-o-hoc-trong-de-thi-dai-hoc.thuvienvatly.com.45c...Tuyen tap-cac-cau-dao-d ong-c-o-hoc-trong-de-thi-dai-hoc.thuvienvatly.com.45c...
Tuyen tap-cac-cau-dao-d ong-c-o-hoc-trong-de-thi-dai-hoc.thuvienvatly.com.45c...
 

Más de youngunoistalented1995

Más de youngunoistalented1995 (20)

Hậu quả của tà dâm.pdf
Hậu quả của tà dâm.pdfHậu quả của tà dâm.pdf
Hậu quả của tà dâm.pdf
 
Rượu và thiếu hụt vitamin B1.pdf
Rượu và thiếu hụt vitamin B1.pdfRượu và thiếu hụt vitamin B1.pdf
Rượu và thiếu hụt vitamin B1.pdf
 
Song ngữ Portal Hypertension.pdf
Song ngữ Portal Hypertension.pdfSong ngữ Portal Hypertension.pdf
Song ngữ Portal Hypertension.pdf
 
Dược lý heparin.pdf
Dược lý heparin.pdfDược lý heparin.pdf
Dược lý heparin.pdf
 
Ca lâm sàng nội khoa 2.pdf
Ca lâm sàng nội khoa 2.pdfCa lâm sàng nội khoa 2.pdf
Ca lâm sàng nội khoa 2.pdf
 
Điều trị thiếu máu thiếu sắt.pdf
Điều trị thiếu máu thiếu sắt.pdfĐiều trị thiếu máu thiếu sắt.pdf
Điều trị thiếu máu thiếu sắt.pdf
 
Giải phẫu khớp.pdf
Giải phẫu khớp.pdfGiải phẫu khớp.pdf
Giải phẫu khớp.pdf
 
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docx
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docxỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docx
ỨNG DỤNG QUÁN TỪ BI ĐỂ KIỂM SOÁT ÁI DỤC.docx
 
Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...
Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...
Đức Phật đã thanh tịnh suốt 500 đời liên tiếp cho đến khi Ngài Giác Ngộ dưới ...
 
Hạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docx
Hạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docxHạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docx
Hạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docx
 
Nếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docx
Nếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docxNếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docx
Nếu không có Thế Tôn, chúng ta mãi là những kẻ si mê tăm tối.docx
 
Máu (song ngữ)
Máu (song ngữ)Máu (song ngữ)
Máu (song ngữ)
 
Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)
Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)
Giải phẫu cơ bản tim (song ngữ)
 
Bài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp án
Bài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp ánBài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp án
Bài tập trắc nghiệm hóa 8 chương 4 + đáp án
 
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầuTứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
 
Tam giác cảnh
Tam giác cảnhTam giác cảnh
Tam giác cảnh
 
Ống cơ khép
Ống cơ khépỐng cơ khép
Ống cơ khép
 
Halogen là gì
Halogen là gìHalogen là gì
Halogen là gì
 
Thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểuThuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu
 
Sinh lý thận phần cuối
Sinh lý thận phần cuốiSinh lý thận phần cuối
Sinh lý thận phần cuối
 

Último

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Último (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 

Ôn tập dao động điều hòa, dao động cơ học

  • 1. DAO ĐỘNG CƠ HỌC 1. Dao động: là những chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng. 2. Dao động tuần hoàn: là dao động mà trạng thái chuyển động của vật lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau. Trạng thái chuyển động bao gồm tọa độ, vận tốc và gia tốc về hướng và độ lớn. 3. Dao động điều hòa: là dao động được mô tả theo định luật hình sin (hoặc cosin) theo thời gian Phương trình có dạng: x = Asin (ωt + φ) hoặc x = Acos (ωt + φ) Trong đó, x là li độ (hay vị trí) của vật; A là biên độ dao động hay li độ cực đại, luôn là hằng số dương; ω là tần số góc (rad/s), luôn là hằng số dương; (ωt + φ) là pha dao động (rad), cho phép ta xác định trạng thái dao động của vật tại thời điểm t; φ là pha ban đầu có thể dương hoặc âm phụ thuộc vào cách ta chọn mốc thời gian. 4. Chu kì và tần số dao động Chu kì T là khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động lập lại như cũ hoặc là thời gian để vật thực hiện một dao động. t 2π T Nω = = (t là thời gian vật thực hiện được N dao động) Tần số f (Hz) là số chu kì hay số dao động vật thực hiện trong một đơn vị thời gian. N 1ω f t T 2π = = = (đơn vị Hz = dao động/giây) 5. Vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa Xét một vật dao động điều hòa có phương trình: x = Acos(ωt +φ). a. Vận tốc: v = x’ = –ωAsin(ωt +φ) <=> v = ωAcos(ωt + φ + π/2) → vmax = Aω, khi vật qua vị trí cân bằng. b. Gia tốc: a = v’ = x’’ = –ω²Acos(ωt + φ) = –ω²x → amax = Aω², khi vật ở vị trí biên. → ω = max max a v và A = 2 max max v a c. Hợp lực F tác dụng lên vật dao động điều hòa, còn gọi là lực hồi phục hay lực kéo về là lực gây ra dao động điều hòa, có biểu thức: F = ma = –mω²x lực này cũng biến thiên điều hòa với tần số f, có chiều luôn hướng về vị trí cân bằng và ngược pha với li độ x. Nhận xét: Vận tốc sớm pha π/2 so với li độ, gia tốc ngược pha với li độ. Gia tốc a trái dấu với li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng. 6. Tính nhanh chậm và chiều của chuyển động trong dao động điều hòa: Nếu v > 0 vật chuyển động cùng chiều dương; nếu v < 0 vật chuyển động theo chiều âm. Nếu a.v > 0 vật chuyển động nhanh dần; nếu a.v < 0 vật chuyển động chậm dần. Dao động là loại chuyển động có gia tốc a biến thiên điều hòa nên ta không thể nói dao động nhanh dần đều hay chậm dần đều vì chuyển động nhanh dần đều hay chậm dần đều phải có gia tốc a là hằng số. 7. Quãng đường đi được và tốc độ trung bình trong chu kì Quãng đường đi trong một chu kỳ luôn là 4A; trong nửa chu kỳ luôn là 2A. Quãng đường đi trong l/4 chu kỳ là A nếu vật xuất phát từ VTCB hoặc vị trí biên. Quãng đường đi trong thời gian Δt < T/2 sẽ phụ thuộc vị trí ban đầu và chiều chuyển động ban đầu. Tốc độ trung bình vtb = s/t → trong một chu kì hay nửa chu kì: vtb = max2v4A Tπ = Vận tốc trung bình v bằng độ biến thiên li độ trong một đơn vị thời gian: v = 2 1 2 1 x x t t − − Nên vận tốc trung bình trong một chu kì bằng 0 (không nên nhầm tốc độ trung bình và vận tốc trung bình) Thời gian đi từ vị trí cân bằng ra biên hoặc từ biên về vị trí cân bằng luôn là T/4. 8. Trường hợp dao động có phương trình đặc biệt: Nếu phương trình dao động có dạng x = Acos(ωt + φ) + c, với c là hằng số thì x là tọa độ, x1 = Acos(ωt + φ) là li độ; A là biên độ; tần số góc là ω, pha ban đầu φ; tọa độ vị trí cân bằng là c.
  • 2. Nếu phương trình dao động có dạng không giống phương trình tổng quát thì phải biến đổi về dạng tổng quát bằng phép biến đổi lượng giác thích hợp. 9. Các hệ thức độc lập với thời gian x² + v²/ω² = A² → |v| = 2 2 ω A x− ; ω = 2 2 | v | A x− và A = 2 2 2 2 2 4 2 v a v x ω ω ω + = + Tương tự 2 2 max max a v ( ) ( ) 1 a v + = Tìm biên độ A và tần số góc ω khi biết hai trạng thái dao động tại hai thời điểm khác nhau; tức là biết (x1, v1) và (x2, v2): ω = 2 2 2 1 2 2 1 2 v v x x − − và A = 2 2 2 2 1 2 2 1 2 2 1 2 v x v x v v − − Từ biểu thức độc lập ta suy ra đồ thị phụ thuộc giữa các đại lượng: * x, v, a, F đều phụ thuộc vào thời gian theo đồ thị hình sin. * Các cặp giá trị {x và v}; {a và v} vuông pha nhau nên phụ thuộc nhau theo đồ thị hình elip. * Cặp giá trị {x và a} phụ thuộc nhau theo đồ thị là đoạn thẳng qua gốc tọa độ. 10. Tóm tắt các loại dao động: a. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần (hay cơ năng giảm dần) theo thời gian. Nguyên nhân là do tác dụng cản của lực ma sát. Lực cản hay ma sát càng lớn thì quá trình tắt dần càng nhanh và ngược lại. b. Dao động tự do là dao động có tần số (hay chu kì) chỉ phụ vào các đặc tính cấu tạo của hệ mà không phụ thuộc vào các yếu tố ngoài như ngoại lực. Trên thực tế, dao động tự do tắt dần do ma sát. c. Dao động duy trì là dao động tự do mà người ta đã bổ sung năng lượng cho vật sau mỗi chu kì dao động, năng lượng bổ sung đúng bằng năng lượng mất đi. Quá trình bổ sung năng lượng là để duy trì dao động chứ không làm thay đổi đặc tính cấu tạo, không làm thay đổi biên độ và chu kì hay tần số dao động của hệ. d. Dao động cưỡng bức là dao động chịu tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian. + Ban đầu dao động của hệ là một dao động phức tạp do sự tổng hợp của dao động riêng và dao động cưỡng bức sau đó dao động riêng tắt dần vật sẽ dao động ổn định với tần số của ngoại lực. + Biên độ của dao động cưỡng bức sẽ tăng nếu biên độ ngoại lực tăng và ngược lại. + Biên độ của dao động cưỡng bức sẽ giảm nếu lực cản môi trường tăng và ngược lại. + Biên độ của dao động cưỡng bức tăng nếu độ chênh lệch giữa tần số của ngoại lực và tần số dao động riêng giảm. e. Hiện tượng cộng hưởng là hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng một cách đột ngột khi tần số dao động cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ. Biên độ của cộng hưởng phụ thuộc vào lực cản, biên độ của cộng hưởng lớn khi lực cản nhỏ. + Một vật có chu kì dao động riêng là T được treo vào trần xe ôtô, hay tàu hỏa, hay gánh trên vai người… đang chuyển động trên đường thì điều kiện để vật đó có biên độ dao động lớn nhất (cộng hưởng) khi vận tốc chuyển động của ôtô hay tàu hỏa, hay người gánh là v = d/T với d là khoảng cách 2 bước chân của người gánh, hay 2 đầu nối thanh ray của tàu hỏa hay khoảng cách 2 lần xuất hiện kích thích từ bên ngoài. f. So sánh dao động tuần hoàn và dao động điều hòa * Giống nhau: Đều có trạng thái dao động lặp lại như cũ sau mỗi chu kì; phải có điều kiện là không có lực cản của môi trường. Một vật dao động điều hòa thì dao động tuần hoàn. * Khác nhau: Một vật dao động tuần hoàn chưa chắc đã dao động điều hòa. Chẳng hạn con lắc đơn dao động với biên độ góc lớn (hơn 10°) không có ma sát sẽ dao động tuần hoàn mà không điều hòa. Câu 1. Trong phương trình dao động điều hòa x = Acos(ωt + φ),
  • 3. A. Biên độ A, tần số góc ω và pha ban đầu φ đều là các hằng số dương. B. Biên độ A, tần số góc ω và pha ban đầu φ đều là hằng số âm. C. Biên độ A, tần số góc ω đều là các hằng số dương. D. Biên độ A, tần số góc ω và pha ban đầu φ đều phụ thuộc vào gốc thời gian. Câu 2. Chu kì dao động không phải là A. Thời gian để vật đi được quãng đường gấp 4 lần biên độ. B. Thời gian ngắn nhất để li độ dao động lặp lại như cũ. C. Thời gian ngắn nhất để trạng thái của dao động lặp lại như cũ. D. Thời gian để vật thực hiện một dao động. Câu 3. Gọi T là chu kỳ của vật dao động tuần hoàn. Thời điểm t và thời điểm t + mT với m là số nguyên thì vật A. chỉ có vận tốc giống nhau. B. chỉ có gia tốc giống nhau. C. chỉ có li độ như nhau. D. có cùng trạng thái dao động. Câu 4. Chọn câu SAI. Tần số của dao động tuần hoàn là A. Số chu kì thực hiện được trong một giây. B. Số lần trạng thái dao động lặp lại trong một giây. C. Số lần vật đi từ vị trí biên rồi trở về vị trí đó mỗi giây. D. Số lần li độ dao động lặp lại như cũ ở vị trí cân bằng trong một giây. Câu 5. Đại lượng nào sau đây không cho biết dao động điều hòa là nhanh hay chậm? A. Chu kỳ B. Tần số C. Biên độ D. Tần số góc. Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm? A. Khi qua vị trí cân bằng, chất điểm có tốc độ và độ lớn gia tốc đều cực đại. B. Khi qua vị trí biên chất điểm có độ lớn gia tốc cực đại vận tốc bằng không. C. Khi qua vị trí cân bằng, chất điểm có tốc độ cực tiểu, độ lớn gia tốc cực đại. D. Khi qua vị trí biên, chất điểm có tốc độ cực đại, gia tốc bằng không. Câu 7. Trong dao động điều hòa thì A. khi qua vị trí cân bằng, tốc độ đạt cực đại, gia tốc có độ lớn cực tiểu. B. khi ở vị trí biên, vận tốc đạt cực đại, gia tốc bằng không. C. khi ở vị trí biên tốc độ và gia tốc đều bằng không. D. các phát biểu trên đều đúng. Câu 8. Một vật dao động điều hòa có A. vectơ vận tốc và gia tốc luôn hướng cùng chiều chuyển động. B. vectơ vận tốc luôn hướng theo chiều chuyển động, gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng. C. vectơ vận tốc và gia tốc luôn đổi chiều khi qua vị trí cân bằng. D. vectơ vận tốc và gia tốc là các vectơ không đổi. Câu 9. Nhận xét nào sau đây đúng về sự biến thiên của vận tốc của dao động điều hòa A. Vận tốc của vật dao động điều hòa giảm dần đều khi vật đi từ vị trí cân bằng ra vị trí biên. B. Vận tốc của vật dao động điều hòa tăng dần đều khi vật đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng. C. Vận tốc của vật dao động điều hòa biến thiên tuần hòan cùng tần số góc với li độ của vật. D. Vận tốc của vật dao động điều hòa biến thiên những lượng bằng nhau sau những khoảng thời gian bằng nhau. Câu 10. Chọn đáp án sai. Trong dao động điều hòa thì li độ, vận tốc và gia tốc là những đại lượng biến đổi theo hàm sin hoặc cosin theo thời gian có A. cùng biên độ. B. cùng tần số. C. cùng chu kỳ. D. pha khác nhau. Câu 11. Hai vật A và B cùng bắt đầu dao động điều hòa, chu kì dao động của vật A là TA, chu kì dao động của vật B là TB. Biết TA = 0,125TB. Hỏi khi vật A thực hiện được 16 dao động thì vật B thực hiện được bao nhiêu dao động? A. 2. B. 4. C. 128. D. 8. Câu 12. Một vật dao động điều hòa với li độ x = Acos(ωt + φ) thì A. li độ lệch pha góc π so với vận tốc. B. vận tốc sớm pha hơn li độ góc π.
  • 4. C. vận tốc dao động cùng pha với li độ D. vận tốc vuông pha với li độ. Câu 13. Trong dao động điều hòa, gia tốc biến đổi A. cùng pha với li độ. B. lệch pha góc π so với li độ. C. vuông pha với li độ. D. chậm pha π/2 so với li độ. Câu 14. Trong dao động điều hòa, gia tốc biến đổi A. cùng pha với vận tốc. B. lệch pha π so với vận tốc. C. lệch pha π/2 so với vận tốc. D. trễ pha π/2 so với vận tốc. Câu 15. Trong dao động điều hòa của vật biểu thức nào sau đây là sai? A. 2 2 2 max x v ( ) 1 A v + = B. 2 2 max max a v ( ) ( ) 1 a v + = C. 2 2 max max F v ( ) ( ) 1 F v + = D. 2 2 2 max x a ( ) 1 A a + = Câu 16. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ). Gọi v là vận tốc tức thời của vật. Trong các hệ thức liên hệ sau, hệ thức nào sau đây SAI? A. 2 2 2 2 2 x v 1 A Aω + = B. |v| = ω²(A² – x²) C. ω = 2 2 | v | A x− D. A = 2 2 2 v x ω + Câu 17. Vật dao động với biên độ A và tần số góc ω. Tốc độ trung bình của vật trong một chu kì là A. 2ωA/π B. Aω/π C. Aω/2 D. 2πAω Câu 18. Nếu biết vm và am lần lượt là tốc độ cực đại và gia tốc cực đại của vật dao động điều hòa thì chu kì T là A. vm/am. B. am/vm. C. m m a 2πv D. 2πvm/am. Câu 19. Gia tốc trong dao động điều hòa có biểu thức là A. a = ω²x B. a = –ωx² C. a = –ω²x D. a = ω²x². Câu 20. Đồ thị mô tả sự phụ thuộc giữa gia tốc a và li độ x có dạng A. đoạn thẳng đồng biến đi qua gốc tọa độ. B. đoạn thẳng nghịch biến đi qua gốc tọa độ. C. hình tròn tâm là gốc tọa độ. D. một đường hình sin. Câu 21. Trong dao động điều hòa của một chất điểm thì A. Đồ thị biểu diễn gia tốc theo li độ là một đường thẳng không qua gốc tọa độ. B. Khi vật chuyển động theo chiều dương thì gia tốc giảm. C. Đồ thị biểu diễn gia tốc theo li độ là một đường thẳng qua gốc tọa độ. D. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa vận tốc và gia tốc là một đường elip. Câu 22. Một chất điểm chuyển động theo phương trình x = Acosωt + B. Trong đó A, B, ω là các hằng số. Chuyển động của chất điểm là một dao động tuần hoàn và A. vị trí biên có tọa độ là x = B – A và x = B + A. B. có biên độ là A + B. C. vị trí cân bằng có tọa độ là x = 0. D. vị trí cân bằng có tọa độ là x = B/A. Câu 23. Một chất điểm chuyển động theo phương trình x = 2cos²(2πt + π/4) (cm, s). Chuyển động của chất điểm là một dao động tuần hoàn có A. vị trí cân bằng có tọa độ là x = 0. B. pha ban đầu là π/2. C. vị trí biên có tọa độ là x = ±2 cm. D. tần số góc là ω = 2π rad/s. Câu 24. một A. 10 cm/s B. 20 cm/s C. 5π cm/s D. 5 cm/s Câu 25. A. A = 4cm, T = 0,5s B. A = 8cm, T = 1,0s C. A = 8cm, T = 2,0s D. A = 4cm, T = 2,0s.
  • 5. Câu 26. Một vật dao động điều hòa có phương trình là x = 4sin(πt + π/3) (cm; s). Lúc t = 0,5s vật có li độ và vận tốc là A. x = 2 cm; v = 2π 3 cm/s B. x = 2 cm; v = –2π 3 cm/s C. x = 4 cm; v = 4π cm/s D. x = –2 cm; v = 2π 3 cm/s Câu 27. Một vật dao động điều hòa x = 10cos(2πt + π/4) (cm, s). Lúc t = 0,5s vật A. chuyển động nhanh dần theo chiều dương. B. chuyển động lạ gần vị trí cân bằng theo chiều âm. C. chuyển động chậm dần theo chiều dương. D. chuyển động ra xa vị trí cân bằng theo chiều âm. Câu 28. Một vật dao động điều hòa với biên độ 5cm, khi vật có li độ x = –3 cm thì có vận tốc v = 20π (cm/s). Tần số dao động là A. 5,0 Hz B. 2,5 Hz C. 7,5 Hz D. 4,0 Hz Câu 29. Vật dao động điều hòa, biên độ 10 cm, tần số 2,0 Hz, khi vật có li độ x = –8 cm và đi theo chiều âm thì vận tốc của vật là A. –24,0 (cm/s) B. –24π (cm/s) C. –12π (cm/s) D. –12,0 (cm/s) Câu 30. Một vật thực hiện dao động điều hòa với biên độ A. Tại thời điểm khi vật có vận tốc bằng 3/5 tốc độ cực đại thì vật có độ lớn li độ là A. 0,5A. B. 0,25A. C. 0,8A. D. 0,4A. Câu 31. Một vật dao động điều hòa khi vật có li độ x1 = 3cm thì vận tốc của vật là v1 = 40π cm/s, khi vật qua vị trí cân bằng thì vận tốc của vật là v2 = 50π cm/s. Tần số của dao động là A. 10 Hz B. 5 Hz C. 2 Hz. D. 6 Hz Câu 32. Một vật dao động điều hòa khi vật có li độ x1 = 3 cm thì vận tốc là v1 = 40π cm/s, khi vật qua vị trí cân bằng vật có vận tốc v2 = 50π cm. Độ lớn li độ khi vật có vận tốc v3 = 30π cm/s là A. 4,0 cm. B. 5,0 cm. C. 3,0 cm. D. 2,5 cm. Câu 33. Một chất điểm dao động điều hòa. Tại thời điểm t1 li độ của chất điểm là x1 = 3cm và v1 = – 60 3 cm/s. tại thời điểm t2 có li độ x2 = 3 2 cm và v2 = 60 2 cm/s. Biên độ và tần số góc dao động của chất điểm lần lượt là A. 6cm; 20rad/s. B. 6cm; 12rad/s. C. 12cm; 20rad/s. D. 12cm; 10rad/s. Câu 34. Một vật dao động điều hòa trên đoạn thẳng dài 10cm và thực hiện được 50 dao động trong thời gian 78,5 giây. Tìm vận tốc và gia tốc của vật khi đi qua vị trí có li độ x = 3cm theo chiều hướng về vị trí cân bằng. A. v = –0,16 m/s; a = –48 cm/s². B. v = 0,16 m/s; a = –0,48 cm/s². C. v = –16 m/s; a = –48 cm/s². D. v = 0,16 cm/s; a = 48 cm/s². Câu 35. 3 A. 4 cm. B. 5 cm. C. 8 cm. D. 10 cm. Câu 36. Phương trình vận tốc của một vật dao động điều hòa là v = 120cos 20t (cm/s). Vào thời điểm t = π/60 s, vật có li độ là A. 3 cm B. –3 cm C. 3 3 cm D. –3 3 cm Câu 37. 1 = A1cos(ωt + φ1); x2 = A2cos(ωt + φ21² + x21là A. 8 cm/s. B. 9 cm/s. C. 10 cm/s. D. 12 cm/s. Câu 38. Một vật có khối lượng 500g dao động điều hòa dưới tác dụng của lực kéo về có biểu thức F = –0,8cos 4t (N). Dao động của vật có biên độ là A. 6 cm B. 12 cm C. 8 cm D. 10 cm Câu 39. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà đã được A. Kích thích lại dao động sau khi dao động tắt hẳn. B. Tác dụng vào vật ngoại lực biến đổi điều hòa theo thời gian. C. Cung cấp cho một năng lượng đúng bằng năng lượng mất đi sau mỗi chu kỳ. D. loại bỏ lực cản của môi trường đối với chuyển động đó. Câu 40. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của ngoại lực biến đổi tuần hoàn.
  • 6. B. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tần số của lực cưỡng bức và tần số dao động riêng của hệ. C. Sự cộng hưởng thể hiện rõ nét nhất khi lực cản của môi trường ngoài là nhỏ. D. Biên độ cộng hưởng không phụ thuộc vào lực cản của môi trường. Câu 41. Trong những dao động tắt dần sau đây, trường hợp nào sự tắt dần nhanh là có lợi? A. Quả lắc của đồng hồ cơ học. B. Khung xe máy sau khi qua chỗ đường gập ghềnh. C. Con lắc lò xo trong các thí nghiệm. D. Chiếc võng. Câu 42. Chọn đáp án sai. Dao động tắt dần là dao động A. có biên độ và cơ năng giảm dần. B. không có tính điều hòa. C. có thể có lợi hoặc có hại. D. có tính tuần hoàn. Câu 43. Sự cộng hưởng xảy ra đối với dao động cưỡng bức khi A. Hệ dao động với tần số dao động lớn nhất. B. Ngoại lực tác dụng lên vật biến thiên tuần hoàn với tần số nhỏ nhất. C. Dao động không có ma sát. D. Tần số ngoại lực cưỡng bức bằng tần số riêng. Câu 44. Phát biểu nào dưới đây là sai? A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian. B. Dao động cưỡng bức khi ổn định có tần số bằng tần số của ngoại lực. C. Dao động duy trì có tần số phụ thuộc vào năng lượng cung cấp cho hệ dao động. D. Biên độ cộng hưởng phụ thuộc vào lực cản của môi trường. Câu 45. Trong trường hợp nào sau đây dao động của vật có thể có tần số khác tần số riêng? A. Dao động duy trì. B. Dao động cưỡng bức. C. Dao động cộng hưởng. D. Dao động tự do tắt dần. Câu 46. Dao động của quả lắc đồng hồ thuộc loại dao động A. Tắt dần B. Cộng hưởng C. Cưỡng bức D. Duy trì. Câu 47. Một vật dao động với tần số riêng fo = 5Hz, dùng một ngoại lực cưỡng bức có cường độ không đổi, khi tần số ngoại lực lần lượt là f1 = 4 Hz và f2 = 7 Hz thì biên độ dao động tương ứng là A1 và A2. So sánh A1 và A2. A. A1 > A2 vì |f1 – fo| < |f2 – fo|. B. A1 < A2 vì f1 < fo và f2 > fo. C. A1 = A2 vì cùng cường độ ngoại lực. D. Không thể so sánh. Câu 48. Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m = 100g, lò xo có độ cứng k = 100N/m. Trong cùng một điều kiện về lực cản và biên độ ngoại lực như nhau, thì biểu thức ngoại lực tuần hoàn nào sau đây làm cho con lắc dao động với biên độ lớn nhất? Lấy g = π² m/s². A. F = Focos(2πt + π/4). B. F = Focos(8πt) C. F = Focos(10πt) D. F = Focos(20πt + π/2) Câu 49. Một vật có tần số dao động riêng fo = 5Hz, dùng một ngoại lực cưỡng bức có cường độ F0 và tần số ngoại lực là f = 6Hz tác dụng lên vật. Khi vật dao động ổn định có biên độ A = 10 cm thì tốc độ dao động cực đại bằng A. 100π (cm/s). B. 120π (cm/s). C. 50π (cm/s). D. 60π (cm/s). Câu 50. Một con lắc đơn dài 50 cm treo trên trần một toa xe lửa chuyển động thẳng đều với vận tốc v. Con lắc bị tác động mỗi khi xe lửa qua chỗ nối của đường ray, biết khoảng cách giữa hai khe hở liên tiếp bằng 12m. Cho g = π² m/s². Biên độ dao động của con lắc lớn nhất khi xe lửa có vận tốc là A. 8,5 m/s B. 4,25 m/s C. 12 m/s D. 6 m/s. I. Bài toán liên quan chu kì dao động: Chu kì dao động của con lắc lò xo: T = 1 2π m Δl 2π 2π fω k g = = = mg = kΔℓ
  • 7. Nên 2π k g ω T mΔl = = = . Chu kì dao động chỉ phụ thuộc vào đặc tính cấu tạo của hệ (k và m) và không phụ thuộc vào kích thích ban đầu (Tức là không phụ thuộc vào A). Còn biên độ dao động thì phụ thuộc vào cường độ kích ban đầu. Trong mọi hệ quy chiếu chu kì dao động của con lắc lò xo đều không thay đổi. Tức Cho con lắc lò xo có độ cứng k. Khi gắn vật m1 con lắc dao động với chu kì T1, khi gắn vật m2 nó dao động với chu kì T2. Chu kì dao động của con lắc khi gắn cả hai vật là T = 2 2 1 2T T+ II. Cắt g 1. Xét n lò xo ghép nối tiếp: Lực đàn hồi của mỗi lò xo: F = F1 = F2 = ... = Fn (1) Độ biến dạng của hệ ghép: Δℓ = Δℓ1 + Δℓ2 +...+ Δℓn (2) đó suy ra công thức 1 2 n 1 1 1 1 ... k k k k = + + + 2. Xét n lò xo ghép song song: Lực đàn hồi của hệ lò xo là: F = F1 + F2 +...+ Fn (1) Độ biến dạng của hệ là: Δℓ = Δℓ1 = Δℓ2 =...= Δℓn (2) Từ đó suy ra công thức: k = k1 + k2 +...+ kn. 3. Lò xo ghép đối xứng hai bên vật: Hệ này có độ cứng giống như hai lò xo ghép song song và không phụ thuộc trạng thái ban đầu của hai lò xo. Công thức: k = k1 + k2. 4. Cắt lò xo có chiều dài tự nhiên ℓo (độ cứng ko) thành n lò xo có chiều dài lần lượt ℓ1 (độ cứng k1) và ℓ2 (độ cứng k2), ..., ℓn (độ cứng kn). Ta có ko.ℓo = k1.ℓ1 = k2.ℓ2 =… = kn.ℓn. Nếu cắt thành n phần giống nhau thì độ cứng mỗi phần là k1 = k2 = ... = kn = nko. Hai lò xo có độ cứng lần lượt là k1, k2. Treo cùng một vật nặng có khối lượng m lần lượt vào lò xo thì chu kì dao động tự do là T1 và T2. a. Nối hai lò xo với nhau thành một lò xo có độ dài bằng tổng độ dài của hai lò xo. Chu kì dao động khi treo vật m vào lò xo ghép là T = 2 2 1 2T T+ b. Ghép song song hai lò xo. Chu kì dao động khi treo vật m vào lò xo ghép là T = 1 2 2 2 1 2 TT T T+ Câu 1. A. T = 2π k m B. T = 1 m 2π k C. T = 2π g Δl D. T = 2π Δl g Câu 2. Một vật có độ cứng m treo vào một lò xo có độ cứng k. Kích thích cho vật dao động với biên độ 8cm thì chu kỳ dao động là T = 0,4s. Nếu kích thích cho dao động với biên độ 4cm thì chu kỳ dao động là A. 0,2 s B. 0,4 s C. 0,8 s D. 0,16 s Câu 3. Một con lắc lò xo có khối lượng m và độ cứng k treo thẳng đứng có chu kì dao động là T và độ dãn lò xo ở vị trí cân bằng là Δℓ. Nếu tăng m lên gấp đôi và giảm k còn một nửa thì A. Chu kì tăng 1,4 lần, độ dãn Δℓ tăng lên gấp đôi. B. Chu kì tăng lên 4 lần, độ dãn Δℓ tăng lên 2 lần. C. Chu kì không thay đổi, độ dãn Δℓ tăng lên 2 lần. D. Chu kì tăng lên 2 lần, độ dãn Δℓ tăng lên 4 lần. Câu 4. Gắn một vật nặng vào lò xo được treo thẳng đứng làm lò xo dãn ra 6,4cm khi vật nặng ở vị trí cân bằng. Cho g = 10m/s². Chu kỳ vật nặng khi dao động là A. 0,50 s B. 0,16 s C. 1,57 s D. 0,20 s Câu 5. Một vật dao động điều hòa trên quỹ đạo dài 10cm. Khi ở vị trí x = 3cm vật có vận tốc 8π (cm/s). Chu kỳ dao động của vật là
  • 8. A. 1,0 s B. 0,5 s C. 0,1 s D. 5,0 s Câu 6. Con lắc lò xo gồm một lò xo có độ cứng k = 1,0 N/cm và một quả cầu có khối lượng m. Con lắc thực hiện 100 dao động hết 31,4s. Vậy khối lượng của vật treo vào lò xo là A. 200 g. B. 62,5g. C. 312,5g. D. 250 g. Câu 7. Con lắc lò xo gồm một lò xo và quả cầu có khối lượng m = 400g, con lắc dao động 50 chu kỳ hết 15,7s. Vậy lò xo có độ cứng k bằng A. k = 160 N/m. B. k = 64 N/m. C. k = 1600 N/m. D. k = 16 N/m. Câu 8. Với con lắc lò xo, nếu độ cứng lò xo giảm một nửa và khối lượng hòn bi tăng gấp đôi thì tần số dao động của hòn bi sẽ A. tăng lên 4 lần B. giảm đi 2 lần C. tăng lên 2 lần D. không thay đổi Câu 9. Con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 80 N/m, quả cầu có khối lượng m = 200g. Con lắc dao động điều hòa với tốc độ qua vị trí cân bằng là 60 cm/s. Con lắc đó có biên độ là A. 3,0 cm. B. 3,5 cm. C. 6,0 cm. D. 0,3 cm. Câu 10. Một vật có khối lượng 200g được treo vào lò xo có độ cứng 80 N/m. Vật được kéo theo phương thẳng đứng ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn sao cho lò xo bị giãn 12,5 cm rồi thả nhẹ cho dao động. Cho g = 10 m/s². Tốc độ khi qua vị trí cân bằng và gia tốc của vật ở vị trí biên là A. 0 m/s và 0 m/s² B. 1,4m/s và 0m/s² C. 1m/s và 4m/s² D. 2m/s và 40m/s² Câu 11. Tại mặt đất con lắc lò xo dao động với chu kì 2s. Khi đưa con lắc này lên mặt trăng nơi có trọng lượng giảm đi 6 lần thì A. Con lắc không thể dao động với kích thích bên ngoài. B. Con lắc dao động với tần số gấp 6 lần tần số ban đầu. C. Con lắc vẫn dao động với chu kì 2s. D. Chu kì con lắc sẽ phụ thuộc vào gia tốc trọng trường của mặt trăng. Câu 12. m 1, T2. Nếu nối tiếp n lò xo rồi treo cùng vật nặng m thì chu kì của hệ là A. T² = 2 2 1 2T T+ B. T = T1 + T2. C. 2 2 2 1 2 1 1 1 T T T = + D. 1 2 1 1 1 T T T = + Câu 13. Treo vật m vào lò xo có độ cứng k thẳng đứng thì lò xo dãn ra một đoạn Δℓ khi cân bằng. Cho g là gia tốc trọng trường nơi con lắc dao động. Kết luận nào sau đây đúng? A. Chu kì con lắc phụ thuộc vào độ biến dạng Δℓ. B. Chu kì của con lắc phụ thuộc gia tốc g tại nơi dao động. C. Con lắc lò xo có bản chất giống con lắc đơn có chiều dài dây treo bằng Δℓ nên con lắc lò xo chỉ dao động điều hòa với biên độ rất nhỏ. D. Không thể kết luận con lắc lò xo phụ thuộc Δℓ và g vì không thể thay đổi Δℓ mà không thay đổi cấu tạo của hệ. Câu 14. Một vật có khối lượng m khi treo vào lò xo có độ cứng k1, thì dao động với chu kỳ T1 = 0,4s. Nếu mắc vật m trên vào lò xo có độ cứng k2 thì nó dao động với chu kỳ là T2 A. 0,5s B. 0,7s C. 0,24s D. 0,1s Câu 15. Một vật có khối lượng m khi treo vào lò xo có độ cứng k1, thì dao động với chu kỳ T1 = 0,4s. Nếu mắc vật m trên vào lò xo có độ cứng k2 thì nó dao động với chu kỳ là T2 = 0,3s. Mắc hệ song song 2 lò xo thì chu kỳ dao động của hệ bằng A. 0,7s B. 0,24s C. 0,5s D. 1,4s Câu 16. Lần lượt gắn hai quả cầu có khối lượng m1 và m2 vào cùng một lò xo, khi treo m1 hệ dao động với chu kỳ T1 = 0,6s. Khi treo m2 thì hệ dao động với chu kỳ 0,8s. Chu kỳ dao động của hệ nếu đồng thời gắn m1 và m2 vào lò xo trên là A. 0,2 s B. 1,0 s C. 1,4 s D. 0,7 s Câu 17. Một con lắc lò xo gồm vật nặng treo dưới một lò xo dài ℓ. Chu kỳ dao động của con lắc là T. Chu kỳ dao động của con lắc khi lò xo bị cắt bớt mất đi 3/4 chiều dài là T’. Quan hệ T và T’ là A. T’ = 0,75T B. T’ = 4T C. T’ = T/4 D. T’ = T/2 Câu 18. Treo đồng thời 2 quả cân có khối lượng m1, m2 vào một lò xo. Hệ dao động với tần số 2Hz. Lấy bớt quả cân m2 ra chỉ để lại m1 gắn vào lò xo, hệ dao động với tần số 4Hz. Biết m2 = 300g khi đó m1 có giá trị là
  • 9. A. 300g B. 100g C. 700g D. 200g Câu 19. Gắn lần lượt hai quả cầu vào một lò xo và cho chúng dao động. Trong cùng một khoảng thời gian t, quả cầu m1 thực hiện 10 dao động còn quả cầu m2 thực hiện 5 dao động. Hệ thức đúng là A. m2 = 2m1. B. m2 = 2m1. C. m2 = 4m1. D. m2 = 8m1. Câu 20. Một con lắc lò xo, gồm lò xo nhẹ có độ cứng 50 N/m, vật có khối lượng 2,0 kg, dao động điều hòa thẳng đứng. Tại thời điểm vật có gia tốc 75 cm/s² thì nó có vận tốc 15 3 (cm/s). Biên độ của dao động là A. 5 cm B. 6 cm C. 9 cm D. 10 cm Câu 21. Ngoài không gian nơi không có trọng lượng để xác định khối lượng M của phi hành gia, người ta làm như sau: cho phi hành gia ngồi cố định vào chiếc ghế có khối lượng m được gắn vào lò xo có độ cứng k thì ghế dao động với chu kì T. Biểu thức xác định khối lượng M của phi hành gia là A. M = 2 2 kT m 4π + B. M = 2 2 kT m 4π − C. M = 2 2 kT m 2π − D. M = kT m 2π − Câu 22. Cho một lò xo có độ dài lo = 45 cm, độ cứng k = 12 N/m. Cắt lò xo trên thành hai lò xo sao cho chúng có độ cứng lần lượt là k1 = 30 N/m và k2 = 20 N/m. Gọi l1 và l2 là chiều dài mỗi lò xo sau khi cắt. Chiều dài l1, l2 lần lượt bằng A. 10 cm; 35 cm B. 18 cm; 27 cm C. 15 cm; 30 cm D. 20 cm; 25 cm Câu 23. Một lò xo có chiều dài lo = 50cm, độ cứng k = 60 N/m được cắt thành hai lò xo có chiều dài lần lượt là l1 = 20cm và l2 = 30cm. Độ cứng k1, k2 của hai lò xo mới lần lượt là A. 80 N/m và 120 N/m. B. 60 N/m và 90 N/m. C. 150 N/m và 100 N/m. D. 140 N/m và 70 N/m. Câu 24. Cho hai lò xo giống nhau đều có độ cứng là k. Khi treo vật m vào hệ hai lò xo mắc nối tiếp thì vật dao động với tần số f1, khi treo vật m vào hệ hai lò xo mắc song song thì vật dao động với tần số f2. Mối quan hệ đúng giữa f1 và f2 là A. f1 = 2f2. B. f2 = 2f1. C. f1 = f2. D. f1 = 4f2. Câu 25. Cho con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nghiêng, biết góc nghiêng α = 30°, lấy g = 10m/s². Khi vật ở vị trí cân bằng lò xo dãn một đoạn 10 cm. Kích thích cho vật dao động điều hòa trên mặt phẳng nghiêng không có ma sát. Tần số dao động của vật là A. 1,13 Hz. B. 1,00 Hz. C. 2,26 Hz. D. 2,00 Hz. Câu 26. Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m = 400g, lò xo có độ cứng k = 80 N/m, chiều dài tự nhiên lo = 25 cm được đặt trên một mặt phẳng nghiêng có góc α = 30° so với mặt phẳng nằm ngang. Đầu trên của lò xo gắn vào một điểm cố định, đầu dưới gắn vào vật nặng. Lấy g = 10m/s². Chiều dài của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là A. 21,0 cm. B. 22,5 cm. C. 27,5 cm. D. 29,5 cm. Câu 27. ộ A. 12,5 rad/s B. 10 rad/s C. 15 rad/s D. 5 rad/s Câu 28. Cho hai lò xo L1 và L2 có độ cứng tương ứng là k1 = 50 N/m và k2 = 100 N/m, chiều dài tự nhiên của các lò xo lần lượt là 20 cm, 30 cm; vật có khối lượng m = 600 g, mắc xen giữa hai lò xo; hai đầu của các lò xo gắn cố định vào A, B sao cho chúng nằm ngang. Quả cầu có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng ngang. Chu kì dao động tự do của vật là A. 4π s. B. 2π s. C. 12π s. D. 6π s. I. Trường hợp con lắc lò xo treo thẳng đứng: Chọn chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng. 1. Chiều dài lò xo tại vị trí có li độ x bất kì: ℓ = ℓo + Δℓ + x ℓmax = ℓo + Δℓ + A ℓmin = ℓo + Δℓ – A ℓCB = ℓo + Δℓ = (1/2)(ℓmax + ℓmin) (1/2)(ℓmax – ℓmin) ℓo là chiều dài tự nhiên của lò xo hay chiều dài khi chưa treo vật. Fđh = k.|Δℓ + x|
  • 10. Tại vị trí cân bằng: Fđhcb = k.Δℓ = mg; Lực đàn hồi cực đại tại biên dưới: Fđhmax = k.(Δℓ + A) Lực đàn hồi cực tiểu có hai trường hợp: * Nếu A ≥ Δℓ thì khi x = –Δℓ lực đàn hồi cực tiểu Fđhmin = 0 và khi ở biên trên, lực nén cực đại là Fnmax = k(A – Δℓ). * Nếu A < Δℓ thì Fđhmin = k.(Δℓ – A) tại biên trên và lò xo luôn bị dãn trong dao động. * Nếu A > Δℓ thì thời gian lò xo bị nén và giãn trong một chu kỳ là Δtn = (2/ω) arccos (Δℓ/A) và Δtd = T – Δtn. Lực mà lò xo tác dụng lên điểm treo và lực mà lò xo tác dụng vào vật có độ lớn cùng bằng lực đàn hồi. 3. Lực phục hồi Một vật chịu tác dụng của hợp lực có biểu thức F = –kx thì vật đó luôn dao động điều hòa. II. Trường hợp con lắc lò xo đặt nằm ngang 1. Chiều dài lò xo ở vị trí có li độ x bất kì: ℓ = ℓo + x Chiều dài lớn nhất và nhỏ nhất là ℓmax = ℓo + A và ℓmin = ℓo – A 2. Lực đàn hồi bằng lực hồi phục: Fđh = Fhp. III. Điều kiện vật không rời hoặc trượt trên nhau: 1. Vật m1 được đặt trên vật m2 dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Để m1 luôn nằm yên trên m2 trong quá trình dao động của m2 thì điều kiện là A ≤ (m1 + m2)g/k 2. Vật m1 và m2 được gắn vào hai đầu lò xo đặt thẳng đứng, m1 dao động điều hòa ở trên m2. Để m2 nằm yên trên mặt sàn trong quá trình m1 dao động thì A ≤ (m1 + m2)g/k 3. Vật m1 đặt trên vật m2 dao động điều hòa theo phương ngang. Hệ số ma sát giữa m1 và m2 là μ, bỏ qua ma sát giữa m2 và mặt sàn. Để m1 không trượt trên m2 trong quá trình dao động thì điều kiện là A ≤ μ(m1 + m2)g/k Câu 1. không. B. Lực hồi phục cũng là lực đàn hồi. C. Lực đàn hồi nhỏ nhất . không. Câu 2. Một con lắc lò xo có độ cứng k treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật có khối lượng m. Độ dãn của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là Δℓ. Con lắc dao động điều hòa thẳng đứng với biên độ là A > Δℓ. Lực đàn hồi nhỏ nhất của lò xo trong quá trình vật dao động là A. F = k.Δℓ B. F = k(A – Δℓ) C. F = 0 D. F = k.A Câu 3. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với biên độ A, độ biến dạng của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là Δℓ > A. Gọi Fmax và Fmin là lực đàn hồi cực đại và cực tiểu của lò xo, Fo là lực phục hồi cực đại tác dụng lên vật. Hãy chọn hệ thức đúng. A. Fo = Fmax – Fmin. B. Fo = (Fmax + Fmin)/2. C. F0 = (Fmax – Fmin)/2. D. Fo = 0. Câu 4. Trong dao động điều hòa, lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn A. tỉ lệ với độ lớn của li độ và có chiều luôn hướng về vị trí cân bằng. B. tỉ lệ với bình phương biên độ. C. không đổi nhưng hướng thì thay đổi. D. thay đổi nhưng hướng thì không thay đổi. Câu 5. Đồ thị biểu diễn lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên quả cầu đối với con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng theo li độ có dạng A. Là đoạn thẳng không qua gốc tọa độ. B. Là đường thẳng qua gốc tọa độ. C. Là đường elip. D. Là đường biểu diễn hàm sin. Câu 6. Một con lắc lò xo gồm vật khối lượng m = 100g treo vào lò xo có độ cứng k = 20N/m. Vật dao động theo phương thẳng đứng trên quỹ đạo dài 10cm, chọn chiều dương hướng xuống. Cho biết chiều dài ban đầu của lò xo là 40cm. Lực căng cực tiểu của lò xo là A. Fmin = 0 N khi x = +5 cm. B. Fmin = 4 N khi x = +5 cm.
  • 11. C. Fmin = 0 N khi x = –5 cm. D. Fmin = 4 N khi x = –5 cm. Câu 7. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật m = 150g, lò xo có k = 10N/m. Lực căng cực tiểu tác dụng lên vật là 0,5N. Cho g = 10m/s² thì biên độ dao động của vật là A. 5 cm B. 20 cm C. 15 cm D. 10 cm Câu 8. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật m = 100g, lò xo có độ cứng k = 100N/m. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng sao cho x = +2cm và truyền vận tốc v = +20 3 cm/s theo phương lò xo. Cho g = π² = 10 m/s², lực đàn hồi cực đại và cực tiểu của lò xo có giá trị là A. Fmax = 5 N; Fmin = 4 N B. Fmax = 5 N; Fmin = 0 N C. Fmax = 500 N; Fmin = 400 N D. Fmax = 500 N; Fmin = 0 N. Câu 9. Một quả cầu có khối lượng m = 200g treo vào đầu dưới của một lò xo có chiều dài tự nhiên lo = 35cm, độ cứng k = 100N/m, đầu trên cố định. Lấy g = 10 m/s². Chiều dài lo xo khi qua vị trí có tốc độ cực đại là A. 33cm B. 36cm. C. 37cm. D. 35cm. Câu 10. Một con lắc lò xo gồm vật khối lượng m = 200g và lò xo có độ cứng k = 40N/m. Vật dao động theo phương thẳng đứng trên quĩ đạo dài 10cm, chọn chiều dương hướng xuống. Chiều dài tự nhiên là 40cm. Lấy g = 10m/s². Khi vật dao động thì chiều dài lò xo biến thiên trong khoảng A. 40cm – 50cm B. 45cm – 50cm C. 45cm – 55cm D. 39cm – 49cm Câu 11. Một lò xo có k = 100 N/m treo thẳng đứng. Treo vào lò xo một vật có khối lượng m = 200g. Từ vị trí cân bằng nâng vật lên một đoạn 5 cm rồi buông nhẹ. Lấy g = 10m/s². Chiều dương hướng xuống. Giá trị cực đại của lực phục hồi và lực đàn hồi là A. 5 N; 7 N B. 2 N; 3 N C. 3 N; 5 N D. 1,5 N; 3,5 N. Câu 12. Vật nhỏ treo dưới lò xo nhẹ, khi vật cân bằng thì lò xo giãn 5cm. Cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A thì lò xo luôn giãn và lực đàn hồi của lò xo có giá trị cực đại gấp 3 lần giá trị cực tiểu. Khi này, A có giá trị là A. 5,0 cm B. 7,5 cm C. 1,25 cm D. 2,5 cm Câu 13. Một lò xo nhẹ có độ cứng k, một đầu treo vào một điểm cố định, đầu dưới treo vật nặng 100g. Kéo vật nặng xuống dưới theo phương thẳng đứng rồi buông nhẹ. Vật dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos 4πt (cm), lấy g = 10 m/s² và π² = 10. Lực kéo dùng để giữ vật trước khi dao động có độ lớn là A. 0,8 N. B. 1,6 N. C. 6,4 N. D. 3,2 N. Câu 14. Một vật treo vào lò xo làm nó dãn ra 4cm. Cho g = 10m/s² = π². Biết lực đàn hồi cực đại, cực tiểu lần lượt là 10 N và 6 N. Chiều dài tự nhiên của lò xo 20cm. Chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo khi dao động là A. 25cm và 24cm. B. 24cm và 23cm. C. 26cm và 24cm. D. 25cm và 23cm. Câu 15. Con lắc lò xo gồm một lò xo thẳng đứng có đầu trên cố định, đầu dưới gắn một vật dao động điều hòa có tần số góc 10 rad/s. Lấy g = 10 m/s². Tại vị trí cân bằng độ dãn của lò xo là A. 9,8cm. B. 10cm. C. 4,9cm. D. 5cm. Câu 16. Con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa, ở vị trí cân bằng lò xo giãn 3cm. Khi lò xo có chiều dài cực tiểu lò xo bị nén 2cm. Biên độ dao động của con lắc là A. 1 cm. B. 2 cm. C. 3 cm. D. 5 cm. Câu 17. Con lắc lò xo có độ cứng k = 100N/m treo thẳng đứng dao động điều hòa, ở vị trí cân bằng lò xo dãn 4cm. Độ dãn cực đại của lò xo khi dao động là 9cm. Lực đàn hồi tác dụng vào vật khi lò xo có chiều dài ngắn nhất bằng A. 0 N. B. 1 N. C. 2 N. D. 4 N. Câu 18. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa. Ở vị trí cân bằng lò xo giãn ra 10 cm. Ở thời điểm ban đầu có vận tốc 40 cm/s và gia tốc –4 3 m/s². Biên độ dao động của vật là A. 4 cm. B. 6 cm. C. 8 cm. D. 12 cm. Câu 19. Một lò xo nhẹ có chiều dài 50 cm, khi treo vật vào lò xo dãn ra 10 cm, kích thích cho vật dao động điều hòa với biên độ 2 cm. Khi tỉ số giữa lực đàn hồi cực đại và lực kéo về bằng 12 thì lò xo có chiều dài bằng A. 60cm B. 58cm C. 61cm D. 62cm.
  • 12. Câu 20. Một vật treo vào lò xo làm nó dãn ra 4cm. Biết lực đàn hồi cực đại của lò xo là 10N, độ cứng lò xo là 100N/m. Tìm lực nén cực đại của lò xo. A. 2 N. B. 20 N. C. 10 N. D. 5 N. Câu 21. Một lò xo có k = 100N/m treo thẳng đứng. Treo vào lò xo một vật có khối lượng m = 250g. Từ vị trí cân bằng nâng vật lên một đoạn 5cm rồi buông nhẹ. Lấy g = 10m/s². Chiều dương hướng xuống. Tìm lực nén cực đại của lò xo. A. 5,0 N. B. 7,5 N. C. 3,75 N. D. 2,5 N. Câu 22. Con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với phương trình là x = 2cos 10πt (cm). Biết vật nặng có khối lượng m = 100g, lấy g = π² = 10m/s². Lực nén lớn nhất của lò xo bằng A. 2,0 N. B. 3,0 N. C. 0,5 N. D. 1,0 N. Câu 23. Cho một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, biết rằng trong quá trình dao động có tỉ số lực đàn hồi cực đại và cực tiểu là 7/3. Biên độ dao động của vật bằng 10 cm. Lấy g = π² = 10 m/s². Tần số dao động của vật là A. π/5 Hz. B. 1,0 Hz. C. 2,0 Hz. D. 0,5 Hz. Câu 24. Một lò xo có k = 100 N/m treo thẳng đứng. Treo vào lò xo vật có khối lượng m = 250g. Từ vị trí cân bằng nâng vật lên một đoạn 5 cm rồi buông nhẹ. Lấy g = 10 m/s². Thời gian lò xo bị nén trong một chu kì là A. 0,5s B. 1,0s C. π/3 s D. π/4 s Câu 25. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng khi cân bằng lò xo giãn 3 cm. Bỏ qua mọi lực cản. Kích thích cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng thì thấy thời gian lò xo bị nén trong một chu kì là T/3 (T là chu kì dao động của vật). Biên độ dao động của vật bằng A. 9 cm B. 3 cm C. 4,5 cm D. 6,0 cm Câu 26. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Đưa vật từ vị trí cân bằng đến vị trí của lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ cho vật dao động điều hòa với chu kì T = 0,1π s, cho g = 10 m/s². Xác định tỉ số giữa lực đàn hồi của lò xo tác dụng vào vật khi nó ở vị trí cân bằng và ở vị trí cách vị trí cân bằng 1,0 cm. A. 5 / 3 B. 1 / 2 C. 5 / 7 D. A hoặc C đúng. Câu 27. A. 2,9 Hz B. 2,5 Hz C. 3,5 Hz D. 1,7 Hz Câu 28. Vật m1 = 100g đặt trên vật m2 = 300g và hệ vật được gắn vào lò xo có độ cứng k = 10 N/m, dao động điều hòa theo phương ngang. Hệ số ma sát trượt giữa m1 và m2 là µ = 0,1, bỏ qua ma sát giữa m2 và mặt sàn, lấy g = π² = 10m/s². Để m1 không trượt trên m2 trong quá trình dao động của hệ thì biên độ dao động lớn nhất của hệ là A. 8 cm B. 4 cm C. 12 cm D. 9 cm Câu 29. 1 = 1,0 1 một 221212 A. 1,5 kg B. 1,0 kg C. 2,0 kg D. 0,5 kg Câu 30. Một vật có khối lượng m = 400g được gắn trên một lò xo dựng thẳng đứng có độ cứng k = 50 (N/m) đặt m1 có khối lượng 50 g lên trên m. Kích thích cho m dao động theo phương thẳng đứng biên độ nhỏ, bỏ qua lực ma sát và lực cản. Tìm biên độ dao động lớn nhất của m, để m1 không rời khối lượng m trong quá trình dao động. A. 8 cm B. 4 cm C. 12 cm D. 9 cm Câu 31. Hai vật m1 và m2 được nối với nhau bằng một sợi chỉ, và chúng được treo bởi một lò xo có độ cứng k (lò xo nối với m1). Khi hai vật đang ở vị trí cân bằng người ta đốt đứt sợi chỉ sao cho vật m2 rơi xuống thì vật m1 sẽ dao động với biên độ là A. m2g/k B. (m1 + m2)g/k C. m1g/k D. |m1 – m2|g/k Câu 32. Hai vật A và B có cùng khối lượng 1,0 kg và có kích thước nhỏ được nối với nhau bởi sợi dây mảnh nhẹ dài 10cm, hai vật được treo vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m tại nơi có gia tốc trọng trường g = π² = 10 m/s². Khi hệ vật và lò xo đang ở vị trí cân bằng người ta đốt sợi dây nối 2 vật và vật B sẽ rơi tự do còn vật A sẽ dao động điều hòa. Lần đầu tiên vật A lên đến vị trí cao nhất thì khoảng cách giữa 2 vật là A. 20 cm B. 80 cm C. 70 cm D. 50 cm.
  • 13. Câu 33. Một vật khối lượng M được treo trên trần nhà bằng sợi dây nhẹ không dãn. Phía dưới vật M có gắn một lò xo nhẹ độ cứng k, đầu còn lại của lò xo gắn vật m, khối lượng m = 0,5M, tại vị trí cân bằng lò xo dãn một đoạn Δℓ. Biên độ dao động A của vật m theo phương thẳng đứng tối đa bằng bao nhiêu để dây treo giữa M và trần nhà không bị chùng? A. A = Δℓ B. A = 2Δℓ C. A = 3Δℓ D. A = Δℓ/2. Câu 34. Một vật khối lượng M được treo trên trần nhà bằng sợi dây nhẹ không dãn. Phía dưới vật M có gắn một lò xo nhẹ độ cứng k, đầu còn lại của lò xo gắn vật m, khối lượng m = 0,5M, tại vị trí cân lò xo dãn một đoạn Δℓ. Từ vị trí cân bằng ta kéo vật m xuống một đoạn dài nhất có thể mà vẫn đảm bảo m dao động điều hòa. Lực căng F lớn nhất của dây treo giữa M và trần nhà là A. F = 3kΔℓ B. F = 6kΔℓ C. F = 4kΔℓ D. F = 5kΔℓ Câu 35. Một vật có khối lượng m1 = 1,25kg mắc vào lò xo nhẹ có độ cứng k = 200N/m, đầu kia của lò xo gắn chặt vào tường. Vật và lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang có ma sát không đáng kể. Đặt vật thứ hai có khối lượng m2 = 3,75kg sát với vật thứ nhất rồi đẩy chậm cả hai vật cho lò xo nén lại 8 cm. Khi thả nhẹ chúng ra, lò xo đẩy hai vật chuyển động về một phía. Hỏi sau khi vật m2 tách khỏi m1 thì vật m1 sẽ dao động với biên độ bằng bao nhiêu? A. 8 cm B. 24 cm C. 4 cm D. 2 cm. Câu 36. Một vật có khối lượng m1 = 1,25kg mắc vào lò xo nhẹ có độ cứng k = 200N/m, đầu kia của lò xo gắn chặt vào tường. Vật và lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang có ma sát không đáng kể. Đặt vật thứ hai có khối lượng m2 = 3,75kg sát với vật thứ nhất rồi đẩy chậm cả hai vật cho lò xo nén lại 8 cm. Khi thả nhẹ chúng ra, lò xo đẩy hai vật chuyển động về một phía. Lấy π² =10, khi lò xo giãn cực đại lần đầu tiên thì hai vật cách xa nhau một đoạn là A. (4π – 4) cm B. 16 cm C. (4π – 8) cm D. (2π – 4) cm. Câu 37. Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ m1. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí mà lò xo bị nén 8 cm, đặt vật nhỏ có khối lượng m2 = m1 trên mặt phẳng nằm ngang và sát một bên của vật m1. Buông nhẹ để lò xo đẩy hai vật bắt đầu chuyển động. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên thì khoảng cách giữa hai vật là A. 4,6 cm. B. 3,2 cm. C. 5,7 cm. D. 2,3 cm. 1. Năng lượng trong dao động điều hòa: năng lượng dao động của con lắc lò xo gồm thế năng đàn hồi và động năng chuyển động. a. Thế năng đàn hồi: Et = 1 2 kx² ω’, T’, f’, φ’ lần lượt là tần số góc, chu kì, pha ban đầu của thế năng ta có ω’ = 2ω; T’ = T/2; f’ = 2f, φ’ = 2φ b. Động năng chuyển động: Eđ = (1/2)mv². ω’ = 2ω; T’ = T/2; f’ = 2f, φ’ = 2φ ± π suy ra Eđt. c. Cơ năng: E = Et + Eđ = 2 2 2 2 max 1 1 1 kA mv mω A 2 2 2 = = Trong quá trình dao của con lắc luôn có sự biến đổi năng lượng qua lại giữa động năng và thế năng nhưng tổng của chúng tức cơ năng luôn bảo toàn. Đơn vị k là N/m; m là kg; của A, x là mét; của vận tốc là m/s thì đơn vị E là jun. Cơ năng chỉ phụ thuộc vào độ cứng lò xo (đặc tính của hệ) và biên độ (cường độ kích thích ban đầu) mà không phụ thuộc vào khối lượng vật treo. Trong dao động điều hòa của vật Eđ và Et biến thiên tuần hoàn nhưng ngược pha nhau với chu kì bằng nửa chu kì dao động của vật và tần số bằng 2 lần tần số dao động của vật. Thời gian liên tiếp để động năng bằng thế năng trong mỗi chu kì là T/4 (T là chu kì dao động của vật). Thời điểm đầu tiên để động năng bằng thế năng khi vật xuất phát từ VTCB hoặc vị trí biên là T/8. Thời gian liên tiếp để động năng hoặc thế năng đạt cực đại là T/2. ĐS: |x| = A n 1+
  • 14. Bài toán 2: Vật m gắn vào lò xo có phương ngang và m đang đứng yên, ta cho vật mo có vận tốc vo va chạm với m theo phương của lò xo. Tìm biên độ dao động sau va chạm. a. Nếu m đang đứng yên ở vị trí cân bằng thì vận tốc của m ngay sau va chạm là vật tốc dao động cực đại. * Nếu va chạm đàn hồi: vm = o o o 2m v m m+ * Nếu va chạm mềm thì vm = o o o m v m m+ Biên độ sau va chạm A = vm/ω b. Nếu m đang ở vị trí biên A thì vận tốc của m ngay sau va chạm là vm như câu a trên và biên độ của m sau va chạm là A’ = 2 2 m 2 v A ω + Bài toán 3: Gắn một vật có khối lượng m = 200g vào lò xo có độ cứng k = 80 N/m. Một đầu của lò xo được cố định, kéo m khỏi vị trí O (vị trí lò xo có độ dài bằng độ dài tự nhiên) một đoạn 10cm dọc theo trục lò xo rồi thả nhẹ cho vật dao động. Biết hệ số ma sát giữa m và mặt phẳng ngang là μ = 0,1. Lấy g = 10 m/s². a. Tìm chiều dài quãng đường mà vật đi được cho tới lúc dùng. b. Chứng minh độ giảm biên độ dao động sau mỗi chu kì là không đổi. c. Tìm số dao động vật thực hiện được đến lúc dừng lại. d. Tính thời gian dao động của vật. e. Tìm tốc độ lớn nhất mà vật đạt được trong quá trình dao động? Bài giải a. Chiều dài quãng đường đo được khi có ma sát, vật dao động tắt dần cho đến lúc dừng lại. độ lớn công cản E = 1 2 kA² = μmgS nên S = 2 2 kA 80.0,1 2μmg 1.0,1.0,2.10 = = 2m. b. Độ giảm biên độ: Giả sử tại thời điểm t vật đang đứng ở vị trí biên có độ lớn An sau 1/2 chu kì vật đến vị trí biên có độ lớn An+1. Sự giảm biên độ là do công của lực ma sát trên đoạn đường (An + An+1) là ΔAT/2 = (An – An+1) 2 2 n n 1 n n 1 1 1 kA kAμmg(A A ) 2 2 + +− = + suy ra ΔAT/2 = 2μmg k Vậy độ giảm biên độ trong cả chu kì là: ΔA = 4μmg k c. Số dao động thực hiện được đến lúc dừng lại là: N = A/ΔA = 10 (). d. Thời gian dao động là: t = N.T = 3,14 (s). e. Tốc độ lớn nhất mà vật đạt được là lúc hợp lực tác dụng lên vật bằng không lần đầu tiên. Vị trí đó cách vị trí lò xo không biến dạng một đoạn x1 thỏa kx1 = μmg => x1 = 2,5 mm. Cơ năng còn lại: E = 2 2 2 1 1 1 kx mv kA μmg(A x ) 2 2 2 + = − − <=> mv1² = k(A – x1)(A + x1) – 2kx1(A – x1) = k(A – x1)² v1 = 1 k (A x ) m − = 1,95 (m/s) Vậy từ bài toán trên có thể kết luận * Một con lắc lò xo dao động tắt dần với biên độ A, hệ số ma sát µ. Quãng đường vật đi được đến lúc dừng lại là: S = 2 2 c kA kA 2μmg 2F = * Độ giảm biên độ sau mỗi chu kỳ là: ΔA = 4FC/k = 4μmg/k * Số dao động thực hiện được đến lúc dừng lại là: N = c A Ak Ak ΔA 4μmg 4F = =
  • 15. * Thời gian từ lúc bắt đầu dao động đến lúc dừng lại là: Δt = N.T = c AkT AkT 4μmg 4F = * Tốc độ lớn nhất trong dao động là vmax = ω(A – x1) với x1 là độ biến dạng của lò xo ở vị trí hợp lực triệt tiêu Câu 1. Chọn phát biểu SAI về dao động điều hòa. A. Cơ năng của hệ biến thiên điều hòa. B. Động năng là dạng năng lượng phụ thuộc vào vận tốc. C. Thế năng là dạng năng lượng phụ thuộc vào vị trí. D. Cơ năng của hệ bằng tổng động năng và thế năng. Câu 2. Cơ năng của một vật dao động điều hòa không là A. Động năng ở vị trí cân bằng. B. Động năng vào thời điểm ban đầu. C. Thế năng ở vị trí biên. D. Tổng động năng và thế năng tại thời điểm bất kỳ. Câu 3. Nhận xét nào dưới đây là sai về sự biến đổi năng lượng trong dao động điều hòa. A. Độ biến thiên động năng sau một khoảng thời gian bằng và trái dấu với độ biến thiên thế năng trong cùng khoảng thời gian đó. B. Động năng và thế năng chuyển hóa cho nhau nhưng tổng của chúng thì không đổi. C. Động năng và thế năng biến thiên tuần hoàn với cùng tần số góc của dao động điều hòa. D. Trong một chu kỳ dao động có bốn lần động năng và thế năng có cùng một giá trị. Câu 4. Kết luận nào dưới đây là đúng về năng lượng của vật dao động điều hòa. A. Năng lượng của dao động tỉ lệ với biên độ của vật dao động. B. Năng lượng của dao động không phụ thuộc vào kích thích bên ngoài. C. Năng lượng của dao động tỉ lệ với bình phương của biên độ dao động. D. Năng lượng của dao động biến thiên tuần hoàn theo thời gian. Câu 5. Trong dao động điều hòa của một vật thì ba đại lượng nào sau đây là không thay đổi theo thời gian? A. Lực kéo về; vận tốc; cơ năng B. Biên độ; tần số góc; gia tốc C. Thế năng; tần số; lực kéo về D. Biên độ; tần số góc; cơ năng Câu 6. Nếu khối lượng m của vật trong con lắc lò xo tăng lên gấp đôi và biên độ dao động không đổi thì cơ năng A. không thay đổi. B. tăng lên gấp đôi C. giảm đi 2 lần. D. tăng gấp 4 lần. Câu 7. Năng lượng của một vật dao động điều hòa là E. Khi li độ bằng một nửa biên độ thì động năng của nó bằng A. E/4. B. E/2. C. 3E/2. D. 3E/4. Câu 8. Một con lắc lò xo, nếu tần số tăng bốn lần và biên độ giảm hai lần thì cơ năng A. không thay đổi B. giảm đi 2 lần C. giảm đi 4 lần D. tăng lên 4 lần Câu 9. Một vật năng 500g dao động điều hòa trên quỹ đạo dài 10cm và trong khoảng thời gian 3 phút vật thực hiện 540 dao động. Cơ năng của vật là A. 0,025 J B. 0,222 J C. 0,888 J D. 0,625 J Câu 10. Một vật nặng 200g treo vào lò xo làm nó dãn ra 2cm. Trong quá trình vật dao động thì chiều dài của lò xo biến thiên từ 26cm đến 34cm. Lấy g = 9,8 m/s². Cơ năng của vật là A. 100 mJ. B. 49 mJ. C. 0,098 J. D. 500 mJ. Câu 11. Một vật nặng gắn vào lò xo có độ cứng k = 20N/m dao động với biên độ A = 5cm. Khi vật nặng cách vị trí biên 4cm có động năng là A. 24 mJ B. 16 mJ C. 9 mJ D. 41 mJ Câu 12. Một chất điểm khối lượng m = 100g, dao động điều điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình x = 4cos (2t) cm. Cơ năng của dao động điều hòa là A. 3200 J. B. 3,2 J. C. 0,32 J. D. 0,32 mJ.
  • 16. Câu 13. Một vật có khối lượng 800g được treo vào lò xo có độ cứng k và làm lò xo bị dãn 4cm. Vật được kéo theo phương thẳng đứng sao cho lò xo bị dãn 10cm rồi thả nhẹ cho dao động. Lấy g = 10 m/s². Năng lượng dao động của vật là A. 1,00 J B. 0,36 J C. 0,16 J D. 1,96 J Câu 14. Một con lắc treo thẳng đứng có độ cứng k = 100 N/m. Ở vị trí cân bằng lò xo dãn ra 4 cm, truyền cho vật một năng lượng 0,125J. Cho g = π² m/s². Chu kỳ và biên độ dao động lần lượt là A. T = 0,40s; A = 5 cm B. T = 0,40s; A = 4 cm C. T = 3,14s; A = 4 cm D. T = 3,14s; A = 5 cm Câu 15. Con lắc lò xo dao động với biên độ 6cm. Độ lớn li độ khi cơ năng bằng 2 lần động năng là A. 3 2 cm B. 3 cm C. 2 3 cm D. 4 cm Câu 16. Một vật đang dao động điều hòa. Tại vị trí động năng gấp 3 lần thế năng, gia tốc của vật có độ lớn nhỏ hơn gia tốc cực đại A. 2 lần B. 2 lần. C. 3 lần. D. 3 lần. Câu 17. Vật dao động điều hòa. Tỉ lệ tốc độ cực đại so với tốc độ ở thời điểm động năng bằng 3 lần thế năng là A. 0,75 B. 2 C. 3 D. 1,732 Câu 18. Hai con lắc lò xo thẳng đứng có hệ số đàn hồi tương ứng k1, k2 với k1 = 4k2. Ở vị trí cân bằng chúng có cùng độ dãn của lò xo. Kích thích cho hai con lắc dao động với biên độ tương ứng lần lượt bằng độ biến dạng lò xo khi cân bằng của mỗi con lắc. Thế năng của lò xo nào lớn hơn và lớn gấp bao nhiêu lần? A. Thế năng lò xo 1 lớn gấp 4 lần thế năng lò xo 2. B. Thế năng lò xo 1 lớn gấp 2 lần thế năng lò xo 2. C. Thế năng lò xo 2 lớn gấp 2 lần thế năng lò xo 1. D. Thế năng lò xo 2 lớn gấp 4 lần thế năng lò xo 1. Câu 19. Một vật nhỏ thực hiện dao động điều hòa theo phương trình x = 10sin (4πt + π/2) (cm) với t tính bằng giây. Động năng của vật đó biến thiên với chu kỳ bằng A. 0,25 s. B. 0,50 s C. 1,00 s D. 0,125 s Câu 20. Vật dao động điều hòa với chu kì T thì thời gian liên tiếp ngắn nhất để động năng bằng thế năng là A. Δt = T B. Δt = T/2 C. Δt = T/4 D. Δt = T/6. Câu 21. Hai con lắc lò xò (1) và (2) cùng dao động điều hòa với các biên độ A1 và A2 = 5cm. Độ cứng của lò xo k2 = 4k1. Năng lượng dao động của hai con lắc bằng nhau. Biên độ A1 là A. 5,5 cm B. 2,5 cm C. 3,5 cm D. 1,25 cm Câu 22. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động điều hòa. Cơ năng dao động là 0,018J, độ lớn lực đàn hồi lớn nhất và nhỏ nhất của lò xo lần lượt là 2,8N và 0,4N. Lấy g = π² m/s². Chu kỳ và biên độ dao động lần lượt là A. 0,63s; 3,0 cm B. 0,40s; 2,5 cm C. 0,63s; 2,5 cm D. 0,40s; 3,0 cm Câu 23. Một vật nhỏ khối lượng m = 200g được treo vào một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k = 80 N/m. Kích thích để con lắc dao động điều hòa với cơ năng là E = 6,4.10–2 J. Gia tốc cực đại và tốc độ cực đại lần lượt là A. 16cm/s²; 16m/s B. 3,2cm/s²; 0,8m/s C. 0,8cm/s²; 16m/s D. 16m/s²; 80cm/s. Câu 24. Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Tại li độ x = 4cm, động năng bằng 3 lần thế năng. Tại li độ x = 5cm thì tỉ số động năng so với thế năng bằng A. 2,00. B. 1,56. C. 2,56. D. 1,25. Câu 25. Một chất điểm dao động điều hòa. Khi vừa qua khỏi vị trí cân bằng một đoạn S động năng của chất điểm là 0,08J. Đi tiếp một đoạn S nữa mà không đổi chiều thì động năng chỉ còn 0,05J. Nếu đi thêm một đoạn S nữa thì động năng là A. 20 mJ B. 10 mJ C. 0 mJ D. 40 mJ Câu 26. Một con lắc lò xo có tần số góc riêng ω = 25 rad/s, rơi tự do mà trục lò xo thẳng đứng, vật nặng bên dưới. Ngay khi con lắc có vận tốc 42 cm/s thì đầu trên lò xo bị giữ lại. Tốc độ cực đại của con lắc sau đó là
  • 17. A. 60 cm/s B. 58 cm/s C. 73 cm/s D. 67 cm/s Câu 27. Một vật dao động điều hòa tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì biên độ dao động lại giảm 2%. Sau mỗi chu kì cơ năng giảm A. 2,00% B. 4,00% C. 1,00% D. 3,96%. Câu 28. Một vật dao động điều hòa tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì biên độ dao động giảm 3% so với lần trước đó. Hỏi sau n chu kì, cơ năng còn lại bằng bao nhiêu lần cơ năng ban đầu? A. (0,97)n . B. (0,97)2n . C. (0,97.n). D. (0,97)2+n . Câu 29. Một vật dao động điều hòa tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì biên độ dao động giảm 3% so với lần trước đó. Hỏi sau bao nhiêu chu kì cơ năng còn lại 21,8%? A. 20 B. 25 C. 50 D. 7 Câu 30. Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ A. Đúng lúc con lắc đang dãn cực đại thì người ta cố định một điểm chính giữa của lò xo, kết quả làm con lắc dao động điều hòa với biên độ A’. Tỉ lệ giữa biên độ A và biên độ A’ là A. 1 B. 4 C. 1,414 D. 2 Câu 31. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ A. Độ lớn của li độ mà tại đó công suất tức thời của lực hồi phục đạt cực đại là A. x = A B. x = 0 C. x = A 2 D. x = A/2 Câu 32. Một con lắc lò xo có độ cứng k = 100 N/m, một đầu cố định, một đầu gắn với vật có khối lượng m1 = 750g. Hệ được đặt trên một mặt bàn nhẵn nằm ngang. Ban đầu hệ ở vị trí cân bằng. Một vật có khối lượng m2 = 250g chuyển động với vận tốc 3 m/s theo phương của trục lò xo đến va chạm mềm với vật m1. Sau đó hệ dao động điều hòa với biên độ là A. 6,5 cm B. 12,5 cm C. 7,5 cm. D. 15 cm. Câu 33. Một con lắc lò xo gồm vật M và lò xo có độ cứng k đang dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang, nhẵn với biên độ A. Đúng lúc vật M đang ở vị trí biên thì móc thêm vật m có cùng khối lượng với M. Sau đó hai vật tiếp tục dao động điều hòa với biên độ A’. Tỉ số biên độ A’/A là A. 1 B. 2 C. 0,71 D. 0,50 Câu 34. Con lắc lò xo có độ cứng k = 90 N/m khối lượng m = 800g được đặt nằm ngang. Một viên đạn khối lượng mo = 100g bay với vận tốc vo = 18 m/s, dọc theo trục lò xo, đến cắm chặt vào M. Biên độ và tần số góc dao động của con lắc sau đó là A. 20 cm; 10 rad/s B. 2 cm; 4 rad/s C. 4 cm; 25 rad/s D. 4 cm; 2 rad/s. Câu 35. được A. tăng 0,562J C. tăng 0,875 J Câu 36. Một con lắc lò xo ngang có độ cứng k = 100N/m và vật m = 100g, dao động trên mặt phẳng ngang, hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang là μ = 0,02. Kéo vật lệch khỏi VTCB một đoạn 10cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Quãng đường vật đi được từ khi bắt đầu dao động đến khi dừng hẳn là A. 50 m. B. 25 m. C. 50 cm. D. 25 cm. Câu 37. Một con lắc lò xo ngang gồm lò xo có độ cứng k = 100N/m và vật m = 1000g, dao động trên mặt phẳng ngang, hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang là μ = 0,01. Cho g = 10m/s², lấy π² = 10. Kéo vật lệch khỏi VTCB một đoạn 8cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Số chu kì vật thực hiện từ khi bắt đầu dao động đến khi dừng hẳn là A. N = 10. B. N = 20. C. N = 5. D. N = 25 Câu 38. Một con lắc lò xo ngang gồm lò xo có độ cứng k = 50N/m và vật m = 1kg, dao động trên mặt phẳng ngang, hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang là μ = 0,1. Cho g = 10 m/s², lấy π² = 10. Kéo vật lệch khỏi VTCB một đoạn 5cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Vật dao động tắt dần và dừng lại tại vị trí cách vị trí cân bằng đoạn xa nhất Δℓmax bằng bao nhiêu? A. 5 cm. B. 7 cm. C. 3 cm. D. 2 cm. Câu 39. Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng k = 1,0 N/m. Vật nhỏ được đặt sàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa sàn và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s². Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là
  • 18. A. 10 30 cm/s. B. 20 6 cm/s. C. 40 2 cm/s. D. 40 3 cm/s. LẬP PHƯƠNG TRÌNH DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA 1. Tìm ω theo các công thức thích hợp 2. Tìm A: Nếu có t thì A = 2 2 2 v x ω + . Chú ý nếu đề bài kéo vật ra đoạn x rồi thả nhẹ thì v = 0 và A = x. Nếu có vận tốc ở VTCB hay gia tốc ở biên thì A = 2 max max max v v ω a = Nếu cho chiều dài quỹ đạo hoặc độ dài lớn nhất, nhỏ nhất lò xo thì A = max minl lL 2 2 − = Nếu cho lực hồi phục cực đại hoặc cơ năng mà có k thì A = maxF 2E k k = Nếu đưa vật đến vị trí lò xo không biến dạng thả nhẹ thì A = Δℓ 3. Tìm φ: Dựa vào điều kiện ban đầu (t = 0), xét biểu diễn của vật dao động điều hòa trên vòng tròn lượng giác, nhìn trực tiếp vị trí ban đầu ứng với góc quay ban đầu là bao nhiêu. Câu 1. Phương trình dao động của một vật dao động điều hòa có dạng: x = Acos(ωt + π/2) cm. Gốc thời gian đã được chọn là A. Lúc chất điểm có li độ x = –A. B. Lúc chất điểm đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm. C. Lúc chất điểm có li độ x = +A. D. Lúc chất điểm đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Câu 2. ωt. Gốc thời gian là lúc vật A. ở vị trí biên dương B. qua VTCB theo chiều dương. C. ở vị trí biên âm D. qua VTCB theo chiều âm. Câu 3. Vật dao động điều hòa có biểu thức vận tốc v = 50cos(5t – π/4) (cm/s). Phương trình của dao động là A. x = 50cos(5t + π/4) (cm) B. x = 10cos(5t – 3π/4) (cm) C. x = 10cos(5t – π/2) (cm) D. x = 50cos(5t – 3π/4) (cm) Câu 4. A. φ = π/2 B. φ = 0 C. φ = –π D. φ = –π/2 Câu 5. Một dao động điều hòa x = Acos(ωt + φ) ở thời điểm t = 0, vật có li độ x = A/2 đang đi theo chiều âm. Giá trị của φ là A. π/6 rad B. π/2 rad C. 5π/6 rad D. π/3 rad Câu 6. A. π/6 rad B. π/3 rad C. –π/3 rad D. 2π/3 rad Câu 7. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật m = 100g, lò xo có độ cứng k = 10π² N/m. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng theo chiều dương một đoạn x = 2 cm và truyền vận tốc v = 20π 3 cm/s theo chiều dương. Chọn t = 0 lúc vật bắt đầu chuyển động thì phương trình dao động của con lắc là A. x = 6cos(10πt + π/3) (cm) B. x = 4cos (10πt – π/3) (cm) C. x = 2cos(10πt + π/3) (cm) D. x = 8cos (10πt – π/6) (cm) Câu 8. Một lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng 100N/m, đầu trên cố định, đầu dưới treo vật có khối lượng 250g. Kéo vật xuống dưới vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng một đoạn 3 cm và truyền cho nó vận tốc 60 3 cm/s. Chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống, gốc thời gian là lúc vật ở vị trí x = –3,0 cm và đi theo chiều dương. Phương trình dao động là A. x = 4cos (20t – 2π/3) (cm) B. x = 4cos (20t + 2π/3) (cm) C. x = 8cos (20t + 2π/3) (cm) D. x = 8cos (20t – 2π/3) (cm) Câu 9. Một lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với tần số 4Hz. Trong quá trình dao động, độ dài ngắn nhất của lò xo là 36 cm và dài nhất là 42 cm. Chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống, t = 0 lúc lò xo ngắn nhất. Phương trình dao động là
  • 19. A. x = 6cos(8πt – π/2) cm B. x = 3cos(8πt + π) cm C. x = 3cos(8πt – π/2) cm D. x = 3cos 8πt cm Câu 10. Một vật dao động điều hòa đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương ở thời điểm ban đầu. Khi vật có li độ 3cm thì vận tốc là 8π cm/s và khi vật có li độ bằng 4cm thì vận tốc là 6π cm/s. Phương trình dao động là A. x = 5cos(2πt – π/2) cm B. x = 10cos (2πt + π) cm C. x = 5cos(2πt + π/2) cm D. x = 5cos (πt + π/2) cm Câu 11. Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω = 10π rad/s. Lúc t = 0, vật đi qua vị trí có li độ x = –2 cm và có tốc độ 10 3 cm/s hướng về phía vị trí biên gần nhất. Phương trình dao động là A. x = 2cos (10πt + 3π/4) cm B. x = 2cos (10πt – 3π/4) cm C. x = 4cos (10πt – 2π/3) cm D. x = 4cos (10πt + 2π/3) cm Câu 12. Một vật dao động điều hòa trong một chu kì dao động vật đi được 20cm và thực hiện được 150 dao động trong 1 phút. Khi t = 0, vật đi qua vị trí có li độ 5cm và đang theo chiều hướng về vị trí cân bằng. Phương trình dao động là A. x = 5,0cos (5πt + π/3) cm B. x = 5,0cos (5πt – π/3) cm C. x = 10cos (5πt – 2π/3) cm D. x = 10cos (5πt + 2π/3) cm Câu 13. cm/s, hợp lực tác dụng lên vật tại vị trí biên là 3,2 N. Tại thời điểm t = 1,25s vật qua vị trí x = 10 cm và đi theo chiều âm. Lấy π² = 10. Phương trình dao động của vật là A. x = 20cos(4πt – 2π/3) (cm) B. x = 10 2 cos(4πt – π/4) (cm) C. x = 20cos(4πt + 2π/3) (cm) D. x = 10 2 cos(4πt + π/4) (cm) Câu 14. Vật dao động điều hòa khi qua vị trí cân bằng có tốc độ là 40π cm/s, khi vật đến biên có gia tốc là 160π cm/s². Tại thời điểm t = 1,55 s vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là A. x = 4 cos (10πt – π/2) (cm) B. x = 4 cos (10πt + π/2) (cm) C. x = 2 cos (20πt – π/2) (cm) D. x = 2 cos (20πt + π/2) (cm) 1. Chuyển động tròn và dao động điều hòa Xét vật M chuyển động tròn đều trên đường tròn tâm O bán kính R = A. Thời điểm ban đầu OM tạo với phương ngang một góc φ. Sau thời gian t vật tạo với phương ngang một góc (ωt + φ)ận tốc góc. Hình chiếu của M trên trục Ox là M’, vị trí M’ trên Ox được xác định bởi công thức: x = Acos(ωt + φ) là một dao động điều hòa. Vậy dao động điều hòa là hình chiếu của chuyển động tròn đều lên một trục thuộc mặt phẳng chứa đường tròn đó. Tốc độ trung bình vtb = ΔS/Δt. Trong đó ΔS là quãng đường vật đi được trong thời gian Δt. Quãng đường đi trong một chu kỳ luôn là 4A; trong 1/2 chu kỳ luôn là 2A. Quãng đường đi trong l/4 chu kỳ là A nếu vật xuất phát từ vị trí cân bằng hoặc vị trí biên. 2. Một số bài toán Bài toán 1: Tìm quãng đường dài nhất ΔS vật đi được trong thời gian Δt với 0 < Δt < T/2 (hoặc thời gian ngắn nhất Δt để vật đi được ΔS với 0 < ΔS < 2A hoặc tốc độ trung bình lớn nhất v của vật trong thời gian Δt). Ta dựa vào tính chất của dao động là vật chuyển động càng nhanh khi càng gần vị trí cân bằng cho nên quãng đường dài nhất ΔS vật đi được trong thời gian Δt với 0 < Δt < T/2 phải đối xứng qua vị trí cân bằng. Tính Δφ = ωΔt suy ra ΔS = 2A.sin (Δφ/2) Bài toán 2: Tìm quãng đường ngắn nhất ΔS vật đi được trong thời gian Δt với 0 < Δt < T/2 (hoặc thời gian dài nhất Δt để vật đi được ΔS với 0 < ΔS < 2A hoặc tốc độ trung bình nhỏ nhất v của vật trong thời gian Δt) Quãng đường ngắn nhất ΔS vật đi được trong thời gian Δt với 0 < Δt < T/2 phải đối xứng qua vị trí biên. Tính Δφ = ωΔt suy ra ΔS = 2A[1 – cos(Δφ/2)] Bài toán 3: Tìm quãng đường dài nhất S đi được trong thời gian t với t > T/2 (hoặc thời gian ngắn nhất t để đi được S với S > 2A hoặc tốc độ trung bình lớn nhất v của vật trong thời gian t)
  • 20. Tính góc β = ωΔt và phân tích β = nπ + Δφ (với 0 < Δφ < π) Từ đó tính ΔS = 2A.sin (Δφ/2) và S = n.2A + ΔS. Bài toán 4: Tìm quãng đường ngắn nhất S đi được trong thời gian t với t > T/2 (hoặc thời gian dài nhất t để đi được S với S > 2A hoặc tốc độ trung bình nhỏ nhất v của vật trong thời gian t) Tính góc β = ωΔt và phân tích β = nπ + Δφ (với 0 < Δφ < π) Từ đó suy ra ΔS = 2A[1 – cos(Δφ/2)] và S = n.2A + ΔS. Bài toán 5: Vật m dao động điều hòa có phương trình x = Acos(ωt + φ) với chu kì dao động là T. Gọi gia tốc ao có giá trị nào đó (với ao < amax). Đặt cos Δφ = ao/amax (với 0 < Δφ < π). Nếu gọi Δt là thời gian trong một chu kì để gia tốc a có độ lớn lớn hơn giá trị ao thì Δt = 4Δφ/ω. Nếu Δt là thời gian trong một chu kì để gia tốc a có độ lớn nhỏ hơn giá trị ao thì Δt = T – 4Δφ/ω. Sẽ làm tương tự nếu bài toán yêu cầu tìm thời gian trong một chu kì T để vật dao động có giá trị {x, v, F} lớn hơn hay nhỏ hơn giá trị {xo, vo, Fo} nào đó. ếo. n để chất điểmo (t = 0) dao. n 1 n 1 t T t 2 − = − 1ođầu tiên. n 2 n 2 t T t 2 − = − 2o. non = (n – 1)T + t11ođầu tiên. n. Đầu . nn = k.T + tmm. ni, ai, Fi Câu 1. Khi nói về tính tương đối giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa thì nhận xét nào sau đây là không đúng? A. Vận tốc góc trong chuyển động tròn đều bằng tần số góc trong dao động điều hòa. B. Biên độ và tốc độ cực đại trong dao động điều hòa lần lượt bằng bán kính và vận tốc dài của chuyển động tròn đều. C. Gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn đều bằng gia tốc cực đại của dao động điều hòa. D. Lực gây nên dao động điều hòa bằng lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều. Câu 2. Một chất điểm M chuyển động tròn đều trên đường tròn tâm O, bán kính R = 0,2m với vận tốc v = 80 cm/s. Hình chiếu của chất điểm M lên một đường kính của đường tròn là A. Một dao động điều hòa với biên độ 40cm và tần số góc 4 rad/s. B. Một dao động điều hòa với biên độ 20cm và tần số góc 4 rad/s. C. Một dao động có li độ lớn nhất bằng 10cm. D. Một chuyển động nhanh dần đều có gia tốc a > 0. Câu 3. A. 1/10 s B. 1/20 s C. 1/30 s D. 1/15 s Câu 4. A. 3/8 s B. 1/24 s C. 8/3 s D. 1/12 s Câu 5. 3 A. 2,4 s B. 1,2 s C. 5/6 s D. 5/12 s Câu 6. A. T/4. B. T/6. C. T/3. D. T/12. Câu 7. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ). Biết trong khoảng thời gian 1/30 s đầu tiên, vật đi từ vị trí x = 0 đến vị trí x = A/2 theo chiều dương và tại điểm cách vị trí cân bằng 2cm vật có vận tốc 40π 3 cm/s. Biên độ và tần số góc của dao động là A. ω = 10π rad/s; A = 7,2 cm B. ω = 10π rad/s; A = 5cm C. ω = 20π rad/s; A = 5,0 cm D. ω = 20π rad/s; A = 4cm Câu 8. độ A. 0,36 m/s B. 3,6 m/s C. 1,8 m/s D. 36 m/s Câu 9. 3
  • 21. A. 4 m/s B. 54,6 m/s C. –54,6 m/s D. 0,4 m/s Câu 10. A. 1/30 s B. 1/12 s C. 1/60 s D. 0,05 s Câu 11. ,0 A. 26,12 cm/s B. 21,96 cm/s C. 7,32 cm/s D. 14,64 cm/s Câu 12. A. T/4. B. T/3. C. T/2. D. T/6. Câu 13. Một vật dao động điều hòa với phương trình: x = 10cos(4πt)cm. Thời gian ngắn nhất kể từ thời điểm ban đầu để vật qua vị trí cân bằng là A. 1/8 s B. 1/4 s C. 3/8 s D. 5/8 s Câu 14. Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T, biên độ A. Thời gian ngắn nhất trong chu kì để vật đi được quãng đường bằng A 3 là 0,25s. Chu kì dao động là A. 0,50s. B. 0,75s. C. 1,00s. D. 1,50s Câu 15. A. S = A. B. S = A 2 C. S = A( 2 – 1) D. S = A(2 – 2 ) Câu 16. Vật dao động điều hòa có chu kỳ T, biên độ A. Tốc độ trung bình lớn nhất của vật được trong thời gian T/3 là A. 4,5A/T B. A 3 T C. 3A 3 T D. 6A/T Câu 17. Một chất điểm dao động có phương trình là x = 4cos(5πt) (cm). Thời gian ngắn nhất vật đi từ lúc bắt đầu dao động đến lúc vật đi được quãng đường S = 6cm là A. 3/20s. B. 2/15s. C. 0,2s. D. 0,3s. Câu 18. A. 1,5 s B. 2,4 s C. 0,2 s D. 0,3 s Câu 19. ,0 3 A. 40 cm B. 60 cm C. 80 cm D. 115 cm Câu 20. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kì và biên độ dao động của con lắc lần lượt là 0,4 s và 8 cm. Chọn trục x’x thẳng đứng chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, gốc thời gian t = 0 khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Lấy gia tốc rơi tự do g = A. 4/15s. B. 7/30s. C. 3/10s. D. 1/30s. Câu 21. Vật đang dao động điều hòa. Một điểm M nằm cố định trên quỹ đạo, ở phía ngoài khoảng chuyển động của vật, tại thời điểm t thì vật xa điểm M nhất, sau đó một khoảng thời gian ngắn nhất là Δt thì vật gần điểm M nhất. Tốc độ của vật sẽ đạt được cực đại vào thời điểm A. t + Δt/2 B. t + Δt C. (t + Δt)/2 D. t/2 + Δt/4 Câu 22. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T = 3s. Tại thời điểm t1 và t2 = t1 + Δt, vật có động năng bằng ba lần thế năng. Giá trị nhỏ nhất của Δt là A. 0,50s B. 0,75s C. 1,00s D. 1,50s Câu 23. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T và biên độ 5 cm. Biết trong một chu kì, khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn gia tốc không vượt quá 100 cm/s² là T/3. Lấy π² = 10. Tần số dao động của vật là A. 4 Hz. B. 3 Hz. C. 2 Hz. D. 1 Hz. Câu 24. Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T. Gọi vtb là tốc độ trung bình của chất điểm trong một chu kì, v là tốc độ tức thời của chất điểm. Trong một chu kì, khoảng thời gian mà v ≥ (π/4)vtb là A. T/6. B. 2T/3. C. T/3. D. T/2. Câu 25. Một vật dao động điều hòa với chu kì T = 1,0s, biên độ dao động A = 10 cm. Trong mỗi chu kì thời gian để tốc độ của vật không vượt quá giá trị 10π cm/s bằng A. 1/6s B. 2/3s C. 1/6s D. 1/3s
  • 22. Câu 26. Vật dao động điều hòa. Thời gian ngắn nhất để thế năng giảm từ giá trị cực đại xuống còn một nửa giá trị cực đại là 0,125s. Thời gian ngắn nhất để vận tốc giảm từ giá trị cực đại đến còn một nửa giá trị cực đại là A. 1/6s. B. 1/3s. C. 1/4s. D. 1/8s. Câu 27. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos(2πt – π/12) (cm, s). Hãy xác định quãng đường vật đi được từ thời điểm t1 = 13/6 (s) đến thời điểm t2 = 11/3 (s). A. 12cm B. 16cm C. 18cm D. 24cm Câu 28. A. ±1/60 + k/10. B. ±1/20 + 2k. C. ±1/40 + 2k. D. 1/30 + k/5. Câu 29. Một dao động điều hòa có biểu thức x = Acos(100πt). Trong khoảng thời gian từ 0 đến 0,02s, x có giá trị bằng 0,5A vào những thời điểm A. 1/300 s và 1/200 s B. 1/300 s và 5/300 s C. 1/500 s và 5/300 s D. 1/300 s và 1/150 s Câu 30. Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 3sin(5πt + π/6) (x tính bằng cm và t tính bằng giây). Trong một giây đầu tiên từ thời điểm t = 0, chất điểm đi qua vị trí có li độ x = +1cm bao nhiêu lần? A. 7 lần. B. 6 lần. C. 4 lần. D. 5 lần. Câu 31. A. 12061/24 s B. 12049/24 s C. 12098/24 s D. 12096/24 s Câu 32. lần . A. 12049/24 s B. 12079/48 s C. 12087/48 s D. 12085/48 s Câu 33. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + π/3), chu kì T. Kể từ thời điểm ban đầu thì sau thời gian bằng bao nhiêu chu kì vật qua vị trí cân bằng lần thứ 2011? A. 1005T. B. 1005,5T. C. 2010T. D. 1005T + T/12. Câu 34. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10.cos(10πt) cm. Khoảng thời gian mà vật đi từ vị trí có li độ x = 5cm từ lần thứ 2011 đến lần thứ 2012 là A. 2/15s B. 4/15s C. 1/15s D. 1/5s Câu 35. ? A. 19,92s B. 9,96s C. 20,12 s D. 10,06 s g l ; T = 2π l g 2 M G R Chú ý: . 2. Nguyên nhân làm thay đổi chu kì: Do tăng hoặc giảm chiều dài, hoặc g biến thiên do thay đổi vị trí đặt con lắc. 3. Bài toán: Con lắc đơn có độ dài l1 dao động với chu kì T1, con lắc đơn có độ dài l2 dao động với chu kì T2 (l1 > l2). Hỏi con lắc đơn có độ dài l = l1 + l2 và l’ = l1 – l2 dao động với chu kì là bao nhiêu? ĐS: T = 2 2 1 2T T+ và T’ = 2 2 1 2T T− 4. Bài toán trùng phùng: Hai con lắc đơn l1, l21 và T2mộtời. 11221.T1 = N2.T2 2 1 1 1 2 2 N T l a na N T l b nb = = = = a/b hùng). → N1 = an và N2 = bn nên t = a.n.T2 = b.n.T1. Câu 1. Chu kỳ dao động của con lắc đơn không phụ thuộc vào: A. Khối lượng quả nặng. B. Chiều dài dây treo. C. Gia tốc trọng trường. D. Vĩ độ địa lý.
  • 23. Câu 2. Con lắc đơn dao động với biên độ góc bằng 30°. Trong điều kiện không có lực cản. Dao động con lắc đơn được gọi là dao động A. Điều hòa. B. Duy trì. C. Cưỡng bức. D. Tuần hoàn. Câu 3. Cho con lắc đơn chiều dài l dao động nhỏ với chu kỳ T. Nếu tăng khối lượng vật treo gấp 8 lần thì chu kỳ con lắc A. Tăng lên 8 lần. B. Tăng lên 4 lần. C. Tăng lên 2 lần. D. Không thay đổi. Câu 4. Cho con lắc đơn chiều dài l dao động nhỏ với chu kỳ T. Nếu tăng chiều dài con lắc gấp 4 lần và tăng khối lượng vật treo gấp 2 lần thì chu kỳ con lắc A. Tăng lên 8 lần. B. Tăng lên 4 lần. C. Tăng lên 2 lần. D. Giảm đi 8 lần. Câu 5. Một con lắc đơn có chu kỳ 1,5s khi nó dao động ở nơi có gia tốc trọng trường bằng 9,8 m/s². Tính chiều dài của con lắc đó. A. 56 cm. B. 3,5m. C. 1,11m D. 1,75m. Câu 6. Một con lắc đơn có chu kỳ 4,0s khi nó dao động ở một nơi trên trái đất. Tính chu kỳ của con lắc này khi ta đưa nó lên mặt trăng, biết rằng gia tốc trọng trường của mặt trăng bằng 16% gia tốc trọng trường trên trái đất. A. 2,5 s. B. 6,0 s. C. 16,0 s. D. 10,0 s. Câu 7. Một con lắc đơn dao động nhỏ với chu kỳ T. Nếu chu kỳ của con lắc đơn giảm 1% so với giá trị lúc đầu thì chiều dài con lắc đơn sẽ A. Tăng 1% so với chiều dài ban đầu. B. Giảm 1% so với chiều dài ban đầu. C. Giảm 2% so với chiều dài ban đầu. D. Tăng 2% so với chiều dài ban đầu. Câu 8. Ở cùng một nơi, con lắc đơn một có chiều dài l1 dao động với chu kỳ T1 = 2,0 s thì con lắc đơn hai có chiều dài l2 = l1/4 dao động với chu kỳ là A. 0,5 s B. 4,0 s C. 1,0 s D. 2,0 s Câu 9. Đối với con lắc đơn, đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa chiều dài l của con lắc và chu kì dao động T của nó là A. hyperbol. B. parabol. C. elip. D. đường thẳng. Câu 10. 8góc B. không thay 1,4 lần. Câu 11. Hiệu chiều dài hai con lắc đơn là 22 cm. Ở cùng một nơi, trong cùng một thời gian thì con lắc (1) thực hiện 30 dao động và con lắc (2) thực hiện 36 dao động. Chiều dài mỗi con lắc là A. l1 = 72cm, l2 = 50cm B. l1 = 50cm, l2 = 72cm C. l1 = 42cm, l2 = 20cm D. l1 = 41cm, l2 = 22cm Câu 12. Một con lắc đơn có chiều dài ℓ thực hiện được 8 dao động trong thời gian Δt. Nếu thay đổi chiều dài đi một lượng 0,7m thì cũng trong khoảng thời gian đó con lắc thực hiện được 6 dao động. Chiều dài ban đầu là A. 1,6m B. 0,9m C. 1,2m D. 2,5m Câu 13. 11 = 0,6s. Con lắc đơn có chiều dài l22l = l1 + l2 A. 1,4s B. 0,7s C. 1,0 s D. 0,48s Câu 14. 1 dao động với chu kì 1,2s. Con lắc đơn có chiều dài l21 + l2 dao động với tần số bằng A. 2,7 Hz B. 2,0 Hz C. 0,5 Hz D. 0,3 Hz Câu 15. Một con lắc đơn có chiều dài l, quả nặng có khối lượng m. Một đầu con lắc treo vào điểm O cố định, con lắc dao động điều hòa với chu kì 2,0 s. Trên phương thẳng đứng qua O, đóng sao cho OI = l/2. Lấy g = 9,8 m/s². Chu kì dao động của con lắc lúc sau là A. 0,7s B. 2,8s C. 1,7s D. 2,0s Câu 16. 1sẽ A. tăng 11,5% B. tăng 10,0% 5% 21,0% Câu 17. Hai con lắc đơn có chiều dài l1 = 64cm, l2 = 81cm dao động nhỏ trong hai mặt phẳng song song. Hai con lắc cùng qua vị trí cân bằng và cùng chiều lúc to = 0. Sau thời gian t, hai con lắc lại cùng về vị trí cân bằng và cùng chiều một lần nữa. Lấy g = π² m/s². Thời gian t bằng A. 20,0 s B. 12,0 s C. 8,0 s D. 14,4s
  • 24. Câu 18. Hai con lắc đơn đặt gần nhau dao động bé với chu kì lần lượt 1,5s và 2s trên hai mặt phẳng song song thời điểm ban đầu cả 2 đi qua vị trí cân bằng theo cùng chiều. Thời điểm cả 2 đi qua vị trí cân bằng theo cùng chiều lần thứ 2013 không kể thời điểm ban đầu là A. 12078s. B. 12072s. C. 12084s. D. 4026s. Câu 19. ớcủa ? A. 2,36s B. 8,12s C. 0,45s D. 7,20 s CHU KÌ CỦA CON LẮC VỚI LỰC QUÁN TÍNH HOẶC LỰC ĐIỆN TRƯỜNG Hệ quy chiếu không quán tính là hệ quy chiếu chuyển động có gia tốc a. Vật có khối lượng m đặt trong hệ quy chiếu không quán tính sẽ chịu tác dụng của lực quán tính ngược chiều với gia tốc. Chu kì mới của con lắc có dạng: T’ = 2π l g' . Trong đó, g’ là gia tốc gây ra bởi hợp lực giữa trọng lực và lực thứ ba như là lực quán tính. Trường hợp con lắc treo trong thang máy chuyển động đi lên chậm dần đều hoặc đi xuống nhanh dần đều với gia tốc a thì: g’ = |g – a| Trường hợp con lắc treo trong thang máy đi lên nhanh dần đều hoặc đi xuống chậm dần đều với gia tốc a thì: g’ = g + a lắc ’ = 2 2 g a+ : Nếu lực điện trường gây ra gia tốc là a = |q|E/m thì g’ = 2 2 g a+ 3. Con lắc đơn nhiễm điện trong điện trường có phương đứng: = |g – a|. Ngược lại, g’ = g + a. o o 1 2π g(1 D / D)− Câu 1. Trong thang máy đứng yên con lắc đơn dao động với chu kì T = 3,0 s nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s². Treo con lắc đơn trong thang máy chuyển động đi lên nhanh dần đều với gia tốc a = 4,4 A. 1,4s B. 1,5s C. 2,5s D. 4,5s Câu 2. Trong thang máy đứng yên con lắc đơn dao động với chu kì T = 2,0s nơi có gia tốc trọng trường g = π² = 10 m/s². Treo con lắc đơn trong thang máy chuyển động đi xuống nhanh dần đều với gia tốc a = 7,5 A. 2,0s B. 1,5s C. 0,5s D. 1,0s Câu 3. Một con lắc đơn được treo trong thang máy, dao động điều hòa với chu kì T khi thang máy đứng yên. Nếu thang máy đi xuống nhanh dần đều với gia tốc g/10 (g là gia tốc rơi tự do) thì chu kì dao động của con lắc là A. T 11 10 B. T 10 9 C. T 9 10 D. T 10 11 Câu 4. Một con lắc đơn được treo ở trần một thang máy. Khi thang máy đi xuống nhanh dần đều và sau đó chậm dần đều với cùng một gia tốc thì chu kỳ dao động điều hòa của con lắc lần lượt là T1 = 2,17 s và T2 = 1,86 s. lấy g = 9,8 m/s². Chu kỳ dao động của con lắc lúc thang máy đứng yên và gia tốc của thang máy lần lượt là A. 1 s và 2,5 m/s². B. 1,5s và 2m/s². C. 2s và 1,5 m/s². D. 2,5 s và 1,5 m/s². Câu 5. Một con lắc đơn được treo vào trần một thang máy. Khi thang máy chuyển động thẳng đứng đi lên nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn a thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là 2,52 s. Khi thang máy chuyển động thẳng đứng đi lên chậm dần đều với gia tốc cũng có độ lớn a thì chu kì dao động điều hòa của con lắc là 3,15 s. Khi thang máy đứng yên, chu kì dao động của con lắc là
  • 25. A. 2,84 s. B. 2,96 s. C. 2,61 s. D. 2,78 s. Câu 6. Một thang máy có thể chuyển động theo phương thẳng đứng với gia tốc có độ lớn luôn nhỏ hơn gia tốc trọng trường tại nơi đặt thang máy. Trong thang máy này có treo một con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ. Chu kỳ dao động của con lắc khi thang máy đứng yên bằng 1,1 lần khi thang máy chuyển động. Điều đó chứng tỏ vectơ gia tốc của thang máy có hướng và độ lớn là A. lên trên và bằng 0,11g. B. lên trên và bằng 0,21g. C. xuống dưới và bằng 0,11g. D. xuống dưới và bằng 0,21g. Câu 7. Một con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ, chu kì là T0, tại nơi có g = 10m/s². Treo con lắc ở trần một chiếc xe rồi cho xe chuyển động nhanh dần đều trên đường ngang thì dây treo hợp với phương thẳng đứng góc α = 9°. Cho con lắc dao động với biên độ nhỏ, hãy tính chu kì T của con lắc theo To. A. T = To cosα B. T = To sinα C. T = To tanα D. T = To 2 Câu 8. Một ôtô khởi hành trên đường ngang từ trạng thái đứng yên và đạt vận tốc 72km/h sau khi chạy nhanh dần đều được quãng đường 100m. Trên trần ôtô treo một con lắc đơn dài 1,0m. Cho g = 10m/s². Chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn trong thời gian đó là A. 0,62s. B. 1,62s. C. 1,97s. D. 1,02s. Câu 9. chu kì là A. T’ < T B. T = T’ C. T’ > T D. không so sánh được. Câu 10. Một con lắc đơn gồm sợi dây có chiều dài l = 1,0 m và quả cầu nhỏ khối lượng m = 100 g, được treo tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s². Cho quả cầu mang điện tích dương q = 2,5.10– 4 là A. T = 1,7s B. T = 1,8s C. T = 1,6s D. T = 2,0s Câu 11. Một con lắc đơn khối lượng 40g dao động trong điện trường có cường độ điện trường hướng thẳng đứng trên xuống và có độ lớn E = 4.104 V/m, cho g = 10 m/s². Khi chưa tích điện con lắc dao động với chu kỳ 2,0 s. Khi cho nó tích điện q = –2.10–6 C thì chu kỳ dao động là A. 2,40s B. 2,24s C. 1,50s D. 3,00s Câu 12. 12. Nếu không có điện trường thì chu kì dao động nhỏ là T. Mối liên hệ giữa T, T1, T2 là A. 2 2 2 1 2 2 1 1 T T T = + B. 2 2 2 1 2T T T= + C. 1 2 2 1 1 T T T = + D. 2T = T1 + T2. Câu 13. Một con lắc đơn có chu kì T = 2,0 s. Treo con lắc vào trần một chiếc xe đang chuyển động trên mặt đường nằm ngang thì khi ở vị trí cân bằng dây treo con lắc hợp với phương thẳng đứng một góc 30°. Chu kì dao động của con lắc trong xe là A. 1,40s. B. 1,54s. C. 1,61s. D. 1,86s. Câu 14. Một con lắc đơn có chu kỳ T = 2,0s khi đặt trong chân không. Vật nặng của con lắc làm bằng một hợp kim khối lượng riêng D = 8,67 g/cm³. Khối lượng riêng của không khí là d = 1,3 g/lít. Chu kỳ của con lắc khi đặt trong không khí là A. T' = 1,99993s B. T' = 2,00024s C. T' = 1,99985s D. T' = 2,00015s. CHU KÌ CỦA CON LẮC ĐƠN BIẾN THIÊN DO ĐỘ CAO VÀ NHIỆT ĐỘ Chu kì của con lắc ở mặt đất là: T = l 2π g 2 GM R Chu kì của con lắc ở độ cao h là T’: T’ = h l 2π g h = 2 GM (R h)+ Lập tỷ lệ: h T' g R h h 1 1 T g R R + = = = + > (a) Nên T' > T suy ra đồng hồ chạy chậm hơn so với ở mặt đất Từ (a) suy ra h ΔT .T R = Số dao động mà con lắc đồng hồ chạy sai trong thời gian t là N = t/T’.
  • 26. Thời gian mà đồng hồ chạy sai đã chỉ là t’: t’ = N.T = t(1 – h/R) Thời gian bị sai khác là |Δt| = |t – t’| = h t. R 11, ở nhiệt độ t2 con lắc dao động với chu kì T22 Chu kì của con lắc ở nhiệt độ t1 là T1 chiều dài l1 = lo(1 + αt1) Chu kì của con lắc ở nhiệt độ t2 là T2chiều dài l2 = lo(1 + α.t2) Lập tỷ lệ: 2 2 2 2 1 1 1 1 T l 1α.t α 1 (t t ) T l 1α.t 2 + = = ≈ + − + Nếu t2 > t1ngược lại Ta suy ra công thức 1 ΔT αΔt T 2 = Thời gian đồng hồ chạy sai trong mỗi chu kì là |ΔT| = (α/2)|Δt|.T1. Thời gian bị sai khác trong khoảng thời gian đã cho là Δτ = τ.(α/2)|Δt| 1. Người ta đưa con lắc này lên độ cao h nơi có nhiệt độ t2. Hỏi con lắc chạy nhanh hay chậm? Nhanh, chậm bao nhiêu trong khoảng thời gian τ. Lập tỷ lệ (có sử dụng công thức gần đúng) 2 2 2 2 1 1 h 1 1 T gl 1αtR h hα 1 .(t t ) T g l R 1αt R 2 ++ = = ≈ + + − + hα Δt R 2 + ) > 0 thì đồng hồ chạy chậm hα Δt R 2 + ) < 0 thì đồng hồ chạy nhanh Suy ra thời gian sai khác trong mỗi chu kì là |ΔT| = |h/R + αΔt/2|T1. Thời gian nhanh hay chậm của đồng hồ trong thời gian τ là Δτ = τ|h/R + αΔt/2| Khi đưa con lắc lên cao mà chu kỳ không đổi là vì lên cao nhiệt độ giảm, khi đó: Δt = 2h Rα − Câu 1. nơi có gia tốc trọng trường g. Đưa con lắc này lên độ cao h nơi có nhiệt độ không đổi thì chu kì dao động sẽ A. tăng và con lắc dao động nhanh hơn. B. giảm và con lắc dao động nhanh hơn. C. tăng và con lắc dao động chậm hơn. D. giảm và con lắc dao động chậm hơn. Câu 2. Đưa một đồng hồ quả lắc lên độ cao h so với mặt nước biển. Biết rằng gia tốc rơi tự do ở mặt đất lớn gấp 1,44 lần so với gia tốc rơi tự do trên độ cao h, giả sử độ chênh lệch nhiệt độ ở mặt đất và ở độ cao h là không đáng kể. Nếu đem một đồng hồ quả lắc có chu kỳ dao động đúng bằng 2,0s khi ở mặt đất lên độ cao h thì trong mỗi ngày đêm đồng hồ sẽ chạy nhanh hay chậm hơn một thời gian bao nhiêu? A. Chậm hơn 180 phút. B. Nhanh hơn 240 phút. C. Chậm hơn 240 phút. D. Nhanh hơn 180 phút. Câu 3. Một đồng hồ quả lắc (có hệ dao động coi như một con lắc đơn) chạy đúng tại đỉnh núi cao 320m so với mặt đất. Biết bán kính trái đất là 6400km. Khi đưa đồng hồ xuống mặt đất thì trong một tuần lễ thì đồng hồ chạy nhanh chậm bao nhiêu? A. nhanh 4,32s B. nhanh 30,24s C. chậm 30,24s D. chậm 4,32s. Câu 4. Đồng hồ quả lắc chạy đúng có chu kì T = 2,0s tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,81 m/s² và nhiệt độ t1 = 20°C. Thanh treo làm bằng kim loại có hệ số nở dài α = 1,85.10–5 K–1 . Hỏi khi nhiệt độ tăng đến giá trị t2 = 30°C thì đồng hồ sẽ chạy thế nào trong một ngày đêm? A. Nhanh 7,99s B. Chậm 7,99s C. Nhanh 15,5s D. chậm 15,5s